Nhận xét qua hình dáng một số loại tiền cổ

Chủ đề thuộc danh mục 'Diễn đàn sưu tập tiền xu việt nam' được đăng bởi tigon, 12/5/11.

  1. tigon

    tigon Active Member

    Copy bài viết của nhà sưu tầm tiền cổ Đào Văn Minh
    Điện thoại: 0986428900
    Địa chỉ: Sơn Tây-Hà Nội



    Quan niệm về tiền của một số quốc gia châu Á từ thời cổ đại qua việc chế tác các loại tiền đang được trưng bầy trong các bảo tàng…Hoặc in trong các tài liệu nghiên cứu, các ca ta lô của các nhà chơi sưu tập…Vào thời kỳ này kết hợp giữa truyền thống dùng hàng đổi hàng hết sức cồng kềnh, người cổ đại đã biết dùng những mảnh vỏ sò, vỏ hến chế tác mài gọt để làm tín vật trao đổi…Nhưng có lẽ cũng chỉ trong chừng mực nhất định.Vì loại tiền bằng vỏ nhuyễn thể không thể để lâu và quá trừu tượng, ít giá trị thực tiễn …Cho nên đã phát kiến ra loại tiền dạng công cụ.
    Vào thời Đông, Tây chu cách nay trên dưới 3000 năm xuất hiện những loại tiền bằng đồng có cán (trông chúng như những lưỡi xẻng, lưỡi thuổng ngày nay). Lúc đầu trên thân chúng không có ký tự và khá to, cỡ bằng những vật dụng cầm tay bằng đá của người nguyên thuỷ. Rồi sau đó được chạm đúc những ký tự tượng hình.Tuy lúc này cũng xuất hiện một số mẫu tiền tròn, lỗ tròn mang những Hán tự Đông và Tây Chu song rất hiếm. Còn đại đa số là tiền công cụ. Trên đó được đúc đủ các loại ký tự biểu hiện việc mua bán và địa dư địa lý, hay những mỹ từ chỉ sự giàu sang thịnh vượng…
    Như vậy cho thấy chúng được coi trọng như những vật dụng lao động sản xuất giúp làm ra của cải nuôi sống con người. Mặt khác chúng còn mang giá trị chuyên chỉ để dùng trao đổi chứ không phải công cụ trực tiếp lao động… Bên cạnh những dạng tiền trên, như để phụ hoạ cho những công cụ thiết yếu của con người lúc bấy giờ, còn xuất hiện những loại tiền trông hệt như những lưỡi đao, lưỡi gươm, kiếm, hoặc con dao, con dựa thu nhỏ… Đan xen hai dạng trên còn có những loại tiền nhỏ hơn có hình dáng như đầu những mũi tên hoặc một loại bùa ngải: thứ tín ngưỡng mà bất cứ quốc gia cổ đại nào cũng coi trọng( một số mẫu hình tiêu biểu)

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]


    Tới thời Tần, Hán cách nay trên dưới 2300 năm cho tới cuối thời đại phong kiến. Đồng tiền có hình dạng tròn, giữa trổ lỗ vuông biểu tượng cho quan niệm trời tròn, đất vuông. Giai đoạn đầu mẫu tiền thường có lỗ rất rộng(một số mẫu hình tiêu biểu)

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    Chúng được thu hẹp lại trông cho hợp lý vào các giai đoạn sau này(đăng hình 1 số mẫu đại diện)

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
     
    Last edited: 12/5/11
  2. tigon

    tigon Active Member

    Trên các loại tiền những mẫu được đề mệnh giá rất ít còn đa phần chúng mang những mỹ từ theo niên biểu, niên hiệu của các vua chúa cai trị. Tuy to nhỏ, dày mỏng nhiều cỡ song có lẽ chúng đều được quy đổi theo 3 cấp: (đồng), (tiền) và (quan). Thông thường từ 50-60 đồng ăn một tiền và 10 tiền ăn một quan tuỳ vào sự hưng suy của mỗi thời. Tuy mãi tới thế kỷ thứ 18-19 mới có sách nói về loại tiền gián(tiền lẻ). Nhưng rất sớm ngay từ thời Tần, Hán đã xuất lộ những mẫu tiền kích thước nhỏ chỉ bằng 2/3 mẫu tiền cùng loại, chúng mỏng hơn và chế tác rất sơ sài, tuy trên mặt cũng vẫn mang các ký tự như: Ngũ Thù hay Bán Lạng(đăng hình 1 số mẫu đại diện)

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]


    Có lẽ vào thời ấy chúng cũng được chế tác để làm tiền lẻ ? Theo ghi chép của các sách nghiên cứu, tỷ giá loại tiền lẻ thường bằng 1/3 đồng tiền bình thường. Cần bổ xung thêm: Đồng thời với việc chế tác các loại tiền nhỏ, ngay từ thời Tần, Hán cũng đã xuất hiện 1 số loại tiền cỡ lớn, tuy trên mặt vẫn chỉ mang những chữ Bán Lạng , Ngũ Thù …Có lẽ ở vào thời kỳ phôi thai này, người Trung Quốc cổ chưa phát kiến ra biện pháp giản lược, nhằm tăng hiệu quả sử dụng cho đồng tiền, nên tuy có phân cỡ lớn chúng vẫn chỉ mang mệnh giá như những đồng tiền nhỏ cùng loại; tuy vậy ở thời kỳ này vẫn xuất hiện 1 vài loại tiền có cùng kích cỡ nhưng lại mang mệnh gíá khá lớn, có thể ở thời sơ kỳ này người cổ đại thử chế tác tất cả các thể loại để trải nghiệm tính hữu dụng của tiền tệ…? (đăng hình 1 số mẫu đại diện)

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]


    Xang tới thời Tuỳ, Đường, Ngũ Đại và cả thời bắc, nam Tống. Đồng tiền tuy vẫn chưa đề rõ mệnh giá, nhưng ở những mẫu tiền cỡ lớn đường kính từ 3-4 cm đã thấy lời ghi chú có chữ “hối”, đi kèm với nó là những chữ triết nhị hay triết ngũ(một số mẫu điển hình)

    [​IMG]
    [​IMG]


    [​IMG]
    [​IMG]

    Đây chính là những thuật ngữ chỉ sự lớn bé, giúp cho người sử hữu những mẫu tiền biết cách tiêu dùng chúng. Đồng thời chúng chính là tiền thân của những loại tiền có mệnh giá lớn sau này.
    Song hành những bước tiến chung ấy , tiền cổ Việt Nam tuy mãi đến năm 970 dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng mới cho đúc tiền, đó là biểu tượng quốc thể và sự tự chủ của một quốc gia độc lập. Trên thực tế người Việt cổ đại cũng đã sử dụng tiền tệ ngay từ thời điểm những mẫu tiền công cụ đầu tiên từ Trung Quốc du nhập xang Việt Nam. Thậm chí chúng được chế tác ngay tại trong nước. Bằng chứng là sự xuất lộ của chúng ngay trên lãnh thổ Việt Nam trên khắp cả 3 miền Bắc, Trung, Nam…Thông qua tuyển chọn, sàng lọc người chơi sưu tập đã mạnh dạn để một số tự dạng lạ thể hiện trên các mẫu tiền: Bán Lạng, Ngũ Thù hay Đại Tuyền Ngũ Thập thời kỳ Tần, Hán đưa vào loại “đợi khảo”ngoài ra còn xuất lộ 1 mẫu vật chất liệu bằng hợp kim kẽm dạng hình khối hộp không cân đối, có kích cỡ 6 x 6,2 cm, chiều dày nơi mỏng 0,6 cm, nơi dày nhất 1,6 cm, chỗ trung bình 1,2 cm, trọng lượng gần 0,5 kg, nằm lẫn trong hố khai quật là các loại thố, thạp đồng Đông Sơn đã bị mục nát chỉ còn phần đáy, có lẽ đó là loại tiền dạng đĩnh, nén của riêng người cổ thời văn hoá Đông Sơn?( hình ảnh ở dưới)

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]


    Cũng là các mẫu tự như bao loại tiền tròn lỗ rộng khác ở thời kỳ này. Nhưng từ chất liệu đến kỹ thuật chế tác kể cả chiết tự đều có khác biệt, một sự khác biệt có ý thức như muốn khẳng định cái tôi trên mỗi mẫu tiền…Phải chăng người Việt cổ dù phải chịu cảnh nô lệ dưới thời Bắc thuộc vẫn tự cho ra lò những mẻ tiền riêng của mình, cho dù chúng vẫn mang chữ, nghĩa của tiền Trung Quốc? Cũng thời kỳ này trong các hang động hay am mộ trên các vùng đất từ bắc trung bộ trở ra xuất hiện một số mẫu vật mang hình dáng vỏ của con sò. Tuy rất ít gặp nhưng cũng để lại cho người chơi sưu tập suy nghĩ trăn trở. Bởi một phần chưa có sách vở nào nói tới sự ra đời của loại tiền này. Phần nữa chúng được chế tác như những chiếc vỏ sò thuần tuý ngoài tự nhiên, chỉ khác chúng được chế thêm một mấu hình khuyên ở gốc vỏ dùng để treo hoặc xâu vào cho tiện sử dụng. Có thể chúng được chế tác làm đồ trang sức, như để đeo vào tai hay cổ, hoặc làm những chiếc khuy để cài vào áo váy? Nhưng chúng to và khá nặng nề, trung bình phải tới 50 gr . Với kích thước ấy không rõ để làm đồ trang sức chúng có quá nặng không? Hay chúng được chế tác làm tiền để tiêu? Bởi theo Hán nghĩa vỏ sò đọc là “Bối”.Tất cả các hoạt động mãi, mại hay vật dụng liên quan tới tiền tệ của người Trung Quốc đều có bộ bối đi kèm. Phải chăng người Việt cổ ngoài việc dùng những loại tiền truyền thống, họ còn chế tác những mẫu vỏ sò làm phương tiện trao đổi riêng cho mình, tuy chúng không mang ký tự hay mệnh giá nhưng căn cứ vào sự to nhỏ, nặng , nhẹ mà quy đổi cho phù hợp(hình ảnh 1 số mẫu vỏ sò nêu trên)

    [​IMG]
    [​IMG]


    [​IMG]
    [​IMG]
     
    Last edited: 12/5/11
  3. tigon

    tigon Active Member

    Tỉnh Nghệ An ngày nay vẫn còn một số vùng còn giữ tục lệ: Khi có cưới xin trong sính lễ nhà trai vẫn phải có một ít vỏ sò tượng trưng cho tiền dẫn cưới đi kèm mới đầy đủ thủ tục…Cũng ở vào giai đoạn loại tiền tròn lỗ vuông phát triển tới mức cực thịnh thì đây đó vẫn xuất hiện những mẫu vật có dạng “đĩnh”(Hán nghĩa dùng chỉ tất cả các mẫu vật không phải là hình tròn). Có loại to bản, mỏng như những lá bài “tiền thẻ”đầu có trổ lỗ để xâu chúng lại với nhau, trên mình chúng một mặt đúc các Hán tự chỉ nơi cho chế tác, mặt đối diện đúc các ký tự chỉ mệnh giá…Có loại vuông vức như những khối hộp chữ nhật, hay hình bầu dục một mặt phẳng, một mặt lồi, có loại trông giống như những con thuyền trông rất sinh động. Nhìn chung những loại “tiền”dạng khối này chỉ đề nơi sản xuất phát hành và thường không có mệnh giá mà chúng được thể hiện ở khối lượng thường gọi là quan tiền(mười tiền)hay lớn hơn, hiện tại có loại nặng tới 0,5 kg.Về chất liệu cũng rất đa dạng có loại bằng hợp kim đồng , hợp kim kẽm thậm chí cả bằng vàng bằng bạc “ngân lượng” tuy nhiên loại này thuộc kim loại quý nên chúng ít được lưu thông mà thường được niêm cất trong các kho dự trữ, mặt khác chúng hay bị người ta đem chế tác thành các vật dụng trang sức nên ngày nay rất hiếm gặp, còn loại bằng đồng, bằng kẽm vốn là những kim loại thông dụng nên hiện tại chúng vẫn tồn tại khá đông đúc(một số mẫu điển hình)

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Vào khoảng thế kỷ 17-18 vua chúa người Nhật họ cho chế tác một số chủng loại khá lạ mắt, tuy chỉ là những mẫu tiền thông dụng nhưng hình dáng có mẫu hình vuông được vê các góc cho tù đi một chút, có mẫu mang hình ê líp tuy ở giữa vẫn trổ lỗ vuông nhưng 4 con chữ không viết theo kiểu đọc vòng, đọc đối mà viết theo kiểu đọc từ trên xuống dưới, thật đúng là phong cách “ Nhật”…(đăng hình mẫu tiền Nhật phô tô của đồng nghiệp)


    [​IMG]


    Với vài ngàn năm tuổi tuy rất ngắn ngủi so với sự phát triển của loài người song tiền tệ cũng đã có những bước tiến vượt bậc
     
    Last edited: 12/5/11

Ủng hộ diễn đàn