tàu khu trục USS Lassen - DDG 82 (scale: 1/350)

Chủ đề thuộc danh mục 'BST Mô hình tỉ lệ thật' được đăng bởi youngboss1vn, 7/10/17.

  1. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    1507168680320.jpg

    USS Lassen (DDG-82) thuộc lớp tàu khu trục Arleigh Burke Flight IIA, con tàu được khởi đóng vào ngày 24/08/1998, hạ thủy ngày 16/10/1999 và đưa vào biên chế chính thức vào ngày 21/04/2001.USS Lassen có biệt danh Quỷ Biển, là loại tàu khu trục mạnh nhất trong Hải quân Mỹ, thực hiện các nhiệm vụ từ chống tàu mặt nước, tàu ngầm, tấn công mặt đất đến phòng thủ tên lửa.
    Arleigh Burke Flight IIA là phiên bản hiện đại nhất hiện nay của lớp tàu khu trục Arleigh Burke (Flight IIA nâng cấp và Flight III hiện vẫn chưa đưa vào biên chế tàu nào).So với các tàu thế hệ trước, phiên bản Flight IIA có chiều dài và lượng giãn nước lớn hơn. Cụ thể, USS Lassen dài 155,3m, rộng 20m, lượng giãn nước lên đến 9.200 tấn, thủy thủ đoàn 320 người.Tuy có kích thước lớn như vậy nhưng nhờ được trang bị 4 động cơ turbine khí General Electric LM2500-30 nên tàu có thể đạt được tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ.
    Tàu Lassen vũ trang một lượng tên lửa hùng hậu, từ tên lửa đánh chặn máy bay và tên lửa đạn đạo đến tên lửa Tomahawk tấn công đất liền, tên lửa diệt hạm, ngư lôi chống ngầm… Tàu có 1 dàn phóng tên lửa thẳng đứng loại 32 ống và 1 dàn tương tự với 64 ống phóng. Hai dàn này dùng phóng tên lửa đánh chặn SM-2, tên lửa hành trình Tomahawk (96 quả), tên lửa chống tàu chiến ASROC.
    Tàu có 1 pháo chính 127 mm, 2 pháo 25 mm, 4 súng phòng không 12,7 mm; 2 dàn súng bắn nhanh loại phòng không tầm gần Phalanx, 2 dàn phóng ngư lôi, tên lửa phòng không tầm gần Sea Sparrow. Tàu còn mang theo 2 trực thăng MH-60R Sea Hawk.
    * Đây được xem là mô hình tỉ lệ thật 1/350 xuất sắc về tàu khu trục USS Lassen (DDG-82). Mô hình có độ chi tiết cao, kèm theo các bộ độ cao cấp như lan can tàu bằng kim loại, và rất nhiều các chi tiết bằng kim loại khác.
     
    Last edited: 7/10/17
  2. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    1507168101483.jpg
    1507167878862.jpg
    1507168375729.jpg
     
    Last edited: 7/10/17
  3. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    1507167035700.jpg
    1507167271671.jpg
    1507167598356.jpg
     
    Last edited: 7/10/17
  4. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Sức mạnh khu trục hạm Mỹ điều đến Biển Đông
    USS Lassen có biệt danh Quỷ Biển, là loại tàu khu trục mạnh nhất trong Hải quân Mỹ, thực hiện các nhiệm vụ từ chống tàu mặt nước, tàu ngầm, tấn công mặt đất đến phòng thủ tên lửa.

    [​IMG]

    Hải quân Mỹ vừa quyết định điều động tàu khu trục mang tên lửa điều khiển USS Lassen (DDG-82) đến Biển Đông. Theo Reuters, đây là loại tàu khu trục mạnh nhất trong biên chế Hải quân Mỹ.
    [​IMG]
    DDG-82 cùng với tàu sân bay USS George Washington (CVN-72) thuộc biên chế Lực lượng đặc nhiệm 70 (CTF-70), Hạm đội 7, đóng quân tại Yokosuka, Nhật Bản. Tàu có biệt danh "Sea Devils" (Quỷ Biển).
    [​IMG]
    Lassen được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh gồm: Một pháo hạm 127 mm, 96 ống phóng thẳng đứng VLS M41 với 32 phía trước và 64 phía sau. 8 tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx 20 mm, 2 cụm phóng ngư lôi.
    [​IMG]
    Cận cảnh hệ thống VLS Mk41 trên DDG-82. Hệ thống này có thể phóng tên lửa hải đối không tầm xa SM-2MR tầm bắn tối đa 170 km. Đặc biệt là tên lửa đánh chặn siêu hạng SM-3 tầm bắn 700 km (block I), 2.500 km (block II).
    [​IMG]
    Ngoài ra, hệ thống Mk41 có thể phóng tên lửa hành trình tấn công mặt đất BGM-109 Tomahawk tầm bắn 2.500 km, tên lửa chống ngầm RUM-139 VL Asroc.
    [​IMG]
    2 bên hông tàu được lắp 2 cụm phóng ngư lôi hạng nhẹ Mk32 324 mm. Hệ thống này có thể phóng ngư lôi Mk46 tầm bắn 10 km, hoặc Mk54 tầm bắn 15 km.
    [​IMG]
    Cảm biến chính trên tàu là radar quét mảng pha điện tử thụ động AN/SPY-1. Radar này có khả năng phát hiện mục tiêu cỡ quả bóng golf ở cự ly 300 km.
    [​IMG]
    "Trái tim" của Lassen là hệ thống chiến đấu tối tân Aegis được thiết kế để đối phó với các mối đe dọa khác nhau, đặc biệt là tính năng phòng thủ tên lửa liên lục địa BMD.
    [​IMG]
    Cảm biến tiên tiến, hỏa lực cực mạnh, DDG-82 sẽ đặt ra nhiều thách thức đối với tham vọng phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.
     
  5. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Ngày 6.1, tàu khu trục Mỹ USS Lassen (DDG-82) đã rời quân cảng Yokosuka (Nhật Bản) làm chuyến tuần tra cuối cùng trên Thái Bình Dương và về thẳng Florida, Mỹ, chấm dứt 10 năm cùng Hạm đội 7 tuần tra vùng Tây Thái Bình Dương và Biển Đông.
    [​IMG]
    Tàu khu trục USS Lassen (DDG 82) rời quân cảng Yokosuka ngày 6.1.2016, thực hiện chuyến tuần tra cuối cùng và về thẳng Mỹ sau 10 năm hoạt động tuần tra vùng biển Tây Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông - Ảnh: Hải quân Mỹ

    Sau khi tuần tra lần cuối ở vùng biển tây Thái Bình Dương, tàu Lassen sẽ về căn cứ Mayport gần Jacksonville, bang Florida.

    Thay thế nhiệm vụ của tàu Lassen ở châu Á là tàu khu trục USS Barry vừa nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis mới nhất và có thể phóng tất cả loại tên lửa qua hệ thống ống phóng thẳng đứng (VLS) mới nhất.

    “Hoạt động của tàu Lassen tại Hạm đội 7 rất đáng ngưỡng mộ, khả năng hỗ trợ của tàu đã nâng cao quan hệ của chúng ta với các đồng minh chủ chốt và là một phần của sự bảo đảm an ninh hàng hải của Hải quân Mỹ ở vùng biển Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương”, chỉ huy biên đội tàu khu trục số 15, ông Christopher J. Sweeney nói với báo Stars & Stripesngày 6.1.

    Tàu khu trục USS Lassen đóng năm 1998, bàn giao cho Hải quân Mỹ năm 2001 và đến tháng 8.2005 tàu được điều sang hạm đội 7, đóng ở căn cứ Yokosuka đến nay.

    Trong 10 năm qua, tàu Lassen thường tuần tra vùng biển Tây Thái Bình Dương, từ biển Nhật Bản đến Biển Đông.

    Ngày 27.10.2015, tàu USS Lassen đã đi vào bên trong khu vực 12 hải lý quanh Đá Xu Bi ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng và xây đảo nhân tạo phi pháp. Hành động này được Hải quân Mỹ nói là thực thi quyền tự do lưu thông hàng hải, tuy nhiên Mỹ cũng tuyên bố tàu Lassen đi qua “vô hại” khi tắt hết radar, không cho trực thăng cất cánh.

    Chuyến tuần tra này tàu Lassen còn đi qua 4 bãi đá khác ở khu vực này.

    [​IMG]
    Tàu khu trục USS Lassen tiến vào Biển Đông để tuần tra xuyên qua khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp trên Biển Đông - Ảnh: Facebook tàu Lassen

    [​IMG]
    Thuỷ thủ tàu Lassen tập luyện ban đêm, 28.9.2015 trên Biển Đông - Ảnh: Hải quân Mỹ

    Hồi năm 2010, tàu Lassen tham gia giúp trục vớt tàu tuần tra Cheonan của Hàn Quốc bị tàu ngầm Triều Tiên tấn công đánh chìm làm chết 46 thuỷ thủ.

    Sau trận siêu bão Hải Yến tàn phá Philippines cuối năm 2013, tàu Lassen cũng đã tham gia công tác cứu trợ nhân đạo như tiếp tế nhiên liệu cho các trực thăng bay thả hàng cứu trợ người dân Philippines.

    Đến nay tàu Lassen đã có 10 chỉ huy tàu, mới nhất là ông Robert C. Francis. Tàu này từng có 1 chỉ huy là người Mỹ gốc Việt, đó là ông Lê Bá Hùng, làm hạm trưởng từ 23.4.1999 đến 17.12.2010. Tháng 11.2009, tàu khu trục USS Lassen dưới quyền chỉ huy của hạm trưởng Lê Bá Hùng (quê quán ở Huế) đã có chuyến thăm Đà Nẵng, Việt Nam.

    Tàu khu trục USS Lassen có đội ngũ thuỷ thủ và sĩ quan hơn 300 người. Tàu dài 155 m, ngang rộng nhất 20 m, mớn nước 9,4 m, lượng choán nước 9.200 tấn; tốc độ tối đa 56 km/giờ, tầm hoạt động hơn 10.000 km, chạy bằng 4 động cơ turbin khí.

    [​IMG]
    Hạm trưởng gốc Việt Lê Bá Hùng (trái) trên tàu khu trục USS Lassen trong lần tàu Lassen thăm Đà Nẵng hồi cuối năm 2009 - Ảnh: Hải quân Mỹ

    [​IMG]
    Tàu USS Lassen tuần tra ởbiển Philippines năm 2013
    Tàu Lassen vũ trang một lượng tên lửa hùng hậu, từ tên lửa đánh chặn máy bay và tên lửa đạn đạo đến tên lửa Tomahawk tấn công đất liền, tên lửa diệt hạm, ngư lôi chống ngầm… Tàu có 1 dàn phóng tên lửa thẳng đứng loại 32 ống và 1 dàn tương tự với 64 ống phóng. Hai dàn này dùng phóng tên lửa đánh chặn SM-2, tên lửa hành trình Tomahawk (96 quả), tên lửa chống tàu chiến ASROC.

    Tàu có 1 pháo chính 127 mm, 2 pháo 25 mm, 4 súng phòng không 12,7 mm; 2 dàn súng bắn nhanh loại phòng không tầm gần Phalanx, 2 dàn phóng ngư lôi, tên lửa phòng không tầm gần Sea Sparrow. Tàu còn mang theo 2 trực thăng MH-60R Sea Hawk.

    Lassen là 1 trong 8 tàu khu trục của Hạm đội 7 bố trí ở tây Thái Bình Dương, cảng chính là Yokosuka, Nhật Bản. Nay thay thế Lassen se là tàu USS Barry.
     
  6. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    [​IMG]
    Mỹ đã điều tàu khu trục USS Lassen tiến vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.



    USS Lassen (DDG-82) thuộc lớp tàu khu trục Arleigh Burke Flight IIA, con tàu được khởi đóng vào ngày 24/08/1998, hạ thủy ngày 16/10/1999 và đưa vào biên chế chính thức vào ngày 21/04/2001.

    Hiện tại, tàu khu trục USS Lassen đóng quân tại căn cứ hải quân Yokosuka, Nhật Bản.

    Tàu khu trục USS Lassen (DDG-82).

    Arleigh Burke Flight IIA là phiên bản hiện đại nhất hiện nay của lớp tàu khu trục Arleigh Burke (Flight IIA nâng cấp và Flight III hiện vẫn chưa đưa vào biên chế tàu nào).

    So với các tàu thế hệ trước, phiên bản Flight IIA có chiều dài và lượng giãn nước lớn hơn. Cụ thể, USS Lassen dài 155,3m, rộng 20m, lượng giãn nước lên đến 9.200 tấn, thủy thủ đoàn 320 người.

    Tuy có kích thước lớn như vậy nhưng nhờ được trang bị 4 động cơ turbine khí General Electric LM2500-30 nên tàu có thể đạt được tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ.

    Radar AN/SPY-1D trên tàu USS Lassen.

    Hệ thống Aegis trên tàu USS Lassen cũng như các tàu Flight IIA được nâng cấp với ra đa mảng pha AN/SPY-1D mới tăng cường khả năng chống nhiễu và có khả năng dẫn đường cho hơn 100 tên lửa tới mục tiêu nằm cách xa 1.100km.

    Pháo hạm Mark 54 Mod 4 trên tàu USS Lassen.

    Về vũ khí trang bị, Flight IIA hiện nay chia ra thành một số biến thể với thay đổi nhỏ ở cấu hình vũ khí như phiên bản pháo chính, cũng như số lượng hệ thống CIWS trên tàu.

    Với tàu USS Lassen, nó được trang bị 1 pháo chính Mark 54 Mod 4 thiết kế tàng hình cỡ nòng 127mm với chiều dài nòng pháo gấp 62 lần đường kính.

    Một biến thể khác của Flight IIA trang bị pháo chính cỡ nòng 127mm nhưng chiều dài nòng pháo chỉ gấp 54 lần đường kính nên không thể bắn được các loại đạn tiên tiến hơn.

    Bệ phóng Mk 41 phía trước phần thượng tầng.

    Ở Flight IIA, các tên lửa chống hạm Harpoon đã bị loại bỏ nhằm tiết kiệm chi phí, do đó việc chống hạm phụ thuộc vào các tên lửa SM.

    Số lượng các bệ phóng thẳng đứng Mk 41 ở tàu USS Lassen cũng nhiều hơn thế hệ trước 6 ống phóng với 32 ống phía trước phần thượng tầng vào 64 ống lắp phía sau.

    Tàu khu trục USS Lassen phóng tên lửa đánh chặn SM-2.

    Các bệ phóng Mk 41 có thể phóng các loại tên lửa đánh chặn RIM-66 SM-2, tên lửa đánh đất BGM-109 Tomahawk (đây là loại vũ khí khiến lực lượng Trung Quốc bố trí trái phép trên các đảo ở Trường Sa phải dè chừng), tên lửa chống ngầm RUM-139 VL-Asroc.


    Hệ thống phòng thủ tầm cực gần CIWS gồm 2 hệ thống Phalanx bố trí phía trước phần thượng tầng và phía sau, một số phiên bản Flight IIA sau này đã loại bỏ bớt 1 hệ thống Phalanx phía trước thượng tầng.

    Điểm khác biệt tiếp theo của phiên bản Flight IIA so với thế hệ trước là nó được trang bị 2 nhà chứa trực thăng cho trực thăng SH-60B hoặc MH-60R Sea Hawk. Vũ khí chống ngầm trên tàu có 2x3 ống phóng ngư lôi Mk 32.

    [​IMG]
    Hạm trưởng gốc Việt Lê Bá Hùng trên tàu khu trục USS Lassen trong lần tàu Lassen thăm Đà Nẵng hồi cuối năm 2009.
    Một điều đặc biệt hơn nữa của tàu khu trục USS Lassen từng được một người Mỹ gốc Việt chỉ huy, đó là hạm trưởng Lê Bá Hùng. Ông giữ chức vụ này từ tháng 04-2009 đến tháng 12-2010 và là người Mỹ gốc Việt đầu tiên nắm giữ cương vị như vậy.

    Vào tháng 11-2009, ông Lê Bá Hùng cùng tàu khu trục USS Lassen đã có chuyến thăm đến Việt Nam, tại cảng Đà Nẵng.

    Chỉ huy hiện nay của tàu Lassen là ông Robert Francis từ 13-05-2015.
     

Ủng hộ diễn đàn