Thông tin tham khảo về Ngân Hàng Đông Dương và tiền Đông Dương (sưu tầm thông tin)

Chủ đề thuộc danh mục 'Tư liệu tham khảo' được đăng bởi admin, 17/6/11.

  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Năm 1859, người Pháp chiếm Sài Gòn và các vùng phụ cận, mở đầu cho thời kỳ Pháp thuôc.Bán đảo Đông Dương thành hình dưới ảnh hưởng của người Pháp: Cochinchine (Nam Kỳ), AnNam (Trung kỳ), Tonkin (Bắc Kỳ), Cao Miên và Lào. Tiền giấy PIASTRE và tiền đồng CENT thay thế dần những sâu tiền kẽm của triều đại nhà Nguyễn.


    [​IMG]

    [​IMG]
     
  2. admin

    admin Administrator Staff Member

    Ngân hàng Đông Dương


    Năm 1875, chính phủ Pháp ký đạo luật ngày 21 tháng 1 cho phép thành lập ngân hàng Đông Dương (banque de l'indochine), một tổ hợp liên doanh giữa chính phủ Pháp và 3 ngân hàng tư nhân ở Âu Châu.Ngân hàng được độc quyền phát hành tiền sử dụng trên toàn cõi Đông Dương và 1 số thuộc địa khác của Pháp. Ngoài ngân hàng Đông Dương đặt tại Paris, còn có những chi nhánh đặt tại Sài Gòn, Hải Phòng, Vietiane, Phnompenh, Djibouti, Pondichery, Noumera, Paeete và New Hebrides.
     
  3. admin

    admin Administrator Staff Member

    Giấy bạc Banque de l'indochine 1875 - 1923


    Là những tờ giấy Bạc đầu tiên của Đông Dương được phát hành bởi các sắc lệnh ngày 21/1/1885, ngày 20/2/1888, ngày 16/5/1900, và ngày 3/4/1901.
    Mặt trước tờ bạc có in ngày ký sắc luật cho ban hành như Dcrecs du 21 Janvier 1895, chi nhánh và ngày ban hành tờ bạc, trị giá của tờ bạc bằng chữ Anh và chữ Pháp như ONEDOLLAR/ UNEPIASTRES.Đồng Piatres có giá trị tương đương các đồng mậu dịch Đollar, Yen của nước ngoài vào thời này.
    Mặt sau của tờ bạc có in hình hoa văn rồng phụng, trị giá của tờ bạc bằng chữ Hán, và hàng chữ Hán ĐÔNG PHƯƠNG HỐI LÝ NGÂN HÀNG và TẤU BẢN QUỐC TRI DU để n gân hàng phát hành theo sắc luật.
    Sau năm 1903, vì đồng Piatres mất giá, trên tờ bạc không còn in tri giá DOLLAR, và đến năm 1920, hàng chữ về ngày lập sắc luật cho ban hành cũng không còn được in nữa.
     
  4. admin

    admin Administrator Staff Member

    Giấy bạc Banque de l'indochine 1923 - 1940


    Từ năm 1923, một loạt giấy Bạc mới được phát hành với hàng chữ Banque de l'indochine không còn dấu nối Indo-chine.Mặt trước và sau của tờ bạc đều có hình ảnh Á Châu hơn.Vào thời này, dựa vào hình ảnh của tờ bạc dân chúng thường gọi nôm na như "Giấy con công" để chỉ tờ Bạc 5 đồng có hình ảnh con công, hoặc "Giấy Bộ lư" để chỉ tờ bạc 100 đồng có hình bộ lư.Trị giá của tờ bạc được ghi bằng 5 thứ chữ Pháp, Việt, Miên, LàoHán để lưu dùng trên toàn cõi Đông Dương.Tờ bạc 500 đồng có trị giá cao nhất thời này được phát hành năm 1939.


    100 ĐỈNH LƯ CHỮ KÝ RÍT RÀO
    Giai đoạn 2 (1923 - 1939) Đợt 1 (1923 - 1926)
    P-51a 100 Piatres 1923 - 1926. Hình chìm: có hình chìm
    Khuôn khổ: 215mm x 146mm
    Mặt trước: Mặt trước hình lư đồng và cổng Nam Phượng Môn ở điện Thái Hoà, Huế
    [​IMG]

    Mặt sau: Tượng ông DUPLEIX, vị Toàn quyền của Pháp tại Ấn Độ
    [​IMG]


    500 Cinq cents piastres - LOẠI LƯU HÀNH
    "500 QỦA ĐỊA CẦU - BĂNG TRẮNG"
    Giai đoạn 2 (1923 - 1939) Đợt 4 (1936 - 1939)
    P-57 500 Piastres 1936 - 1939
    Khuôn khổ: 190mm x 103mm
    Mặt trước: Hình ảnh nàng Marianne và cậu bé đội vòng hoa chiến thắng
    [​IMG]

    Mặt Sau: giống mặt trước in ngược và có thêm 2 chú voi, nhưng màu sắc nhạt hơn
    [​IMG]

    Bóng chìm
    [​IMG]
     
  5. admin

    admin Administrator Staff Member

    Giấy bạc Đông Dương thời Nhật bản 1940 - 1945


    Thế chiến thứ 2 bùng nổ ở Châu Âu, giao thông giữa Pháp và Đông Dương ngày càng khó khăn rồi gián đoạn hẳn vào năm 1940 khi Đức chiếm đóng Paris.Nhật bản tràn vào Việt nam thông cửa ngõ Trung Hoa nhưng vẫn đặt Đông Dương dưới quyền viên toàn quyền DECOUX, lệ thuộc chính phủ Pháp Petain thân Đức.
    Trong giai đoạn này chính quyền Đông Dương cho phát hành 1 loại tiền giấy mới với hàng chữ GOUVERNEMENT GENERAL DE L'INDOCHINE, qua khế ước với nhà in IDEO (Imprimérie d' Extreme Orỉent) tại Hà Nội.Chiến tranh và khó khăn liên lạc với Pháp gây ra tình trạng khan hiếm hóa chất chế mực in và giấy tốt in giấy bạc. Tờ bạc vào thời này chất lượng kém rất nhiều, giấy bạc xấu và dày, mực màu không tươi nhã và trình bày rất đơn giản.
    Chính phủ Nhật không phát hành loại tiền chiếm đóng ở Đông Dương, như đã từng làm ở Phi Luật Tân, Trung Hoa, Mã Lai.Tuy vậy, trong những vùng ảnh hưởng của họ, người Nhật sử dụng một số tiền Nhật.Những tờ bạc 50 cen, 1 yen, 5 yen, 10 yen và 100 yen tương tự những tờ bạc của Nhật phát hành ở Trung Hoa nhưng khác màu, có in thêm chữ RO trên tờ bạc và dòng chữ Hán ĐẠI NHẬT BẢN ĐẾ QUỐC CHÍNH PHỦ. Những tờ bạc hiếm hoi này có giá trị rất cao trên thị trường sưu tập tiền xưa.


    [​IMG]
    [​IMG]
     
  6. admin

    admin Administrator Staff Member

    Giấy bạc INSITITUT D'EMISSION DES ETATS DU CAMBODGE, DULAOS ET DU VIETNAM 1951 - 1954


    Thế chiến thứ 2 chấm dứt, người Pháp trở lại Đông Dương. Trước cao trào dành độc lập cho Việt Nam, Pháp áp dụng đường lối cai trị mở rộng hơn nhưng vẫn theo chính sách chia để trị của tướng Lyautey.Chiến tranh Giữa Pháp và Việt Nam ngày càng khốc liệt, làm suy mòn tiềm năng của Pháp, vốn đã kiệt quệ sau thế chiến.Hiệp định Auriol - Bảo Đại ra đời, Pháp công nhận nền độc lập thống nhất của Việt Nam, nhưng Việt Nma phải ra nhập khối liên hiệp Pháp.Ngày 31/12/1951, Pháp trao quyền phát hành tiền cho Viện Phát hành (INSITITUT D'EMISSION DES ETATS DU CAMBODGE, DULAOS ET DU VIETNAM).Tuy nhiên Banque de l'indochine vẫn tiếp tục phát hành giấy bạc Đông Dương, cho đến khi viện phát hành tự in đủ số lượng tiền sử dụng cho cả 3 nước.
    Giấy bạc sử dụng trên 3 quốc gia Việt Miên Lào thuộc khối liên hiệp Pháp vào thời này có những đặc điểm chung.Mặt trước đều in giống nhau với hàng chữ INSITITUT D'EMISSION DES ETATS DU CAMBODGE, DULAOS ET DU VIETNAM và trị giá của tờ bạc bằng chữ Pháp.Mặt sau in hình ảnh đặc biệt tượng trưng của mỡi quốc gia với hàng chữ VIỆN PHÁT HÀNH bằng chữ riêng của quốc gia đó và trị giá của tờ bạc được in bằng cả 3 thứ chữ Việt Miên Lào. Tờ bạc có trị giá cao nhất của Đông Dương thời bấy giờ - tờ 1000 Đồng, được vẽ mẫu nhưng chưa phát hạnh Vào thời 1954 - 1956, tiền lẻ không có đủ, giấy bạc 1 đồng thường được xé 2, thay thế cho 5 cắc, dùng để thối lại khi mua bán, và khi được dán ráp lại, trị giá thành 1 đồng như cũ.
    Hơn 1 thế kỷ đô hộ tại Việt Nam, đến năm 1954 thua trận tại Điện Biên Phủ, người Pháp phải ký hiệp định Geneve, đánh dấu những ngày cuối cùng của họ tên bán đảo Đông Dương.


    Mặt trước: hình ảnh của 2 nước Việt Nam và Cao Miên giống nhau (Lào không phát hành loại này)
    [​IMG]

    Mặt sau: Hình tháp Bayon với hình thần 4 mặt ở Angkor
    [​IMG]
     

Ủng hộ diễn đàn