Giai đoạn 1945 - 1954: Giấy bạc tài chính Việt Nam

Chủ đề thuộc danh mục 'Tiền việt nam qua các thời kỳ' được đăng bởi youngboss1vn, 22/9/10.

  1. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Nguồn: http://www.taichinhdientu.vn
    Chuyên mục này được thực hiện với sự phối hợp của
    Phòng Báo chí - Tuyên truyền, Văn phòng Bộ Tài chính

    Để khẳng định chủ quyền độc lập, bảo đảm nguồn lực tài chính, phục vụ sản xuất, chiến đấu, đời sống, Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch đã giao cho Bộ Tài chính tổ chức in, phát hành giấy bạc tài chính Việt Nam. Ngày 15/11/1945, Cơ quan Ấn loát thuộc Bộ Tài chính được thành lập.

    [​IMG]
    Tranh minh họa: Bộ trưởng Bộ Tài chính Phạm Văn Đồng báo cáo với đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Trưởng ban Tài chính của Đảng về việc thành lập cơ quan ấn loát.

    Cuối tháng 11/1945, Bộ trưởng Bộ Tài chính Phạm Văn Đồng đã triệu tập 4 họa sỹ danh tiếng: Mai Văn Hiến, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Văn Khanh, Nguyễn Huyến để nhận nhiệm vụ vẽ mẫu những tờ bạc đầu tiên của Nhà nước cách mạng. Sau 4 tháng miệt mài lao động, 4 loại giấy bạc: 1 đồng, 5 đồng, 20 đồng và 100 đồng đã được hoàn tất.

    Công tác in giấy bạc Tài chính được thực hiện rất khẩn trương và bí mật tại các Nhà in Nguyễn Ninh (phố Hàng Than), Nhà in Việt Hưng (phố Cửa Nam), Nhà in Ngô Tử Hạ (phố Lý Quốc Sư) và Nhà in Tau-pin (phố Lê Duẩn).

    Ngày 31/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Nghị định phát hành tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 31/11/1946, lần đầu tiên giấy bạc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được phát hành. Một mặt in chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (chữ Quốc ngữ và chữ Hán) và hình Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một mặt in hình Nông - Công - Binh. Các loại giấy bạc đều có chữ số Ả Rập, chữ Quốc ngữ, chữ Hán, Lào, Campuchia chỉ mệnh giá. Các loại giấy bạc này có ký tên Bộ trưởng Bộ Tài chính (Phạm Văn Đồng hoặc Lê Văn Hiến) và Giám đốc Ngân khố Trung ương, do đó ngoài tên gọi là giấy bạc Cụ Hồ, nhân dân còn gọi là giấy bạc Tài chính. Một số loại tiền xu cũng được phát hành vào thời kỳ này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch của nhân dân.


    Nơi làm việc của Bộ trưởng Bộ Tài chính Phạm Văn Đồng (nhà số 10 phố Lê Lai, Hà Nội) được dùng làm địa điểm để các họa sỹ vẽ mẫu tiền.
    [​IMG]


    Một số bản vẽ mẫu in tiền.
    [​IMG]

    [​IMG]


    Ông Đỗ Đình Thiện, một nhà tư sản yêu nước đã được đồng chí Nguyễn Lương Bằng đề nghị đứng tên mua Nhà in Tau-pin của Pháp phục vụ công tác in tiền của Cách mạng.
    [​IMG]


    Nhà in Tau-pin (nay là Bách hóa Nam Bộ, phố Lê Duẩn, Hà Nội).
    [​IMG]


    Ông Ngô Tử Hạ - Nhà tư sản yêu nước đã hiến cho Cách mạng 2 Nhà in ở Hà Nội và Huế, phục vụ việc in tiền.
    [​IMG]


    Nhà in Ngô Tử Hạ (phố Lý Quốc Sư, Hà Nội).
    [​IMG]


    Hộp mực in tiền.
    [​IMG]


    Ống kính máy in tiền.
    [​IMG]


    Bản kẽm in tiền.
    [​IMG]


    Mẫu giấy bạc Tài chính.
    [​IMG]


    Sắc lệnh in tiền và phát hành tại miền Trung.
    [​IMG]


    Một số mẫu giấy bạc Tài chính.
    [​IMG]
     

Ủng hộ diễn đàn