Kẻ tìm tiền xuyên thiên niên kỷ

Chủ đề thuộc danh mục 'Tư liệu tham khảo' được đăng bởi nguyenphi, 19/7/10.

  1. nguyenphi

    nguyenphi Guest


    Căn nhà chật chội oằn mình chứa gần 1000 đồng tiền xu, 40.000 con tem, hàng ngàn chiếc phong bì và cả núi tiền giấy quý hiếm của Tây lẫn ta.... Đó chỉ là một phần trong kho sưu tập đồ sộ ông Kỳ gom nhặt gần nửa thế kỷ qua.

    Căn phòng cũ kỹ chẳng còn mấy khoảng trống với những giá sách, ngăn tủ được đánh số và chú thích cẩn thận như trong thư viện. Ẩn đằng sau những tấm bìa nhiều màu là cả một tài sản khổng lồ mà ngay chính chủ nhân của nó cũng không tính nổi giá trị của những món đồ mình đang có. Chẳng ai ở cái đất Hà Thành này lại có trong tay bộ sưu tập tiền đồ sộ như ông, nó quý đến mức dân chơi phong luôn cho cái tên "bộ sưu tập thiên niên kỷ".

    Không mệt mỏi vì...tiền!

    [​IMG]
    Ông Kỳ hiện sở hữu gần 1000 đồng xu cổ
    Nói thế chẳng khoa tí nào vì có những đồng tiền kim loại cổ hiện chỉ có duy nhất ông Kỳ có, thậm chí có những tờ bạc giấy ngay cả Bộ tài chính cũng "thèm thuồng"... Bắt đầu sưu tập tiền và tem từ năm 1960, cần mẫn dành dụm và nhặt nhạnh không mệt mỏi cho đến khi căn phòng cũng chẳng đủ chứa những gì chủ nhân nó mang về.

    73 tuổi, ông Kỳ vẫn say sưa kiếm tìm những đồng tiền cũ nát, những con tem bé xíu, những chiếc phong bì cũ kỹ, những chiếc tem phiếu và công trái ố vàng từ thời bao cấp, thậm chí là những con dấu bưu điện chẳng có giá trị với nhiều người. Người đàn ông kỳ lạ như chính cái tên của mình có những lý do riêng để theo đuổi đam mê có phần khác người của mình cho dù đôi khi có những lý do chỉ có thể tìm thấy trong ánh mắt hạnh phúc không thể đọc thành lời.

    Tôi thật sự ngỡ ngàng khi ông Kỳ mang ra 4 bộ sưu tập tiền xu in hình 4 đời Tổng thống Mỹ: TT Washington (42 xu, từ 1988), TT Roosevelt (70, từ 1965), TT Lincoln (66, từ 1975) và TT Jefferson Nickels (66). Đó là chưa kể tới 42 xu cổ VN đời Cảnh Hưng 1740,3 kg xâu tiền kim loại cổ đào từ mộ cổ lên chưa kịp đoán định giá trị... tổng cộng lên tới gần 1000 đồng tiền kim loại các nước từ cổ chí kim. Bắt đầu sưu tầm tiền cách đây hơn 30 năm trách chi ông Kỳ có trong tay những đồng tiền độc nhất vô nhị và cũng là vô giá. Có đồng tiền ra đời cách đây cũng ngót nghét 400 năm từ thời Vua Tự Đức khắc chữ Tây Vương Thưởng công. Đây là 1 trong 2 đồng tiền quý duy nhất Vũ Tự Đức thưởng cho Lê Ngô Cát vì đã có công sáng tác ra Đại Nam Quốc Sử diễn ca. Ông Kỳ tình cờ "vớ" được món đồ quý này với giá 300.000 đồng và bây giờ là vô giá.

    [​IMG]
    Người nắm trong tay cả núi tiền
    "Vũ khí" tiền xu nghe chừng còn rất dồi dào, chốc chốc ông lại lục ở một góc nào đó một đồng tiền lạ và bắt đầu một câu chuyện mới. "Để tôi chỉ cho cô xem nhé!", ông nói vội vàng nhíu cả lưỡi "Đồng đô-la Mỹ bằng kim loại sản xuất năm 1876 khi Hợp chúng quốc Hoa Kỳ mới có 13 bang tương đương với 13 ngôi sao dập trên mặt đồng tiền, rõ ràng nhé, chẳng cãi vào đâu được".

    Đồng tiền xu quá khổ này ông Kỳ mua ở Sài Gòn năm 1977 với giá 80 USD, một số tiền không nhỏ khi Sài Gòn mới được giải phóng được 2 năm. Cũng dễ hiểu khi ông Kỳ luôn tự hào về những đồng tiền mình sở hữu luôn làm người đối diện bất ngờ. Không "choáng" sao được khi kẻ sưu tầm tiền điên cuồng này (xin mạn phép được gọi như thế) món gì cũng có, từ tiền đồng khắc hình Từ Hy Thái Hậu đến những khối kim loại nhỏ hình chữ nhật được người Việt cổ dùng làm tiền tôi chưa thấy bao giờ.
     
  2. nguyenphi

    nguyenphi Guest

    Bộ sưu tập thiên niên kỷ
    Nhưng đó đã chẳng được gọi là bộ sưu tập thiên niên kỷ nếu thiếu đi mảng tiền giấy đủ loại mà vị chủ nhân tên Hoàng Châu Kỳ đang lưu cẩn thiện trong 6 quyển sổ đóng nilon cẩn thận tương đương với tiền giấy Đông Dương (75 tờ bạc), Châu Âu (115), châu Á (97), châu Phi và châu Mỹ (65), Asean (84) chưa kể 8 cuốn lưu giữ tiền Việt Nam được xếp theo bảng chữ cái và thứ tự từ mệnh giá nhỏ đến lớn.

    [​IMG]
    Tờ bạc khổ lớn rất hiếm
    Khi nhắc đến mảng tiền cụ Hồ, ông Kỳ tự tin bất ngờ rằng bộ sưu tập của mình còn là niềm ao ước của bộ Tài chính chỉ vì đến giờ ông còn lưu giữ đồng 2 xu đầu tiên ra đời tháng 12/1946 không hề có mặt trong danh mục của Bộ tài chính. Tiền được xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, từ 2 xu, 1 hào đến 1 đồng, 100 đồng, 1000 đồng, 10.000 đến 500.000 đồng hiện nay trong đó có không ít đồng tiền dị bản độc đáo, thậm chí cả tiền giả...

    Trong đám tiền giấy, ngoài những đồng tiền xuất xứ từ những quốc gia xa tít mù tắp ở châu Phi hay đồng bạc to đùng in hình Tôn Trung Sơn cực hiếm, có 3 tờ tiền giấy ông Kỳ rất trân trọng có xuất xứ từ Đức, món giá trị nhất trong vali của ông sau 4 năm học tập tại Berlin cách đây vài chục năm. Nó quý đến mức đã có một người Đức đề nghị trả ông 2000 USD để sở hữu 3 tờ tiền này.

    [​IMG]
    3 tờ Mac Đức được trả tới 2000 USD
    Số là năm 1923, lạm phát lên đến đỉnh điểm tại quốc gia này khiến mệnh giá tiền tăng lên chóng mặt. Ngày 1/9/1923, tờ 50 triệu Mác ra đời, 1 tháng sau người ta đã thấy xuất hiện tờ bạc 200 triệu Mác và đến tháng 11/1923 thì con số này đã đội lên 5 tỉ Mác. Biết được giá trị rất lớn của 3 tờ bạc lịch sử này ông Kỳ đã "nghiến răng" bỏ ra 1400 Mác để mua chúng vì trong khi một chiếc xe đạp xịn những năm 1970 chỉ có 350 Mác. Nếu không có niềm đam mê thì chắc ông đã phải từ bỏ thú "tiền đổi tiền" lâu lắm rồi.
     
    Last edited by a moderator: 19/7/10
  3. nguyenphi

    nguyenphi Guest

    Những món đồ có một không hai

    Ngoài một kho tiền quý chẳng thể quy đổi hết ra tiền bây giờ, người đàn ông vô cùng "giàu có" này còn có bộ sưu tập hơn 4 vạn con tem, quý thì xếp vào hơn 100 quyển album được đánh số ghi mục lục rõ ràng, chưa có thời gian thì cho vào bao để đấy. Hàng ngàn con tem sống (chưa đóng dấu) được đặt trang trọng trong những quyển sổ lớn và đánh số thứ tự cẩn thận nhưng tôi tin chắc chính chủ nhân của chúng cũng không thể nhớ nổi hình thù của chừng ấy con tem mình đang có.

    Có những con tem mà ông phải giấu vợ mua với giá cắt cổ, có những lần bị lừa cay đắng mà không dám kêu ai. Nhưng kết quả của những vụ mua bán ngầm này là ông Kỳ đang sở hữu bộ tem vào loại đắt nhất nhì Việt Nam được giao bán với giá 600USD (khoảng 9 triệu đồng). Cách đây 2 năm ông Kỳ đã quyết định bỏ ra 5,5 triệu đồng để mua về bộ tem gồm 4 con in chân dung bà Mạc Thị Bưởi ra đời năm 1956 trong đó có 1 con tem hiếm giá trị bằng 3 con tem còn lại.

    [​IMG]
    4 con tem trị giá 600 USD
    Ông lão ngoài 70 tuổi này cũng đang có trong tay con tem số 1 của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời năm 1946 in hình cụ Hồ. "Oách" hơn, ông Kỳ còn là chủ nhân của một bộ tem gồm 57 chiếc in đè chữ VN Dan chủ cộng hoà và 13 tiêu đề khác lên trên mặt tem để sử dụng khi ta chưa in kịp tem ngay sau khi giành độc lập năm 1945. Được trả giá 200 USD/57 con tem nhưng ông Kỳ dứt khoát không bán với lý do "càng ngày càng hiếm".
    Những ai không hiểu chắc chắn sẽ cho ông là một kẻ "dở hơi" vì những thú sưu tầm chẳng giống ai. Ông tích trữ cả một núi tem in hình từ những hòm thư, người đưa thư, hình các doanh nhân, xe đạp, máy bay đến cả chó, mèo... Cũng chính vì cái sự lạ này mà đã có khối kẻ coi thú chơi này là "quái gở". Nhưng chính cái thú chơi khác người ấy lại mang lại cho ông Kỳ cảm giác"vui vẻ, phấn khởi, trẻ ra" mỗi khi mua được một con tem quý cho dù phải trả tới cả triệu đồng.

    [​IMG]
    Những quyển album chứa toàn tem là tem
    Thoắt một cái ông kín đáo lôi ra từ một "ngăn tu bí mật" một quyển toàn tem dị bản (in sai, in hỏng, khác màu, hình ngược, chữ lộn, thiếu chi tiết, đột lệch, không có răng...) mà theo ông luôn độc, đắt và rất được chuộng. Để sở hữu hơn 300 con tem dị bản này ông Kỳ phải sưu tầm suốt 25 năm trời. Bây giờ giá trị của nó là bao nhiêu ông cũng chẳng biết vì không thể tính nổi tổng số tiền mà ông đã bỏ ra để sở hữu chúng.

    Nghe tin ông Kỳ sở hữu nhiều con tem quý trong đó rất nhiều món thậm chí còn chưa kịp xuất hiện trong danh mục Tem, nhiều kẻ lắm tiền và cả nhiều "quan to" có khi mò mẫm đến nhà, chầu chực chờ ông mấy tiếng đồng hồ chỉ vì muốn ông Kỳ nhượng lại cho họ một con tem quý trong đó một con tem đã được trả tới 4 triệu. Ông bảo "có thể tôi bán được một con tem với giá vài triệu nhưng sẽ không thể có lại nữa trong khi tiền bao nhiêu cũng tiêu hết, chỉ khi có thừa tôi sẽ tặng lại".
     
  4. nguyenphi

    nguyenphi Guest

    Thú chơi quái gở?

    [​IMG]
    Những "món" hiếm như thế này ông Kỳ có cả ngàn
    Hết tem, ông Kỳ còn sưu tầm cả bì thư và những con dấu bưu điện. 21h ngày 31/12/1999, trong khi người ta kéo nhau đến Hồ Gươm để chứng kiến thời khắc chuyển giao Thiên niên kỷ II sang Thiên niên kỷ III thì có một ông già gần 70 lọ mọ vào bưu điện Bờ Hồ xin dấu bưu điện đóng vào hàng chục cái phong bì các loại để lưu lại dấu ấn của một thời điểm trọng đại sẽ không bao giờ lặp lại.

    8h sáng hôm sau, cũng vẫn người đàn ông ấy, cùng với một sấp phong bì dán sẵn tem trong tay xin những con dấu đầu tiên của ngày đầu tiên của Thiên niên kỷ thứ III, 1/1/2000. Tập phong bì này được ông Kỳ cất giữ cẩn thận như vật báu. Đó là chưa kể tới cả một hộp vài trăm phong bì đóng dấu bảo đảm (R) của bưu điện của Tây lẫn ta đôi khi cũng chẳng biết để làm gì, đám bì thư mà chỉ bê ra thôi cũng dường như quá sức với ông.

    Đã ngoài 70 tuổi nhưng xem ra ông lão này còn tham lam lắm! Bây giờ ông vẫn còn rao mua chiếc phong bì trắng ra đời năm 1950 với giá 200.000 đồng chỉ để cài vào bộ sưu tập bì thư trên 2000 chiếc của mình cho nó... xôm. Có mấy ai dám bỏ chừng ấy tiền chỉ để mua một mảnh giấy gọi là phong bì như thế. Hiện ông Kỳ đang sở hữu chiếc phong bì in dấu bưu điện năm 1950 (4/3) gửi từ Sài Gòn đi Paris (7/3) sử dụng tem Đông Dương. Cách đây 10 năm chiếc phong bì này lưu lạc thế nào mà rơi vào tay ông Kỳ, hồi đó tính ra số tiền phải trả để sở hữu chiếc phong bì này tương đương với 200.000 đồng nhưng "bây giờ nếu có trả 1 triệu tôi cũng không bán", ông Kỳ cười nói. Với ông, đám giấy lộn trong mắt nhiều người lại giá trị hơn vàng. Có lẽ vì vậy mà ông chẳng cho ai vào phòng mình dọn dẹp bao giờ ngay cả khi căn phòng ngập ngụa chắn cả lối đi. Cứ thích là mua, người chơi xưa nay vẫn thế. Trả giá cho một đam mê kể cũng đắt thật!

    Nguồn: Cuộc Sống Việt _ Theo www.vietnamnet.vn[/SIZE]
     

Ủng hộ diễn đàn