Nhắc đến lão “ Lang Chọi” Nguyễn Khắc Bảo, nhiều người quanh vùng thành phố Bắc Ninh lại biết đến ông là một chủ hiệu thuốc Cao Chọi nổi tiếng. Nhưng không chỉ có vậy, lão “ Lang Chọi” còn dám chơi cả “tạ” tiền cổ, đồ cổ có hạng, giá trị tài sản lên tới hàng tỷ đồng... “Thạch sùng mà thiếu mẻ kho” Hành trình đi tìm tiền cổ của ông Báo. Theo lời chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm đến căn nhà ở phố Ngói, thành phố Bắc Ninh ( tỉnh Bắc Ninh). Vào đến cửa đập vào mắt chúng tôi là những bộ sưu tập tiền cổ của nhiều nước trên thế giới, nào là: Đức, Nhật, Pháp, Trung Quốc, Mỹ, Việt Nam... với số lượng có thể đến hàng tấn với hàng vạn đồng lớn nhỏ, có niên đại hàng trăm năm. Lão “ Lang Chọi” đang độ “quá niên chạc ngoại ngũ tuần” vốn xuất thân giáo học rồi bỏ nghề theo nghề thầy lang ở cái thành phố nhỏ bé này. Người trong vùng gọi ông là “ Lang Chọi” bởi lý do đơn giản cái nghề thuốc gia truyền nhà ông “ phát tích” từ mấy đời từ cái làng có tên nôm cổ là Chọi. Hành nghề lang y là vậy, nhưng ông lại có thú chơi sưu tầm tiền cổ gần 20 năm nay. Theo lão, để có được những đồng tiền cổ quý giá với các niên đại khác nhau, ông đã lặn lội đi khắp các nơi, đến các khu vực có di tích cổ được khai quật để tìm hoặc mua lại những đồng tiền cổ mà theo ông là quý hiếm và thường xuyên trao đổi hoặc mua lại tiền cổ của nhiều người cùng sở thích. Lão kể, thấy lão đam mê tiền cổ “phát điên” nhiều người dân trong vùng khi đào móng làm nhà tìm được ít nhiều tiền cổ mang đến bán cho lão. Lão mua hàng cân một, có rất nhiều đồng quý hiếm lão sưu tầm được ở đó, thậm chí có những đồng lão có rồi thì vẫn mua để đem trao đổi với người chơi khác. Có những người đam mê tiền cổ ở tận Tiền Giang, Cà Mau, Tây Ninh... biết tiếng tìm đến lão để trao đổi tiền. Bộ sưu tập tiền cổ của ông Báo. Lão cho biết: Thạch sùng mà thiếu mẻ kho – bỏ nhiều công ra sưu tầm tiền cổ nhiều như vậy mà vẫn chưa đủ”. Nhưng cánh phóng viên chúng tôi là người ngoài nhìn vào bộ sưu tầm tiền cổ cũng phải thán phục vì bộ sưu tầm khá đầy đủ, nhất là những đồng tiền qua các thời kỳ, niên đại của Việt Nam và Trung Quốc.
Lượng tiền cổ đến hàng “tạ” Loại tiền cổ của Trung Quốc hiện nay lão có chủ yếu thời chính quyền đô hộ từ bắc thuộc với các triều đại như Chu, Tần, Hán, Đường... mà người Trung Quốc mang sang Việt Nam lưu hành mua bán trao đổi lương thực, thực phẩm, tơ vải lụa... vì thế những đồng tiền có tên: Bán Lạng, Hoá Bố, Hoá Tuyền, Ngũ Thù, Tri Bách Ngũ Thù, Ngũ Thập... khá lạ lẫm đối với chúng tôi. Lão giải thích, đây là những đồng tiền có từ rất xa xưa, thời Tần – Hán cách đây gần 22 thế kỷ. Đặc điểm của loại tiền này đều có hình tròn, bên trong vuông tượng trưng cho trời tròn đất vuông. Thậm chí có những loại tiền như Ngũ Thập, Đại Tuyền, Hoá Tuyền, Đao Tuyền có hình dáng như cái đao, dài gần 10cm, hay có loại hình con dao, quả dọi trong khung dệt,hình cái xẻng để trao đổi mua bán. Theo các nhà nghiên cứu thì đây là những loại tiền mang hình thù các dụng cụ đã gắn bó với người dân lao động, sản xuất thuộc đời nhà Tề, năm 475 trước Công Nguyên. Hay có những loại tiền như Kiên Viên Thục Bố, Lục Tuyền Thục Bố ra đời cách đây gần 2.000 năm. Đặc điểm của các loại tiền này đều làm bằng kim loại đồng do thời gian nay đã ngã màu xanh xám và mốc đỏ trên có khắc chữ hán và hình thù mặt trăng, mặt trời, 12 con giáp... Những đồng tiền cổ treo trên tường nhà. Bên cạnh bộ tiền cổ Trung Quốc, lão còn sưu tầm tiền cổ Việt Nam được sắp xếp và phân loại theo các niên đại, các triều đại vua chúa, thậm chí chi tiết cả từng đời vua và theo trật tự năm tháng ra đời và lưu hành. Chẳng hạn, đồng Thái Bình Hưng Bảo thời vua Đinh Tiên Hoàn, lớp tiền Khai Nguyên Thông Bảo đời Đường Huyền Tông ( Trung Quốc). Các lớp tiền Thiên Phúc Chấn Bảo thời Tiền Lê, các đồng tiền Thuận Thiên Đại Bảo, Minh Đao Nguyên Bảo, Thiên Phù Nguyên Bảo thời nhà Lý cho đến đồng tiền Tự Đức Thông Bảo đời vưa Tự Đức. Bên cạnh đó, lão còn sưu tầm một số loại tiền cổ “ Vô khảo phẩm”. Đây không phải là loại tiền do các vương triều chính thống mà là của các quan lại từng vùng đúc lên. Đặc điểm của loại tiền này bé hơn và mỏng so với tiền của các vương triều. Hiện lão còn đang sở hữu vài cân tiền thưởng cổ đời nhà Trần, Lê, Hồ, Mạc... khuôn khổ to, đường kính rộng tới 13cm, trọng lượng 3 - 4 lạng. Lão cho biết, đây là những đồng rất quý được vua đúc riêng để thưởng cho các tướng lĩnh và quần thần có nhiều công lao giúp nước. Chỉ vì... cái tên? Lão đăm chiêu: Có lẽ các cụ đặt tên cho lão là Bảo nên lão mới có cái thú sưu tầm tiền cổ đến “phát điên” như thế. Bởi tên những đồng tiền cổ đều có chữ Bảo sau cùng và cái duyên đó đã đến với lão rất tình cờ. Mới đầu lão sưu tầm đồ cổ, rồi giao lưu với một số nhà nghiên cứu. Sau thấy tiền cổ có một cái gì đó cuốn hút, lão tự tìm đến nó lúc nào không biết. Theo lão, sưu tầm tiền cổ không chỉ là một thú chơi tao nhã mà còn là một đam mê cá nhân nhằm giữ gìn nét văn hoá đặc trưng các thời vua chúa, vì đồng tiền cổ tượng trưng cho sự phát triển kinh tế – tài chính một giai đoạn lịch sử, một thời đậi nhất định. Hiện nay, ở Việt Nam đã hình thành một thị trường mua bán tiền cổ, giới sưu tầm đang có xu hướng quay về tìm lại các giá trị lâu đời như tiền cổ, đồ cổ từ các thời vua chúa để kinh doanh mua bán. Lão cho hay, giá trị của những đồng tiền cổ thì vô cùng, nhưng loại tiền cổ đắt nhất từ trước tới nay vẫn là tiền Thượng Cổ (Trung Quốc), giá cả thậm chí lên tới cả 100 triệu đồng/1 đồng. Ở Việt Nam có hai loại đồng tiền cổ có giá trị là Thuận Thiên Đại Bảo (Lý Thái Tổ) và đồng Hàm Nghi Thông Bảo (thời vua Hàm Nghi) có giá trị tới cả chục triệu đồng/1 đồng tuỳ vào độ sáng tối, to nhỏ. Theo lão, hai loại tiền cổ này hiện nay trên thị trường rất quý hiếm do thất lạc và sự biến động của lịch sử. Ngoài ra, còn một số đồng tiền cổ thời Lê, thời Nguyễn có giá trị từ 5 –6 triệu đồng/1 đồng. Lão “Lang Chọi” đang sở hữu một số lượng tài sản tiền cổ khá lớn, có thể lên đến hàng “tạ”, nhưng lão ít tham gia vào thị trường mua bán tiền cổ, mỗi lúc rảnh rỗi, lão lại đem những đồng tiền cổ của mình ra lau chùi, ngắm nghía, sắp xếp lại và dịch chữ hán trên các đồng tiền coi đó như một thú vui.
Ông Lang "chọi" mê đồ cổ, nghiện truyện Kiều “Cả đời, tôi chỉ mê nhất hai thứ, đó là đồ cổ và truyện Kiều”. Nhưng chỉ hai thứ này thôi, cũng đủ làm lên thương hiệu cho thầy Lang “chọi” Nguyễn Khắc Bảo trong giới chơi đồ cổ và nghiên cứu Truyện Kiều. Gia tài vô giá Đâu đâu cũng thấy đồ cổ, thậm chí bậc cầu thang cũng được tận dụng để trưng bày, đó là ấn tượng đầu tiên khi bước vào căn nhà bé nhỏ của ông trên đường Trần Hưng Đạo, phường Tiền An, TP Bắc Ninh. Ông Bảo tâm sự: “Tôi say đắm đồ cổ, từ những đồng tiền đến gốm sứ, tượng đất và cũng rất thích truyện Kiều của Nguyễn Du. Có lẽ đó là gen di truyền tôi thừa hưởng từ gia đình, vì từ thời các cụ cũng đã có thú sưu tầm đồ cổ”. Bắt đầu sưu tầm đồ cổ từ năm 1990. Sau gần 20 năm, ông đã có trong tay một gia tài “khổng lồ” mà bất cứ một người mê đồ cổ nào cũng phải thèm muốn và kính phục. Những bộ sưu tập tiền cổ quí giá thuộc hàng trăm loại, với kích cỡ khác nhau, có niên đại từ thượng cổ, cổ đại, trung đại, cận đại đến hiện đại, xuất xứ từ nhiều quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Arập xêút, Nga, Đức, Hunggary, Mỹ, Úc, Hà Lan… được ông cẩn thận sắp xếp theo niên đại, triều đại. Trong đó, những đồng tiền Ngũ thù, Khoá tuyền, Đại tuyền ngũ thập được đúc từ thời Tần - Hán (Trung Quốc) đã có cách đây 22 thế kỷ. Bộ sưu tập tiền cổ Với tiền cổ Việt Nam, bộ sưu tập của ông cũng rất đa dạng. “Thái Bình hưng bảo” thời vua Đinh Tiên Hoàng, hay “Thiên Phúc trấn bảo” thời vua Lê Đại Hành là những đồng tiền vô cùng quý hiếm mà ông có được. Ngoài ra, tiền từ đời Lý, Trần, Lê, Mạc, Hồ, Tây Sơn, Nguyễn, hay những đồng tiền đúc trong thời điểm năm 1945… cũng được ông sưu tầm khá đầy đủ. Chỉ vào gia tài gần hai nghìn pho tượng cổ bằng gốm, sứ, đất… (những pho tượng này, chưa được xác định niên đại, nhưng đều là những pho tượng mang đậm nét phồn thực - tượng khoả thân), ông cười: “Tôi thích chơi đồ cổ và thích ngắm nhìn chúng, chứ thuộc niên đại nào thì đâu quan trọng”. Hiện nay, ông Bảo còn được mệnh danh là người lưu giữ nhiều cuốn truyện Kiều chữ nôm cổ nhất. Bộ sưu tập gồm 48 cuốn (xuất bản và chép tay trong các thời kỳ khác nhau), trong đó có những bản được in, khắc gỗ cách đây hàng trăm năm và được truyền lại qua 6, 7 thế hệ trong gia đình. Những pho tượng này chưa được xác định niên đại Những cuốn “Kinh Bắc”, “Thuận thành”, “Tiêu Tương” đều do ông tự đặt tên vì mất bìa, có thể coi đó là những bản truyện Kiều “độc nhất vô nhị” hiện nay. Và trong 48 cuốn truyện Kiều, một nửa là bản gốc, một nửa là bản phô tô, mà ông dày công sưu tầm từ Bắc chí Nam.
“Đem tiền thật đổi lấy đồ chơi” Đó là câu nói mà ông thường bảo với mọi người. Quả thật, người chơi đồ cổ thì nhiều nhưng để chơi đến say đắm, kiệt quệ tiền vì đồ cổ như ông thì rất hiếm. Ông chơi đồ cổ chỉ vì niềm đam mê duy nhất là bảo tồn di sản văn hoá dân tộc chứ không vì mục đích nào khác. Biết tiếng ông mê đồ cổ, nên nhiều người tìm đến bán. Nhưng ông quan niệm: “Mình không phải là đại gia nên không phải đồ cổ nào cũng mua được, nếu một đồng tiền cổ giá 30 triệu thì hiếm đến mấy tôi cũng chịu, không mua nổi”. Loại tiền cổ hình Đao Để tìm được những cuốn Kiều cổ không phải đơn giản, cứ nghe nói ở đâu có truyện Kiều là ông tìm đến. Thậm chí những cuốn truyện Kiều được lưu giữ tại Pháp, ông cũng tìm mọi cách nhờ người photo cho bằng được. Ông tâm sự: “Sưu tầm đồ cổ hay những cuốn sách Kiều tôi không bao giờ nghĩ đắt, rẻ, vì những món đồ ấy không thể qui ra tiền. Nó là di sản văn hoá dân tộc, là vô giá”. Duyên nợ nàng Kiều. Tiếp xúc với Nguyễn Khắc Bảo mới thấy ông mê truyện kiều đến mức thuộc làu làu từng câu một. Có lẽ truyện Kiều đã gắn với ông như một phần của định mệnh cuộc đời. Ông cho biết: “Trong gia tài mà các cụ truyền lại, bên cạnh những cuốn sách thuốc bằng chữ Hán, Nôm, còn một cuốn sách cũng rất quí mà thế hệ các cụ nhà tôi đã trân trọng giữ gìn nó đó cuốn Kiều cổ bằng chữ nôm”. Từ bản gốc này và với kiến thức Hán, Nôm, ông Bảo đã phát hiện nhiều câu có sự khác biệt so với bản dịch truyện Kiều của học giả Đào Duy Anh đang phổ biến hiện nay. Điều đó đã thôi thúc ông tìm hiểu trong những bản Kiều cổ khác. Kết quả, năm 1998 ông đã sửa được một câu 1951 “Quản chi lên thác xuống ghềnh” thành “Quản chi trên các dưới duềnh” đúng với nguyên tác của Nguyễn Du, khi dựa vào điển tích “Dương Hùng đầu các nhi tử. Khuất Nguyên tự trầm Mịch La”, và được công nhận trên tạp chí Ngôn ngữ đời sống. Cuốn Kiều cổ đã không còn được nguyên vẹn Từ đó đến nay, ông đã chữa được 687 câu đăng trên tạp chí Ngôn ngữ đời sống và trở thành người chữa Kiều có tiếng, được nhiều người biết tới. Ông cho biết: “Nguyên tắc chữa Kiều là phải dựa vào những bản Kiều cổ, tôi chữa Kiều vì tôi say truyện Kiều, muốn trả cho truyện Kiều đúng với nguyên tác của nó, đúng với văn của cụ Nguyễn Du”. Người ta thường nói Nguyễn Khắc Bảo là người hoài cổ, điều đó có lẽ đúng vì ngay từ công việc bốc thuốc của ông cũng là nghề nối nghiệp cha ông. Bản thân ông là người thông thạo chữ Hán, Nôm, những lúc rãnh rỗi, ông thường đọc các cuốn sách cổ viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, hay ngắm nghía, say mê với những đồng tiền cổ. Ngay cả việc ông ham mê chữa Kiều cũng là muốn tìm lại đúng nguyên tác mà cụ Nguyễn Du xưa đã viết. Có một điều là ông Nguyễn Khắc Bảo chưa bao giờ nhận mình là một nhà nghiên cứu truyện Kiều hay một nhà nghiên cứu Hán, Nôm, ông chỉ nhận mình là một thầy lang mê truyện Kiều, còn với đồ cổ ông chưa bao giờ coi mình là nhà chuyên nghiệp. sưu tầm