Lịch sử ra đời tiền giấy

Chủ đề thuộc danh mục 'Tin tức khắp nơi' được đăng bởi NgocNhung, 14/4/11.

  1. NgocNhung

    NgocNhung New Member

    [​IMG]

    Các hình thức sơ khai
    Ở Mesopotamia cổ đại người ta đã sử dụng draft (một loại giấy tờ bảo đảm cho thóc lúa dự trữ trong kho) trong thanh toán như tiền. Ở Hy Lạp, đơn vị tiền giấy cổ xưa được sử dụng là drachma (xuất phát từ drama = 1kg thóc). Ở Nhật Bản thời phong kiến cổ, đồng tiền giấy lấy cơ sở là lúa gạo của 1 năm bằng 1 koku. Và Ai Cập cũng đã sử dụng tiền giấy vào thế kỷ 1 trước công nguyên.

    Còn tiền giấy Trung Quốc được sử dụng từ thế kỷ VII dưới triều đại nhà Đường. Khi ấy hệ thống tiền tệ chính của Trung Quốc vẫn là tiền xu tròn lỗ vuông và tiền vàng, bạc. Xuất phát từ hoạt động của các hiệu cầm đồ, kim hoàn nhận giữ tiền hộ khác hàng, người ta nghĩ ra cách thanh toán bằng những tờ giấy chứng nhận gửi tiền để dễ vận chuyển và an toàn trong sử dụng. Tiền ngày ấy được gọi là “phi tệ” vì nó nhẹ. Đến thế kỷ X, tiền giấy Trung Quốc đã được sử dụng rất rộng rãi trên địa bàn rộng lớn và đã có một hệ thống thanh toán ngân hàng khá hoàn chỉnh.

    Tiền giấy chính thức ở Trung Quốc
    Năm 1023, triều đình Bắc Tống đã chiếm lấy quyền phát hành tiền giấy, lập Giao Tử Vụ tại Ích Châu, đến năm 1024 phát hành “Quan Giao Tử” từ 1 đến 10 quan. Năm 1033 Giao Tử cải lại làm hai loại: 5 quan và 10 quan. Năm 1068, Giao Tử lại cải thành hai loại: 1 quan và 500 đồng. Rồi ngày càng phát triển rộng ra. Năm 1069, lập Giao Tử vụ tại Lộ Châu, phát hành Giao Tử tại lộ Hà Đông. Năm 1071, phát hành Giao tử tại Thiểm Tây. Rồi Giao tử cải thành “Tiền dẫn”, thành “Hội tử”, thành “Giao sao”….

    Khi ấy người châu Âu hầu như không biết gì về Trung Quốc. Một sự kiện rất nổi tiếng và được coi là đem lại những hiểu biết đầu tiên của châu Âu về Trung Quốc là cuộc phiêu lưu của một người Italia tên là Marco Polo đến Trung Quốc vào thế kỷ XIII. Cuộc phiêu lưu này được chính Marco Polo kể lại bằng một cuốn hồi ký làm xôn xao dư luận châu Âu thời đó vì vô vàn những điều mới lạ. Trong đó, ông có trình bày về cách sản xuất và lưu hành tiền giấy. Khi đó, tiền giấy là một điều hoàn toàn mới lạ ở châu Âu, nhiều người tỏ ra không tin và nghi ngờ giá trị của một loại tiền được làm bằng giấy.

    Tuy nhiên tiền giấy này thực chất mới chỉ là các “ngân phiếu”, nó không thay thế hoàn toàn cho tiền kim loại trong đời sống thường nhật. Nó cũng chỉ lưu hành trong một tầng lớp thương nhân và quý tộc giàu có bởi mệnh giá của nó rất lớn. Để trở thành một đồng tiền hoàn chỉnh như ngày nay thì còn có một khoảng cách rất dài. Tiếc rằng tiền giấy Trung Quốc đã không có nhiều cơ hội tiếp tục phát triển do những hạn chế về chính trị. Năm 1455, triều đại nhà Minh đã ban hành nhiều biện pháp hạn chế tiền giấy đồng thời đóng cửa nhiều trung tâm tài chính lúc đó. Từ đó tiền giấy Trung Quốc hầu như không được nhắc đến nữa.
     
  2. NgocNhung

    NgocNhung New Member

    [​IMG]

    Tiền giấy hiện đại ra đời ở Châu Âu

    Những giấy bạc đầu tiên của châu Âu được ra đời vào năm 1483, nó được phát hành trong bối cảnh người Tây Ban Nha bị bao vây bởi những người Moors. Ngoài ra cũng có giả thuyết cho là việc xuất hiện những tờ tiền làm bằng giấy bồi gồm nhiều dạng trị giá khác nhau được sản xuất vào năm 1574 bởi những công dân bị vây hãm thuộc thành Leyden. Cả thành phố Leyden và Middelburg lúc bấy giờ đang bị người Tây Ban Nha bao vây nên thiếu bạc để đúc những đồng tiền kim loại nên họ buộc phải dùng bìa các quyển sổ của đạo Công giáo để làm vật liệu cho loại tiền giấy bồi. Tuy loại tiền giấy bồi được mô tả là loại tiền giấy lâu đời nhất của châu Âu còn giữ được, nhưng mặt khác, chúng không phải là những tờ giấy bạc thật

    Anh
    Cùng vào thời gian đó tại Anh, người ta cũng được biết đến những tờ giấy bạc Goldsmith. Ngay từ thời xa xưa đó đã có hình thức kí gửi tiền. Đối với những khoản tiền gửi có lãi – thời hạn rút tiền được ấn định (có kỳ hạn). Cùng những loại kí gửi không có lãi thì được hoàn trả lại theo yêu cầu (không kì hạn). Những nhà ngân hàng phát hành ra những chi phiếu cho số tiền gửi không cần đề tên… nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho việc chi trả số tiền kí gửi. Những chi phiếu này đã được phát hành bằng chỉ số giá trị nhỏ và tròn số, những tờ “giấy bạc” này được xem như là những tờ giấy bạc tiên phong của ngành ngân hàng.

    Vào năm 1694, Ngân hàng Anh quốc được thành lập và những tờ giấy bạc đầu tiên được phát hành. Cùng lúc các đạo luật của Quốc hội được ban hành để củng cố vị trí đặc biệt của ngân hàng và các thương nhân cũng bắt đầu nhận thức được sự tài trợ của ngân hàng trong giai đoạn kinh tế khủng khoảng. Chính vì thế mà Ngân hàng Anh quốc đã thành công trong việc xác lập các nền tảng vững chắc cho mình lúc bấy giờ.

    Pháp

    Ở Pháp, tình trạng tài chính đang kiệt quệ, chính lí do này đã thúc đẩy vua Louis XIX áp dụng chính sách cải cách tiền kim loại đang được lưu hành. Vào năm 1703, ông ta đã chỉ thị thu hồi các đồng tiền kim khí, đóng dấu đè và tái phát hành với chỉ số giá trị cao hơn. Các biên nhận thu hồi tiền kim khí còn được gọi là coin scrip, như đã thông báo tính hợp pháp của nó. Song biện pháp này không cứu vãn được tình trạng tài chính của nước Pháp. Nợ nần chồng chất của chính phủ kéo dài dai dẳng kể cả sau khi nhà vua mất. Chính vì thế, người ta không thấy làm ngạc nhiên trước tư tưởng của John Law một người Scotland về việc phục hồi ngân sách của chính phủ, đã được hồ hởi công nhận. Law ước mong phát hành gia tăng giấy bạc và đề xướng chính sách tín dụng. Vào năm 1716, ông ta được chính phủ cho phép thiết lập Ngân hàng trung ương nhằm phát hành các đồng tiền “ECUS” dưới dạng giấy bạc.

    Đến năm 1718, chính phủ tiếp quản ngân hàng. Các tờ giấy bạc được phát hành sau này nhằm trả cho các công ty “Livres Tournois” và các cổ phần hai công ty thuộc địa là “Compagnie des Indes” và “Compagnie d’Occident”. Sau đó, Law đã tiến hành thực hiện một dự án tài chính và chứng khoán nguy hiểm mà hậu quả dẫn đến là một tai hoạ nghiêm trọng vào năm 1720. Ngân hàng bị đóng cửa, Law đã phải rời nước Pháp và bỏ lại các tài sản của ông ta.

    Đó cũng không phải là kinh nghiệm duy nhất của nước Pháp về tiền giấy ở thế kỉ XVIII. Nền tài chính nước Pháp còn gặp phải nhiều điều bất hạnh, suy thoái kéo dài qua thời kỳ cách mạng tư sản. Việc sụt giảm các khoản lợi tức đã khiến chính phủ phải đương đầu với những yêu cầu gia tăng về các khoản chi phí phát sinh. Trong khuôn khổ dự án do Tallyran đưa ra, nhằm bảo đảm tính an toàn cho tín phiếu – mà bảo chứng của chúng là những tài sản của Giáo hội bị tịch thu. Những tờ giấy bạc của đợt phát hành đầu tiên có lãi trong khi những đợt phát hành sau đó không có. Mặt khác, nhằm làm giảm sức khan hiếm tiền lẻ, nhiều thành phố, thị trấn đã cho phát hành “loại giấy bạc tín nhiệm” (billets de confiance, tín tệ) với hàng nghìn mẫu trong lưu thông. Đối với chính phủ cũng vậy, không còn in tín phiếu với chỉ số giá trị nhỏ. Cùng một lúc phát hành tín phiếu trị giá cao đồng thời liên tục gia tăng lượng phát hành. Dưới thời Cộng hoà Pháp, các tín phiếu Hoàng gia đến lượt chúng bị thay thế. Những tín phiếu này vào năm 1795 được thay thế bằng tín phiếu đồng quan (Franc) khi hệ thống thập phân xuất hiện.

    Ngày 1 tháng 1 năm 1796 đã có hơn 7 triệu Livres dưới dạng tín phiếu được đưa vào lưu thông. Trị giá của chúng chỉ đạt 0,5 của giá trị 1 xu.

    Để đạt mục đích khôi phục lại lòng tin vào bản vị tiền tệ – Chính phủ Cộng hoà Pháp quyết định huỷ bỏ tín phiếu, thay vào đó phát hành một dạng tiền giấy mới “Mandats Territoriaux” phó phiếu và chuyển đổi trị giá 30 livres ăn 1 đồng. Và như vậy, “Promesses’ des mandats Territoraux” được khởi đầu phát hành thay cho tín phiếu. Các Mandats thực tế được phát hành sau đó, ở một số lượng nhỏ và kể cả loại tiền giấy mới cũng không thể hãm được sự lạm phát. Dù rằng chỉ trong vài tuần đầu phát hành, giá trị của Mandats đã rớt giá xuống còn 95% trên giá trị mặt. Trước tháng 2 năm 1796, toàn bộ tiền giấy được tuyên báo là không còn giá trị.

    Sau sự việc biến mất tín phiếu và Mandats, Ngân hàng Pháp quốc được thành lập năm 1800 – dưới sự ảnh hưởng của Napoleon, thoát thai từ trong những ngân hàng “Caisses des comptes courrants” (Ngân hàng tiền mặt).
     

Ủng hộ diễn đàn