Một Số đặc điểm Và Cách Nhận Biết Loại Tiền 100.000 đồng Giả Có Hình Thức Giống Loại

Chủ đề thuộc danh mục 'Tư liệu tham khảo' được đăng bởi youngboss1vn, 29/9/09.

  1. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Một Số đặc điểm Và Cách Nhận Biết Loại Tiền 100.000 đồng Giả

    Trong tháng 3/2005, qua nghiệp vụ phòng chống tiền giả các cơ quan chức năng đã phát hiện một số tờ tiền giả có hình thức giống loại 100.000 đồng polymer. Loại tiền giả này có một số đặc điểm như sau:

    1. Giấy in:
    - Tờ tiền giả được in bằng giấy thường, không phải là giấy polymer. Có thể nhận biết qua quan sát tờ tiền hoặc xé nhẹ bằng tay ở mép tờ tiền, nếu là tiền giả sẽ rách dễ dàng ( tiền thật rất khó xé rách khi đồng tiền còn nguyên vẹn). Lưu ý, nếu thấy tờ tiền có các vết rách ở mép thì cần kiểm tra cẩn thận vì hiện tượng này ít xảy ra đối với tiền in trên giấy polymer.
    - Trên tờ tiền giả có cắt dán các hình cửa sổ lớn và cửa sổ nhỏ bằng cách khoét thủng hình hai cửa sổ và dùng màng mỏng ni lon trong suốt dán lên. Trong cửa sổ nhỏ không có yếu tố DOE (hình hoa cúc cách điệu, nhìn thấy khi soi trước nguồn sáng đỏ như đèn dầu, nến, bóng đèn sợi đốt...; trên cửa sổ lớn có dập số 100000 nhưng nét thô và không rõ như trên tờ tiền thật. Nhìn bằng mắt thường hoặc dùng tay có thể nhận ra vết dán quanh mép hình cửa số.
    - Hình bóng chìm chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và hình bóng chìm hoa sen sáng trắng (nằm dưới vị trí bóng chìm hình chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh) trong tờ tiền giả đậm hơn nền giấy, không tinh vi và rõ nét; không sáng trắng khi soi tờ tiền trước nguồn sáng như trên tờ tiền thật.
    2. Màu sắc cuả tờ tiền giả:
    - Nhìn tổng thể, tờ tiền giả có màu sắc gần giống như màu của tờ tiền thật nhưng đậm hơn.
    3. Trên tờ tiền giả không có yếu tố mực phát quang khi soi tờ tiền dưới ánh sáng đèn cực tím, cụ thể:
    - Mặt trước tờ tiền giả không có cụm số 100000 không màu phát quang dưới ánh sáng đèn cực tím.
    - Các chi tiết màu vàng xung quanh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh (mặt trước) và màu vàng giữa phong cảnh ở mặt sau của tờ tiền giả không phát quang màu vàng cam dưới ánh sáng đèn cực tím.
    - Dòng số sê ri dọc màu đỏ ( kiểu số đều nhau) trên tờ tiền giả không phát quang màu da cam khi soi dưới ánh sáng đèn cực tím.
    - Dòng số sê ri ngang màu đen ( kiểu số từ nhỏ đến lớn) trên tờ tiền giả không phát quang màu xanh lơ khi soi dưới sánh sáng đèn cực tím.
    (các yếu tố này kiểm tra bằng đèn cực tín)
    4. Yếu tố in nét nổi:
    Mặt trước của tờ tiền giả không có yếu tố in lõm nên không có độ nổi của nét in ở các vị trí: dòng chữ “CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”, “ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, chữ và số mệnh giá, hình Quốc huy.
    Có thể kiểm tra bằng cách vuốt nhẹ tay lên các yếu tố này.
    Nhìn tổng thể các yếu tố: giấy in, các kỹ thuật bảo an, nhất là các yếu tố như cửa sổ trong suốt có hình dập nổi, hình bóng chìm và hình hoa sen sáng trắng, các loại mực phát quang... trên tờ tiền giả không giống hoặc không có như trên tờ tiền thật; đặc biệt nếu quan sát kỹ 2 cửa sổ của tờ tiền thì có thể nhận biết loại tiền giả này dễ dàng. Tuy nhiên, nếu sơ xuất do tâm lý chủ quan chưa có tiền giả loại 100.000đ mới và tờ tiền giả này bị trà trộn trong số lượng lớn tiền thật, nhất là trong điều kiện trời tối thì cũng có thể bị nhầm lẫn.
    Do hiện tượng làm giả loại 50.000đ, 100.000đ polymner đã xuất hiện và không loại trừ bọn tội phạm sẽ làm giả cả loại 500.000đ với các đặc điểm tương tự như trên, nên khi giao dịch thanh toán bằng tiền mặt, mọi người cần quan sát đồng tiền cẩn thận. Trong trường hợp nhận phải tiền giả, bất kỳ là loại nào hoặc phát hiện các đối tượng có hành vi làm, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua bán tiền giả, các tổ chức và cá nhân thông báo kịp thời cho cơ quan công an hoặc bộ đội biên phòng, hải quan nơi gần nhất.
    (Sưu Tầm tin tức)
     
    Last edited: 28/4/10

Ủng hộ diễn đàn