Người "buôn tiền" thành bộ trưởng

Chủ đề thuộc danh mục 'Tư liệu tham khảo' được đăng bởi youngboss1vn, 9/12/09.

  1. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Kỳ 1: Trở lại câu chuyện 16 tấn vàng ngày 30/4/1975



    Năm 1986, ông làm Bộ trưởng Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước (nay là Thống đốc). Trước đó, ngày 30/4/1975, với tư cách là Trưởng ban Quân quản các ngân hàng Sài Gòn - Gia Định, ông là người tổ chức tiếp quản toàn bộ tiền, vàng của chế độ Sài Gòn cũ.
    Trước đó nữa, ông là một trong những người chỉ huy "đường dây buôn tiền" có một không hai trong lịch sử nhân loại: Chuyển hàng trăm triệu USD tiền viện trợ thành tiền Sài Gòn ngay giữa thành phố Sài Gòn để phục vụ cho các chiến trường đánh Mỹ. Những câu chuyện về ông ly kỳ đến mức ngay cả những nhà làm phim trinh thám tài ba nhất cũng không tưởng tượng nổi. Ông là Lữ Minh Châu, thường gọi là ông Ba Châu.
    Tôi đã phải năn nỉ suốt 2 năm trời ông Ba Châu mới đồng ý cho tôi viết về ông. Những con người chính trực một lòng vì dân vì nước bao giờ cũng thật thà khiêm tốn. Hệt một tính cách như Phạm Xuân Ẩn, ông Ba Châu nói công của ông "bé tí tẹo" thôi, không có gì để viết cả. Cái "đường dây buôn tiền", tức là Ban Tài chính đặc biệt của Trung ương Cục là do ông Phạm Hùng lập ra, ông Mười Phi là trưởng, còn ông chỉ là phó. Mãi đến chiều hôm qua, ông còn dặn: "Cậu phải viết cho cẩn thận, đề cao tôi là không có sức thuyết phục đâu!". Quả là "mệt" với sự khiêm nhường của ông già này.
    Nguyễn Văn Thiệu không và không thể lấy được 16 tấn vàng
    Và câu chuyện về ông xin được bắt đầu ở... khúc giữa. Nhân vừa rồi báo chí lật lại vụ Nguyễn Văn Thiệu "cuỗm" 16 tấn vàng khi bỏ chạy ra nước ngoài, hỏi ông là "đúng địa chỉ" rồi, vì ngày 30/4/1975 ông làm Trưởng ban Quân quản các ngân hàng Sài Gòn - Gia Định.
    Chuyện Tổng thống chính quyền Sài Gòn cũ Nguyễn Văn Thiệu mang theo 16 tấn vàng hồi đó được báo chí loan tin, sau này người nói có người nói không. Gần đây BBC lại đề cập đến thông tin này. Mới đây nhất Báo Tuổi Trẻ có một loạt bài dẫn lời các nhân chứng nói rằng không có chuyện đó. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức từ phía Nhà nước về vấn đề này.
    Tôi hỏi ông Ba Châu chuyện đó có hay không, ông nói ngay: "Hoàn toàn không có. 16 tấn vàng vẫn còn nguyên vẹn trong kho của ngân hàng". "Nguyễn Văn Thiệu không lấy vàng đi, tại sao lâu nay Nhà nước mình không nói lại cho rõ?". "Mình biết rất rõ là số vàng đó vẫn còn, đã được kiểm kê cẩn thận và đưa vào tài sản quốc gia, nhưng không đính chính vì đó là tin đồn đăng trên báo chí, có ai đặt câu hỏi chính thức với Nhà nước đâu". "Sự thật là Nguyễn Văn Thiệu có ý định lấy đi 16 tấn vàng đó không?". "Sau này chúng ta mới biết Nguyễn Văn Thiệu có kế hoạch đưa số vàng đó đi, nhưng không đưa đi được. Lấy số vàng đó đi là không dễ chút nào hết". "Còn tiền thì sao? Theo hồi ức của ông Huỳnh Bửu Sơn đăng trên Tuổi Trẻ thì tổng giá trị giấy bạc dự trữ trong kho lúc đó được kiểm kê hơn 1.000 tỉ đồng, gấp đôi lượng tiền lưu hành tại miền Nam...". "Toàn bộ tiền và vàng dự trữ trong ngân hàng chúng ta tiếp quản nguyên vẹn cùng với đầy đủ hồ sơ sổ sách. Theo thống kê thì khối lượng tiền trong lưu thông thời điểm đó là 615 tỉ, gồm tiền mặt trong lưu thông 440 tỉ, còn lại nằm trong tài khoản tiền gửi. Tôi không thể nhớ chính xác số giấy bạc dự trữ, những số liệu kiểm kê đó vẫn còn trong hồ sơ lưu trữ. Trong kho dự trữ còn có 125 tỉ tiền in theo kiểu mới chưa phát hành, riêng số giấy bạc này được lệnh phải thiêu hủy, vì đó là số giấy bạc mà chính quyền Sài Gòn chuẩn bị để đổi tiền". "Còn châu báu, nữ trang?". "Châu báu, nữ trang là đồ người ta gửi tại ngân hàng. Những thứ đó phải trả lại cho người gửi".
    "Khi tiếp quản, liệu tiền, vàng có bị thất thoát không?". "Theo tôi thì không thể. Ngân hàng của chính quyền cũ quản lý rất chặt, ta cũng chặt". "Số vàng đó sau này đi về đâu?". "Nó trở thành tài sản quốc gia, được quản lý theo luật pháp của chính quyền cách mạng, sau đó là của Nhà nước Việt Nam thống nhất". "Còn tiền?". "Tiền cũng vậy, được đưa vào lưu thông, đến năm 1976 thì đổi tiền mới".
     
  2. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Trả hết lại tiền cho dân

    Việc tiếp quản các ngân hàng với tiền, vàng còn nguyên vẹn là một chuyện ngoạn mục. Việc xử lý sau đó còn ngoạn mục hơn. Ông Ba Châu nói: "Đêm 30/4, Ban Quân quản các ngân hàng ra lời kêu gọi tất cả các quan chức, nhân viên các ngân hàng, kể cả thống đốc đúng 8h ngày 1/5 có mặt tại 17 Bến Chương Dương để nghe công bố lệnh tiếp quản các ngân hàng và lệnh cho các ngân hàng ngưng hoạt động, đồng thời công bố chính sách của cách mạng: chỉ quốc hữu hóa tài sản của địch, còn tài sản của nhân dân, của các tổ chức quốc tế sẽ được bảo đảm không bị xâm phạm. Lúc đó Thống đốc Ngân hàng quốc gia Lê Quang Uyển và một số phó thống đốc cũng có mặt. Những người có liên quan trực tiếp đến việc quản lý, bảo vệ tài sản được giữ lại làm việc, những anh chị em khác về nhà chờ triệu tập".
    Sau khi tiếp quản, tài sản thuộc Ngân hàng Trung ương được bàn giao toàn bộ cho Ngân hàng Trung ương của Chính phủ Cách mạng lâm thời, ngân hàng này mang tên Ngân hàng quốc gia miền Nam, do ông Trần Dương làm Thống đốc. Một ngân hàng nữa được thành lập, đó là Ngân hàng quốc gia Sài Gòn Gia Định, ông Ba Châu làm Giám đốc. Hồi đó có người thắc mắc tại sao lại có cái tên "Ngân hàng quốc gia", ông Ba Châu nói, cái này rất có lợi. Điều lợi thứ nhất, là chính cái tên đó đã giữ được "chân đứng" cho chúng ta, vì "Ngân hàng quốc gia Việt Nam" của chính quyền Sài Gòn cũ là thành viên sáng lập Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và là thành viên của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng như của Ngân hàng thế giới (WB). Điều lợi thứ hai là kế thừa được quan hệ tín dụng quốc tế của ngân hàng cũ. "Thực ra, tiền gửi của ngân hàng cũ ở nước ngoài vẫn còn, khoảng hơn 100 triệu USD", ông Ba Châu tiết lộ.
    "Chúng ta có trả hết lại tiền cho dân không?". "Có chứ. Dân hỏi, các tổ chức quốc tế hỏi. Vì vậy phải dựng ngay cái Ngân hàng quốc gia Sài Gòn Gia Định. Chỉ trong vòng một tháng rưỡi đã bắt đầu trả tiền tiết kiệm, đầu tiên trả khoảng 10% và trả hết ngay trong năm đó, năm 1975. Riêng các tổ chức quốc tế được trả nhanh hơn, trả ngay một lần".
     
  3. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Kỳ 2: Đường đi của đồng đô la đến chiến trường


    Để hiểu được những hoạt động của ông Ba Châu và đồng đội, cần biết qua về một hoạt động đặc biệt trong chiến tranh chống Mỹ. Đó là hoạt động tài chính. Do yêu cầu bảo mật, hoạt động này không được nhiều người biết đến sau chiến tranh, kéo theo đó việc khen thưởng cũng "tạm gác" lại.
    Sau này, khi mọi thứ có thể công khai thì nó vẫn không được để ý tới, một phần do những người trong cuộc âm thầm lặng lẽ không muốn tự nói về mình, một phần do bộ máy quan liêu che lấp, đến mức một bản đề nghị khen thưởng được gửi lên rất nhiều năm, trong đó có chữ ký của nhiều vị từng giữ trọng trách rất cao của Đảng và Nhà nước, đến nay vẫn rơi vào quên lãng. Chuyện bức xúc này chúng tôi sẽ đề cập đến ở những kỳ sau.
    Ai cũng biết toàn bộ các chiến khu trong kháng chiến chống Mỹ, từ bộ đội đến các cơ quan dân chính đảng, đều sử dụng tiền Sài Gòn để chi tiêu, mua sắm. Nhưng tiền Sài Gòn đó ở đâu mà có, ai đã chuyển nó ra vùng giải phóng và chuyển bằng cách nào thì vẫn là điều bí ẩn, không mấy ai hình dung nổi.
    Chuyện này có thể tóm tắt như sau: Chi viện cho cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam gồm nhiều thứ, trong đó có tiền. Nguồn tiền chi viện một phần từ miền Bắc, một phần lớn từ các khoản viện trợ của các nước anh em, của một số tổ chức, cá nhân quốc tế và Việt kiều có cảm tình với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Muốn chuyển nguồn tài chính đó vào miền Nam trước hết phải đổi ra đồng ngoại tệ mạnh, chủ yếu là đô la Mỹ, từ đó mới đổi ra tiền Sài Gòn để chi tiêu. Một hệ thống tổ chức tinh nhuệ và tuyệt đối bí mật được thành lập và triển khai thông suốt từ miền Bắc vào Trung ương Cục và ở nước ngoài. Tại miền Bắc, một bộ phận đặc biệt bí mật làm nhiệm vụ này được đặt trong Ngân hàng Ngoại thương mang bí số B29 do một phó thủ tướng trực tiếp chỉ đạo, lúc đầu là ông Phạm Hùng, khi ông Phạm Hùng vào Nam, người thay thế là ông Lê Thanh Nghị. Ở miền Nam, Ban Tài chính đặc biệt mang bí số N2683 thuộc Trung ương Cục đảm trách nhiệm vụ này. "Trụ sở" của N2683 vừa ở chiến khu, vừa ở Campuchia, vừa ở ngay giữa Sài Gòn. Hệ thống còn có các "chân rết" ở Bắc Kinh, Hồng Kông, Paris, Campuchia... do các cán bộ trung kiên có năng lực chuyên môn cao đảm trách.
    Từ năm 1965 trở về trước, đô la Mỹ được đưa vào chiến trường theo một phương thức thô sơ nhất: Mang đô la mặt giao trực tiếp cho Ban Tài chính đặc biệt, từ đó tổ chức đổi ra tiền Sài Gòn hoặc tiền riel (Campuchia), tiền baht (Thái Lan) rồi giao cho các chiến trường. Theo lời một trợ lý của ông Phạm Hùng: "Trong một số năm sau 1960, cách chi viện tiền cho chiến trường B2 (Nam Bộ và Khu 6) là đưa đô la Mỹ (tiền mặt) cho một tổ chức tài chính đặc biệt do anh Thăng Long phụ trách ở trong Nam. Tại Cục Ngoại hối của Ngân hàng Trung ương ở Hà Nội có giữ một quỹ mật đô la Mỹ do các nước bạn viện trợ, dành cho miền Nam. Anh Hai Hùng (tức Phạm Hùng) là người quyết định sử dụng quỹ này. Phải làm sao đưa một khối lượng đô la tiền mặt lớn, mỗi lần vài ba triệu đến chiến trường vừa nhanh vừa an toàn? Và không phải chỉ một vài lần mà nhiều lần như vậy trong một năm. Công việc này được thực hiện như sau: Khi cần đưa tiền đi, anh Hai Hùng điện gọi anh Thùy Vũ (người phụ trách cơ quan đại diện Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Phnom Penh) từ Campuchia về Hà Nội làm việc. Tôi cầm lệnh xuất tiền của anh Hai đến Cục Ngoại hối gặp anh Doãn - Cục trưởng hoặc anh Bảy Ích - Cục phó. Nhận tiền xong, dùng xe anh Hai Hùng chở tiền về phòng làm việc của tôi tại nhà anh Hai Hùng. Ở đây, tiền được gói ghém dưới dạng hàng mẫu để giao cho anh Thùy Vũ mang vào Phnom Penh bằng máy bay. Lúc đó Hà Nội đã có cơ quan đại diện thương mại tại Phnom Penh rồi. Mỗi lần gửi tiền, tôi phải nghĩ cách nghi trang khác nhau. Mấy triệu đô la là một khối lớn, không thể xách tay mà phải gửi theo hàng, cho nên phải nghi trang khéo léo. Việc này tôi phải tự làm lấy. Trường hợp nào cần sử dụng kỹ thuật thì người tham gia công việc phải được chọn cẩn thận và chỉ được biết một phần nhỏ công việc mà thôi. Tiền đến Phnom Penh, anh Thùy Vũ giao lại cho người của anh Thăng Long. Và thường là một hai tuần sau đó, tôi nhận được điện từ Trung ương Cục miền Nam xác nhận tiền đã nhận đủ" (trích từ Thời báo kinh tế Sài Gòn, 28.8.1997, trang 21-22). Đó là một cách, đi theo đường ngoại giao. Nhưng cách đó không phải bao giờ cũng làm được. Cho nên tùy theo điều kiện cho phép, đô la còn được chuyển qua đường Trường Sơn hoặc đường biển, mang trực tiếp đến căn cứ của Trung ương Cục. Phương thức chuyển trực tiếp đô la mặt này gọi tắt là phương thức AM. Phương thức AM đã góp phần rất đắc dụng trong giai đoạn đầu đánh Mỹ, khi nhu cầu về tiền chưa nhiều. Tuy nhiên nhược điểm của nó là chậm, không chuyển được nhiều và rất nguy hiểm. Đồng đô la đã phải vượt qua bao nhiêu gian truân bất trắc, luôn luôn phải đối chọi với bom đạn và đã tổn thất không ít xương máu. Tiền đem đến cho kháng chiến không sợ tham nhũng, chỉ sợ địch họa thôi.
    Đến năm 1965, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt, chiến trường mở rộng, nhu cầu ngày càng cao, phương thức AM không còn phù hợp nữa. Một phương thức mới, gọi tắt là FM, được thay thế. FM là cách vận dụng các nghiệp vụ mua bán và thanh toán quốc tế qua hệ thống ngân hàng trong và ngoài nước để chuyển đồng đô la thành tiền Sài Gòn. Theo AM, đồng đô la được mang trực tiếp vào miền Nam, thực hiện việc chuyển đổi tại biên giới hoặc trong nội thành thì theo FM, việc trao đổi và nhận tiền Sài Gòn mặt ngay giữa Sài Gòn, còn việc chuyển đô la thì thực hiện ở nước ngoài thông qua hệ thống ngân hàng. Đây là sáng kiến vô cùng độc đáo, được áp dụng thành công một cách hoàn hảo.
    Đến thời điểm này, theo ông Mười Phi: "Sau một thời gian hoạt động hăng say, năng nổ (chủ yếu dựa vào nhiệt tình cách mạng và kinh nghiệm trong thực tiễn), đã đến lúc Ban Tài chính đặc biệt phải đặt vấn đề tăng cường tổ chức kế toán để bảo đảm cho hoạt động của Ban về nguyên tắc". Ban này cần "một cốt cán tài chính ngân hàng được đào tạo chính quy". Ông Phạm Hùng đồng ý và cử ông Ba Châu "là người vừa học xong tài chính ngân hàng ở Liên Xô trở về Hà Nội" đưa thẳng về Ban Tài chính đặc biệt Trung ương Cục (các đoạn nghiêng được trích từ sách: Đồng đô la trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - NXB Công an nhân dân 2003, trang 40). Và ông Ba Châu đã từ Hà Nội vượt Trường Sơn đi thẳng đến Campuchia.
     
  4. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Kỳ 3 - Từ sĩ quan liên lạc đình chiến đến Việt kiều từ Pháp về Campuchia


    Lữ Minh Châu là cái tên sau này, còn hồi đó tên ông là Lữ Triều Phú, sinh năm 1929. Cách mạng Tháng Tám nổ ra, ông đang học năm thứ ba trung học ở Sài Gòn. Ông vào bộ đội chống Pháp năm 1945, một thời gian sau được điều về làm Văn phòng liên tỉnh ủy Hậu Giang, vì "các anh ấy thấy mình có học". Rồi làm Văn phòng Xứ ủy Nam bộ, Văn phòng Trung ương Cục cho đến năm 1954. Trong 9 năm đó, ông có dịp giúp việc cho ông Lê Đức Thọ, ông Phạm Hùng. Ông lấy vợ tháng 2/1954, vợ ông hoạt động trong Tỉnh đoàn Thanh niên cứu quốc. Sau Hiệp định Genève, ông và vợ được bố trí ở lại, được giao công tác ở hai nơi và "hẹn hò nhau 1 năm sau gặp lại". Nhưng sau đó có thay đổi. Ông Phạm Hùng "cần một người biết tiếng Pháp để làm việc cho Ủy ban liên hiệp đình chiến Nam Bộ". Thế là ông khăn gói lên Sài Gòn làm sĩ quan liên lạc cho phái đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa bên cạnh Ủy ban quốc tế, nhưng do Pháp kéo dài thời gian nên phái đoàn không vào Sài Gòn được, ông phải tập kết ra Bắc trong chuyến tàu cuối cùng. Ông về Bộ Tổng tham mưu chuẩn bị vào Nam trở lại, nhưng mấy tháng sau phái đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa bị hạn chế từ 25 người còn 7-8 người nên ông phải ở lại miền Bắc. Tại Hà Nội, Chính phủ lập Ban Thống nhất để chuẩn bị đi Hiệp thương, ông Phạm Hùng làm trưởng ban, ông là chuyên viên trong ban đó. Nhưng không hiệp thương được, bộ phận này giải thể. Năm 1959, ông Lê Đức Thọ xin ông về làm thư ký. Ông nói ông còn dốt lắm, phải học mới làm được. Tổ chức cho ông đi học đại học kinh tế quốc dân, đó là khóa đầu tiên, mấy tháng sau được chọn đi Liên Xô, học ngành tài chính ngân hàng, đến tháng 12/1964 thì tốt nghiệp.
    Về nước, ông Phan Triêm, Phó ban Tổ chức trung ương gọi lên hỏi: "Cậu muốn vào Nam hay học tiếp ?". Trả lời: "Muốn vào Nam". Ông Phan Triêm đưa ông đến gặp ông Lê Đức Thọ. Ông Thọ bảo: "Về Nam cậu có băn khoăn gì không ?". "Thưa không". Ông Thọ bảo tiếp: "Về Nam dự kiến bố trí trong nội thành, có thể làm việc cho địch, cậu nghĩ như thế nào?". Trả lời: "Làm gì cũng được". Hỏi: "Cậu nhớ lại khi làm ở Liên hiệp đình chiến có để lại hình ảnh hay dấu vân tay gì không?". Trả lời: "Không". Ông Thọ: "Như thế thì được".
    Xong với ông Lê Đức Thọ, ông sang gặp ông Phạm Hùng. Ông Phạm Hùng giao việc rất kỹ và dặn trong thời gian chuẩn bị vẫn làm việc ở Ngân hàng trung ương để nắm cho thật kỹ các nghiệp vụ ngoại thương, ngoại hối và thanh toán quốc tế, đồng thời trau dồi tiếng Pháp, tiếng Anh và học tiếng Khmer, học nghiệp vụ tình báo. Tôi thắc mắc: "Ông học tài chính ngân hàng ở Liên Xô và nắm nghiệp vụ ngân hàng tại Hà Nội nhưng ông sẽ phải làm việc theo cách của tư bản, như vậy có khó khăn gì không ?". Ông Ba Châu: "Mình còn nghiên cứu kinh nghiệm thực tế nữa, nhưng những nguyên tắc nghiệp vụ ngoại thương, ngoại hối và thanh toán quốc tế là giống nhau".
    Ông Ba Châu kể, kế hoạch chuẩn bị lúc đó có hai phương án, hoặc là ông sẽ đi Quảng Châu, từ Quảng Châu sang Hồng Kông, từ Hồng Kông về Phnom Penh, hoặc là sang Pháp và từ Pháp về Phnom Penh. Nhưng cả hai phương án đều không thực hiện được vì đường liên lạc bị bể. Phải chờ đợi. Chờ lâu quá, không biết đến bao giờ mới đi được. Ông gặp ông Phạm Hùng, xin đi đường Trường Sơn. Biết ông bị đau dạ dày, phải cắt 2/3 cái bao tử vào năm 1956, ông Phạm Hùng nói: "Sức khỏe của cậu làm sao đi đường Trường Sơn cho nổi". Ông nói ông đi được. Ông Phạm Hùng bảo phải qua y tế xác nhận. Ông sang y tế kiểm tra, năn nỉ người ta xác nhận cho đi. Và ông đã vượt Trường Sơn, đi chung với đoàn các bác sĩ vào Nam, sau hơn hai tháng về đến khu 5, chỗ tướng Chu Huy Mân. Ở lại đây 1 tuần dưỡng sức, ông Ba Châu qua Phnom Penh, "lặn luôn trong Việt kiều".
    Muốn "lặn luôn trong Việt kiều" một cách an toàn thì trước hết phải có giấy tờ hợp pháp, mà phải là giấy thật chứ giấy giả trước sau gì cũng bị lộ. Ông Lê Đức Thọ là người nhìn xa trông rộng, trước khi đi ông còn dặn phải sắp xếp chuyện vợ con hợp lý cho ông Ba Châu. Vợ ông lúc này đang hoạt động hợp pháp thuộc bên An ninh. Tổ chức đã liên lạc với vợ ông, bố trí đưa sang Phnom Penh và làm "giấy tờ thật" cho bà giống hệt như cho ông.
    Nhưng làm sao làm được giấy tờ thật? Việc đó do một cơ sở Việt kiều ở Campuchia thực hiện. Và ông đã có một giấy căn cước (ở Campuchia lúc đó gọi là "Giấy lăn tay") mang tên một người tên Nguyễn Văn Thảo. Hồ sơ về người này là thật, gốc Việt, sinh ở Pháp, đến sinh sống ở Campuchia, nhưng đã không còn ở Campuchia nữa. Chỉ có ảnh và dấu vân tay là của ông Ba Châu. Giấy tờ của vợ ông cũng được làm tương tự.
    Năm 1966, sau hơn 10 năm xa cách, ông Ba Châu được đoàn tụ với vợ tại Phnom Penh, bắt đầu làm những việc cam go nhất cho cách mạng. Để cho hợp pháp, ông phải tổ chức cưới lại chính vợ của mình, như vậy mới có giấy hôn thú.
    Lúc này tại Phnom Penh, đã có một công ty xuất nhập cảng mang tên công ty Tân Á, là chỗ dựa của ông Mười Phi, do một Việt kiều thật là ông Năm Tấn, cũng người của Ban Tài chính đặc biệt Trung ương Cục làm giám đốc. Khi ông Ba Châu sang, tổ chức lập thêm một công ty xuất nhập cảng khác mang tên công ty Nam Dân, do ông Năm Dần, cũng là Việt kiều đứng tên, ông Ba Châu làm quản lý công ty này.
    Lữ Triều Phú đã trở thành Nguyễn Văn Thảo, doanh nhân Việt kiều như vậy đó.
     
  5. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Kỳ 4: Thách thức cam go (Đường dây Hà Nội - Phnom Penh - Sài Gòn)


    Trở thành doanh nhân Việt kiều tại Campuchia, ông Ba Châu làm quản lý xuất nhập khẩu, buôn bán với nước ngoài và thỉnh thoảng "đi lui đi tới" Sài Gòn và vùng biên giới, đưa hàng từ Campuchia sang, nhập bóng đèn, phụ tùng điện máy từ Sài Gòn về.
    Việc đó là bình phong, nhưng phải làm thật. Đó là "phần nổi". Còn "phần chìm", ông được giao nhiệm vụ bắt tay ngay vào việc củng cố, "chuyên nghiệp hóa" hệ thống: Nắm lại tình hình, tổ chức tiếp nhận tiền, chuyển đổi tiền, cung cấp tiền cho các chiến khu và "hạch toán sao cho chặt chẽ". Từ năm 1967, khi Ban Tài chính đặc biệt được tách khỏi Ban Kinh tài, trực thuộc Trung ương Cục, ông được phân công làm Phó trưởng ban kiêm Phó bí thư Đảng ủy. Ông Hai Xô (Phạm Văn Xô), Thường vụ Trung ương Cục, Chủ tịch Hội đồng cung cấp tiền phương miền Nam trực tiếp chỉ đạo. Việc phối hợp giữa Hà Nội, Sài Gòn, Phnom Penh và các đầu mối ở nước ngoài được thiết lập rất có bài bản.
    Từ tháng 4/1965, tại Hà Nội, Trung ương cho phép áp dụng phương thức FM để tăng cường viện trợ cho miền Nam phục vụ cho cao trào đánh Mỹ, thông qua một quỹ đặc biệt mang bí số B29. Quỹ này trực thuộc Ngân hàng Trung ương, đặt tại Ngân hàng Ngoại thương do ông Mai Hữu Ích, Phó chủ tịch Ngân hàng Ngoại thương phụ trách. B29 có nhiệm vụ tổng hợp dự toán về yêu cầu chi viện của chiến trường miền Nam; nắm tình hình thị trường tư bản để kịp thông báo cho các chiến trường tính toán lợi hại trong sử dụng bằng AM hoặc FM; tổ chức kinh doanh ngoại hối, chuyển đổi ngoại tệ theo yêu cầu của chiến trường; quản lý các biệt tệ và ngoại tệ dự trữ; quản lý các nguồn thu và tài khoản; liên lạc với Ban Tài chính đặc biệt và các chiến trường bằng điện mật, "thư chìm" và thanh toán đặc biệt...
    B29 đã phải huy động một lực lượng cán bộ trên 200 người của Ngân hàng Ngoại thương ở trong nước và ngoài nước cũng như sử dụng một hệ thống trên 200 ngân hàng nước ngoài là đại lý của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam để thực hiện nghiệp vụ đặc biệt này. Một hoạt động quy mô lớn như vậy mà giữ được hoàn toàn bí mật. Đây là một kỳ công trong lịch sử của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
    Lúc này, ông Mười Phi đã tổ chức một mạng lưới "chế biến" tiền ngay tại Sài Gòn. Mạng lưới này do một cán bộ rất năng động là ông Dân Sanh được cử vào đảm trách từ năm 1964. "Bình phong" của ông Dân Sanh là Công ty Phương Mai, một hãng buôn lớn, có lúc ông Dân Sanh dùng cả một đoàn 40 chiếc xe vận tải và 2 tàu cận duyên của hãng này để chở tiền phục vụ cho chiến trường. Hàng loạt kho chứa tiền được thiết lập. Tại Suối Sâu (An Tịnh, Tây Ninh), một nhà máy xay đậu do ông Năm Đậu quản lý được triển khai làm đầu mối giao tiền.
    Ở Phnom Penh, đã có Công ty Tân Á do ông Năm Tấn, đảng ủy viên đảm trách (sau này còn có thêm Công ty Nam Dân). Tân Á là một công ty xuất nhập khẩu có quy mô lớn, rất uy tín trên thương trường, nhất là trong giới kinh doanh Hoa kiều. Tân Á không chỉ là chỗ dựa của Ban Tài chính đặc biệt mà còn làm rất nhiều việc hữu ích khác cho cách mạng: đưa con em cán bộ ra Bắc học tập, đón cán bộ bị lộ từ miền Nam đưa ra Bắc... Tân Á còn khai thác triệt để quan hệ kinh tế - thương mại công khai giữa Nhà nước Campuchia với Việt Nam dân chủ cộng hòa.
    Ông Mười Phi và ông Ba Châu điều khiển hệ thống công việc thông qua ông Năm Tấn và ông Dân Sanh. Cả hai đầu mối ở Sài Gòn và Campuchia đều song song làm nhiệm vụ "chế biến" và chuyển tiền.
    Từ đây, lượng tiền được "chế biến" cung cấp cho các chiến trường miền Nam năm sau cao hơn năm trước với tổng số đô la Mỹ được chuyển năm 1970 nhiều gấp 5 lần năm 1966.
    Năm 1967, cơ sở ở Sài Gòn bị lộ, ông Dân Sanh bị địch bắt, mạng lưới gặp khó khăn lớn, song do các biện pháp an toàn được áp dụng triệt để nên đường dây tại Sài Gòn vẫn hoạt động.
     
  6. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Khi Lonnol đảo chính...


    Đến năm 1970, tai họa thực sự ập đến cho Ban Tài chính đặc biệt. Đó là sự kiện đảo chính ở Campuchia. Cần lưu ý đến một giai đoạn lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ khi chính quyền của Thái tử Sihanouk tuyên bố trung lập. Do vị trí trung lập của Campuchia mà ngay từ những năm cuối 1950 đầu những năm 1960, khi chính quyền Ngô Đình Diệm lê máy chém khắp miền Nam, dìm các phong trào yêu nước trong biển máu, khi các cơ sở cách mạng bị đánh phá tan tành, căn cứ cách mạng đã chuyển sang đất Campuchia để củng cố, tận dụng các điều kiện an toàn để phát triển lực lượng. Và suốt những năm 1960, không ít vũ khí đạn dược và hàng tiếp tế từ miền Bắc vào Nam cũng được chuyển qua Campuchia. Việt Nam dân chủ cộng hòa và cuối những năm 1960 là Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng có sứ quán, có đại diện tại Campuchia. Đó cũng là lý do Ban Tài chính đặc biệt Trung ương Cục đặt "trụ sở" tại đây, tuy là bí mật.
    Ngày 24/2/1970, Chính phủ Campuchia ra lệnh đổi tiền. Trước đó chỉ nghe đồn thôi, không biết chính xác. Tại các quầy đổi tiền, tỷ giá tiền mới tiền cũ 1 ăn 1. Do có quan hệ mua bán nhiều với Campuchia, nên một khối lượng tiền Campuchia rất lớn đang lưu hành trong các căn cứ, các đơn vị quân giải phóng. Ngay tại Ban Tài chính đặc biệt và các đơn vị hậu cần quân giải phóng cũng đang giữ rất nhiều tiền riel mặt. Gom được lượng tiền này để đổi là một việc thiên nan vạn nan, đòi hỏi phải có thời gian. Đổi xong, còn cần phải có thời gian để chuyển lại cho các chiến trường, là việc khó khăn không kém. Tuy nhiên, Trung ương Cục đã tổ chức rất tốt việc thu gom tiền cũ, chỉ trừ tiền B3 ở biên giới phía Tây Nguyên không đưa về kịp, phải mất 4-5 triệu (riel).
    Tiền chuyển về Công ty Tân Á. Công ty này chia nhỏ ra, một phần giao cho các cơ sở Việt kiều, một phần Tân Á tự đổi. Việc đổi tiền cũng được thực hiện trôi chảy.
    Nhưng tình hình diễn biến rất bất thường. Trong những ngày gần hết hạn đổi tiền, cảnh sát Campuchia tổ chức quay phim, chụp ảnh tại các quầy đổi, đồng thời trên các trục giao thông xuất hiện các chốt canh gác dày đặc. Đó là dấu hiệu sẽ có biến cố lớn. Tiền chúng ta đổi xong mới giao được một ít cho các đơn vị, phần lớn còn tồn đọng chỗ Công ty Tân Á. Và đúng như dự đoán, vừa đổi tiền xong, ngày 18/3/1970, tướng Lonnol làm đảo chánh, lật đổ Thái tử Sihanouk.
    Ngay sau khi đảo chính, một cuộc tàn sát Việt kiều quy mô lớn chưa từng thấy đã xảy ra. Quân luật được thiết lập từ 6h tối đến 6h sáng. Xe mật thám chạy rầm rập trong đêm để lùng bắt, sát hại người Việt. Sứ quán Việt Nam dân chủ cộng hòa bị đập phá, khủng bố.
    Một khối lượng rất lớn tiền riel và hàng triệu đô la dự trữ của Ban Tài chính đặc biệt gửi trong sứ quán chuyển về Công ty Tân Á có nguy cơ mất sạch. Nếu không giải cứu được lượng tiền này thì các chiến khu sẽ không có tiền chi dùng, điều đó đồng nghĩa với một thảm họa.
    Trong thời điểm gay cấn đó, ông Ba Châu đã nhận lãnh một trọng trách quá sức tưởng tượng với những thách thức cam go nhất...
     
  7. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Kỳ 5: Cuộc giải cứu tiền ngoạn mục


    Lúc đó toàn thế giới lên tiếng về việc Việt kiều ở Campuchia bị sát hại. Xác bà con ta bị thả trôi sông về tận Mỹ Tho, dã man đến mức Đài phát thanh Sài Gòn cũng phải lên tiếng. Chính quyền Sài Gòn mặc dù bắt tay với Lonnol để triệt phá các cơ sở cách mạng, nhưng cũng không thể làm ngơ, họ phải đưa tàu sang Campuchia chở đồng bào về. Việt kiều ào ạt chạy về miền Nam.
    Ông Năm Tấn đã bị lộ rồi, ông Mười Phi dính với ông Năm Tấn nên cũng bị lộ, tuy địch chưa biết mặt ông nhưng rất không an toàn, phải lánh mặt tại nhà một cơ sở Hoa kiều. Đảng ủy chỉ còn ông Ba Châu chưa bị địch phát hiện tông tích. Tuy giấy tờ là Việt kiều nhưng ông Ba Châu lại biết tiếng Hoa, có lần đi đường bị khám xét ông nói tiếng Hoa nên thoát được. Bởi vậy ông được phân công cất giấu tiền. Đó là việc cấp bách nhất.
    Ông Ba Châu chỉ huy một nhóm thanh niên là cơ sở Việt kiều đào hầm chôn tiền ngay tại nhà kho của Công ty Tân Á. Trong 2 ngày, một khối tiền khổng lồ gồm đô la và tiền riel "được chôn giấu cẩn thận dưới một nền xi măng chịu được xe tải hạng nặng", không để lại một dấu vết. Chôn giấu xong, nhận được một bức điện của ông Phạm Hùng: "Bằng mọi cách, phải đưa tiền về cho Trung ương Cục". Rồi đứt liên lạc. Sau này mới biết, vì tiền bị kẹt ở Campuchia mà trên toàn bộ các chiến trường miền Nam trong suốt hai tháng, khẩu phần của cán bộ, chiến sĩ đã bị cắt giảm một nửa.
    Nhưng đưa tiền về bằng cách nào? Ai sẽ vận chuyển được một khối lượng tiền lớn như vậy ra khỏi Phnom Penh trong vòng vây dày đặc của quân đội và cảnh sát Lonnol đang khủng bố Việt kiều?
    Quá lo lắng, ông Mười Phi đành liều mình bảo người liên lạc chở "đi tứ tung trong thành phố" để tìm giải pháp. Rất may gặp được ông Tư Cam trong Ban Cán sự Việt kiều. Ông Mười Phi tranh thủ báo nhanh cho ông Tư Cam biết tình hình và nhờ giúp đỡ. Hai bên hẹn đến một địa điểm bí mật để bàn việc. Ông Tư Cam sẵn sàng. Nhưng đường lên phía bắc để về Trung ương Cục ở Tây Ninh không đi được, vì địch phong tỏa gắt gao. Bàn đi tính lại, chỉ còn đi theo hướng đông nam, là con đường mà địch chưa phong tỏa. Ông Ba Châu liên lạc được với Đoàn 195, là đơn vị hậu cần của Quân khu 9 do ông Sáu Đặc phụ trách. Ông Sáu Đặc đồng ý đưa quân ra nhận tiền và bảo vệ tiền. Sau khi thống nhất kế hoạch phối hợp với ông Sáu Đặc, ông Tư Cam đưa đến hai xe tải lớn. Ông Ba Châu lãnh nhiệm vụ tổ chức đào tiền, chất tiền lên xe, ngụy trang xóa dấu vết và dẫn một tốp theo xe giải thoát tiền. Ông Mười Phi và ông Năm Tấn sẽ rời Phnom Penh sau khi có tin tức của ông Ba Châu.
    Nhưng làm sao hai xe tải có thể chở tiền đi nghênh ngang giữa Phnom Penh mà không bị kiểm soát? Cách xử lý thông minh như sau: Tiền được đóng vào những túi ni-lông bỏ vào trong từng hũ mắm bù-hốc, từng hũ mắm được chất đầy lên hai xe tải. Hai chiếc xe chở mắm bù-hốc đầy ruồi và bốc mùi hôi nồng nặc đã ung dung đi ra khỏi thành phố, qua mặt tất cả các trạm canh gác của Lonnol.
    Phía khu 9, ông Sáu Đặc đã bố trí quân đón tại Tuk Meas, vùng đất của Campuchia giáp giới với Khu 9. Theo quy ước từ trước, khi xe chạy ngang qua đây, trên một đoạn đường dọc theo một con kênh, đến chỗ có đặt một cành cây làm dấu hiệu, xe dừng lại. Quân ông Sáu Đặc chia làm hai toán, một toán phục kích bên kia con kênh, một toán nhảy lên xe ôm tất cả tiền đưa xuống ghe đưa về địa điểm tập kết. Hôm đó là ngày 11/4/1970.
    Ông Ba Châu đến nơi ngay sau đó. Tiền được đưa vào một hang núi, bố trí canh gác cẩn thận. Nhóm cứu tiền dùng điện đài của Đoàn 195 báo cáo với Trung ương Cục, đề nghị bố trí người đến nhận tiền. Ông Ba Dũng, người phụ trách kho tiền của Trung ương Cục được phân công đem quân đến nhận. 140 cán bộ, chiến sĩ được lệnh đi cùng ông Ba Dũng làm nhiệm vụ. Hỗ trợ cho lực lượng này còn có các đơn vị của Khu 8. Trung ương Cục lệnh phải chia đôi số tiền đó ra chuyển làm 2 lần, đề phòng gặp bất trắc tiền không mất hết.
    Lúc đó quân đội Sài Gòn sắp mở một trận càn quét lớn, quân đóng tại Châu Đốc, Tịnh Biên, Hà Tiên chuẩn bị tiến qua biên giới Campuchia để hỗ trợ Lonnol. Trước tình hình đó, các nhóm cứu tiền không thể chấp hành lệnh "chuyển làm 2 lần" của Trung ương Cục một cách mù quáng được. Sau khi bàn bạc cân nhắc, cuối cùng quyết định: chuyển tiền luôn một lần! Ông Ba Dũng cũng chấp nhận phương án đó, sẵn sàng chịu trách nhiệm trước Trung ương Cục.
    Rạng sáng ngày 4/5/1970, ông Ba Châu cùng với ông Ba Dũng đã thuê hẳn một đoàn xe vận tải nhỏ. Tiền được giao nhận. Đội quân ông Ba Dũng mang tiền chất lên xe, chạy băng ruộng, vượt cánh đồng trống ngay giữa ban ngày khoảng 4 km, đâm thẳng xuống bờ sông Long Tiên. Đội quân của ông Ba Dũng cùng với lực lượng chi viện từ Khu 8 được bố trí áp sát đoàn xe sẵn sàng quyết tử bảo vệ tiền. Tiền đưa xuống thuyền qua khỏi sông Long Tiên, chuyển lên bờ. Tại đây, khoảng 1/3 đội quân 140 người của ông Ba Dũng được phân công vác tiền đi bộ, lực lượng còn lại áp tải bảo vệ. Chừng 10 ngày sau toàn bộ tiền được chuyển an toàn về Ban Kinh tài Trung ương Cục, không mất một đồng nào.
    Quả đúng như dự đoán, "trận càn Đông Dương" khốc liệt đã diễn ra. Chỉ 2 ngày sau khi tiền được một lần chuyển đi hết, quân đội Sài Gòn đã tràn sang, giẫm nát vùng Tuk Meas. Thật hú hồn! Nếu chấp hành máy móc lệnh của Trung ương Cục, chắc khối tiền kia đã mất đi một nửa. Sau này Ban Tài chính đặc biệt nhận thiếu sót không chấp hành lệnh của Trung ương Cục. Nhưng ông Phạm Hùng khen ngợi: "Linh động như vậy là rất tốt".
    Kể lại cho tôi nghe câu chuyện này, ông Ba Châu nói ông chỉ đóng góp một phần vào chiến công này thôi. Ông ca ngợi bản lĩnh của ông Mười Phi và tinh thần dũng cảm, sáng tạo của những người tham gia trận cứu tiền. Họ bây giờ kẻ còn người mất. Ông bảo tôi gặp ông Ba Dũng, hiện còn sống ở TP Hồ Chí Minh. Tôi đã liên hệ, nhưng ông Ba Dũng bây giờ yếu lắm, ông vừa ở bệnh viện về, không đi lại được, không nói được...
     
  8. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Kỳ 6 - Gian nan đường về Sài Gòn


    Sau cuộc cứu tiền ngoạn mục đó, việc "làm ăn" tại Phnom Penh của Ban Tài chính đặc biệt cũng kết thúc luôn, trong khi cơ sở tại Sài Gòn bị bể sau khi ông Dân Sanh bị bắt cuối năm 1967 vẫn chưa khôi phục lại được.
    Như vậy là cả hai địa bàn chính đều bị ách tắc, việc chuyển tiền theo phương thức FM không thực hiện được nữa. Lúc bấy giờ là năm 1970, nhu cầu về tiền cho các chiến trường ngày càng tăng nhưng việc cung cấp bị trở ngại lớn. Cách khắc phục duy nhất tại thời điểm này là quay lại cách làm theo phương thức AM để "cầm hơi" và ráo riết khôi phục lại cơ sở ở Sài Gòn để tổ chức làm FM, nếu không thì không thể đáp ứng được nhu cầu của chiến trường.
    Giữa lúc đó ông Ba Châu về Trung ương Cục họp. Ông Phạm Hùng nói: "Bây giờ chỉ có cậu mới vào Sài Gòn được thôi". Ông được giao nhiệm vụ vào Sài Gòn tổ chức lại mạng lưới, có thể làm việc cho địch để "thọc sâu trèo cao", nếu cần thì lập luôn ngân hàng để "tạo bề thế". Ông Phạm Hùng còn dặn "không để bị bắt và không được chết". Lúc này vợ chồng ông đã có một đứa con chưa đầy 2 tuổi và vợ ông đang mang thai. Khi Lonnol đảo chính, vợ ông đã bụng mang dạ chửa bế con về Sài Gòn trước rồi.
    Nhưng ông sẽ về Sài Gòn như thế nào? Nếu đi theo đường của an ninh hoặc đường Hoa vận thì chắc chắn sẽ có người biết, rất dễ bị lộ. Hơn nữa đi theo đường này phải dùng giấy căn cước giả do ta làm. Căn cước giả thì làm sao có thể hoạt động hợp pháp lâu dài được, vì trước sau gì cũng bị lộ. Phải có một giấy căn cước thật. Ông báo cáo với ông Phạm Hùng điều đó và xin phép được "tự đi". Ông Phạm Hùng hỏi: "Tự đi bằng cách nào?". Trả lời: "Tự đi là rất khó. Nhưng nhân vụ tàn sát Việt kiều tại Campuchia, vợ con tôi cũng đã bí mật về Sài Gòn an toàn rồi. Tôi sẽ đóng vai một Việt kiều đi tìm vợ con bị thất lạc". Ông Phạm Hùng: "Rất có lý!".
    Kế hoạch vào Sài Gòn của ông được lãnh đạo Ban Tài chính đặc biệt bàn ngay cách thực hiện. Sắp lên đường, ông lại bị sốt rét ác tính, ông Mười Phi phải tìm mọi cách chạy chữa. Vừa hết sốt, ông lên đường.
    Ông Ba Châu kể, đầu tiên ông đến một xã biên giới thuộc đất Campuchia (xã Vĩnh Lợi Tường bên sông Tiền), nơi ông Năm Tấn đã đặt được một cơ sở mua bán ngoại tệ mặt (làm AM). Theo sự sắp xếp trước, ông Năm Tấn giới thiệu 5 gia đình Việt kiều sinh sống tại đây nhưng có người thân tại miền Nam. Ông chọn một gia đình trong số này. Đó là gia đình bà Hai Cưng, có con đi giải phóng, mẹ bà Hai Cưng và ba người em ruột đang ở tại làng Long Thuận, quận Hồng Ngự, tỉnh Kiến Phong (Đồng Tháp ngày nay). Người mẹ của gia đình này đã trên 60 tuổi, theo đạo Hòa Hảo. Trong ba người con, một đi tu, một chặt một ngón tay để trốn lính, một là con gái đã có gia đình. Tối đó, ông đến ngay nhà anh chị Hai Cưng, kể hoàn cảnh gia đình bị thất lạc, muốn về miền Nam tìm vợ con... Vợ chồng Hai Cưng đồng ý giúp đỡ và nói ngay: "Anh có thể về ở tạm nhà má tôi, sau đó đi tìm vợ con". Ông mừng quá và yên tâm thấy đi theo con đường này là đúng. Một buổi sáng, ông theo bà Hai Cưng xuống thuyền về miền Nam, đến thẳng nhà bà mẹ là bà Sáu. Nghe chuyện gia đình ông thất lạc, cả nhà rất cảm thông, thương xót và đưa ông đi... trình diện ấp trưởng. "Mặc dù đã chuẩn bị đối đáp, nhưng tôi rất hồi hộp, vì đây là thử thách đầu tiên, tự mình đến đối mặt với kẻ địch", ông Ba Châu nhớ lại.
    Ấp trưởng tuy là chỗ quen biết với gia đình này, nhưng sau khi nghe giới thiệu hoàn cảnh, vẫn không mời ngồi mà lạnh lùng hỏi: "Ông có giấy tờ gì không?". Ông đưa cho ấp trưởng "giấy lăn tay" của Campuchia, môn bài công ty xuất nhập cảng tại Phnom Penh... cùng mấy tấm hình chụp mình với vợ con tại nhà và tại công ty, trông rất sang trọng. Ấp trưởng chỉ giữ lại giấy lăn tay và bảo: "Ông về đi, sáng mai đến lại".
    Sáng hôm sau, ông đến, ấp trưởng giao mấy tờ giấy có in sẵn câu hỏi để ghi vào: tên họ, quê quán, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, lý do về miền Nam... Ghi xong, đưa lại cho ấp trưởng. Ông ta lại bảo về để "sáng mai lên trình diện Chi cục Cảnh sát".
    Đúng hẹn, ông cùng ấp trưởng đến Chi cục Cảnh sát. Ông ngại nhất là vào đây, vì ở những chỗ như thế này địch vẫn dùng mấy người chiêu hồi để nhận mặt. Nhưng liếc quanh không thấy ai quen, ông yên tâm. Chi cục trưởng cảnh sát là một trung úy người dữ tợn, bắt đầu hạch sách. Rồi bọn họ thay phiên nhau hỏi rất nhiều lần, có lúc hỏi bằng tiếng Campuchia, tiếng Anh, tiếng Pháp. Tất cả đều được ông Ba Châu trả lời trôi chảy, trước sau nhất quán.
    Cứ như vậy, hằng ngày ông đến trình diện, nhưng càng về sau việc trình diện thưa dần. Đến tuần thứ ba, có liên lạc đến đưa thư mật cho ông, báo lại ý kiến ông Phạm Hùng: "Nếu không thể vào nhanh Sài Gòn được thì nên tìm đường khác, dứt khoát không để bị bắt". Ông trả lời qua liên lạc là ông "nhất định thắng".
    Sang tuần thứ 4, ông chỉ trình diện tại Chi cục Cảnh sát 1 tuần 1 lần. Và sau 1 tháng 4 ngày, chi cục trưởng cảnh sát báo cho ông biết ông sẽ được làm căn cước, lúc đó có đoàn làm căn cước của quận đến làm tại ấp. Được tin, ông "mừng hết lớn". Ông sẽ có căn cước thật! "Thấy mình là Việt kiều bị nạn, là đồng bào với nhau tụi nó cũng thương tình", ông Ba Châu nói.
    Và ông được làm căn cước. Qua liên lạc, ông báo tin mừng này cho Trung ương Cục và liên lạc với vợ, dặn phải "ăn mặc thật sang" xuống đón ông. Ông báo với "tụi nó" là ông đã liên lạc được với vợ. Vợ ông thuê xe hơi xuống, không quên mang theo quà cho gia đình bà Sáu và rượu tây đắt tiền để "chiêu đãi chính quyền địa phương".
    Trong bữa tiệc tại nhà bà Sáu, ông ấp trưởng nói: "Bữa nay tui mới hết nghi ông là Việt cộng. Ông đúng là thương gia, mà thương gia thì không thể là Việt cộng. Ông còn biết nhiều tiếng ngoại quốc, càng không thể là Việt cộng được". Hôm sau, bọn họ mới giao "cái đuôi" căn cước cho ông, còn căn cước chính ông phải chờ. Nhưng sau đó ông Mười Phi có một người cháu làm ở Tổng nha Cảnh sát, rút thẳng căn cước về cho ông, không chờ đợi nữa.
    Đường về Sài Gòn của ông Ba Châu vẫn chưa hết gian nan, nhưng bước đầu coi như suôn sẻ...
     
  9. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Kỳ 7: Lấy thực học thay bằng cấp


    Tờ khai gia đình của bà Lê Thị Nghĩa, có tên ông Ba Châu (Nguyễn Văn Thao)
    Khi từ Campuchia về Sài Gòn ngày 13/4/1970, bà Trần Ngọc Điệp, vợ ông Ba Châu cùng đi với một Việt kiều khác cũng là cơ sở cách mạng, đó là bà Nguyễn Thị Kim (Hai Minh). Bà Hai Minh có mẹ là bà Lê Thị Nghĩa, ở 36 Phạm Ngũ Lão, Sài Gòn. Trong những người con của bà Nghĩa có ca sĩ Duy Mỹ.
    Ban đầu bà Điệp đến ở nhà bà Nghĩa, sau đến ở nhà ca sĩ Duy Mỹ trên đường Phạm Viết Chánh. Bà Nghĩa rất tận tình giúp đỡ bà Điệp, vợ chồng ca sĩ Duy Mỹ cũng tận tình không kém. Hồi đó nhóm Tam Ca của Duy Mỹ được nhiều người biết, ông Duy Mỹ có quan hệ rộng, nên bà Điệp có một chỗ dựa rất an toàn. Dựa vào gia đình này, bà Điệp hợp thức hóa giấy tờ tùy thân, tìm việc làm sinh sống để nuôi con và chuẩn bị đón chồng.
    Sau khi có căn cước thật, ông Ba Châu về Sài Gòn, lại đoàn tụ với vợ. Bà Lê Thị Nghĩa nhận ông làm con nuôi và ông đăng ký cư trú tại 36 Phạm Ngũ Lão. Sau đó, ông "cắt hộ khẩu" (hồi đó gọi là "tờ khai gia đình") ra Đà Nẵng. Chỉ chuyển thủ tục thôi, còn người vẫn ở Sài Gòn, thủ tục này do ca sĩ Duy Mỹ nhờ người làm giúp. Một thời gian sau, vợ chồng ông chuyển chỗ ở đến đường Minh Mạng (nay là Ngô Gia Tự), sau đó nữa về Chợ Lớn...
    Tôi hỏi ông "cắt hộ khẩu" ra Đà Nẵng để làm gì, ông cười: "Nếu phát hiện ra điều gì thì địch sẽ lần theo những nơi mình từng cư trú để truy tìm. Tôi phải đề phòng tình huống xấu nhất, địch lần đến đây thì phải ra miền Trung tìm. Còn tại Sài Gòn tôi chuyển chỗ ở đến đường Minh Mạng, khi đăng ký tạm trú ở đó thì nói chuyển từ Phạm Ngũ Lão sang. Chính quyền ở Minh Mạng biết tôi từ Phạm Ngũ Lão đến, còn chính quyền ở Phạm Ngũ Lão thì chỉ biết tôi ra miền Trung. Nếu bọn họ truy tìm, tìm đến Phạm Ngũ Lão thì hết tìm được, nếu có ra miền Trung thì ở đó không ai biết tôi đi đâu nữa. Sau này khi đã làm việc ở ngân hàng, có nhà ở Chợ Lớn, tôi đăng ký tờ khai gia đình tại đó, do ông Duy Mỹ quen biết với phường trưởng nên mọi thứ an toàn không lo lắng gì nữa".
    Đến Sài Gòn, vừa giải quyết các thủ tục giấy tờ, vừa liên lạc với các đầu mối để bắt tay tổ chức lại mạng lưới, ông Ba Châu vừa đi làm kế toán cho một số công ty xuất nhập cảng. Ông nói phải có việc làm ngay mới có thể tính kế lâu dài, nếu không có việc làm thì rất dễ bị nghi.
    Theo chỉ đạo của ông Phạm Hùng, kế hoạch vào Sài Gòn của ông Ba Châu có thể đi theo một trong ba hướng: Một là lập một ngân hàng, tiền cách mạng sẽ bỏ ra. Hai, hùn vốn vào một ngân hàng nào đó thích hợp nhất. Ba, vào làm việc tại một ngân hàng để "làm bình phong". Sau một thời gian khảo sát trực tiếp và thông qua đường dây tình báo kinh tế do ông Mười Tiến phụ trách cung cấp tin tức, ông Ba Châu thấy không nên lập ngân hàng riêng, cũng không nên hùn vốn vào ngân hàng khác. Vì thời điểm đó viện trợ của Mỹ cho miền Nam đã giảm nhiều, kinh tế đang suy yếu trong khi các ngân hàng đã mở ra quá nhiều, kinh doanh không có lãi. Ông báo cáo về Trung ương Cục tình hình đó và đề nghị cấp trên chấp thuận cho ông "vào làm trong ngân hàng của nó". Trung ương Cục chấp thuận.
    Hồi đó đi làm ngân hàng "sang như quý tộc", lương rất cao. Ông tuy tốt nghiệp đại học, nhưng là đại học ở Liên Xô, ở đây coi như không có bằng cấp. Không bằng cấp, không thân thế, làm sao ông có thể chen chân vào được ? Khó khăn, nhưng tin vào trình độ thực học của mình, ông không nản chí. Ông đăng ký học một lớp nghiệp vụ ngắn hạn do Ngân hàng quốc gia mở. Học 6 tháng được cấp chứng chỉ, ông nộp đơn thi vào Ngân hàng Việt Nam thương tín. Đây là một ngân hàng lớn, trên 90% vốn của Nhà nước. Và ông đã thi đậu vào ngân hàng này. Vào được đây là "bề thế" nhất.
    Thi đậu, nhưng đến khi bố trí công việc, người ta phân công ông làm ở... quầy tiếp khách. Ông quá thất vọng. Làm một công việc "không có tương lai" như vậy, lại cột chân ngày 8 tiếng, làm sao ông có thể "cựa quậy" gì được nữa. Ông đành bỏ không đi làm. Phải tìm một ngân hàng khác, nhỏ hơn. Ông thi vào Ngân hàng Sài Gòn tín dụng. Lại thi đậu. Có lẽ ở những tổ chức kinh tế hồi đó người ta cần thực học chứ không cần bằng cấp, nên ông mới trúng tuyển. Lần này ông được bố trí làm thư ký Hội đồng quản trị. Vị trí đó là "quá được". Ông tìm hiểu thấy Tổng giám đốc Ngân hàng Sài Gòn tín dụng "không phải là người xấu", là người Hoa, học ở Pháp về, có người bên vợ theo cách mạng, nên có cảm tình với kháng chiến, ông thấy rất dễ chịu. Và ông đã làm việc rất tốt. Một thời gian người ta thấy ông có năng lực, bố trí ông vào bộ phận đi mở chi nhánh tại các địa phương, sau đó đề bạt ông lên hàng giám đốc, phụ trách "sở chi nhánh" của ngân hàng này.
    Việc làm tại ngân hàng đã tạo điều kiện rất nhiều để ông làm công việc chính của mình tại Sài Gòn. Ông thường đi lại Sài Gòn - Cần Thơ, Mỹ Tho, Gò Công, Ban Mê Thuột... tạo thế rất thuận lợi cho ông. Thỉnh thoảng ông về căn cứ, thậm chí khi ông Mười Phi ra Bắc ông còn về "thay thế ông Mười Phi suốt hai tháng" mà không ai để ý nghi ngờ gì.
    Từ 1970 đến 1975, khi ông Ba Châu có chân đứng vững chắc giữa Sài Gòn, dòng đô la Mỹ biến hóa thành tiền Sài Gòn chuyển vào chiến trường nhiều nhất, nhanh nhất và có hiệu quả nhất...
     
  10. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Kỳ 8: Những tờ giấy lạ lùng


    Như đã nói, vào Sài Gòn ông Ba Châu vừa tạo bình phong vừa tổ chức lại mạng lưới. Việc đầu tiên là ông liên lạc với ông Huỳnh Văn Đính (Bảy Kiên).
    Ông Bảy Kiên trước là Tỉnh ủy viên Biên Hòa sau đó là Ủy viên Hội đồng cung cấp tiền phương do ông Hai Xô làm chủ tịch. Sau khi ông Dân Sanh bị bắt năm 1967, ông Bảy Kiên được cử vào Sài Gòn năm 1968, nhiệm vụ là gây dựng cơ sở trong người Hoa để nối lại hoạt động. Nhưng vì ông Bảy Kiên vào Sài Gòn bằng giấy tờ giả, nên phải loay hoay tạo giấy thật mất một thời gian dài.
    Ông Ba Châu kể, chuyện ông Bảy Kiên gian nan lắm. Làm giấy thật ở Sài Gòn không được, ông phải nhờ một cơ sở người Hoa đưa lên Ban Mê Thuột. Tại đây ông Bảy Kiên đã phải giả điên và phải đút lót một số tiền lên tới 400 ngàn đồng (tỷ giá lúc đó 118 đồng/USD) mới làm được căn cước thật. Có giấy tờ rồi, ông Bảy Kiên về Sài Gòn đi bỏ mối cà phê, đầu tiên lấy công, dần dần thành chủ mối. Kế đó ông xuống Bình Thới lập trại heo, cũng làm chủ. Cái trại heo này là nơi ông Ba Châu thường đến, ông Mười Phi vào Sài Gòn cũng đến đây.
    Ông Ba Châu vào Sài Gòn mới bắt đầu hướng dẫn ông Bảy Kiên "làm FM". Trong thời gian này, ông Mười Phi đã tổ chức một đầu mối làm FM khác ở Sông Tiền do ông Năm Tấn chịu trách nhiệm, nhưng vì các thương nhân phải mang tiền đến tận biên giới nên khối lượng không nhiều. Trước đó ông Ba Dũng cũng tổ chức làm AM dọc biên giới bằng nhiều cách. Nói chung, việc cung cấp tiền được tổ chức rất linh hoạt, không cách này thì cách khác, không để gián đoạn.
    Lúc này, với hai đầu mối làm FM song song, phía biên giới do ông Mười Phi chỉ đạo trực tiếp, tại Sài Gòn do ông Ba Châu phụ trách. Hằng tháng, Ban Kinh tài tham mưu cho Trung ương Cục kế hoạch chuyển tiền. Kế hoạch này được giao cho Ban Tài chính đặc biệt thực hiện.
    Thông qua các cơ sở trong người Hoa, nhóm ông Bảy Kiên móc nối làm ăn với các "đại gia" trong giới thương nhân người Hoa. Đó là những người buôn bán lớn, có quan hệ làm ăn với nước ngoài và có cảm tình với cách mạng.
    Tiền được mua bán dứt điểm từng chuyến. Sau khi thỏa thuận hợp đồng, thống nhất tỷ giá (tính tỷ giá chợ đen), thống nhất phí (cao hay thấp tùy theo việc chuyển tiền khó hay dễ), bên thương nhân giao tiền Sài Gòn cho cách mạng trước. Số tiền giao nhận mỗi đợt thường là hàng chục, hàng trăm triệu đồng. Việc giao nhận tiền Sài Gòn cũng rất linh hoạt. Khi thì ông Năm Đậu đưa xe thẳng xuống Chợ Lớn nhận tiền chở về Suối Sâu, từ đó chuyển về Trung ương Cục. Khi thì thương nhân mang tiền đến chân núi Bà Đen. Tại đây họ thuê những người làm ruộng vác tiền qua Vườn Mít, ở đó Ban Tài chính bố trí người nhận. Cách này thương nhân chịu mọi chi phí và chịu mọi rủi ro bất trắc. Phía cách mạng chỉ thanh toán theo số tiền thực nhận, nếu mất thương nhân chịu, nếu thiếu thương nhân phải bù. Mỗi lần chuyển tiền, thương nhân sẽ giao cho người nhận một tờ giấy để người nhận tiền kiểm chứng. Những tờ giấy đó đến giờ ông Ba Châu vẫn còn giữ và ông đã đưa cho tôi xem, chúng được viết bằng chữ Hoa... (xem ảnh bên trên).
    Sau khi nhận đủ tiền mặt, người của ông Ba Châu giao cho thương nhân một tờ séc. Đây không phải là một tờ séc thường mà là một tờ séc rất đặc biệt. Đó chỉ là một tờ lịch gỡ ra trên cuốn lịch treo tường, những thông tin tên người nhận tiền và số tiền được quy ước theo những con số ngày, tháng, năm ghi trên tờ lịch, rồi thêm con số mật mã, ghi thành một dãy số như số điện thoại ngay trên tờ lịch đó. Tóm lại, tờ séc là một tờ lịch bình thường có ghi kèm vào một số điện thoại, đó chỉ là những mã số chứ không phải là số điện thoại thật. Nếu bị bắt, nhìn vào tờ lịch này không ai có thể thấy nó có một chút giá trị nào. Thế mà hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu đô la Mỹ đã được chuyển bằng những tờ lịch vô giá trị đó.
    Thương nhân sẽ cầm tờ séc này sang một ngân hàng ở Hồng Kông. Đây là một ngân hàng đặc biệt do một nước bạn thiết lập để giúp ta "chế biến" tiền viện trợ và nước bạn cũng cử các chuyên viên tiền tệ rất giỏi giúp ta thực hiện "nghiệp vụ thanh toán đặc biệt" này. Người cầm séc sẽ nói một mật khẩu được quy ước từ trước. Nếu đúng mật khẩu, ngân hàng chuyển tiền. Thương nhân có thể yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản của mình, hay chuyển tiền vào tài khoản nào đó, việc này hoàn toàn do ngân hàng tại Hồng Kông và thương nhân thỏa thuận. Hai bên sẽ lập các chứng từ hợp pháp để thanh toán.
    Thật là lạ lùng. Tôi hỏi ông: "Vì sao người ta có thể tin mà giao trước cho ta những lượng tiền lớn như vậy?". Trả lời: "Chúng ta buộc phải làm như vậy thôi. Một đồng của cách mạng gắn liền với xương máu. Chúng ta cũng sòng phẳng, làm ăn đàng hoàng, chưa bao giờ thất tín. Bởi vậy mà họ tin tưởng chúng ta".
     
  11. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Kỳ 9 - Tham gia sáng lập “Tổ buôn lậu lúa gạo”


    Ngày 23.9.1997, trong một bức thư gửi ông Lê Khả Phiêu, lúc đó là Ủy viên thường vụ, thường trực Bộ Chính trị, ông Mười Phi viết: "Trong thời kỳ này, Đảng và Chính phủ đang thực hiện chủ trương đền ơn đáp nghĩa, thi hành chính sách khen thưởng...
    Vì vậy mà tôi còn bị đồng đội trách móc, là đơn vị N2683 (Ban Tài chính đặc biệt Trung ương Cục) sau khi hoàn thành nhiệm vụ chưa có một chứng tích gì để vui chung như mọi người... Tôi không có nguyện vọng cá nhân nào. Nếu từ nay đến khi Đảng và Chính phủ kết thúc việc thi hành chính sách khen thưởng và nếu như đồng chí thấy là hợp lý, tôi đề nghị có hình thức, cử chỉ nào chính thức đối với đơn vị N2683, dù nó được giải thể sau giải phóng, có một số cốt cán đã hy sinh, đã qua đời rồi, nhưng gia đình họ và hãy còn nhiều đồng đội còn sống. Người thay thế tôi để giải quyết các việc tồn đọng của N2683 là Lữ Minh Châu...". Giờ thì ông Mười Phi cũng đã qua đời. Ông Năm Tấn thì mất từ nhiều năm trước. Ông Mai Hữu Ích cũng không còn... Qua ông Ba Châu, tôi được biết ông Nguyễn Nhật Hồng (người trực tiếp phụ trách B29), ông Ba Dũng, ông Chín Hòa (Ngô Thanh Hoa)... hiện đang sống ở TP.HCM. Tôi sẽ đề cập đoạn cuối của câu chuyện về B29 - N2683 và về những đồng đội ông Ba Châu vào phần sau của thiên ký sự này.
    Trở lại chuyện của ông Ba Châu sau ngày giải phóng. Sau khi kết thúc công việc Trưởng ban Quân quản các ngân hàng, ông làm Giám đốc Ngân hàng quốc gia Sài Gòn-Gia Định, khi thống nhất đất nước ông làm Giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP Hồ Chí Minh cho đến năm 1984. Cái tên Lữ Minh Châu chính thức có từ khi làm Trưởng ban Quân quản. Ông nói tên Châu là do ông Phạm Hùng đặt khi ông chuẩn bị vào Nam, ở chiến trường đồng đội chỉ gọi ông là Ba Châu. Vào Sài Gòn ông là Nguyễn Văn Thảo, nên các con ông đều mang họ Nguyễn. Đất nước hòa bình ông phải lấy lại họ của mình, lấy tên do ông Phạm Hùng đặt và tự đặt thêm chữ lót. Lại phải qua nhiều thủ tục khá rắc rối ông mới đổi được họ lại cho các con mình.
    Ông làm ngân hàng nhà nước của thành phố, từ cải tạo công thương nghiệp, qua suốt những năm bao cấp cho đến "đêm trước đổi mới". Tôi hỏi thời kỳ đó ông có thấy bất hợp lý không, ông nói: "Tôi đã từng làm cho ngân hàng tư bản, tất nhiên thấy ngân hàng mình vừa quản lý nhà nước vừa kinh doanh là bất hợp lý, rồi biết bao nhiêu những ràng buộc nhiêu khê, nhưng hồi đó chưa thể nghĩ đến chuyện thay đổi, vì có nghĩ cũng không thực hiện được".
    Đến những năm đầu 1980, khi cơ chế tập trung quan liêu kìm hãm đến mức "không thể chịu nổi". Hoạt động sản xuất kinh doanh đình đốn, vật tư nguyên liệu không có, mua thì không có ngoại tệ, tiền cung ứng cho các doanh nghiệp mua trong nước cũng gặp biết bao nhiêu tầng nấc ràng buộc rắc rối. Thành phố phải "xé rào", phải "bung ra". Ông Ba Châu vừa là người trong cuộc, vừa là nhân chứng.
    Thời đó, trong khi ĐBSCL không thiếu lúa gạo thì TP.HCM dân không có gạo ăn. Việc "thu mua" lương thực từ các địa phương thuộc chức năng của Trung ương, của Bộ Lương thực, thành phố không được phép. Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt (Sáu Dân) từng tuyên bố: "Không thể để một người dân nào của thành phố đói!". Nhưng làm thế nào để có gạo cho dân ăn thì ông bó tay. Xuống miền Tây mua gạo thì không ai cho. Mà có cho thì mua giá rẻ người ta không bán, mua giá cao thì bị cấm. Nhà nước bán vật tư cho nông dân theo giá Nhà nước, Nhà nước mua lúa gạo của dân cũng theo giá Nhà nước, bất chấp vật tư có cung cấp đủ hay không. Cung cấp vật tư không đủ thì nông dân không bán rẻ, bán rẻ làm sao sống được! Và nếu có mua được thì cũng không chở đi được, vì lúa gạo là mặt hàng cấm đưa ra khỏi địa phương, muốn đưa ra phải có giấy của chủ tịch tỉnh.
    Một buổi sáng, ông Sáu Dân kêu ông Ba Châu đến nhà ăn sáng. Đến nơi, ông thấy có ông Năm Ẩn, Giám đốc Sở Tài chính, ông Năm Nam, Chánh văn phòng Thành ủy và bà Ba Thi ở Công ty Lương thực. Trong khi mọi người cùng ăn sáng, ông Sáu Dân nói: "Gạo của thành phố chỉ còn đủ cho dân ăn vài ngày. Sở Lương thực đề nghị cung cấp nhưng Bộ Lương thực chỉ cung cấp nhỏ giọt. Gạo là vấn đề sinh tử của thành phố này. Miền Tây có gạo, chúng ta không thể chấp nhận để cho dân thiếu gạo. Tôi mời các anh chị đến đây để bàn. Bàn nhưng dứt khoát phải có cách mua được gạo. Không tìm ra cách tôi không cho về". Trước thái độ quyết liệt, dứt khoát của Bí thư Thành ủy, mọi người cùng suy nghĩ đưa ra kế sách, nhưng cách gì cũng bế tắc. Công ty lương thực thì không thể "xé rào" đi mua gạo. Chỉ có bà Ba Thi mới làm được chuyện này, vì bà rất có uy tín đối với các tỉnh miền tây. Nhưng phải cấp tiền cho bà Ba Thi, nếu không lấy tiền đâu mua gạo, mà cấp tiền cho cá nhân bà Ba Thi thì không đúng nguyên tắc. Ông Ba Châu đề nghị: "Muốn có tiền, anh Năm Ẩn phải ký một cái lệnh cấp thẳng tiền từ ngân sách cho chị Ba Thi, có được cái lệnh đó ngân hàng sẽ chi tiền". Nhưng gạo sẽ được mua theo giá nào ? Bà Ba Thi nói: "Mua giá của Nhà nước thì ai bán, chỉ mua được theo giá thị trường thôi". Không được phép mua gạo mà đi mua gạo là một cái sai. Cấp tiền từ ngân sách cho cá nhân đi mua gạo cho Nhà nước là cái sai thứ hai. Tiền Nhà nước phải mua gạo theo giá Nhà nước mà mua theo giá thị trường là cái sai thứ ba... Ông Sáu Dân và Thành ủy, UBND thành phố phải đứng ra chịu trách nhiệm về việc làm sai nhưng có lợi cho dân này. Bà Ba Thi nói nếu làm được như vậy thì vài ngày sau bà mang gạo về, nhưng "làm như vậy nếu trung ương biết thì đi tù". Ông Sáu Dân: "Bà đi tù tôi sẽ đem cơm".
    Ông Sáu Dân đã tán thành phương án đó và đứng ra chịu trách nhiệm. Ngay sau đó, một tổ chức được thành lập để đảm bảo an toàn giúp bà Ba Thi. Đó là "Tổ thu mua lúa gạo". Sở Tài chính cử người sang làm kế toán, ngân hàng cử người làm thủ quỹ. Mọi người gọi vui đó là "Tổ buôn lậu lúa gạo". Ông Ba Châu là một trong những "thành viên sáng lập" ra cái tổ đó.
    Hôm sau, ngân hàng chỗ ông Ba Châu chi lần đầu tiên 5 triệu tiền mặt giao cho bà Ba Thi theo lệnh của ông Năm Ẩn. Bà Ba Thi mang tiền xuống Long An, Đồng Tháp... mua gạo, rồi thuyết phục, nhờ cậy các vị lãnh đạo các tỉnh miền Tây cấp giấy, dùng xe vận tải, ghe thuyền chở về thành phố. Có lúc cái tổ này đã phải nhờ đến xe của quân đội vận chuyển lương thực vượt qua các trạm gác ngăn sông cấm chợ...
     
  12. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Kỳ 10: Nghe đài mới biết mình làm bộ trưởng


    Hoạt động của cái "Tổ buôn lậu lúa gạo" hồi đó là một trong những bước đột phá chuẩn bị cho công cuộc đổi mới. Một số cơ quan Trung ương lên tiếng phản đối, nhưng cuối cùng không làm được gì. Bà Ba Thi được phong anh hùng. Chuyện này "nổi đình nổi đám" một thời. Ông Trường Chinh vào thăm, ông Phạm Văn Đồng vào thăm...
    Từ sự "phá rào" đó, hoạt động của ngân hàng "gần với thực tế" hơn. Việc "phá rào" ngày càng lan rộng. Thành phố cần tiền, cần hàng, nhiều cơ sở bung ra làm xuất nhập khẩu. Ông Ba Châu nói, hồi đó phải kể đến những hoạt động đột phá của Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) TP.HCM do ông Nguyễn Nhật Hồng làm giám đốc. Cần nhớ điều rất thú vị này: Ông Nguyễn Nhật Hồng là một nhân vật trọng yếu của đường dây chế biến và cung cấp tiền cho các chiến khu, trước được cử sang Hồng Kông, sau đó là người trực tiếp chỉ đạo hoạt động của B29 ở Hà Nội. Có lẽ do đã từng hoạt động tiền tệ theo thị trường và có nhiều quan hệ với các công ty ở nước ngoài hồi đó, nên ông Hồng nhạy bén với thị trường và sớm không chấp nhận sự lỗi thời của cơ chế quan liêu bao cấp. Chính Vietcombank TP.HCM là ngân hàng đầu tiên thấu hiểu được tiếng kêu cứu của các doanh nghiệp và là ngân hàng đầu tiên "phá rào" cho các doanh nghiệp vay ngoại tệ ngoài kế hoạch. Không chỉ vậy, Vietcombank TP.HCM còn là ngân hàng đầu tiên đứng ra bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Vì sự "phá rào" để làm cho đúng lẽ phải, làm đúng nguyên tắc kinh doanh ngân hàng và để cứu các doanh nghiệp mà ông Hồng đã từng bị cấp trên ở Hà Nội chỉ trích, gây không ít khó dễ, nhưng cuối cùng thì lẽ phải vẫn thắng. Giữa hai người đồng đội cũ, một đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, một đứng đầu Ngân hàng Ngoại thương thành phố, đã chia sẻ, hỗ trợ nhau rất nhiều.
    Đến tháng 3.1984, lãnh đạo thành phố gọi ông Ba Châu lên nhận nhiệm vụ mới: làm Tổng giám đốc Tổng công ty xuất nhập khẩu thành phố (IMEXCO). Ông từ chối, nhưng lãnh đạo Thành ủy nói: "Đã quyết định rồi". Lúc bấy giờ đã có nhiều cơ sở bung ra làm xuất nhập khẩu, tình trạng tranh mua tranh bán rất phức tạp, bởi vậy thành phố quyết định thành lập tổng công ty này để tập trung đầu mối chấn chỉnh tình trạng này, đồng thời giải thể luôn Sở Ngoại thương. Đây là đơn vị xuất nhập khẩu trực tiếp đầu tiên trong cả nước không thuộc ngành ngoại thương mà trực thuộc UBND thành phố. Từ đây, giữa Vietcombank thành phố và IMEXCO, giữa ông Nguyễn Nhật Hồng và ông Ba Châu, nhà cấp vốn - nhà xuất nhập khẩu như "cặp bài trùng". Trong phạm vi ký sự về một nhân vật, tôi không có điều kiện đề cập đến những hoạt động sinh động trong "đêm trước đổi mới" của hai đơn vị này. Chỉ biết rằng nó thật là nhộn nhịp: xuất những gì có thể xuất được, nhập vật tư nguyên liệu cho sản xuất, nhập chịu hàng tiêu dùng về bán rồi trả tiền sau, nhập cả phân bón, thuốc trừ sâu cho các tỉnh... và góp phần cứu sống hàng loạt các doanh nghiệp.
    Giữa lúc "bung ra" đó, các vị lãnh đạo cao nhất ở Trung ương vào nghe rút kinh nghiệm. Vào cuối năm 1985, một bữa ông Phạm Hùng đến IMEXCO. Gặp ông Ba Châu, ông Phạm Hùng ngạc nhiên: "Ủa, sao cậu lại ở đây?". Ông Ba Châu báo cáo công việc. Ông Phạm Hùng nói: "Cho cậu đi học ngân hàng, sao lại đi buôn bán?". Rồi nói tiếp: "Thôi được, để tính lại". Sau cuộc gặp đó, ông Ba Châu lại được điều về làm Giám đốc Ngân hàng Nhà nước thành phố.
    Được mấy tháng. Ông Ba Châu kể, đầu tháng 6 năm 1986, vào một buổi tối thứ bảy, ông nghe đài công bố ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, và ngay tối hôm đó ông nhận được điện từ Hà Nội "Sáng thứ hai phải có mặt để nhận nhiệm vụ". Hàng xóm nghe tin này bảo ông: "Sao được thăng chức mà giấu?". Ông nói ông hoàn toàn không biết nhưng người ta không tin. Thực ra ông có biết là ông sẽ được điều động ra Hà Nội, nhưng không biết bao giờ đi và ra để làm nhiệm vụ gì.
    Thời kỳ này, hậu quả của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp kéo dài cộng với những sai lầm về giá - lương - tiền đã đẩy nền kinh tế vào thảm cảnh. Lạm phát phi mã lên đến 3 chữ số. Ông ra Hà Nội gặp Ban Tổ chức Trung ương, rồi gặp Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng. Ông Phạm Hùng nói: "Cậu thông cảm về quyết định đột ngột này, để khắc phục những sai lầm trong giá - lương - tiền, phải thay ngay Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước".
    Ông Ba Châu trở thành người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giữa lúc nền kinh tế lên đến đỉnh cao của siêu lạm phát. Cả nước thì rộng lớn. "Công việc hết sức gay go", ông nhớ lại...
     
  13. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Kỳ 11 - Mượn máy in để in tiền cho Nhà nước


    Đầu những năm 1980 nạn lạm phát tăng nhanh, khoảng 30-50%/năm, đến cuối năm 1985 lên 587,2% và siêu lạm phát lên đến đỉnh cao 774,7% vào năm 1986. Ông Ba Châu kể, việc đầu tiên ông đề nghị với người tiền nhiệm - ông Nguyễn Duy Gia, là bàn giao kho tiền mặt dự trữ.
    Nhưng tiền mặt dự trữ hầu như không có. Đang "siêu lạm phát" mà lại không có tiền mặt. Tiền mặt thiếu đến mức lương cán bộ công nhân viên cả nước trả không đúng hạn, người gửi tiết kiệm rút tiền không có để trả, thậm chí nhiều nơi mua nông sản của nông dân phải ghi giấy nợ.
    Tiền mặt dự trữ không có, tiền trong lưu thông thì thiếu nghiêm trọng. Hồi đó Nhà nước chủ trương không phát hành tiền mặt nhiều vì sợ tăng lạm phát. Ông Ba Châu nói điều đó không đúng, và ông chứng minh ở miền Bắc từ năm 1960 đến năm 1974, khối lượng tiền phát hành trong lưu thông chiếm 20 - 25% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, nhưng tại thời điểm năm 1986 tỷ lệ này chỉ còn 6%. Tỷ lệ đó là quá thấp đối với một xã hội quen dùng tiền mặt. Ông Ba Châu và tập thể lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đề nghị nâng lãi suất tiết kiệm để huy động tiền mặt trong dân và phát hành thêm tiền. Giải pháp đó phải đi song song với việc khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất hàng tiêu dùng, với việc mở rộng bảo lãnh nhập hàng trả chậm...
    Phương án phát hành thêm tiền được cấp trên đồng ý. Việc trước hết là in tiền. Trước đây ta in tiền tại Liên Xô, do không có tiền trả tiền in cho họ, họ không in nữa. Sang thương lượng với Cộng hòa dân chủ Đức, in tại đây được một thời gian cũng không có tiền trả, nên bị "cắt" luôn. Nước ta thì chưa có nhà máy in tiền. Nhà máy in tiền lúc đó không có, nói đúng hơn là mới có được cái mặt bằng thôi, chưa xây dựng. Giải quyết sao đây?
    Ông Ba Châu kể, bí quá không biết làm sao, mới sang bàn với Bộ Văn hóa - Thông tin, nhờ Nhà in Tiến Bộ cho mượn máy để in tiền. Tiền thì phải in bằng máy in chuyên dụng mới có thể chống làm giả, còn máy in của Nhà in Tiến Bộ thì chỉ là máy in offset thường, nhưng bí quá không có cách nào khác. Nhà in Tiến Bộ cho mượn máy in và cho mượn luôn một xưởng riêng để in tiền. Ban đầu giấy in tiền còn ở Liên Xô mang về in, sau đó cạn dần, mua giấy của nước ngoài thì không có tiền. Phải chạy vào một nhà máy xeo giấy ở Vĩnh Phú, tìm một loại giấy tốt để in. Giấy này chiều ngang dai nhưng chiều dài bị bở, không đảm bảo. Lại sang Liên Xô năn nỉ mua chịu giấy... Hồi đó chỉ dám in tiền mệnh giá nhỏ tại Nhà máy in Tiến Bộ thôi, in mệnh giá lớn nếu bị làm giả thì rất nguy hiểm. May là tiền giả hồi đó rất ít thấy.
    In tiền là chuyện quốc gia đại sự, sao có thể nhếch nhác như vậy được! Phải có một nhà máy in tiền riêng. Nhưng xin mua một cái máy in hai màu, một triệu mấy đô la thôi, Chính phủ cũng không cho, đơn giản vì không có tiền. Ông Ba Châu kể tiếp. May quá, trong một chuyến đi công tác TP.HCM ông gặp ông Đoàn Duy Thành. Ông Thành trước làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, được điều về Trung ương làm Bộ trưởng Ngoại thương cùng lúc với ông, là chỗ thân quen. Ông nhờ ông Thành "cứu bồ". Ông Thành hỏi: "Làm sao giúp đây ?". Ông Ba Châu nói: "Tôi biết trong kho của Bộ Ngoại thương có dự trữ nhiều cà phê, ông cho tôi mượn 500 tấn để bán lấy ngoại tệ mua máy in tiền, nợ tôi trả sau". Ông Đoàn Duy Thành đồng ý ngay và viết một giấy tay đề nghị Bộ Ngoại thương xuất cà phê cho Ngân hàng Nhà nước mượn. Mượn được cà phê, ông lập tức cho mở L/C xuất và liên hệ nhập máy.
    Nhưng từ khi xuất cà phê đến khi đưa máy in về phải mất 2-3 tháng. Trong thời gian đó tiền làm sao in được, trong khi nhu cầu tiền để phát hành lại quá bức xúc? Lại bí. Ông nghe nói TP.HCM vừa nhập một cái máy in hai màu, hình như nhập về cho Sở Văn hóa - Thông tin, ông mừng quá, đến gặp ông Mai Chí Thọ, lúc đó làm Chủ tịch thành phố. Ông hỏi ông Mai Chí Thọ mượn luôn cái máy in đó, khi máy ông nhập về ông sẽ trả. Ông Mai Chí Thọ đồng ý luôn. Ông lấy ngay cái máy đó, mang về ráp tại 17 Bến Chương Dương, lập một xưởng in tiền.
    Cuối cùng thì ông cũng xin được tiền của Chính phủ "trả sòng phẳng" cho Bộ Ngoại thương và mua thêm máy in 4 màu, làm một nhà máy in tiền nhỏ ở Chùa Bộc (Hà Nội). Có được máy in dĩ nhiên là rất quan trọng, nhưng những người thực hiện quan trọng hơn. "Tôi không bao giờ quên công lao của các nghệ nhân vẽ mẫu, không bao giờ quên công lao của tập thể cán bộ, công nhân viên Nhà máy in Ngân hàng I và II. Họ làm việc rất sáng tạo và rất có trách nhiệm", ông Ba Châu nói...

    (Sưu Tầm tin tức)
     
    Last edited: 28/4/10

Ủng hộ diễn đàn