Người mê “săn” tiền cổ

Chủ đề thuộc danh mục 'Tin tức khắp nơi' được đăng bởi nguyenphi, 4/3/14.

  1. nguyenphi

    nguyenphi New Member

    [​IMG] Anh Tĩnh với bộ sưu tập tiền cổ của mình

    "Tôi muốn lưu giữ để cho thế hệ sau biết trân trọng những giá trị văn hóa của cha ông...".



    Đau đáu nỗi niềm "Thời gian vụt trôi đi, những đồng tiền xu cổ được phát hiện đã ngả màu, sẽ là vật vô tri vô giác khi vô tình nằm trong các đống phế liệu…", hơn 30 năm nay, anh Đào Tam Tĩnh-một người đam mê tiền cổ đã lặn lội sưu tầm để làm một việc mà theo anh: "Tôi muốn lưu giữ để cho thế hệ sau biết trân trọng những giá trị văn hóa của cha ông từ hàng ngàn năm trước để lại".

    Kho báu vô giá

    Đam mê như vậy, suốt ba mươi năm nay, bỏ qua những lời bàn tán, ví von về mình là "lấy tiền thật mua tiền giả". Bây giờ, giới sành chơi ngoài sự thán phục độ am tường của anh Tĩnh về tiền cổ, càng quí anh hơn khi nhận thấy với anh "săn" tiền cổ là chỉ để sưu tầm chứ tuyệt nhiên không bán.
    Ngoài công việc Giám đốc Thư viện tỉnh Nghệ An, anh Đào Tam Tĩnh còn viết sách. Bên cạnh tác phẩm Khoa bảng xứ Nghệ, anh còn có nhiều công trình in chung như: Tác gia Nghệ Tĩnh, Danh sĩ vịnh Kiều, Câu đối xứ Nghệ, Bóng thi nhân… Còn chuyện "bén duyên" với thú "săn tiền cổ" đến với anh cũng đã hơn 30 năm.

    Niềm đam mê này đến với anh từ năm 1998, khi anh bắt đầu nghiên cứu chữ Hán và khám phá ra sự thú vị của chữ Hán đúc trên đồng tiền cổ hết sức phong phú, không chỉ thể hiện trên những kiểu chữ được in trên các đồng tiền mà còn qua chất liệu, hình dáng. Anh có trong tay gần như đầy đủ các loại đồng tiền của các triều đại Việt Nam và Trung Quốc. Có những bộ tiền khi đào lên, các đồng tiền còn dính kết vào nhau tạo thành những "thế tiền" rất lạ và độc đáo như hình tượng hai con lân hí cầu, cũng có loại hai mặt đồng tiền đều có in hình và chữ, có đồng mặt phải in hình 12 con giáp, mặt trái hình chữ "bát quê" và cũng có đồng mặt phải hiện hình con Hạc, mặt trái in 4 chữ "Phú Quí Khang Vinh"...
    [​IMG]
    Anh Tĩnh với bộ sưu tập tiền cổ của mình
    Cổ nhất là đồng tiền có in chữ "Bán Tuyền" và "Bán tuyền Ngũ thập" (in bằng chữ triện) của thời nhà Hán. Tiếp đó là đồng tiền "Ngũ thù" mỏng mảnh có lỗ vuông to ở giữa. Các triều đại đều có một loại tiền riêng, thậm chí cùng một triều nhưng có nhiều loại niên hiệu khác nhau. Trừ nhà Đường và nhà Nguyên chỉ có vài loại tiền nhưng đến nhà Tống là triều vua có nhiều loại tiền nhất, gồm 9 loại: Hoàng Tống Thông Bảo; Thánh Tống Nguyên Bảo; Hoàng Nguyên Thông Bảo; Cảnh Đức Thông Bảo; Tường Phù Nguyên Bảo; Chính Hòa Thông Bảo; Thiên Hỷ Thông Bảo. Riêng đời vua Tống Chân Tông ở ngôi 25 năm (997-1022) nhưng cũng có tới 6 niên hiệu tiền (Chí Đạo, Hàm Bình, Cảnh Đức; Đại Trung; Thiên Hi và Càn Hưng) trong đó loại tiền mang niên hiệu "Thánh Tông Nguyên Bảo" được xem là đẹp nhất vì chữ của vua viết theo kiểu thư pháp được đúc trên mặt đồng tiền. Đến nhà Minh và nhà Thanh lại xuất hiện nhiều loại tiền từ Hồng Vũ Thông Bảo, Vĩnh Lạc Thông Bảo và Khang Hy Thông Bảo đời nhà Thanh... Thực tế, sự hiện diện của đồng tiền là chứng tỏ uy lực kinh tế, xã hội của từng ông vua.

    Tiền đồng cổ nhất Việt Nam được anh sưu tầm có chữ "Thái Bình Thông Bảo" thời vua Đinh Tiên Hoàng và "Thiên Phúc Trấn Bảo" thời vua Lê Đại Hành. Tiếp theo các triều Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn đều có tiền đồng đúc ở Thăng Long, Huế và Vinh. Theo Lê Quý Đôn, đồng tiền "Hồng Đức Thông Bảo" thời vua Lê Thánh Tông và đồng tiền "Thuận Thiên Nguyên Bảo" thời Lê Lợi được xem là đồng tiền đẹp nhất Việt Nam lúc bấy giờ bởi hình đồng tiền xinh xắn, tròn trặn, lỗ vuông sắc cạnh, chữ rõ nét. Chất lượng đúc khá tốt, nét chữ thể hiện đẹp không hề thua kém tiền đồng Trung Quốc. Cùng với tiền đồng, tiền thiếc có từ thời phong kiến, bộ sưu tập tiền giấy của anh cũng đặc biệt quí giá. Trong đó, bộ tiền giấy Cụ Hồ được in ở xưởng in tiền Hương Khê (Hà Tĩnh), một trong 4 xưởng đúc tiền đầu tiên của Chính quyền Cách mạng Việt Nam.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Có nhiều loại tiền còn nguyên trong bình cổ
    Gian nan săn tiền cổ Có nhiều cách để giới chơi đồ cổ săn được đồ độc, trong đó cái "duyên" rất quan trọng. Thật khó có thể tin rằng bộ sưu tập tiền cổ của anh phần lớn nhờ... gánh đồng nát.

    Anh Tĩnh nhớ lại: Năm 1998, anh nhận được điện thoại của một người bạn quê ở Nam Đàn thông tin người này vừa gặp một phụ nữ chuyên nghề rà sắt vụn, xăm trúng một hố tiền đồng khổng lồ, đào lên cân nặng tới 2 tạ. Nhận được tin, anh tức tốc phóng xe máy lên tận nơi rồi lựa chọn các loại khác nhau, mua mỗi ký giá từ 600- 10.000 đồng. Đêm đó, về nhà anh cứ săm soi, mày mò, nghiên cứu đến quên ăn, quên ngủ. Anh chợt phát hiện ra sự thú vị của chữ Hán đúc trên những đồng tiền hết sức phong phú.

    Từ đó, cái thú săn tiền cổ như ăn sâu vào máu thịt từ khi nào chính anh cũng không hề hay biết. Những ngày nghỉ, ngày lễ anh lại lên đường tiếp tục "săn" tiền cổ theo các nguồn tin từ những ông chủ phế liệu mà anh đã đặt cọc trước. Khi có trong tay ngày càng nhiều đồng tiền cổ, anh lao vào nghiên cứu lịch sử của từng đồng tiền xu. Anh chiêm nghiệm: Càng đọc, càng nghiên cứu, tôi càng say mê. Bởi những đồng tiền ấy cũng có tiếng nói riêng mình về thời đại nó được sinh ra. Qua đồng tiền, có thể biết được sự biến động của lịch sử. Nó gắn với từng vị vua, từng triều đại và niên đại lịch sử nhất định. Hiểu nó, có thể hiểu thêm về lịch sử của đất nước. Những đồng tiền cổ đã trở thành tiếng nói lịch sử của một thời đại...

    Để có được bộ sưu tập quý giá với hàng nghìn đồng tiền, anh Tĩnh đã bỏ rất nhiều công sức. Cứ hễ nghe được thông tin ở đâu phát hiện ra tiền cổ, dù xa xôi, cách trở anh cũng lặn lội tìm đến để hỏi mua cho được. Anh không nhớ hết bao nhiêu lần mình đã cất công đi tìm những đồng tiền cổ như thế nào và cũng có những lần phải ngậm ngùi tiếc nuối vì tìm đến nhưng không mua được bởi vượt xa khả năng kinh tế của mình. Với anh, phát hiện được một đồng tiền cổ là có thêm một thú vui, do vậy những cuộc "săn" tìm tiền cổ vẫn được anh âm thầm thực hiện.
    [​IMG]
    Đồng tiền chưa xác định được niên đại
    Sau mỗi cuộc "săn", tìm được những đứa con tinh thần của mình, anh luôn cất giữ cẩn thận, nâng niu như báu vật. Mỗi bộ tiền được anh phân loại theo từng thời kỳ, niên đại và sắp xếp theo trình tự thời gian trong những cuốn an bum chuyên dụng một cách khoa học. Và cũng có những loại mới được sưu tầm đang nằm trong vại sành, niêu đồng, nồi đất lấm lem bụi cát.
    Theo Hồ Hà (Gia đình & Xã hội)
     

Ủng hộ diễn đàn