Những đồng tiền thời Trần

Chủ đề thuộc danh mục 'Tư liệu tham khảo' được đăng bởi tigon, 21/4/12.

  1. tigon

    tigon Active Member

    Nhà Trần kéo dài 176 năm (1225 - 1400 với 13 đời vua), về cơ bản vẫn ổn định duy trì phát triển một cơ cấu xã hội như thời Lý, nền kinh tế dần được phục hưng.

    Những hoạt động nội thương và ngoại thương được xây dựng đặt tiền đề cơ sở từ thời Lý đến triều Trần đã phát huy tác dụng. Trong 13 vua đời Trần có 5 đời vua cho đúc tiền, có vua cho đúc nhiều lần với số lượng lớn. Những lần đúc tiền là những thời điểm bước ngoặt trong đời sống kinh tế cộng đồng, những đồng tiền được đúc ra đã phát huy tác dụng, làm ổn định xã hội, tăng cường ngân khố quốc gia, tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế thời Trần.

    1. Trần Thái Tông (1226 - 1258) lên ngôi kế thừa di sản cuối mùa của vương triều Lý với nền kinh tế suy đốn, kho tàng trống rỗng vì loạn lạc. Để phục hưng kinh tế sau khi ổn định xã hội, Trần Thái Tông cho điều chỉnh giá trị đồng tiền và đúc tiền lưu hành.

    [​IMG]
    Nhà Trần

    Sử cũ ghi lại năm 1226: "Xuống chiếu cho dân gian dùng tiền "tỉnh bách" mỗi tiền là 69 đồng. Tiền nộp cho Nhà nước (tiền thượng cung) thì mỗi tiền là 70 đồng" (trích Đại Việt sử ký toàn thư tập II, tr 9). Hơn 30 năm cầm quyền với 3 niên hiệu, Trần Thái Tông đã nhiều lần cho đúc tiền mang 3 niên hiệu của thời đại. Hiện nay khảo cổ học còn tìm thấy 3 niên hiệu tiền thời Trần Thái Tông.

    - Niên hiệu Kiến Trung (1226 - 1232) là tiền Kiến Trung thông bảo. Tiền đúc hình tròn, đường kính 2,1 - 2,14cm. Vành biên hơi rộng, phẳng. Giữa lỗ vuông có gờ nổi. Mặt trước chữ viết đối xứng qua tâm. Cách đọc tròn theo chiều kim đồng hồ. Mặt sau phẳng.

    - Niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình (1232 - 1251) đúc tiền Chính Bình thông bảo. Tiền đúc hình tròn. Vành biên rộng phẳng, giữa có lỗ vuông. Mặt trước chữ viết đối xứng qua tâm. Cách đọc vòng tròn theo chiều kim đồng hồ. Mặt sau trơn phẳng.

    - Niên hiệu Nguyên Phong (1251 - 1258) đúc tiền Nguyên Phong thông bảo. Tiền đúc hình tròn. Vành biên rộng, giữa có lỗ vuông. Mặt trước chữ viết đối xứng qua tâm. Chữ có hai loại chữ chân và chữ thảo, điều này cho thấy đồng tiền này có hai lần đúc hoặc khi đúc sử dụng hai khuôn khác nhau. Cách đọc vòng tròn theo chiều kim đồng hồ. Mặt sau trơn phẳng.

    2. Trần Thánh Tông (1258 - 1278) ở ngôi 20 năm có hai niên hiệu là Thiệu Long và Bảo Phù. Hiện nay mới tìm được tiền Thiệu Long thông bảo. Tiền đúc hình tròn, vành biên rộng phẳng, giữa có lỗ vuông. Mặt trước chữ viết đối xứng qua tâm, cách đọc vòng tròn theo chiều kim đồng hồ. Mặt sau phẳng nhẵn. Đây là đồng tiền duy nhất được đúc dưới thời Trần Thánh Tông.
     
  2. tigon

    tigon Active Member

    Thời điểm bước ngoặt trong đời sống
    Trong 13 vua đời Trần có 5 đời vua cho đúc tiền, có vua cho đúc nhiều lần với số lượng lớn. Những lần đúc tiền là những thời điểm bước ngoặt trong đời sống kinh tế cộng đồng...


    3. Sau một thời gian dài, các đời vua Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông không thấy sử cũ ghi lại việc đúc tiền tệ và cũng chưa tìm được đồng tiền đúc vào thời này. Đến thời vua Trần Minh Tông, nhà Trần lại tiến hành đúc tiền cho lưu thông ngoài xã hội.

    Trong những niên hiệu được sử dụng, niên hiệu Khai Thái (1324 - 1329) nhà Trần cho đúc tiền Khai Thái nguyên bảo. Tiền đúc hình tròn, đường kính 2,37cm, vành biên rộng phẳng, giữa có hình vuông có gờ, lỗ hơi tròn. Mặt trước chữ viết đối xứng qua tâm, cách đọc trên trước, dưới sau và phải trước, trái sau.

    Mặt sau tiền Khai Thái nguyên bảo có hai loại, một loại mặt sau trơn phẳng và một loại mặt sau trơn nhưng có chữ Trần.

    [​IMG]

    4. Trần Dụ Tông là đời vua Trần đúc nhiều tiền nhất, nhiều lần đúc với số lượng lớn. Niên hiệu Thiệu Phong (1341 - 1357) có hai lần đúc tiền: Thiệu Phong nguyên bảo và Thiệu Phong thông bảo.

    Tiền Thiệu Phong nguyên bảo có đến 4 loại khác nhau. Điều này cho thấy có khả năng Nhà nước có 4 xưởng đúc tiền khác nhau, hoặc 4 lần đúc loại tiền này với thời gian khác nhau. Tiền Thiệu Phong thông bảo có đến 20 loại khác nhau đã cho thấy nhu cầu sử dụng tiền và đúc tiền rất rầm rộ, trước nhu cầu đòi hỏi của sự phát triển kinh tế.

    Niên hiệu Đại Trị (1358 - 1369) Trần Dụ Tông lại cho đúc liên tiếp các đồng tiền Đại Trị nguyên bảo; Đại Trị thông bảo. Tiền Đại trị nguyên bảo có đến 5 loại tiền với các lối chữ viết khác nhau.

    Tiền Đại Trị thông bảo còn phong phú hơn với nhiều loại. Những đồng tiền này cơ bản có kích thước giống nhau, đường kính 2,35 - 2,38cm. Mặt trước viết chữ, cách đọc trên dưới, phải trái.

    5. Sau Trần Dụ Tông, Dương Nhật Lễ lên ngôi lấy niên hiệu Đại Định (1369 - 1370), ông đã cho đúc tiền Đại Định thông bảo. Tiền Đại Định thông bảo được đúc hình dáng và kích thước như các đồng tiền thời Trần khác.

    Tiền hình tròn, giữa có lỗ vuông. Mặt trước chữ viết đối xứng qua tâm, cách đọc trên trước dưới sau, phải trước trái sau, nét chữ sắc sảo. Mặt sau để trơn nhẵn.

    6. Trần Nghệ Tông lên ngôi (1370 - 1372), niên hiệu Thiệu Khánh ông cho đúc tiền Thiệu Khánh thông bảo. Đồng tiền này được sử liệu ghi chép, nhưng cho đến nay còn lại rất hiếm hoi.

    Lê Đình Phụng
     

Ủng hộ diễn đàn