SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP LÂM THỜI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 18 B NGÀY 31 THÁNG 1 NĂM 1946 CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP LÂM THỜI VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ Xét sự cần thiết phát hành đồng bạc giấy Việt Nam để làm nền tảng cho nền tài chính quốc gia ở chỗ nào có đủ điều kiện phát hành; Chiếu lời yêu cầu của Uỷ ban hành chính Trung bộ và lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, sau khi Hội đồng Chính phủ đồng ý; RA SẮC LỆNH: Điều thứ nhất: Tại miền Nam Trung bộ từ vĩ tuyến 16 về Nam sẽ phát hành đồng bạc giấy Việt Nam. Điều thứ hai: Việc phát hành đồng giấy bạc Việt Nam do Uỷ ban hành chính Trung bộ tổ chức và điều khiển. Điều thứ ba: Kẻ nào làm giả hay có hành động phá hoại giá trị của đồng bạc giấy Việt Nam sẽ bị đưa ra Toà án quân sự. Điều thứ tư: Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Uỷ ban hành chính Trung bộ chịu trách nhiệm thi hành Sắc lệnh. Hồ Chí Minh (Đã ký)
SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 154 NGÀY 13 THÁNG 8 NĂM 1946 CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ Xét sự nhu cầu về tài chính, Chiếu chi Sắc lệnh số 18-B ngày 31 tháng 1 năm 1946 cho phép ban hành đồng bạc giấy Việt Nam tại miền Trung Nam bộ từ Vĩ tuyến 16 trở vào, Chiếu lời đề nghị của Uỷ ban hành chính trực thuộc Trung bộ và lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Sau khi Ban thường trực Quốc hội và Hội đồng Chính phủ đồng ý, RA SẮC LỆNH: Điều thứ nhất Tại miền Bắc Trung bộ từ vĩ tuyến 16 trở vào nay phát hành đồng giấy bạc Việt Nam. Điều thứ hai Việc phát hành giấy bạc Việt Nam do Uỷ ban Hành chính Trung bộ tổ chức và điều khiển. Điều thứ ba Kẻ nào làm giả hay có hành động phá hoại giá của đồng bạc Việt Nam sẽ bị truy tố tại Toà án quân sự. Điều thứ tưBộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Uỷ ban hành chính Trung bộ phụ trách thi hành Sắc lệnh này. Huỳnh Thúc Kháng (Đã ký)
SẮC LỆNH SỐ 147/SL CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ VỀ VIỆC CHO PHÉP PHÁT HÀNH TẠI NAM BỘ VÀ LƯU HÀNH TRONG TOÀN QUỐC, CÁC GIẤY BẠC VIỆT NAM LOẠI 1Đ, 5Đ, 20Đ, 50Đ VÀ 100Đ CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ Chiếu Sắc lệnh số 18-b ngày 31/1/1946 cho phép phát hành giấy bạc Việt nam tại miền Nam Trung bộ, từ vĩ tuyến 16 trở xuống; Chiếu Sắc lệnh số 154 ngày 13/8/46 cho phép phát hành giấy bạc Việt Nam tại miền Bắc Trung bộ, từ vĩ tuyến 16 trở lên; Chiếu Sắc lệnh số ngày cho phép phát hành giấy bạc Việt Nam tại Bắc bộ; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Sau khi ban thường trực Quốc hội và Hội đồng Chính phủ đã thoả hiệp, RA SẮC LỆNH: Điều 1 Nay cho phép phát hành, tại Nam bộ, và lưu hành trong toàn quốc, giấy bạc Việt Nam loại mới 1 đồng, 5 đồng, 20 đồng, 50 đồng và 100 đồng. Tổng số giấy bạc phát hành ấn định là Ba Trăm triệu đồng (300.000.000đ00 ). Điều 2 Việc phát hành do Uỷ ban kháng chiến kiêm hành chính Nam bộ tổ chức và điều khiển. Những đặc điểm của giấy bạc nói trên cũng do Uỷ ban ấy ấn định. Giấy bạc phải có chữ ký của Chủ tịch Uỷ ban khánh chiến kiêm hành chính Nam bộ, đại diện Bộ trưởng Bộ Tài chính và Giám đốc Ngân khố Nam bộ, đại diện Tổng Giám đốc ngân khố Quốc gia. Điều 3 Kẻ nào làm giả hay có hành động phá hoại giá trị giấy bạc nói trên, sẽ bị truy tố trước Toà án Quân sự. Điều 4 Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Uỷ ban kháng chiến kiêm hành chính Nam bộ phụ trách thi hành Sắc lệnh này. Hồ Chí Minh (Đã ký)
SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 48 NGÀY 15 THÁNG 5 NĂM 1947 CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ Chiếu theo Sắc lệnh số 18/B ngày 31-1-1946 và số 154 ngày 13/8/1946 cho phép phát hành giấy bạc Việt Nam tại Trung ương; Chiếu theo tình thế hiện thời; Theo lời đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Tài chính; Sau khi Ban Thường trực Quốc hội và Hội đồng Chính phủ thoả thuận, RA SẮC LỆNH: Điều 1 Những giấy bạc Việt Nam sau này được phép lưu hành trong toàn cõi Việt Nam: 1 đ 00 (một đồng) 5 đ 00 (năm đồng) 10 đ 00 (mười đồng) 20 đ 00 (hai mươi đồng) 50 đ 00 (năm mươi đồng) 100 đ 00 (một trăm đồng) 500 đ 00 (năm trăm đồng) Điều 2 Kẻ nào làm giả hay có hành động phá hoại giá trị của giấy bạc Việt Nam sẽ bị truy tố trước Toà án Quân sự. Điều 3 Các ông Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp và Bộ Quốc phòng chịu uỷ nhiệm thi hành Sắc lệnh này. Hồ Chí Minh (Đã ký)
SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 231/SLM NGÀY 18 THÁNG 7 NĂM 1947 CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà Xét tình thế hiện thời, Theo lời đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Tài chính; Sau khi Ban thường trực Quốc hội và Hội đồng Chính phủ đã thoả thuận; RA SẮC LỆNH: Điều 1: Nay cho phép phát hành tại Nam phần Trung bộ những "tín phiếu" sau này có giá trị như giấy bạc Việt Nam: Tín phiếu: 1 đồng, Tín phiếu: 5 đồng, Tín phiếu: 10 đồng, Tín phiếu: 20 đồng, Tín phiếu: 50 đồng, Tín phiếu: 100 đồng, Tín phiếu: 500 đồng. Điều 2: Những "tín phiếu" kể trên sẽ chiếu nguyên giá đổi lấy giấy bạc Việt Nam. Điều 3: Tổng số giá trị những "tín phiếu" được phát hành theo Điều 1 Sắc lệnh này không được quá một trăm triệu. Điều 4: Những "tín phiếu" ấy được phép lưu hành như giấy bạc Việt Nam. Điều 5: Người nào có hành động phá hoại giá trị những "tín phiếu" ấy sẽ bị truy tố trước Toà án quân sự. Điều 6: Một nghị định của đặc phái viên Chính phủ tại miền Nam sẽ ấn định những chi tiết thi hành Sắc lệnh này. Điều 7: Các ông Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và Chủ tịch Uỷ ban hành chính Trung bộ chiểu Sắc lệnh thi hành. Hồ Chí Minh (Đã ký)
SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 102/SL NGÀY 1 THÁNG 11 NĂM 1947 CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ Xét tình thế hiện thời, Theo lời đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Tài chính, Sau khi Ban Thường trực Quốc hội và Hội đồng Chính phủ đã thoả thuận, RA SẮC LỆNH: Điều 1 Nay cho phép phát hành tại Nam Bộ những "tín phiếu" sau này có giá trị như giấy bạc Việt Nam: Tín phiếu 1 đồng, - 5 đồng, - 10 đồng, - 20 đồng, - 50 đồng, - 100 đồng, - 500 đồng, Điều 2 Những "tín phiếu" kể trên sẽ chiểu nguyên giá đổi lấy giấy bạc Việt Nam. Điều 3 Tổng số giá trị những "tín phiếu" được phát hành theo điều 1 Sắc lệnh này không được quá Hai mươi triệu đồng bạc. (20.000.000 đ). Điều 4 Những "tín phiếu" này được phép lưu hành như giấy bạc Việt Nam. Điều 5 Người nào có hành động phá hoại giá trị những "tín phiếu" ấy sẽ bị truy tố trước Toà án quân sự. Điều 6 Một Nghị định của Uỷ ban hành chính Nam bộ sẽ ấn định những chi tiết thi hành Sắc lệnh này. Điều 7 Các ông Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và ông Chủ tịch Uỷ ban hành chính Nam bộ chiểu Sắc lệnh thi hành. Hồ Chí Minh (Đã ký)