Tiền cổ thời Tây Sơn

Chủ đề thuộc danh mục 'Tin tức khắp nơi' được đăng bởi nittecute, 23/3/12.

  1. nittecute

    nittecute Guest

    Sau khi Nguyễn Huệ lãnh đạo quân Tây Sơn đánh thong thù trong giặc ngoài, thống nhất toàn bộ lãnh thổ, triều đại Tây Sơn tập trung ngay /vào công việc xây dựng đất nước với những chủ trương táo bạo nhưng đúng đắn về các mặt kinh tế, văn hóa. Vua Quang Trung ban chiếu khuyến nông, phát triển công-thương nghiệp, mở rộng việc buôn bán trong nước và nước ngoài... Trong phát triển kinh tế thì đúc tiền là việc làm được triều đại Tây Sơn rất quan tâm.
    Ba triều đại Tây Sơn đã chơ đúc tiền 1à: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Quang Toàn. Tiền thời Tây Sơn chia làm 9 loại và căn cứ lưng tiền có các dấu hiệu khác nhau, người ta chia ra nhiều kiểu.
    Năm 1778 Nguyễn Nhạc xưng đế, lấy hiệu là Thái Đức. Trong 15 năm trị vì, Nguyễn Nhạc cho đúc nhiều tiền đồng nhưng chỉ có một loại mang niên hiệu ‘’Thái Đức thông bảo”. Tiền Thái Đức lưu hành song song cùng với tiền của Vua Chiêu Thống, Quang Trung và Quang Toàn.
    Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế năm 1788, lấy niên hiệu là Quang Trung. Quang Trung đề nghị với nhà Thanh mở cửa ải, thông thương chợ búa, khiến cho hàng hóa không ngừng hoạt động, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân. Để phát triển kinh tế, vua Quang Trung cho đúc 4 hoại tiền và rất nhiều kiểu với nhiều dấu hiệu khác nhau ở 1ưng tiền.
    Năm 1793, Nguyễn Huệ mất, con trai 1à Quang Toàn lên ngôi lấy niên hiệu hai lần: Cảnh Thịnh (1793 - 1801) và Bảo Hưng (1801 - 1802).
    Quang Toàn cũng cho đúc 4 1oại tiền, nhưng số 1ựơng không nhiều như tiền Quang Trung. Tuy nhiên thời kỳ này đã cho đúc những hoại tiền cỡ lớn dùng để ban thường hoặc cũng có thể tiêu dùng mà các đời vua Thái Đức Quang Trung không đúc .
    Về loại tiền ‘’Bảo Hưng thông bảo’’ sử nhà Nguyễn có chép năm 1826 sau khi Gia Long lên ngôi đã ra lệnh cấm tiền Tây Sơn: ‘’Từ thuở Tây Sơn lấn cướp, đúc các thứ tiền ngụy Thái Đức, Quang Trung, Cảnh Thịnh, Bảo Hưng, dân gian noi nhau thông dụng lẫn lộn rất nhiều”. Thế nhưng đến nay tiền ‘’ Bảo Hưng thông bảo ‘’ chưa được tìm thấy.
    Tiền Thái Đức lưu hành trong phạm vi hẹp, cho đến nay giới Khảo cổ tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh xứ đàng Trong (từ Quảng Nam đến Bình Thuận) với một số lương không nhiều. Riêng tiền Quang Trung và Cảnh Thịnh được phát hiện nhiều trên khắp mọi vùng của đất nước.
    Trong những năm gần đây, Bình Định phát hiện một số lượng khá lớn tiền cổ thời Tây Sơn, địa bàn tìm thấy và những khu vực đồn trú quân lương của nghĩa quân Tây Sơn và các bến sông, cửa biển nơi giao lưu buôn bán... Tập trung ở các huyện: Phù Cát, Tây Sơn, An Nhơn, An Lão... có những địa điểm phát hiện hằng tạ tiền đồng chủ yếu là tiền “Quang Trung thông bảo” và “Cảnh Thịnh thông bảo” với nhiều kiểu loại khác nhau, tỷ lệ tiền “Quang Trung thông bảo” chiếm nhiều hơn. Tất cả tiền cổ thời Tây Sơn phát hiện được chôn dấu kỹ trong những thạp gốm và hũ gốm tráng men màu nâu xám, màu vàng gạch, cách mặt đất khoảng 1m.
    Tiền ‘’Quang Trung thông bảo ‘’ (đúc chéo), chữ đúc nổi chân phương, viền mép và lỗ vuông rộng nên chữ viết thu nhỏ, tiền đúc mỏng nên có những đồng chữ bị mờ khó đọc. Gờ mép và viền 1ỗ ở cả hai mặt tiền và lưng tiền không nổi rõ. Lưng tiền có nhiều kiểu với nhiều dấu hiệu khác nhau: lưng tiền để trơn, lưng tiền có vành trăng khuyết ngửa ra ngoài 4 cạnh của lỗ vuông, lưng tiền có 4 vành trăng khuyết úp vào trong 4 cạnh lỗ vuông... Tiền “Cảnh Thịnh thông bảo” chữ cũng được đúc nổi chân phương, có 2 loại viền gờ mép rộng và gờ mép hẹp, lỗ vuông lớn. Hình dáng, kích thước, chữ viết đều giống như tiền Quang Trung, nhưng tiền đúc dày hơn, chất liệu kim loại tốt hơn.
    Tuy tồn tại trong thời gian ngắn (1778 - 1802), nhưng triều đại Tây Sơn đã cho đúc nhiều kiểu loại tiền. Việc phát hiện tiền Tây Sơn trên mọi vùng của đất nước ta chứng tỏ rằng lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam tiền Tây Sơn chiếm số lượng áp đảo tất cả các hoại tiền Việt Nam và cả tiền Trung Quốc đang lưu hành đồng thời. Đây là một bằng chứng rất đáng chú ý về chính sách kinh tế của nhà Tây Sơn. Các vua Tây Sơn, nhất và vua Quang Trung đã ra sức xây dựng một nền kinh tế độc lập và giàu mạnh.
     

Ủng hộ diễn đàn