Tiền Việt Nam

Chủ đề thuộc danh mục 'Tư liệu tham khảo' được đăng bởi NgocNhung, 14/4/11.

  1. NgocNhung

    NgocNhung New Member

    Sau khi chiếm Nam Kỳ Lục tỉnh, Pháp mở nhà băng Đông Dương và bắt đầu phát hành đồng bạc Đông Dương Piastre từ 1875, in 3 thứ tiếng Anh-Pháp-TQ:

    [​IMG]

    [​IMG]

    Đầu thế kỷ 20, chữ quốc ngữ dần dần phổ biến, đồng thời tầm ảnh hưởng của Pháp rộng khắp Đông Dương, tờ bạc được in 4 thứ tiếng Pháp, Việt, Kh'me, Hán. Tờ giấy bạc 1 đồng này là loại tiền đầu tiên in chữ quốc ngữ.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Từ năm 1920-1930 là thời kỳ khai thác thuộc địa cực thịnh. Pháp cho in một loạt tiền được bảo đảm bằng vàng, có thể đổi lấy vàng. Các loại bạc nổi tiếng này là con công (5 bạc), giấy oanh (vingt -20 bạc) và bộ lư (100 bạc). Từ đó xuất hiện giai thoại Bạch công tử cúi xuống tìm tờ con công, Hắc công tử tỉnh bơ đốt tờ bộ lư rọi xuống đất cho sáng.

    [​IMG]

    [​IMG]


    Sau đại khủng hoảng kinh tế thế giới, đồng tiền mất giá. Pháp phát hành một loạt tiền ghi là "đồng vàng" nhưng thực tế muốn đổi lấy vàng phải có trên... 80 ngàn. Đồng thời tờ tiền mệnh giá lớn 500 đồng được lưu hành.


    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]
     
  2. NgocNhung

    NgocNhung New Member

    Đến đầu thế chiến thứ 2, quân Pháp thua trận tại châu Âu. Ngân hàng Đông Dương cho in tiền tại nhà in IDEO (Hà Nội), chất lượng tiền khá xấu.

    [​IMG]

    [​IMG]


    Khi người Pháp suy yếu thì ảnh hưởng của Nhật dần dần mạnh lên, tại Đông Dương bắt đầu lưu hành đồng Yen với tỉ giá 1 Yen = 1 Piastre

    [​IMG]

    [​IMG]

    Đồng thời chính phủ Vincy cam kết hỗ trợ tài chính cho quân Nhật ở Đông Dương, phát hành một số tờ bạc mệnh giá thấp, chỉ có giá trị lưu hành tại Đông Dương. Trên tờ bạc ghi Gouvernement Général de L'Indochine, thay vì Banque De L'Indochine như trước kia.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Việc lưu hành đồng thời đồng Yen và Piastre tại Đông Dương kết thúc sau tháng 8 năm 1945, thời điểm cuộc Cách Mạng tháng Tám bùng nổ, chấm dứt hơn 80 năm đô hộ của người Pháp tại Đông Dương.
     
  3. NgocNhung

    NgocNhung New Member

    Năm 1945 là khoảng thời gian đầy biến động trên thế giới cũng như tại Đông Dương, tháng 3/45 Nhật đảo chính Pháp, cho người quản lý ngân hàng ĐD. Một số loại giấy bạc được in tại Nhật và chuyển về VN, nhưng chưa kịp phát hành thì Nhật thua trận. Mãi đến sau này năm 49-51, loại tiền này mới được người Pháp đưa vào lưu hành.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Cũng trong thời gian này lưu hành tờ bạc 500đ in tại IDEO Hà Nội, tờ này về sau bị Pháp tuyên bố hủy bỏ, việc này gây bất bình lớn, thậm chí có những cuộc biểu tình phản đối tại Hà Nội năm 1946 (lúc này do chính phủ VNDCCH quản lý)

    [​IMG]

    [​IMG]


    Cuối năm 1945, Pháp theo chân Đồng Minh trở lại ĐD, cho phát hành loại tiền in tại Mỹ, có dòng chữ American Bank Note Company.

    [​IMG]

    Ở phía Bắc vĩ tuyến 16, theo chân quân Tưởng là đồng Quan kim, tuy vậy đồng này chỉ lưu hành một thời gian ngắn. Đầu năm 1946 về sau, có sự bất đồng lớn giữa Pháp và chính phủ VNDCCH, mỗi bên đều không công nhận giấy bạc do bên kia phát hành. Đặc biệt Pháp không công nhận các tờ 100, 500 phát hành thời Nhật.

    Đến 1947, tại các vùng do Pháp kiểm soát được lưu hành một loạt tiền mới, tương tự với loạt tiền "đồng vàng" in trước năm 1940 nhưng có dải nền chữ màu đỏ thay vì màu xanh.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Năm 1951 Pháp cho ra tớ tiền giấy mệnh giá 1000 đồng, in tại Pháp. Trên đường vận chuyển bị hải tặc cướp hết. Chính phủ Pháp ra lệnh cấm lưu hành loại tiền này và mãi đến 40 năm sau mới thu hồi được gần hết.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Đến sau 1951, Pháp cho thành lập Liên bang Đông Dương và lúc này Bank de l'Indocchine được thay bằng Institut d' Emission des Etats du Cambodge, du Laos et du Viet-nam (Viện phát hành liên quốc gia).

    [​IMG]

    [​IMG]

    Sau đó Pháp phát hành loại giấy bạc có mặt trước thiết kế giống nhau in 3 thứ tiếng Việt-Kh'me-Lào, mặt sau in tiếng Pháp và có hình Bảo Đại/Suphanuvon/Sihanuc tùy từng nước. Tỉ giá thống nhất 1 đồng=1riel=1kip.

    Tờ 1 piastre lưu hành tại VN

    [​IMG]

    Tờ bạc lưu hành tại Cambodge

    [​IMG]

    Tờ lưu hành tại Lào

    [​IMG]

    Mặt trước của 3 tờ giống nhau

    [​IMG]
     
  4. NgocNhung

    NgocNhung New Member

    Sau đó một số mẫu tiền mới in tại Pháp, có mặt trước thống nhất với hình 3 cô gái, mặt sau là hình ảnh của mỗi nước. Trong đó tờ tiền lưu hành ở VN vẫn có ảnh Bảo Đại.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Đặc biệt đến năm 1954, loại tiền 200 đồng được phát hành có thiết kế giống hệt loại 1000 đồng bị cướp năm 1951.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Cũng trong năm 1954, chiến thắng Điện Biên phủ và hiệp định Geneve 1954 là dấu chấm hết cho những tờ bạc Đông Dương. Tờ bạc 200 đồng có hình những con voi tình cờ lại đúng như câu sấm truyền từ nhiều năm trước "Bao giờ lúa mọc trên chì, voi đi trên giấy còn gì thầy tăng" (lúa mọc trên chì là đồng xu 1 piastre bằng chì phát hành thời Nhật đảo chính, "thầy tăng" đọc lái là "thằng Tây")
     
  5. NgocNhung

    NgocNhung New Member

    Vào thời điểm cuối năm 1945, chính quyền mới không chiếm ngân hàng Đông Dương mà chỉ tiếp quản ngân khố quốc gia với trên 1 triệu đồng, trong đó 50% là tiền cũ nát chờ hủy. Sau các đợt phát động "Tuần lễ vàng", "Quỹ độc lập", nhân dân cả nước đóng góp được khoảng 370kg vàng và 20 triệu đồng tiền Đông Dương cho chính quyền.

    Đầu năm 1946, chính phủ phát hành loạt giấy bạc đầu tiên tại khu vực Nam Trung Bộ, nơi ít ảnh hưởng của các lực lượng nước ngoài. Sau đó những tờ bạc này được lưu hành rộng ra phía Bắc. Bạc in trên giấy bổi, chất lượng xấu. Đến tháng 8/1948 giấy bạc này được chính thức lưu hàng cả nước với tỉ giá 1đồng=1piastre. Trên tờ bạc có chữ ký của bộ trưởng Tài chính và giám đốc Ngân khố TW. Trên tờ bạc có hình Cụ Hồ và chữ ký của bộ trưởng TC nên thường gọi là bạc Cụ Hồ hoặc bạc Tài chính.

    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]

    Tuy nhiên ở nhiều khu vực, nhất là Nam bộ loại tiền này không đến được. Để phản đối quân Pháp, chính quyền nhiều địa phương cho lưu hành tờ bạc ĐD nhưng đóng dấu của Ủy ban kháng chiến hành chánh chồng lên.


    Đồng thời ở nhiều tỉnh lưu hành các loại Tín phiếu. Phiếu mua bán, Phiếu đổi chác.



    Từ sau năm 1948, do khó khăn trong việc vận chuyển từ Bắc vào Nam, đồng thời xuất hiện tiền giả do Hoa kiều Chợ lớn in, chính phủ TW đồng ý cho Nam bộ phát hành loại giấy bạc riêng có chữ ký của chủ tịch Ủy ban KCHC và giám đốc Ngân khố Nam bộ.



    Đồng thời một số tờ bạc mệnh giá nhỏ được lưu hành giới hạn trong một số địa phương. Ví dụ như trên tờ bạc sau ghi rõ chỉ lưu hành giới hạn trong các tỉnh Long Châu Sa (Long Xuyên, Châu Đốc, Sa Đéc) và Mỹ Tho



    Trong giai đoạn này do kinh tế khó khăn, tiền kháng chiến liên tục mất giá, những tờ bạc mệnh giá lớn lần lượt lưu hành.



    Sau chiến dịch biên giới 1950, VNDCCH khai thông liên lạc với các nước trong khối XHCN. Ngân hàng Quốc gia VN được thành lập năm 1951, phát hành một loại tiền mới in tại Tiệp Khắc, quy định 1 đồng mới = 10 đồng tiền Tài chính trước đây.















    Các tờ tiền mệnh giá lớn dù đã đổi tiền cho thấy tình trạng lạm phát khá trầm trọng.

    Loạt giấy bạc in tại Tiệp Khắc này được lưu hành cho đến nhiều năm sau hiệp định Geneve, lập lại hòa bình tại VN.

    Tại Miền Nam trước khi chính quyền và quân đội Việt Minh tập kết ra Bắc, để tránh thiệt hại cho dân đã thực hiện việc thu đổi tiền VNDCCH, trả tiền Đông Dương cho dân chúng. Việc lưu hành tiền TC/ bạc Cụ Hồ tại Miền Nam chấm dứt sau khi kết thúc thời hạn tập kết 300 ngày vào năm 1955.
    sưu tầm
     

Ủng hộ diễn đàn