Tranh Đông Hồ

Chủ đề thuộc danh mục 'Diễn đàn mỹ thuật, Tranh, Thư Pháp ...' được đăng bởi thanh_an, 12/9/09.

  1. thanh_an

    thanh_an New Member

    Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới. Thơ Tú Xương về tranh Đông Hồ ngày Tết có câu:

    Đì đoẹt ngoài sân tràng pháo chuột
    Om sòm trên vách bức tranh gà
     
    Last edited by a moderator: 13/9/09
  2. thanh_an

    thanh_an New Member

    Đặc điểm in ấn

    Tranh được in hoàn toàn bằng tay với các bản màu; mỗi màu dùng một bản, và bản nét (màu đen) in sau cùng. Nhờ cách in này, tranh được "sản xuất" với số lượng lớn và không đòi hỏi kỹ năng cầu kỳ nhiều. Tuy nhiên vì in trên ván gỗ một cách thủ công, nên tranh bị hạn chế về mặt kích thước, thông thường các tờ tranh không lớn quá 50 cm mỗi chiều.
     
    Last edited by a moderator: 13/9/09
  3. thanh_an

    thanh_an New Member

    Giấy in và màu sắc

    Trong bài thơ Bên kia Sông Đuống Hoàng Cầm viết:

    Tranh Đông Hồ, gà lợn nét tươi trong,
    Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
    Ngoài các đặc điểm về đường nét và bố cục, nét dân gian của tranh Đông Hồ còn nằm ở màu sắc và chất liệu giấy in. Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn - hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp. Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang), v.v. Đây là những màu khá cơ bản, không pha trộn và vì số lượng màu tương ứng với số bản khắc gỗ, nên thường thường tranh Đông Hồ chỉ dùng tới 4 màu mà thôi.
     
    Last edited by a moderator: 13/9/09
  4. thanh_an

    thanh_an New Member

  5. thanh_an

    thanh_an New Member

  6. thanh_an

    thanh_an New Member

  7. thanh_an

    thanh_an New Member

  8. thanh_an

    thanh_an New Member

  9. thanh_an

    thanh_an New Member

  10. thanh_an

    thanh_an New Member

  11. thanh_an

    thanh_an New Member

  12. thanh_an

    thanh_an New Member

  13. thanh_an

    thanh_an New Member

  14. thanh_an

    thanh_an New Member

  15. thanh_an

    thanh_an New Member

  16. thanh_an

    thanh_an New Member

    [​IMG]
     
    Last edited: 14/9/09
  17. Nhân bạn thanh_an nói về tranh Đông Hồ , Minhle xin giới thiệu cùng các bạn bộ tem liên quan :

    Năm 1972 , Công Ty Tem VN có phát hành bộ tem 6 mẫu giới thiệu về tranh Đông Hồ - Bắc Ninh , mã số 264 . Bộ tem có cách in cũng khá đặc biệt - 2 tem dính liền lộn đầu .Giá trị nghệ thuật của bộ tem được đánh giá rất cao và rất được giới chơi tem họa ưu chuộng nhưng bạn sẽ dễ dàng tìm mua được ở bất kỳ nơi bán tem nào .

    [​IMG]

    Ở đây , ngoài bộ tem thông thường ( có răng ) thì bộ tem không răng lại được dân sưu tập săn lùng khá ác . Trải qua nhiều năm quan sát , theo dõi thì nhận thấy rằng , ở bộ không răng này ; hiếm nhất là mẫu Thầy Đồ Cóc - mẫu tem được ghi là proof ( bản in thử ) trong danh mục Scott ( danh mục tem toàn thế gới rất uy tín của Mỹ .

    Thân
     

    Files được đính kèm:

    Last edited by a moderator: 16/9/09
  18. Bác An nhiều đề tài quá ! , thanks
     
  19. graffboy

    graffboy Guest

    Thank a.Thanh An
     
  20. phuongnam

    phuongnam Guest

    Mấy tấm tranh Đông Hồ này có bán không các anh.Nếu có xin PM cho mình giá nhé.Thank's
     

Ủng hộ diễn đàn