Zimbabwe: Đô-la hóa kiểm soát siêu lạm phát

Chủ đề thuộc danh mục 'Tin tức khắp nơi' được đăng bởi NgocNhung, 18/4/11.

  1. NgocNhung

    NgocNhung New Member

    Lạm phát của Zimbabwe chỉ tăng nhẹ trong tháng đầu năm 2011 cho thấy việc đô la hóa nền kinh tế đã đánh bại được siêu lạm phát.

    Tổng cục Thống kê Zimbabwe công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2011 đã tăng 0,9% so với tháng trước cho thấy Chính phủ Zimbabwe đã thành công trong việc kiềm chế lạm phát kể từ mức kỷ lục tăng 23 triệu phần trăm (23.100.000%) trong tháng 7 năm 2008.

    Tuy nhiên, theo một số nhà kinh tế gồm cả chuyên gia về siêu lạm phát Steve Hanke của trường Kinh tế John Hopkins thì lạm phát của Zimbabwe có thể đã đạt mức hàng nghìn triệu phần trăm trong năm 2008.

    [​IMG]
    Cậu bé đang ôm tiền đi mua kem vào thời điểm siêu lạm phát ở Zimbabwe (IE)



    Thật khó tin khi chỉ sau 2 năm, Zimbabwe đã khống chế thành công siêu lạm phát. Trên thực tế, thời gian qua đã đủ để tờ 100 tỷ tỷ đô la Zimbabwe dần lấy lại được giá trị.

    Ngoài những nỗ lực của Chính phủ Zimbabwe trong việc cải thiện nền kinh tế như tái cấu trúc nền kinh tế, chống tham nhũng... thì việc đô la hóa toàn bộ nền kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc chống siêu lạm phát.

    Kể từ tháng 2 năm 2009, Chính phủ mới của Zimbabwe đã thiết lập hệ thống giao thương đa tiền tệ trong đó đồng đô la Mỹ được sử dụng phổ biến nhất. Phân bổ ngân sách quốc gia năm 2009, dự toán ngân sách 2010 đều sử dụng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ. Đối với các giao dịch dân sự, theo ước tính của các ngân hàng, 4/5 các giao dịch kể cả các giao dịch hàng hóa sản xuất trong nước hay việc trả lương cho công nhân và các giao dịch chứng khoán đều sử dụng đồng đô la Mỹ.

    Trên thị trường, tất cả các cửa hàng đều niêm yết giá cả hàng hóa của họ bằng đô la Mỹ đã dẫn tới việc thiếu hụt các đồng xu Mỹ trong thanh toán và Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) đã chính thức đồng ý cung cấp đồng xu cho Zimbabwe để khắc phục sự thiếu hụt này.

    Với việc đô la hóa toàn bộ nền kinh tế, Chính phủ Zimbabwe đã gắn chặt nền kinh tế của họ với chính sách tiền tệ của Mỹ nên họ đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người, nhất là trong giới kinh tế học, trong việc xác định được ảnh hưởng của chương trình nới lỏng định lượng lần 2 (QE2) vào nền kinh tế Zimbabwe.

    Khi theo đuổi chính sách đô la hóa hoàn toàn, lượng ngoại hối Ngân hàng Trung ương Zimbabwe cần nắm giữ phải bằng 100% lượng cung tiền trong nước được xác định thông qua tỷ giá hối đoái cố định. Ngoài ra, theo Steve Hanke khi đó cung tiền và lãi suất huy động của Zimbabwe “hoàn toàn được xác định bởi áp lực thị trường”.

    Theo Steve Hanke, việc đô la hóa nền kinh tế có những ưu điểm như cắt siêu lạm phát ngay lập tức, nhanh chóng giúp giảm lãi suất huy động, ổn định ngân sách quốc gia … nhưng vẫn có những hạn chế như không có sự đảm bảo cuối cùng cho sự ổn định của hệ thống ngân hàng; hệ thống ngân hàng phụ thuộc vào chính sách kinh tế của Mỹ và qua đó không có khả năng phản ứng lại các cú sốc của hệ thống tài chính; và trong ngắn hạn không đảm bảo được năng lực cạnh tranh quốc gia.

    Qua kinh nghiệm đô la hóa nền kinh tế của các nước trước đó như Argentina, Bolivia, Brazil, Peru, Ecuador và sự phân tích của các chuyên gia thì kinh tế Zimbabwe vẫn còn nhiều vấn đề lớn cần cải cách, nhưng việc đô la hóa toàn bộ nền kinh tế cũng đánh bại được siêu lạm phát, giúp cho nền kinh tế hoạt động tốt như đánh giá của Kramarenko - trưởng đoàn công tác của IMF trong chuyến khảo sát hỗ trợ Chính phủ Zimbabwe vào cuối tháng 3 vừa qua.

    sưu tầm
     

Ủng hộ diễn đàn