(VienDongDaily.Com - 23/06/2013) Bài và hình: Thomas Truong/Viễn Đông Đèn dầu cổ thời Pháp thuộc Bộ gốm Bình Hòa thế kỷ 19 Anh Huy bên máy ảnh cổ Hai mươi lăm năm trước tôi đã biết anh Trần Anh Huy nhân dịp cùng làm “phó nháy” cho một đám cưới ở làng quê. Vậy mà lần này khi tìm đến nhà mới biết “ông trùm” đồ cổ trên đường Trần Hưng Đạo, Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, là người đã quen trước đây. Không hiểu sao chỉ trong ngần thời gian ấy m anh đã sưu tầm và có trong tay một kho tàng đồ cổ quí giá, niên đại bao gồm một vài thế kỷ. Đồng hồ Pháp-1032 Trong căn phòng khách rộng khoảng 4 mét vuông, tôi xem rất lâu vẫn không hết số đồ cổ có trước mắt. Đầu tiên là cái tủ thờ bằng gỗ cẩm lai cẩn ốc xà cừ được làm từ năm 1926 đặt ngay giữa phòng. T? n?y được xem là bửu bối gia truyền. Bộ trường kỷ trên 70 tuổi, tủ rượu 3 tầng trên 80 tuổi, 2 tủ góc và 2 tủ ly chứa đầy cứng đồ cổ, nào là bình gốm, đèn cổ, tiền xu, máy ảnh..., 5 cái đồng hồ treo tường cổ loại lên dây cót, cái có con lắc, cái lên dây thiều còn chạy và đổ chuông tốt. Trên 30 loại đèn cổ khác nhau có xuất xứ từ Pháp, có loại đèn chụp trang trí ngoài tiền sảnh, đại sảnh cho đến loại đèn thô bằng đất nung, đèn sáp; 3 quạt máy, 2 cái radio hiệu Philip sản xuất năm 1930 tất cả vẫn sử dụng tốt, một tượng Lý Thiết Quày là một trong tám vị “Bát Tiên” làm bằng gỗ mít đã lên mun bóng loáng, có trên 100 tuổi. Một chiếc máy ảnh cổ bằng gỗ hình chữ H cao gần 2m do một nghệ nhân tên Viễn Tô Ký ở Chợ Lớn Sài Gòn sản xuất năm 1930 và một máy ảnh cũng bằng gỗ loại trung cùng nam sản xuất. Khi mở các tủ ra, tôi thấy hàng loạt đồ gốm cổ thời văn minh lúa nước Óc Eo, gốm Vương quốc Phù Nam có cách đây khoảng 4.000 năm, bộ gốm thời hậu Óc Eo có từ thế kỷ 18 và 19 của người Khmer, bộ sưu tập gốm có hoa văn hình cây mai gốc Biên Hòa có ở (thế kỷ 19), bộ gốm Việt Nam xưa thời vua Khang Hy có niên hiệu từ năm 1662 - 1722, bộ lưu ly của Pháp được trạm khắc tinh xảo mang tính mỹ thuật cao. Năm trước Anh Huy còn triển lãm bộ sưu tập máy ảnh cổ với trên 100 máy các loại, và nhiều đầu kính cổ tại bảo tàng TP. Cần Thơ khiến cho nhiều người xem và đặc biệt trong giới nhiếp ảnh phát nể, có những cái được sản xuất từ năm 1907 - 1925. Được biết trước đây vài năm anh Huy từng có một ghế hớt tóc cổ bằng gỗ của Pháp làm từ thế kỷ 18, một máy ảnh cổ hiệu Leica được sản xuất năm 1932, 4 chiếc xe BMW và 3 xe cổ phân khối lớn của CHLB Đức sản xuất năm 1954. Nhưng vì có thời gian gia đình khó khăn nên anh đã nhượng cho một số anh em khác trong làng mô tô. Hiện nay, anh có trong tay một “bầy” xe Mobylette, đặc biệt có chiếc AV loại rất hiếm sản xuất năm 1958 và xe AV 92, AV 98 của Pháp (loại xe cổ chai). Một góc nhà cổ của anh Huy Không những anh mê chơi đồ cổ mà cả bà xã và con trai của anh cũng mê. Anh chị sử dụng chiếc Lambreta (được sửa sang láng bóng) để đi lại sinh hoạt, còn con trai thì chạy chiếc Vespa- Standa, tất cả đều của Ý được sản xuất năm 1963. Ngoài ra anh còn có bộ tiền xưa được vớt từ những chiếu tàu đắm ở biển Vũng Tàu đã rỉ sét, quến lại thành nguyên khối. Quạt cổ của Pháp sản xuất năm 1936 Để hiểu nguồn gốc thời gian và giá trị của mỗi món đồ gốm, anh Huy còn sưu tầm những sách nghiên cứu vật của thế giới để xác định tuổi và giá trị của những cổ vật có trong tay mình. Theo anh, hiểu được giá trị và nguồn gốc, xuất xứ của các cổ vật thì khi ngắm nhìn chúng càng thích thú hơn. Với số đồ cổ lên đến hàng ngàn loại trị giá từ vài trăm đến 1 -2 ngàn USD/ món, có thể nói anh Huy là “ông trùm” đồ cổ trên đất Tây Đô. Năm 2010 anh Huy còn có dịp du lịch sang Canada và dự cuộc triển lãm Harley-Davidson tại Toronto. Để kỉ niệm cho chuyến đi này anh đã mua về một số đồ lưu niệm như áo da, túi da, logo. Vợ anh Huy biết: “Lúc đầu thấy ảnh mùa toàn là đồ cũ xì mang về để tùm lum trong nhà bề bộn, lại tốn tiền, tôi cũng cằn nhằn hoài. Nhưng sau này thấy đồ cổ cũng hay hay nên kể từ đó tôi ủng hộ ảnh tối đa.” Gốm thời vua Khang Hy - (1662-1722) Anh Huy cho biết: “Thật ra chơi đồ cổ phải ổn định về kinh tế, lại phải thật sự đam mê, chịu khó lặn lội, truy tìm ở những vùng nông thôn sâu, thì mới hiệu quả. Nhiều khi tôi thấy người ta bỏ những bình cổ lăn lóc ngoài hè thì thuyết phục mua về. Tôi có trong tay một bộ sưu tập ảnh về những ngôi nhà cổ trước đây tại Cần Thơ nay đã bị đập bỏ xây mới rất nhiều. Tôi cũng dự định phóng lớn những hình ảnh này để có dịp nào đó triển lãm về hình dạng những ngôi nhà cổ xưa tại Cần Thơ cho thế hệ con cháu mai sau biết Cần Thơ xưa và nay. Tâm nguyện của anh Huy là làm sao tích góp tiền để mua một miếng đất tại Cần Thơ rồi xây nhà giả cổ, để trưng bày cổ vật và mở quán cà phê “hoài cổ”, Vừa tạo thu nhập cho gia đình vừa cho nhiều người biết đến cổ vật đã có hàng trăm, hàng ngàn năm tuổi. Gốm cổ giá trị từ vài trăm đến vài ngàn mỹ kim Bộ gốm thời hậu Óc Eo có từ thế kỷ 18 và 19 của người Khmer Đồng hồ cổ sản xuất năm 1930 tại Pháp Tượng cổ Tiền cổ Bài và hình: Thomas Truong/Viễn Đông