Vua Hamad bin Isa al-Khalifa(Baharain) Vua Hamad bin Isa al-Khalifa 53 tuổi.Cha là vua Vua Isa bin Sulman Al-Khalifa, 69 tuổi, cai trị từ 1961. Thần dân 603.418. Năm 1975, vua cha dùng quyền tuyệt đối của mình để xóa bỏ Quốc hội và cho đến nay vẫn chưa tỏ ra có ý định tái lập. Vua Malietoa Tanumafili II(Samoa) Tù trưởng Malietoa Tanumafili II, 88 tuổi, cai trị từ 1962. Thần dân 219.509. Khi tù trưởng Malietoa chết, chế độ phong kiến Samoa cũng bị xóa sổ vì không có người nối ngôi.
Vua Taufa’ahau Tapou IV(Tonga) Vua Taufa’ahau Tapou IV, 84 tuổi, cai trị từ 1985. Thần dân 107.435.Ông là vua đầu tiên của Tonga tốt nghiệp đại học (cử nhân luật Đại học Sydney). Người nối ngôi: thái tử Tupouto’a, 55 tuổi. Vua Letsie III(Lesotho) Vua Letsie III, 39 tuổi, cai trị từ 1996. Thần dân 2.007.914.Người nối ngôi:: chưa có, trừ khi Letsie lập gia đình và có con trai.
Vua Msmati III(Swaziland) Vua Msmati III, 35 tuổi, cai trị từ 1986. Thần dân 1.010.700.Vua Mswati mới 35 tuổi nhưng có đến 4 vợ. Người nối ngôi: chưa biết chính xác. Vua Hassan II(Morocco) Vua Hassan II, 73 tuổi, cai trị từ 1961. Thần dân 30.391.523. Người nối ngôi: Thái tử Sidi Mohammed, 39 tuổi. Hiện nay thái tử Sidi Mohammed đã lên thay cha nắm việc triều chính nhưng vua cha Hasan luôn sát cánh và chỉ dạy con mình.Hai người cùng xuất hiện trên 2 tờ tiền mệnh giá cao nhất của Morocco là 100 Dirhams và 200 dirhams
______________nữ hoàng Elizabeth 2(Anh) Nữ hoàng Elizabeth(tên khai sinh là Elizabeth Alexandra Mary Windsor), sinh ngày 21 tháng 4, 1926, là Nữ hoàng của 16 quốc gia độc lập thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh bao gồm: Anh Quốc, Canada, Úc, New Zealand, Jamaica, Barbados, Bahamas, Grenada, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon, Tuvalu, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadies, Antigua và Barbuda, Belize và Saint Kitts và Nevis. Bà lên ngôi sau khi vua cha, George VI qua đời vào ngày 6 tháng 2 năm 1952. Trong suốt 54 năm qua, nhiều thuộc địa cũ của Anh đã giành được độc lập, tách riêng ra khỏi Anh. Ngày nay khoảng 128 triệu người sống ở những quốc gia có Elizabeth II là nguyên thủ. Bà còn là người đứng đầu Khối Thịnh vượng chung Anh, người đứng đầu Giáo hội Anh, Chúa công của đảo Man và Công tước của Lancaster. Nữ hoàng hiện đang là hoàng đế trị vì lâu thứ ba trên thế giới sau Vua Triệu Vũ Vương (207-137 TCN) của Việt Nam và Quốc vương Bhumibol Adulyadej (1946-) của Thái Lan. Vương triều trải dài hơn năm thập kỷ qua của bà với 10 vị Thủ tướng Anh và nhiều Thủ tướng các nước thuộc Khối Thịnh vượng chung.
Vua Bhumibol Adulyadej (Thái Lan) Quốc vương Bhumibol Adulyadej (Thái Lan), phiên âm tiếng Việt là Bu-mi-bôn A-đun-da-đệt, chính thức được gọi là “đại đế” (tiếng Thái:ภูมิพลอดุลยเดช)s inh ngày 5 tháng 12 năm 1927), còn được gọi là Vua Rama IX, đăng quang ngày 9 tháng 6 năm 1946. Nhà vua là nguyên thủ quốc gia lâu năm thứ nhì trên thế giới (sau Triệu Đà của Nam Việt). Mặc dù Thái Lan theo thể chế quân chủ đại nghị, nhà vua đã vài lần can thiệp vào chính trường, gần đây nhất là trong cuộc khủng hoảng chính trị năm 2005 – 2006. Nhà vua được coi là có công lớn trong nỗ lực kiến tạo tiến trình chuyển đổi dân chủ ở Thái Lan trong thập niên 1990, mặc dù trong giai đoạn đầu của vương triều, nhà vua đã ủng hộ các chính phủ quân sự. Nhà vua sử dụng tài sản to lớn của mình để cung cấp tài chính cho nhiều đề án phát triển, đặc biệt là ở nông thôn. ông được người dân Thái Lan hết sức yêu kính. Đối với nhiều người dân Thái, nhà vua được sùng bái gần như một thần linh. a)lễ dang quang và các danh hiệu: Bhumibol đăng quang ngày 5 tháng 5 năm 1950 tại Hoàng Cung ở Bangkok. Tên nghi lễ của nhà vua, theo truyền thống cũ :พระบาทสมเด็จพระป� �� �� ��มินทรมหาภูมิพล�� � �ดุลยเดช มหิตลาธิเบศรามาธ�� � � �บดี จักรีนฤบดินทร์ สยามินทราธิราช บรมนาถบพิตร (Phrabat Somdej Phra Paramindra Maha Bhumibol Adulyadej Mahitaladhibet Ramadhibodi Chakrinarubodindara Sayamindaradhiraj Boromanatbophit ngheTrong cùng ngày, nhà vua sắc phong Hoàng hậu (Somdej Phra Boromarajini). Mỗi năm lễ đăng quang của nhà vua vào ngày 5 tháng 5 là quốc lễ. Sau khi hoàng thái hậu Savang Vadhana (สว่างวัฒนา, Sawang Watthana Phra Phanvasa Areekajao) từ trần, nhà vua sống tu trì trong 15 ngày (22 tháng 10 – 5 tháng 11 năm 1956) theo tục lệ. Trong thời gian này, Sirikit được chỉ định làm nhiếp chính. Về sau bà được sắc phong Hoàng hậu Nhiếp chính (Somdej Phra Boromarajininat). b)Những dề án của hoàng gia: Bhumibol tham gia tích cực vào đời sống kinh tế và xã hội của đất nước, chủ yếu là qua một loạt các đề án phát triển kinh tế mà ông đề xuất, tổ chức và tài trợ. Mặt nam và tây của Điện Chitralada, hầm ủ, nhà máy và nông trang chế biến chỉ là phần nhỏ của chương trình phát triển gọi là “những đề án hoàng gia”, từ các đề án nghiên cứu (thường là thuộc lĩnh vực nông nghiệp), trường học xen ca, huấn nghiệp, bảo tồn nước đến các dự án phát triển điền địa (không thể liệt kê hết). Có hơn 3.000 đề án khởi xướng bởi quốc vương và được triển khai trên toàn quốc, nhắm vào mục tiêu cải thiện điều kiện sống của dân nghèo ở vùng nông thôn Thái Lan. Hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ giới thiệu giống cây trồng đến bảo tồn nước, từ thoát nước vùng đầm lầy đến bảo vệ rừng, trong mục tiêu phát triển bền vững, Dự án Phát triển Hoàng gia được chia thành tám thể loại phụ thuộc vào khu vực kinh tế mà nó nhắm vào: nông nghiệp, môi trường, y tế, huấn nghiệp, tài nguyên nước, truyền thông, phúc lợi xã hội và những lĩnh vực khác. Chúng có thể được phân loại như sau: * Đề án đích thân nhà vua hướng dẫn và thí nghiệm, thường dựa vào những tư vấn của các chuyên gia và được triển khai trong giai đoạn đầu bởi ngân quỹ riêng của nhà vua. Một khi đề án đạt được những kết quả khả quan, nhà vua chuyển giao đề án cho chính quyền để phát triển xa hơn. * Đề án của Quốc vương và Hoàng hậu, ví dụ như đề án vụ mùa thay thế nhằm chặn đứng việc trồng thuốc phiện, phá rừng và đốt rừng để canh tác, vẫn được duy trì bởi người dân các bộ tộc. Nhà vua cung ứng tư vấn và sự trợ giúp để người dân trồng các loại cây ăn trái và hoa, đem lại lợi tức cao hơn cũng như cải thiện điều kiện thời tiết. * Đề án được điều hành bởi tư nhân nhưng dựa trên những chỉ dẫn của nhà vua, gồm có Bách khoa Toàn thư cho Đề án Thanh niên, Đề án Từ điển, và Đề án Phát triển Làng xã Hợp tác Din Daeng. Tháng 5 năm 2006, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, Kofi Annan, trao tặng Huy chương Thành quả Trọn đời vì Phát triển Nhân loại đầu tiên của Liên Hiệp Quốc cho nhà vua.
Vua Abdullah bin Abdul Aziz Al Saud(Saudi Arabia) Abdullah bin Abdul Aziz Al Saud (Ả Rập: عبد الله بن عبد العزيز آل سعود, sinh tháng 8 năm 1924 là vua Ả Rập Saudi. Ông đã lên ngôi ngày 1 tháng 8 năm 2005, sau khi người anh cùng cha khác mẹ của ông là vua Fahd băng hà. Lúc làm Thái tử, ông đã làm nhiếp chính vương và do đó là người trị vì thực tế (de facto) của Ả Rập Saudi từ ngày 1 tháng 1 năm 1996 do vị vua này bị đột quỵ và không còn khả năng trị vì. Ông đã lên ngôi chính thức vào ngày 3 tháng 8 năm 2005, nhưng ông đã được thừa hưởng ngôi vua ngay sau khi anh trai cùng cha khác mẹ của ông băng hà. Abdullah cũng làm Thủ tướng và Tư lệnh Quốc vệ Saudi. Ông là Chủ tịch Hội đồng Kinh tế tối cao, Chủ tịch Cao ủy dầu mỏ và khoáng sản, Chủ tịch Trung tâm đối thoại quốc gia vua Abdulaziz, Chủ tịch Hội đồng công vụ và người đứng đầu Hội đồng Quân vụ. Abdullah là con trai thứ 5 (trong số 37 con trai) của Ibn Saud, người sáng lập ra Saudi Arabia hiện đại, kế vị ngau vàng. Tài sản của ông ước khoảng 23 tỷ USD.!
Vua Juan Carlos(Tây Ban Nha) Juan Carlos I (tên rửa tội Juan Carlos Alfonso Víctor María de Borbón y Borbón-Dos Sicilias; sinh ngày 5 tháng 1 năm 1938 tại Roma, Italia) là vua đang trị vì Tây Ban Nha. Ngày 22 tháng 11 năm 1975, 2 ngày sau cái chết của Francisco Franco, Juan Carlos đã được đưa lên ngôi vua theo luật kế vị được Franco ban hành. Ông đã trị vì một các thành công sự chuyển đổi Tây Ban Nha sang một nước có thể chế quân chủ lập hiến. Các cuộc điều tra năm 2000 cho thấy ông là người được dân chúng Tây Ban Nha tán thành. Các tước hiệu của Juan Carlos bao gồm vua Jerusalem (tranh chấp với những người khác), là người kế vị của hoàng gia Napoli. Ông cũng là người có dòng dõi của nữ hoàng Victoria của Anh quốc thông qua bà của ông, Victoria Eugenie; của Louis XIV của Pháp thông qua Dòng họ Bourbon; của Hoàng đế Charles V, người thuộc về triều đại Habsburg của Đế quốc Thành thánh La Mã; của Dòng họ Savoy của Italia...vv. Tên của ông, trong khi hiếm được Anh hóa, được gọi là John Charles Alphonse Victor Maria của Bourbon (và Bourbon-Two Sicilies). Ông được đặt tên theo tên cha mình (Juan de Borbón), ông nội (Alfonso XIII) và ông ngoại (Hoàng tử Carlos de Borbón-Dos Sicilias).
Vua Norodom Sihamoni(Campuchia) Norodom Sihamoni (sinh ngày 14 tháng 5, 1953 tại Phnom Penh) là Quốc vương Campuchia. Ông là con trai cựu Quốc vương Norodom Sihanouk và Hoàng hậu Norodom Monineath Sihanouk. Thời niên thiếu của ông chủ yếu ở Praha, Tiệp Khắc. Ông đã học các môn nhạc, kịch, khiêu vũ tại Nhạc viện Quốc gia Praha, tốt nghiệp Viện Hàn lâm Nghệ thuật Âm nhạc Praha năm 1975. Đến năm 1976, ông tốt nghiệp cao học về nghệ thuật điện ảnh tại Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Sau đó, ông làm giáo sư khiêu vũ cổ điển tại nhiều nhạc viện của Pháp; làm Chủ tịch Hội múa Khmer tại Pháp; làm đạo diễn nghệ thuật nhóm balê DEVA rồi Hiệp hội điện ảnh Hoàng gia Khmer (Khemera Picture), sáng tác 2 bộ phim balê "Giấc mơ" và "Bốn nguyên tố". Về mặt chính trị, ông từng làm đại diện của Campuchia tại Liên Hiệp Quốc và UNESCO. Ngày 1 tháng 2 năm 1994, ông được phong làm Thái tử (Sdech Krom Khun). Đến ngày 14 tháng 10 năm 2004 được Hội đồng Tôn vương chọn làm Quốc vương Campuchia thay vua cha thường xuyên ở Bắc Kinh chữa bệnh. Lễ đăng quang chính thức đã diễn ra ngày 29 tháng 10 cùng năm đó. vì chưa có tiền tư liệu nên em xin mượn hình ảnh tờ 20000 riels của anh Châu !anh cho em "mượn"1 chút nhé!
Vua Hassanal Bolkiah(Brunei) Vua Hassanal Blkiah tên thật là Hassanal Bolkiah Mu'izzaddin Waddaulah .ông là Sultan và Yang Di-Pertuan của Brunei Darussalam. ông sinh ngày 15 tháng 7 năm 1946 và là vị vua thứ 29 của Brunei.Là con của vua Al-Marhum Al-Haji Sultan Sir Omar Ali Saifuddien Sa’adul Khairi Waddien III( عمر علي سيفالدين
Vua Qaboos bin Said(Oman) Vua Qaboos bin Said, 82 tuổi, cai trị từ 1970. Thần dân 2.264.590. Vua Qaboos thực hiện nhiều chính sách cải tổ giá trị, như cho phép phụ nữ tham gia bộ máy hành chính. Người nối ngôi: chưa xác định.
Vua Albert II(Belgium) Vua Albert II, 69 tuổi, cai trị từ năm 1993. Thần dân: 10.165.159. Người nối ngôi: Thái tử Philippe (Sưu tầm)