Công phiếu kháng chiến - Công phiếu nuôi quân - Phiếu gạo

Chủ đề thuộc danh mục 'BST Tiền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà' được đăng bởi youngboss1vn, 5/9/09.

  1. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    * Đăng nhập để xem hình ảnh với kích thước đầy đủ
    Màu sắc, kích thước có sự điều chỉnh nhằm mục đích tránh việc làm giả .

    Công phiếu nuôi quân
    Công phiếu nuôi quân của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam phát hành năm 1964. Công phiếu được phát hành trong các khu có sự hoạt động quân sự của Quân Giải phóng, có Chính quyền Mặt trận.
    Công phiếu nuôi quân gồm có 5 loại: 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng, 5000 đồng, 10.000 đồng.
    Điểm chung của các công phiếu: Mặt trước của công phiếu có chữ kí của Uỷ viên tài chánh và mặt sau có dòng chữ cảnh báo "Trường hợp bị mất công phiếu báo ngay cho Uỷ ban Mặt trận địa phương biết tên họ, số hiệu, giá trị và nơi mua công phiếu để xét truy hoàn".



    Công phiếu nuôi quân 500 đồng:

    Mặt trước: Bộ binh bắn máy bay Mĩ ở ấp Bắc.
    Mặt sau: Bản đồ Việt Nam và cảnh đồng quê.
    Màu sắc:
    Mặt trước: Nâu trên nền xanh nõn chuối hoặc nâu hồng, hoặc tím, nâu đen.
    Mặt sau: Xanh dương hoặc nâu hồng, chữ nâu hoặc đen.
    Khuôn khổ: 120x60 mm.
    [​IMG]
    [​IMG]

    Công phiếu nuôi quân 1000 đồng:

    Mặt trước: Bộ đội giúp dân cấy lúa.
    Mặt sau: Bản đồ Việt Nam và cảnh đồng quê.
    Màu sắc:
    Mặt trước: Nâu trên nền xanh nhạt nõn chuối hoặc nâu hồng, chữ nâu hoặc đen.
    Mặt sau: Xanh dương hoặc nâu hồng, chữ nâu hoặc đen.
    Khuôn khổ: 120x60 mm.
    [​IMG]
    [​IMG]


    Công phiếu kháng chiến
    Tại thông tư số 5291-TN ngày 19-11-1958, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chủ trương cho quy vốn mua Công thải Nam bộ và Công phiếu kháng chiến phát hành ở Nam bộ ra vàng theo giá vàng ở Nam Bộ lúc mua và lấy giá vàng chính thức hiện nay ở miền Bắc để thanh toán.
    Chấp hành chỉ thị trên, thông tư này nhằm mục đích giải thích thêm về lý do phải thanh toán theo giá vàng, đồng thời quy định cụ thể cách thức thanh toán.
    Vì Công phiếu kháng chiến quy theo giá vàng trung bình ở toàn Nam bộ, nên số tiền trả thống nhất cho tất cả các tỉnh Nam bộ, không phân biệt phiếu mua ở tỉnh này hay tỉnh khác.
    Khi trả, chỉ cần phân biệt phiếu thuộc loại nào, mua năm nào và mua bằng tiền Đông Dương hay bằng tiền Việt Nam.
    Trong bảng tính sẵn, riêng về năm 1948 và năm 1949, thì không cần phân biệt phiếu mua bằng tiền Đông Dương hay tiền Việt Nam, vì trong 2 năm đó, giá trị hai thứ tiền ngang nhau, số tiền trả bằng nhau cho 2 loại phiếu, nhưng từ năm 1950 trở đi, tiền Việt Nam, so với tiền Đông Dương, đã mất giá:
    Năm 1950, mất 30%, tức là 100đ. Việt Nam chỉ bằng 70đ, Đông Dương.
    Năm 1951, mất 50%, tức là 100đ. Việt Nam chỉ bằng 50đ. Đông Dương.
    Năm 1952, mất 75%, tức là 100đ. Việt Nam chỉ bằng 25đ. Đông Dương.
    Vì vậy, khi trả các phiếu phát hành trong các năm 1950, 1951 và 1952 cần chú ý phân biệt phiếu mua bằng tiền Đông Dương hay tiền Việt Nam.
    Phiếu mua bằng tiền Đông Dương thì trên phiếu không ghi gì.
    Nếu phiếu mua bằng tiền Việt Nam, thì trên phiếu sau số tiền 200đ, 1.000đ v.v... có ghi thêm mấy chữ viết hay "Bạc Việt Nam". Tuy nhiên, cũng có phiếu không ghi. Vậy đối với các phiếu không ghi, nếu chủ phiếu cho biết là mua bằng tiền Việt Nam thì không có gì phải nghiên cứu thêm, vì đa số các phiếu đều mua bằng tiền Việt Nam, nhất là các phiếu loại lớn. Nhưng nếu chủ phiếu nói là mua bằng tiền Đông Dương thì đề nghị nên có sự chứng nhận của cấp chính quyền cũ

    [​IMG]
    [​IMG]


    Phiếu gạo
    * Loại 10 kg

    [​IMG]

    [​IMG]

    * Loại 50 kg
    [​IMG]

    [​IMG]
     
    Last edited: 18/7/17

Ủng hộ diễn đàn