Cảnh giác với đồ giả cổ

Chủ đề thuộc danh mục 'Diễn đàn cổ vật' được đăng bởi minhkhang, 23/5/12.

  1. minhkhang

    minhkhang New Member

    Tuy không có những đợt khai quật lớn, nhưng khảo cổ năm nay cũng có thể gọi là “được mùa” với việc phát hiện một số lượng lớn các di vật cũng như mở ra nhiều hướng đi mới trong công tác nghiên cứu. “Điểm nóng” về chuyện ứng xử với di tích, di chỉ đã bắt đầu “hạ nhiệt”, tuy nhiên “ăn theo” các di vật cổ được phát hiện là hàng loạt các cổ vật bị làm giả..
    Dành sự quan tâm đặc biệt cho Cổ Loa
    Để chuẩn bị cho Đại lễ 1.000 năm Thăng Long, trong năm qua, nội và ngoại thành Hà Nội đã có nhiều cuộc khai quật tại Khu di chỉ Đàn Nam Giao-114 Mai Hắc Đế; Khu di chỉ Hoa Lâm Viên - Gia Lâm; miếu Đồng Cổ - Từ Liêm... Nhưng đáng kể nhất là những cuộc khai quật tại di tích Cổ Loa. Tháng 8-2008, lại một lần nữa hàng loạt các địa danh gồm Đồng Vông, Xuân Kiều, Mả Tre, gò Đống Dân, gò Bãi Ra, Vườn San... thuộc khu di tích Cổ Loa được tiến hành nghiên cứu bởi Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
    Kết quả thu được khẳng định, di tích khảo cổ ở đây rất phong phú, nhưng lại đang bị xâm hại nghiêm trọng, có nguy cơ xoá sổ. Những di tích hiện còn thì diện đào hạn chế, trong khi những di tích quan trọng lại nằm gọn trong khu dân cư. Dự kiến, trong thời gian tới Bảo tàng Lịch sử Việt Nam sẽ cùng với Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc đào thám sát Mả Tre, đồng thời tiếp tục khảo sát trên diện rộng toàn bộ khu vực Cổ Loa.
    Bên cạnh các hoạt động nghiên cứu của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Viện Khảo cổ học cũng đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích Cổ Loa Thành cổ và Khoa Nhân học - Đại học Illinoi Chicago (Mỹ) khai quật Luỹ Hào - Thành Trung thuộc di tích Cổ Loa. Với diện tích nghiên cứu gần 300m2, đã phát hiện nhiều loại hình di tích bao gồm: Luỹ phòng ngự, bếp đun, giao thông hào (giai đoạn muộn) cùng các di vật gốm Đông Sơn, ngói Cổ Loa và gốm men thế kỷ 18-19.
    Từ những di tích và di vật thu được, bước đầu có thể khẳng định, khi đắp thành Cổ Loa, An Dương Vương đã kế thừa toà thành có trước. Thành Cổ Loa được đắp ít nhất qua 4 lần khác nhau. Cấu trúc các lần đắp có nhiều điểm tương đồng.

    [​IMG]
    Dấu tích nền móng Thành Trung, Cổ Loa

    Sáng tỏ nhiều nghi vấn Từng được nhà khai quật khảo cổ học người Thuỵ Điển là J.G Andersson khai quật vào năm 1938, nhưng Hang Tiên Ông (khi đó gọi là Hang Đục) thuộc đảo đá Cát Tai phía Nam vịnh Hạ Long vẫn còn ẩn chứa nhiều giá trị. Tháng 11-2007, lần thứ 2 khu di chỉ này được tiến hành khai quật bởi những nhà khảo cổ thuộc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
    Với 42m2 hố khai quật được mở, các nhà nghiên cứu khảo cổ đã phát hiện một khối lượng lớn các di vật gồm vỏ nhuyễn thể, xương thú, đá, gốm... Kết quả khai quật đã cho thấy, đây là một di tích thuộc văn hoá Hoà Bình. Cuộc khai quật đã làm sáng tỏ sự nhầm lẫn kéo dài mấy chục năm và khẳng định Hang Đục và Hang Tiên Ông chỉ là một.
    Nằm trong chương trình điều tra, khảo sát, lập hồ sơ khoa học cho di tích Hang Con Moong trình UNESCO ghi vào danh mục di sản văn hoá thế giới, vừa qua, Viện Khảo cổ cũng đã tiến hành điều tra các di tích thuộc huyện Thạch Thành, vườn quốc gia Cúc Phương, và khu hang động sinh thái Tràng An. Trong đợt nghiên cứu này, nhiều di tích cũ tiếp tục được thẩm định, nhiều di tích mới được phát hiện, thám sát.
    Tại Hang Con Moong, các nhà khoa học phát hiện khối lượng lớn di vật đá, xương, răng thú, bếp đá, gốm... đặc biệt là việc phát hiện 5 di cốt người. Với những gì thu được, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ Việt Nam một lần nữa khẳng định, nơi đây có sự phát triển kế tiếp nhau của 3 nền văn hoá tiền sử Sơn Vi - Hoà Bình - Bắc Sơn.
    Nhằm làm sáng tỏ quy mô, cấu trúc, kỹ thuật xây dựng cũng như lịch sử hình thành của di tích, trong tháng 4-2008, Khu di chỉ Đàn Xã Tắc (Kinh thành Huế) cũng đã được tiến hành khai quật. Qua 3 tháng khai quật toàn bộ dấu tích còn lại của nền móng đàn đã được xuất lộ. Tiến sĩ Phạm Quốc Quân (Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam) đã cho rằng, việc xuất lộ này rất có ý nghĩa cho việc phục dựng lại Đàn Xã Tắc đúng với giá trị ban đầu của nó.
    Tinh vi đồ giả cổ
    Đó là lời đánh giá của Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam - PGS.TS Tống Trung Tín. Hiện nay, công nghệ làm đồ giả đã đạt tới trình độ tinh vi khiến việc phân biệt là vô cùng khó khăn. Theo những điều tra ban đầu của Viện Khảo cổ tại các lò làm đồ giả cổ ở Hoa Lư (Ninh Bình), quận Hai Bà Trưng và huyện Mê Linh (Hà Nội), việc làm giả cổ vật được thể hiện với công nghệ cao.
    Đối với chất liệu gỗ, các “nghệ nhân” làm đồ giả thường mô phỏng hình dáng cổ rồi thực hiện công nghệ ngâm tẩm, làm giả màu sắc của thời gian. Đối với đồ đất nung thời Lý - Trần, các “nghệ nhân” lại sử dụng bột đất được nghiền ra từ các di vật thời đó rồi mô phỏng lại, hoặc dùng chính mảnh vỡ của thời cổ gắn chắp lại với nhau, tạo nên dáng vẻ y như đồ cổ.
    Không chỉ làm giả các đồ gốm, đồ gỗ, các loại cổ vật bằng đồng cũng bị làm giả hết sức tinh vi với việc làm giả các lớp gỉ đồng - dấu tích của thời gian. Hoặc cũng có khi, các “nghệ nhân đồ giả” dùng chính các hiện vật cổ rồi vẽ thêm hoa văn, chữ để làm tăng thêm giá trị của hiện vật. Nguy hiểm hơn là hiện tại đã có một số đồ giả cổ, lọt vào các bảo tàng lớn và nghiễm nhiên xuất hiện trên một vài ấn phẩm.
    Đối với những đồ mới được làm cổ như thế này, nếu các nhà khoa học không có chuyên sâu, không biết về các “mánh” làm đồ giả cổ thì rất dễ bị nhầm lẫn. Ông Tống Trung Tín cũng đã đưa ra những lời cảnh báo đối với các bảo tàng tỉnh, cần thận trọng khi sưu tầm cổ vật cho bảo tàng.
    (ANTĐ)
     

Ủng hộ diễn đàn