Giấy bạc Nam Bộ

Chủ đề thuộc danh mục 'BST Tiền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà' được đăng bởi youngboss1vn, 30/11/09.

  1. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    * Đăng nhập để xem hình ảnh với kích thước đầy đủ
    (Topic này được mở ra để các bạn mới bước vào lĩnh vực sưu tầm tham khảo, vì vậy những loại tiền, tín phiếu, phiếu tiếp tế, phiếu đổi chác thuộc loại hiếm ... hoặc đang trong quá trình tìm hiểu thêm thông tin, tư liệu sẽ không có trong đây), màu sắc có sự điều chỉnh nhằm mục đích tránh việc làm giả .

    Cách mạng tháng 8 thành công, chính quyền non trẻ được hình thành chưa đầy một tháng thì thực dân Pháp đã chiếm lại miền Nam Việt Nam (Nam Bộ).Nên chế độ tiền tệ có nhiều nét độc đáo.Lúc đầu Miền Nam vì chưa có điều kiện để tổ chức in ấn loát và phát hành ngay tờ Bạc Tài chính như Trung ương và Trung Bộ, để khắc phục khó khăn về mặt tài chính, chính quyền quyết định cho tạm dùng tiền Đông Dương do Pháp phát hành.
    Trong tình hình Nam Bộ, cách xa xhính phủ Trung ương, chiến tranh đang ngày 1 lan rộng và ác liệt nên cuối năm 1947, theo sắc lệnh 102/SL ngày 01/11/1947, Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà cho phép in Bạc Việt Nam tại Nam Bộ nên có tên gọi là Giấy Bạc Nam Bộ.Từ đó, Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ được thành lập tại Chiến khu bưng biền Đồng Tháp Mười (tỉnh Long An).Nhưng đến năm 1948 mới đi vào hoạt động và giữa năm 1949, mới hình thành được 2 phân banchuyên về in.
    + Phân ban A (thành lập đầu năm 1948) do ông Thân Trọng Song đảm nhiệm chuyên in Tín Phiếu, đóng tại vùng Đồng Tháp Mười.
    + Phân ban B (hình thành năm 1949) do hoạ sĩ Huỳnh Văn Gấm làm trưởng phân ban, chuyên in giấy bạc Nam Bộ và được xây dựng tại vùng U Minh thuộc huyện Ngọc Hiển (Cà mau), tỉnh Bạc Liêu.
    Cả 2 phân ban ngày đêm ra sức thiết kế và in Ấn các loại bạc 1đ, 5đ, 20đ... lúc đầu chỉ để cung cấp chủ yếu ở khu căn cứ miền Tây (ở các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ và Long - Châu - Sa), nhưng sau này các loại bạc này được lưu hành khắp khu vực Nam Bộ.
    Loại giấy bạc này đều do ông Phạm Văn Bạch là Chủ Tịch Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chánh Nam Bộ và ông Nguyễn Thành Vĩnh là Gíam Đốc sở Tài Chính Nam Bộ được uỷ quyền của Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ký.Ngoài các loại bạc được phát hành còn có các Phiếu Tiếp Tế, Phiếu Đổi Chác, Tín Phiếu và bạc Tài Chính cũng được lưu hành song song và có giá trị như nhau.Giữa năm 1951, Ủy Ban Kháng chiến Hành Chánh Nam Bộ nhập được 2 máy in offset Hamamda và một số máy móc thiết bị mới của Nhật, nên giấy Bạc Nam Bộ được cải tiến với màu sắc tươi sáng và hình ảnh sắc xảo hơn.Cùng thời gian này phân ban C được thành lập trong địa phận tỉnh Vĩnh Long (hồi đó thuộc Long - Châu - Sa) để in giúp 1 số giấy bạc địa phương phát hành riêng cho 1 hoặc mấy tỉnh lân cận.Ngoài ra Nam bộ còn lập 1 phân xưởng chuyên sản xuất giấy in Bạc có hình chìm ngôi sao, lấy tên là phân xưởng giấy Hoà Bình đặt tại xã Tân Bằng, Cán Gáo, huyện Thới Bình, tỉnh Bạc Liêu.
    Giấy bạc Nam Bộ được in tại phân ban A và B, và được phát hành 12 loại gồm các mệnh giá: 50xu, 1đ, 5đ, 10đ, 20đ, 50đ (gồm 3 loại), 100đ (gồm 4 loại), những tờ bạc này 1 số có dòng chữ Campuchia (Cao Miên) ghi giá trị tờ bạc.Tất cả các giấy bạc Nam Bộ được ông Phạm Văn BạchNguyễn Thành Vĩnh ký.
    Đầu năm 1954, bộ phận Ấn loát Nam Bộ có trình bày và in thêm mẫu 200đ và mẫu 500đ đang in thử (có hình ảnh chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh ở mặt trước và số 500 giữa 2 con rồng ở mặt sau với màu xanh lá mạ và xanh lá đậm) nhưng chưa kịp in thì đến hiệp định Genève nên bỏ dở.
    Đến đây nhiệm vụ của cơ quan Ấn loát đặc biệt Nam Bộ (1948 - 1954) cũng được hoàn thành và kết thúc hoạt động vào tháng 11/1954.Chính quyền Cách mạng thu hồi giấy bạc Nam Bộ, đổi lại cho dân bạc Đông Dương với tỷ giá 1đ Đông Dương bằng 40đ bạc Nam Bộ.

    [​IMG]


    Giấy bạc 1 đồng - tên gọi Du kích
    Mặt trước: chân dung Hồ chủ tịch nhìn thẳng.Phía sau là quang cảnh làm ruộng
    Mặt sau: 5 nữ du kích
    Bóng chìm: Loại không bóng chìm
    [​IMG]
    [​IMG]


    Giấy bạc 1 đồng - tên gọi Du kích
    Mặt trước: chân dung Hồ chủ tịch nhìn thẳng.Phía sau là quang cảnh làm ruộng
    Mặt sau: 5 nữ du kích
    Bóng chìm: Loại có bóng chìm
    [​IMG]
    [​IMG]

    Bóng chìm: có nhiều loại bóng chìm (bóng chạy dọc, bóng chạy ngang...)
    [​IMG] [​IMG]


    Giấy bạc 1 đồng - tên gọi Du kích (Loại số đóng bên phải và bên trái)
    Mặt trước: chân dung Hồ chủ tịch nhìn thẳng.Phía sau là quang cảnh làm ruộng
    Mặt sau: 5 nữ du kích
    [​IMG]
    [​IMG]


    ... có rất nhiều màu sắc đậm nhạt khác nhau trên loại này
    [​IMG]
     
    Last edited: 18/7/17
  2. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Giấy Bạc 5 Đồng - tên gọi: Dân quân (Loại giấy bạc có bóng chìm)
    Mặt trước: chân dung Hồ chủ tịch nhìn hơi nghiêng.Phía sau là một dân quân
    Mặt sau: Cảnh nông dân làm ruộng
    [​IMG]
    [​IMG]

    Bóng chìm
    [​IMG]


    Giấy Bạc 5 Đồng - tên gọi: Dân quân (Loại giấy bạc có Serial 3 chữ cái)
    Mặt trước: chân dung Hồ chủ tịch nhìn hơi nghiêng.Phía sau là một dân quân
    Mặt sau: Cảnh nông dân làm ruộng
    [​IMG]
    [​IMG]


    Giấy Bạc 5 Đồng - tên gọi: Dân quân (Loại Bạc Giả)
    Mặt trước: chân dung Hồ chủ tịch nhìn hơi nghiêng.Phía sau là một dân quân
    Mặt sau: Cảnh nông dân làm ruộng
    [​IMG]
    [​IMG]

    ...In lỗi
    [​IMG]

    Trùng Serial
    [​IMG]
     
    Last edited: 13/7/10
  3. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    20 Đồng - tên gọi Nông dân
    Mặt trước: chân dung Hồ chủ tịch nhìn hơi nghiêng và số 20 trên hoa văn
    Mặt sau: Quang cảnh nông dân miền Nam đang làm ruộng
    Màu sắc: Đỏ nâu và nền vàng kem.

    Loại Lưu Hành
    [​IMG]
    [​IMG]

    Nhìn kỹ trên tờ tiền Mẫu và lưu hành ta thấy 2 vết mực "lạ" ở vị trí giống nhau ----> Lỗi khuôn tiền???!!
    [​IMG] [​IMG]
     
    Last edited: 21/7/10
  4. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Giấy bạc 20 Đồng - tên gọi Bộ đội
    ND (1948)
    Mặt trước: chân dung Hồ chủ tịch, phía sau là bộ đội
    Mặt sau: quang cảnh nông dân làm ruộng
    Màu sắc: Mặt trước: vàng kem và nâu
    Mặt sau: đen và vàng kem
    [​IMG]
    [​IMG]
     
    Last edited: 15/6/10
  5. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member


    Giấy Bạc 50 Đồng - tên gọi: Vệ quốc quân (Loại lưu hành)

    Mặt trước: chân dung Hồ chủ tịch
    Mặt sau: Một vệ quốc quân cầm quốc kỳ
    Màu sắc cho 2 mặt: Đen cam, đỏ hồng và đen
    [​IMG]
    [​IMG]
     
    Last edited: 21/7/10
  6. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member


    Giấy Bạc 50 Đồng - tên gọi: Công nông (Loại lưu hành)

    * Mặt trước : Chân dung Hồ Chủ tịch nhìn hơi nghiêng
    * Mặt sau : Nông dân và công nhân
    * Màu sắc : Mặt trước: Vàng kem và nâu tím.
    Mặt sau: Vàng kem và đỏ nâu
    * Giấy in : Giấy trắng không bóng chìm
    * Họa sĩ : Lê Thiên, Huỳnh Văn Gấm
    [​IMG]
    [​IMG]


    Do in ở nhiều thời điểm nên loại này có rất nhiều màu sắc đậm nhạt khác nhau
    [​IMG]

    Trong quá trình sưu tầm đôi khi tìm được những tờ có lỗi in khá thú vị - Khuôn nền vàng In lệch lên phía trên và lệch xuống phí dưới
    [​IMG] [​IMG]
     
    Last edited: 21/7/10
  7. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Giấy bạc 50 Đồng - tên gọi Đại đoàn kết
    Mặt trước: chân dung Hồ chủ tịch và quang cảnh đào kinh
    Mặt sau: Toàn dân đoàn kết chống xâm lăng và dòng chữ: ĐOÀN KẾT, ĐOÀN KẾT ĐẠI ĐOÀN KẾT
    Màu sắc: Mặt trước: nâu dỏ và màu xanh lá cây
    Mặt sau: Hồng kem và nâu
    [​IMG]
    [​IMG]
     
    Last edited: 15/6/10
  8. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Giấy Bạc 100 Đồng - tên gọi Tăng gia sản xuất
    (Loại giấy Dày, Có Bóng chìm)
    Mặt trước: chân dung Hồ chủ tịch nhìn thẳng và số 100
    Mặt sau: Quang cảnh làm rẫy
    Màu sắc: Mặt trước: Tím đen và tím hồng
    Mặt sau: Tím hồng và chữ số đỏ
    [​IMG]
    [​IMG]



    Giấy Bạc 100 Đồng - tên gọi Tăng gia sản xuất
    (Loại giấy mỏng, Không Bóng chìm)
    Mặt trước: chân dung Hồ chủ tịch nhìn thẳng và số 100
    Mặt sau: Quang cảnh làm rẫy
    Màu sắc: Mặt trước: Tím đen và tím hồng
    Mặt sau: Tím hồng và chữ số đỏ
    [​IMG]
    [​IMG]
     
    Last edited: 26/8/10
  9. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Giấy bạc 100 Đồng - tên gọi Công nông
    Mặt trước: chân dung Hồ chủ tịch nhìn hơi nghiêng
    Mặt sau: Công nhân vác búa và 1 nông dân
    Màu sắc: Mặt trước: Cam và nâu
    Mặt sau: một màu đỏ
    [​IMG]
    [​IMG]


    Loại 1 chữ cái đứng trước số Serial (Mực đen) - Loại 3 chữ cái đứng trước số Serial (Mực xanh)

    [​IMG] [​IMG]
     
    Last edited: 29/6/10
  10. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Giấy bạc 100 Đồng - tên gọi Toàn quốc kháng chiến (Loại màu đậm)
    Mặt trước: chân dung Hồ chủ tịch và quang cảnh dân chúng tiến lên
    Mặt sau: Phụ nữ miền Nam cấy lúa, thôn nữ quay tơ dệt vải
    Màu sắc: Mặt trước: xanh lá cây và nâu
    Mặt sau: vàng kem và nâu đen
    [​IMG]
    [​IMG]


    Giấy bạc 100 Đồng - tên gọi Toàn quốc kháng chiến (Loại màu nhạt)
    Mặt trước: chân dung Hồ chủ tịch và quang cảnh dân chúng tiến lên
    Mặt sau: Phụ nữ miền Nam cấy lúa, thôn nữ quay tơ dệt vải
    Màu sắc: Mặt trước: xanh lá cây và nâu
    Mặt sau: vàng kem và nâu đen
    [​IMG]
    [​IMG]
     
    Last edited: 15/6/10
  11. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Giấy Bạc 100 Đồng - tên gọi Toàn dân chống xâm lăng (Loại lưu hành)
    Mặt trước: chân dung Hồ chủ tịch trong ngôi sao 5 cánh và toàn dân đang tiến lên
    Mặt sau: Ngôi sao 5 cánh và 1 nông dân với 1 dân quân
    khuôn khổ: 165mm x 82mm
    Màu sắc: Mặt trước: xanh lá và xanh lá đậm
    Mặt sau: vàng kem và nâu đậm
    [​IMG]
    [​IMG]
     
    Last edited: 21/7/10

Ủng hộ diễn đàn