"Mốt chơi tiền" của người trẻ

Chủ đề thuộc danh mục 'Tin tức khắp nơi' được đăng bởi chihung, 4/3/14.

  1. chihung

    chihung New Member

    GiadinhNet - Những thú chơi nghệ thuật về tiền cổ, tem cổ, xe đạp cổ xưa nay thường chỉ có những người lớn tuổi tham gia.

    Nhưng vài năm lại đây một bộ phận giới trẻ Hà thành đã "bỏ qua" những thú vui tân thời và trở lại với thú chơi đầy hoài niệm. Những bạn trẻ của "Câu lạc bộ tháng 10" là một điển hình như vậy với thú chơi nghệ thuật sưu tầm và sắp xếp tiền cổ và cả tiền hiện đại.

    [TABLE="width: 1, align: center"]
    [TR]
    [TD] [​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    Trên mỗi đồng tiền là dấu ấn cả một giai đoạn lịch sử của ​
    một đất nước. Ảnh: P.V​
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    Người trẻ mê… sưu tập tiền

    Góc phố nhỏ trên con phố cổ kính rợp bóng cây Trần Quốc Toản - Hà Nội là nơi tụ họp của những bạn trẻ say mê thú chơi tiền vào mỗi chủ nhật cuối tháng. Mỗi khi tới "kỳ họp", có tới vài chục bạn trẻ quây quần bên những chiếc bàn nhựa, nhâm nhi ly cà phê và cùng ngắm nghía những bộ tiền cổ. Thi thoảng họ lại ồ lên suýt xoa trước một đồng tiền đẹp, hiếm nào đó được đem ra trình diện.

    Những đồng tiền giấy, tiền xu được xếp ngay ngắn trong những quyển album chuyên biệt dành cho giới sưu tầm tiền cổ. Người thì xếp theo thứ tự dòng chảy thời gian, người thì "chơi tiền" theo chuyên đề về danh họa hay nhạc sĩ , theo lãnh thổ quốc gia hoặc từng châu lục. Vì thế, mỗi một thành viên câu lạc bộ đều có tới vài chục quyển album chứa đầy tiền giấy, tiền xu đủ loại. Có những "quyển tiền" được sắp xếp theo tên nước. Ví như tiền cổ của Ba Lan có những đồng thuộc dạng quý như đồng tiền in năm 1958 được làm bằng nhôm in hình quốc huy của nước này; Đồng tiền xu tượng trưng in hình Đức Giáo hoàng; hay đồng in hình thiếu nữ người cá cầm kiếm có ý nghĩa lịch sử tượng trưng hình ảnh cô gái bảo vệ cho thành phố Vacsava. Những sản phẩm xuất xứ từ Tây Ban Nha có đồng in hình nhân vật văn học nổi tiếng Đôngkisốt với chiếc cối xay gió được giới mê tiền cổ đánh giá là đồng xu có mẫu đẹp, mang giá trị văn học lớn.

    Thành viên Lê Kinh Tú năm nay 16 tuổi. Cậu bắt đầu mê thú sưu tầm tiền cổ từ hơn 2 năm trước. Tú kể: "Nhóm câu lạc bộ của chúng cháu chuyên chơi tiền xu quốc tế và tiền giấy. Có người có những bộ sưu tập tiền rất quý, như bộ sưu tập tiền Đông Dương xưa". Sau hơn 2 năm sưu tầm, đến nay Tú cũng đã có được gần chục quyển album xếp đầy các loại tiền giấy, tiền xu trong và ngoài nước. Trong đó, có những bộ Tú sưu tầm theo chuyên đề âm nhạc. Đó là những đồng tiền có in hình các nhà soạn nhạc nổi tiếng hoặc những sự kiện liên quan đến âm nhạc. Tờ tiền giấy mệnh giá 5.000đ (mệnh giá lớn nhất năm 1982) in hình nhà soạn nhạc lừng danh Chopin của Ba lan, mặt sau in một đoạn bản nhạc Polonaise. Hay tờ tiền giấy in hình Louis Hector Berlioz- một nhà soạn nhạc người Pháp nổi tiếng thuộc trường phái lãng mạn. Ông chính là người sáng lập ra nền giao hưởng lãng mạn có tiêu đề, và được khẳng định với bản: "Giao hưởng tưởng tượng" là bản giao hưởng đầu tiên có tiêu đề.

    Tờ tiền giấy trước đây của Bỉ cũng từng in hình Aldophe Sax, là người đã sáng tạo ra loại nhạc cụ Saxophone ngày nay. Thậm chí, một số người hâm mộ Micheal Jackson ở Hoa Kỳ còn in hình của ông lên tờ tiền tượng trưng, lưu hành trong giới hâm mộ và giới sưu tầm tiền nghệ thuật.

    [TABLE="width: 1, align: center"]
    [TR]
    [TD] [​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    Ngoài tiền cổ người ta còn “chơi” cả những đồng tiền còn đang​
    lưu hành., cam go. Ảnh: TG​
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
  2. chihung

    chihung New Member

    Nghề chơi cũng lắm công phu…

    Thú chơi tiền không chỉ đơn thuần là việc tìm mua, trao đổi để có được những đồng tiền rồi xếp ngay ngắn vào những quyển album. Quan trọng hơn cả là phải "hiểu" thì mới chơi được tiền. Người "chơi tiền" thực sự phải hiểu được từng hình ảnh, họa tiết, để chỉ cần nhìn vào là biết đồng tiền đó của nước nào, hình in sự kiện lịch sử hay ý nghĩa văn học nào? "Sưu tầm tiền cũng có nghĩa là một cách rất tốt để học về lịch sử. Chơi tiền mà không hiểu về lịch sử thì chẳng khác nào có được của quý trong nhà mà không biết"- Lê Kinh Tú chia sẻ. Trên mỗi đồng tiền đều có tiếng nói riêng về thời đại sản sinh ra nó. Qua đồng tiền, có thể biết được sự biến động của lịch sử thể hiện trên từng thay đổi của mỗi mẫu tiền. Ví như vào thời các vua nhà Trần, đồng tiền xu được đúc to, hoạ tiết rõ ràng, đẹp và thể hiện rõ nét ở hoa văn mặt phía sau. Điều này thể hiện sự hưng thịnh của vương triều nhà Trần. Còn các loại tiền không chính triều của các lãnh chúa cát cứ một thời, như tiền của chúa Nguyễn ở đàng Trong, đồng tiền hầu hết đều bị đúc lỗi.

    Trong giới chơi tiền cổ bây giờ, có rất nhiều tiền từ các thời Lê, thời Tây Sơn. Các hiệu tiền của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thời nhà Đinh, Lý, Trần, Lê đến nhà Nguyễn đều có trong giới mê tiền cổ. Nhưng nhiều nhất có lẽ là tiền thời các vua triều Nguyễn. Một số đồng thuộc vào hàng quý hiếm luôn được giới sưu tầm tiền cổ săn lùng như: đồng "Thái Bình Hưng Bảo" thời Đinh Tiên Hoàng là đồng tiền được đúc đầu tiên của Việt Nam; hay như đồng "Đại Bảo Thông Bảo" thời Lê Thái Tông. Những đồng tiền còn lưu hành, không lưu hành hay tiền tượng trưng của nhiều nước trên thế giới như Anh, Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Inlaud, Hy Lạp, Thụy Sĩ, Ý, Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Trung Quốc... cũng có khá nhiều trong giới mê tiền cổ Hà thành. Cậu bé Lê Khánh Hoàng Anh, năm nay mới 11 tuổi là thành viên "nhí" ít tuổi nhất trong câu lạc bộ nhưng đã có thâm niên chơi tiền cổ hơn 4 năm (từ năm 7 tuổi) kể: "Cháu thích nhất là sưu tầm xu Châu Phi in hình sư tử. Từ bé, cháu đã thích các loài động vật hoang dã mà trên đồng xu Châu Phi rất hay in hình chúng. Nhưng kiếm được những đồng xu đó cũng khó lắm, thi thoảng bố cháu nhờ được người quen đi công tác mua hộ, hoặc trao đổi với các anh chị, các chú trong giới. Bây giờ bộ sưu tập của cháu đã lên đến hàng nghìn đồng, trong đó có rất nhiều đồng in hình sư tử".

    [TABLE="width: 1, align: center"]
    [TR]
    [TD] [​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    Lê Kinh Tú với bộ sưu tập tiền giấy của mình.​
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] [​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    Được sở hữu những đồng tiền cổ này luôn là niềm ao ước của dân “chơi tiền”.uộc chiến đầy căng thẳng, cam go. Ảnh: TG​
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    Những đồng tiền hiếm nhất…


    Theo giới mê tiền cổ, tuy đồng tiền Thái Bình Hưng Bảo đúc khoảng từ năm 970 - 980 là đồng tiền đầu tiên, cổ nhất của Việt Nam, nhưng lại chưa phải là đồng tiền thuộc hàng quý nhất, hiếm nhất. Nguyên do bởi vì đồng này được tìm thấy tương đối nhiều. Mà trong giới sưu tầm, đồng tiền có giá trị nhất không chỉ ở độ cổ mà còn phụ thuộc khá lớn vào độ quý hiếm, "độc nhất vô nhị" của nó.

    Vì thế, những đồng tiền quý hiếm hiện nay phải kể đến đồng Thuận Thiên Đại Bảo là đồng tiền mặt lưng có chữ Nguyệt, bắt đầu ra đời từ khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, được đúc khoảng năm 1010 - 1028. Đồng Nguyên Phong Thông Bảo với mặt lưng có chữ Thông viết kiểu "đuôi hổ", từ thời Trần, đúc khoảng năm 1251 - 1258 cũng thuộc hàng quý hiếm bậc nhất. Tuy nhiên, giới mê tiền cổ cho rằng, chỉ có đồng Thiên Cảm Nguyên Bảo sau lưng có chữ Càn Vương, đời Lý Thái Tông, đúc khoảng năm 1044 - 1049 mới là đồng tiền quý hiếm bậc nhất trong số các đồng tiền cổ.

    Điều đặc biệt: Trong số các đồng tiền thuộc hàng quý hiếm bậc nhất hiện nay, đa số đều thuộc về tiền thời Lý - Trần. Có một lý do quan trọng khiến tiền thời kì này trở nên quý hiếm là bởi cả hai thời đều trọng đạo Phật, phần lớn kim loại đồng đều để dành cho việc đúc tượng, nên tiền đúc ra thời đó đã ít, còn lại đến bây giờ lại càng hiếm.

    Một đồng tiền cổ quý hiếm thời ấy bây giờ có thể lên tới vài chục triệu đồng mà " săn đỏ mắt" cũng không thấy. Giới mê tiền cổ ngày nay còn sưu tầm cả những đồng tiền được đúc từ thời Pháp thuộc. Những đồng tiền ấy được người Pháp cho đúc để lưu hành tại Nam Kỳ ngay từ năm 1879. Hai loại tiền đồng đầu tiên ra đời trong năm này có tên là Đương nhị và Bách phân chi nhất. Tiền Đương nhị phát hành tổng cộng 20 triệu đồng, chữ dập nổi bằng hai thứ tiếng Hán - Pháp. Năm 1884, Đông phương hội lý ngân hàng (là hội tập hợp các nhà tư bản Pháp, trụ sở ở Paris, có một chi nhánh ở Sài Gòn) lại đúc ra đồng tiền bằng bạc Indochine giá trị 1 Piastre, 50 cent, 20 cent và 10 cent. Trong số các đồng tiền Đông Dương ngày ấy, tờ tiền được phát hành thời kỳ đầu như tờ mệnh giá 5 Piastres năm 1899 có hình ảnh vị thần Neptune (Hải thần) được giới chơi tiền cổ đánh giá là quý hiếm. Đồng xu Tô-ken vốn trước đây được in hạn chế chỉ để dành riêng cho người Mỹ kiểu "lính Mỹ ở đâu thì đồng Tô ken ở đó" cũng được nhiều người mê tiền cổ sưu tập. Một số người chơi thì chuyên sưu tầm cả những đồng tiền được phát hành từ những thập niên 40 thế kỷ trước. Trong đó có những tờ thuộc hàng quý hiếm như tờ tiền giấy được phát hành năm 1946; tờ tiền mệnh giá 20 đồng phát hành năm 1952; tờ tín phiếu phát hành năm 1950 - 1951.

    Một "dân chơi tiền" cho hay: Tờ tiền giấy thời vua Thành Thái có giá trị ngang ngửa với mệnh giá nghìn USD. Tờ tiền giấy thời Hồ Qúy Ly có in chữ Thông Bảo Hội Sao cũng chỉ vài người có. Mức độ quý hiếm càng cao khi mà những người có đồng tiền đó không bao giờ mang ra trao đổi, mua bán nên nhiều người mê chơi cũng khó mà có thể có được trong bộ sưu tập của mình.

    [TABLE="width: 1, align: center"]
    [TR]
    [TD] [TABLE="width: 150, align: right"]
    [TR]
    [TD] [​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    "Nhưng thú chơi không chỉ hạn chế trong khuôn khổ những đồng tiền cổ quý hiếm mà người ta còn chơi cả những đồng tiền đang còn lưu hành. Vấn đề cốt lõi của nghề chơi tiền cổ chính là sự hiểu biết lịch sử, biết nghệ thuật sắp xếp và chơi tiền như một thú vui, một niềm đam mê"- anh Ngọc Anh ( một thành viên CLB chơi tiền cổ) chia sẻ.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    Lã Xưa
     

Ủng hộ diễn đàn