Một Số Thuật Ngữ Nhiếp Ảnh Film Cơ Bản Aperture / F - stop / F- number - Độ mở ống kính Thuật Ngữ này ám chỉ độ mở của ống kính. Được tính bởi công thức f=1/x, trong đó x thường có các giá trị lần lượt là 1.4 ; 1.8 ; 2; 2.8; 3.5; 4.8; 5.6; 8; 11; 22… Vì thế x càng nhỏ thì độ mở ống kính càng lớn. Trong thực thế, để cho đơn giản người ta thường hay dùng giá trị x để ám chỉ độ mở f của ống kính luôn và thường là ám chị độ mở lớn nhất của ống kính. Ví dụ nếu bạn hỏi một người lens này độ mở bao nhiêu. Và họ trả lời là 1.4 hoặc 2.8. thì có nghĩa là độ mở ống kính của họ có f-stop / f-numebr lớn nhất lần lượt là 1/1.4 hoặc 1/2.8.
Trong nhiếp ảnh, độ mở ống kính lớn mang đến 2 hiệu quả hình ảnh: + Film sẽ nhận được nhiều ánh sáng dẫn đến việc thời gian cần thiết để có 1 bức ảnh đủ sáng giảm đi -> bạn có thể tăng tốc độ màn chập để có thể chụp các vật thể di chuyển với tốc độ cao như chim chóc, xe cộ, thể thao... + Độ sâu của trường ảnh sẽ hẹp lại, vật thể cần nhấn mạnh sẽ được làm rõ ( trong tầm focus ) và các vật xung quanh sẽ bị mờ đi. Mọi người vẫn hay gọi đây là hiệu ứng xoá phông. Ứng dụng thường gặp nhất là chụp chân dung. This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x425 This image has been resized to fit in the page. Click to enlarge.
Ngược lại độ mở ống kính càng bé thì sẽ hai hiệu quả hình ảnh ngược lại: +Ánh sáng lọt vào càng ít dẫn đến việc thời gian cần thiết để tạo ra một bức ảnh đủ sáng tăng lên-> thời gian màn chập mở ra phải tănng lên hay tốc độ màn chập phải giảm đi. Tốc độ màn chập giảm và khi đủ cậm sẽ tạo ra hiệu ứng mờ, chuyển động, ghi lại chuyển động của ánh sáng. Ứng dụng: Chụp thác nước, pháo hoa, đường phố ban đêm, sấm chớp. Một số trường hợp đặc biệt khi bạn để tốc độ màn chập quá chậm và film được "phơi" dưới ánh sáng trong một thời gian dài thì bạn có thể ghi lại hình ảnh ấn tượng khác ví dú như vệt sáng của xe cộ trên đường hay thậm chí là quĩ đạo đường đi của các ngôi sao ( hay còn gọi là startrail )… Kĩ thuật chụp này thường được gọi là chụp phơi sáng. This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x474 This image has been resized to fit in the page. Click to enlarge. This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x427 This image has been resized to fit in the page. Click to enlarge. + Độ sâu của trường ảnh càng dày, đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều vật thể được focus hơn. Điều chỉnh cho độ mở ống kính bé đi còn được gọi là "khép khẩu" và thường người ta hay khép khẩu để chụp những bức ảnh yêu cầu độ chi tiết cao, ví dụ như chụp phong cảnh. This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1280x720
Shutter - Màn chập Màn chập là vật thể chắn sáng giữa lens và film. Khi màn chập được mở ra thì ánh sáng sẽ đi qua lens tiếp xúc với phim và đoạn phim đó là đoạn phim đã được "chụp" hay exposed. Màn chập mở ra trong một khoảng thời gian nhất định ( tốc độ màn chập ) rồi sẽ đóng lại để ngăn ánh sáng tiếp tục tiếp xúc với phim dẫn đến trường hợp ảnh bị thừa ánh sáng, quá sáng hay còn gọi là "cháy". Shutter Speed ( S ) - Tốc Độ Màn Chập Tốc độ màn chập là khoảng thời gian tính từ lúc màn chập mở ra cho đến khi đóng lại. Đây cũng là khoảng thời gian ánh sáng có thể đi qua lens và tiếp xúc với film và hình thành nên một bức ảnh. Tốc độ màn chập là yếu tốc quyết định xem bức ảnh đủ hay thiếu sáng. Tốc độ màn chập lớn cho phép bạn chụp các vật thể di chuyển với vận tốc lớn như chim chóc, xe cộ hoặc vận động viên thể thao. Tốc độ màn chập chậm giúp bạn tạo hiệu ứng mờ, mịn các vật thể như mặt nước, thác nươc hoăc ghi lại quĩ đạo đi của các vật thể phát sáng như đèn xe ô tô, xe máy, pháo hoa, sấm chớp hay thậm chí các ngôi sao ( Startrail ) This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x768 This image has been resized to fit in the page. Click to enlarge.
Bulb ( B ) - Chế Độ Chụp Phơi Sáng Chế độ chụp phơi sáng là một kĩ thuật chụp dùng để chụp các bức ảnh trong môi trường thiếu sáng. Khi chuyển sang chế độ này bạn nên dùng cable release để giữ cho bức ảnh được sắc nét thay vì chụp bằng tay. Cable Release Cable Release là một dụng cụ thường dùng kèm với Tripod (chân máy ảnh) có tác dụng giúp người chụp ảnh chụp các bức từ một khoảng cách nhất định. Với một đầu dây gắn vào máy ảnh và 1 đầu dây có nút ấn để chụp ảnh, dụng cụ này giúp hạn chế tối đa các tác động bên ngoài vào máy khi người chụp muốn chụp phơi sáng trong một thời gian dài. Các kiểu chụp ảnh mà bạn nên tận dụng dụng cụ này là chụp chân dung, chụp trong môi trường không đủ sáng, chụp pin hole. This image has been resized to fit in the page. Click to enlarge. Post edited by MrBlack at 2011-08-28 20:41:34
Grain / Noise / Muỗi Noise có thể hiểu nôm na là sự có mặt của điểm ảnh không mong muốn trong ảnh. Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này: Khi người chụp dùng phim có ISO (độ nhạy sáng) cao. Khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, không có đủ ánh sáng, máy ảnh phải thu thập những tín hiệu yếu và các điểm ảnh không cần thiết ở nền dẫn đến ảnh bị noise.
SLR SLR- Single-lens reflex camera, máy ảnh ống kính rời. SLR có hai đặc điểm chính để phân biệt với các loại máy khác. 1- Ống kính có thể tháo rời và thay thế. Mỗi hệ thống máy ảnh có nhiều loại ống kính để thay đổi với các thông số kĩ thuật khác nhau phù hợp cho các thể loại ảnh khác nhau. 2- Qua một máy ảnh ống kính rời, người chụp nhìn thấy hình ảnh qua một ống kính có hình ảnh giống thật. Để chụp ảnh, ở thân máy có một gương phản xạ ánh sáng từ ống kính đến viewfinder. Khi ảnh được chụp, gương này sẽ lật để cho ánh sáng đi qua màn chập ống kính đến đến phim. TRL TRL- Twin Reflex Lens là loại máy ảnh có hai ống kính có cùng một tiêu cự ống kính. Một trong 2 lenses sẽ chụp ảnh, lens còn lại dùng để ngắm và thường là nhìn từ trên xuống. Trong ống ngắm có một gương đặt nghiêng 45 độ. Các máy ảnh TRL thường dùng phim 120 mm.
Over exposure Đây là thuật ngữ chỉ ảnh bị chụp thừa sáng. Nguyên nhân có thể do tốc độ chụp thấp, ISO quá cao, hoặc thời gian chụp quá lâu. Under exposure Ngược lại vs over exposure, Under exposure chỉ ảnh bị tối hơn mức hợp lý, thiếu sáng. This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x424 This image has been resized to fit in the page. Click to enlarge. Rangefinder Rangefinder là hệ thống cho phép người chụp ảnh đo khoảng cách từ máy ảnh đến vật cần chụp và chụp ảnh với độ sắc nét cao.
ISO & ASA Chúng ta vẫn hay hiểu khi nói đến 2 từ trên có nghĩa là nói đến tốc độ của phim. Nhưng thật ra không có từ nào trong 2 từ này có nghĩa là tốc độ của phim cả, chúng đơn giản chỉ là viết tắt của tên gọi của 2 tổ chức về đo lường một của Mỹ và 1 của quốc tế. Trong đó: ASA là viết tắt của American Standards Association ISO là viết tắt của International Standards Organisation Tốc độ phim là một trong rất nhiều những đơn vị khác mà 2 tổ chức này cân đo đong đếm và đưa ra thành tiêu chuẩn trong vùng lãnh thổ của mình. Trong thời kì nhiếp ảnh phim còn thịnh hành thì ASA phổ biến hơn ISO nhưng càng về sau thì ASA được thay thế bởi ISO nhiều hơn do ISO mang tính quốc tế cao hơn, mặc dù thực chất tiêu chuẩn của 2 tổ chức này về tốc độ phim là như nhau. VÍ dụ ASO 50 = ISO 50. Tuy nhiên do trong nhiếp ảnh chỉ có đơn vị tốc độ của phim là được đo đếm bởi ISO và ASA nên trò chuyện về nhiếp ảnh, mỗi nói đến ASA và ISO thì chúng ta đều hiểu là tốc độ của phim Tốc độ của Phim - Film Speed Tốc độ của phim thực chất là độ nhạy sáng của phim. Về cơ bản, phim chụp ảnh là một tấm nhựa được phủ một lớp rất mỏng có chứa muối bạc halogen có tính chất nhạy sáng với tinh thể tồn tại dưới các kích thước khác nhau. Kích thước của các tinh thể này chính là yếu tố quyết định vận tốc của phim. VÍ dụ kích thước tinh thể lớn hơn, thì khả năng bề mặt của tinh thể được tiếp xúc với ánh sáng là cao hơn. Và khi đó ta nói film này có độ nhạy sáng cao hơn( hay tốc độ của phim cao hơn ). Ngược lại, tinh thể càng nhỏ thì diện tích bề mặt tiếp xúc với ánh sáng càng nhỏ, kết quả dẫn đến là độ nhạy sáng càng thấp. Câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta ko luôn tạo ra phim có độ nhạy sáng cao? Nguyên nhân là kích thước tinh thể càng lớn thì bề mặt lớp bạc sẽ càng gồ ghè hơn, sự sắp xếp không được bằng phẳng, trơn tru như những tinh thế nhỏ hơn. ĐIều này dẫn đến việc ảnh tạo ra bời có độ nhạy sáng cao thường bị hiện tượng noise / grain ( hoặc nhiễu / muỗi ) chứ không mượt mà như ảnh tạo ra bằng phim có độ nhạy sáng thấp hơn. MX - Multiple Exposures Là kĩ thuật chụp nhiều kiểu trên cùng một đoạn phim ( 1 frame ) hay còn gọi là chồng phim. Sử dụng kĩ thuật này để lồng ghép 2 bức ảnh hoặc nhiều hơn lên nhau để tạo ra bức ảnh mới với bố cục và chi tiết hấp dẫn hơn. MX là một tính năng dược tích hợp trên khá nhiều các máy ảnh Lomography. Kĩ thuật cũng thường được sử dụng nhất bởi các Lomographers