Nói về những mẫu tiền sao chép

Chủ đề thuộc danh mục 'Diễn đàn sưu tập tiền xu việt nam' được đăng bởi tigon, 12/5/11.

  1. tigon

    tigon Active Member

    Copy bài viết của nhà sưu tầm tiền cổ Đào Văn Minh
    Điện thoại: 0986428900
    Địa chỉ: Sơn Tây-Hà Nội



    Số liệu thống kê sơ bộ như ở phần trước đã nói. Tính đến thời điểm viết bài này. Số tự dạng tiền cổ mang niên biểu, niên hiệu Trung Quốc do người Việt cổ chế tác sao chép xuất lộ ở Việt Nam: với số lượng 820 loại chiếm 60% tổng số các loại tiền cổ của Việt Nam đúc trong 975 năm (970-1945).

    Việc phát sinh lượng tiền sao chép lớn đến như vậy hẳn phải có nguyên nhân của nó. Hãy mổ xẻ một chút để cùng suy ngẫm:

    Trong giai đoạn 960-1274 dưới thời bắc và nam Tống, người Trung Quốc cổ đã cho chế tác trên 3000 loại tự dạng (số liệu được in trên tài liệu và ca ta lô tiền cổ ). Như vậy chỉ với 314 năm họ đã có tới 3000 lần đúc tiền. Bình quân mỗi năm 10 lần đúc, và mỗi lần đúc như vậy sẽ có cơ man nào lượng tiền được tung ra thị trường…

    Cùng thời điểm này ở Việt Nam là các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý và đầu Trần. (cũng theo tài liệu và ca ta lô của các nhà sưu tập) với 314 năm chỉ vẻn vẹn trên dưới 36 lần đúc tiền. Với mức độ quá khiêm tốn nêu trên. Ta có thể hình dung nhu cầu sử dụng tiền của người Việt cổ Trong giai đoạn này ra sao và lượng tiền được du nhập vàoViệt Nam trong thời điểm ấy như thế nào?...Căn cứ vào mẫu tự 820 loại tiền cổ sao chép có thể thấy, trong giai đoạn đầu của lịch sử nước nhà tính độc lập tự chủ rất cao, nên việc sao chép tiền hầu như không xảy ra, có lẽ còn cả tập tính quen tiêu tiền Trung Quốc từ lâu đời…Căn cứ vào độ biến dạng qua thời gian của các mẫu tiền khi chúng xuất lộ, kết hợp với so sánh tự dạng và sự tương đồng ta có thể đoán định chúng được chế tác từ thời Trần, bắt đầu từ triều vua Trần Thánh Tông (đăng hình mẫu tiền sao chép mang phong cách mẫu Thiệu Long, tư liệu từ đồng nghiệp)


    [​IMG]


    Và chúng được đúc rầm rộ nhất vào thời Mạc, hậu Lê và triều Nguyễn cuối .Trong đó phải kể đến các chúa Nguyễn đàng trong. Còn những mẫu tiền tuy không có trong niên biểu niên hiệu của Việt Nam,Trung Quốc kể cả Nhật Bản và Trều Tiên. Nhưng phong cách, kiểu dáng và chất liệu tương đồng với các mẫu tiền chính triều của Việt Nam. Thì có thể chúng được chế tác cùng thời, song vì lý do nào đó vị vua đương kim không cho lấy mẫu tự theo niên hiệu của mình mà dùng lệch đi? Đôi khi hiện tượng này được áp dụng cả trong việc đúc tiền mang niên biểu Trung Quốc, kể cả tiền các triều đại trước đó của Việt Nam .

    Minh chứng cho nhận xét này là vào thời thuộc Minh( 1414-1427 ). Giai đoạn lịch sử (1418-1427 ) trong 9 năm Bình Định Vương Lê Lợi lấy vùng núi Lam Sơn hẻo lánh để làm căn cứ chống giặc Minh .Với địa thế hiểm chở biệt lập với bên ngoài, việc nuôi quân diệt giặc sẽ gặp nhiều khó khăn…Trong điều kiện ấy chắc ông sẽ cho đúc tiền mang các niên hiệu Trung Quốc để bổ xung cho nhu cầu chi dùng(một số mẫu tiền sao chép có kiểu dáng tương đồng với mẫu Thuận Thiên.. sau này)

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    Năm1428 lên ngôi vua dưới niên hiệu Thuận Thiên, ông cho đúc những mẫu tiền Thuận Thiên Nguyên Bảo. Trong quá trình sưu tập, đã xuất hiện một số mẫu tiền có kiểu dáng, phong cách khá tương đồng với mẫu tiền Thuận Thiên…của triều đại ông, và chúng thường xuất hiện song cùng với nhau. Lẫn trong những mẫu tiền:Thuận Thiên,Thiệu Bình và Thái Hoà Thông Bảo thời đầu Lê Sơ là những mẫu tiền: Đại Trung, Hồng Võ, Vĩnh Lạc và Tuyên Đức Thông Bảo thơì đầu Minh (đây là những loại tiền giới sưu tập phải chấp nhận mua phôi với giá cao nhất có khi lên tới 350 ngàn đồng 1 kg cả đất lẫn cát). Bên cạnh những mẫu tiền to đẹp vuông thành sắc cạnh, chữ nghĩa rõ ràng sắc sảo, xuất hiện những mẫu tiền Vĩnh lạc… cả những mẫu tiền thời bắc Tống, Kim, Liêu như: Chính Long , Thiên Hỷ, và Chính Hoà Thông Bảo…Từ chất liệu đến kỹ thuật chế tác chúng hầu như giống nhau. Nhìn kỹ những mẫu tiền “lạ”có nhiều điểm giống tiền thời đầu Lê sơ hơn …Chúng mỏng hơn một chút, đồng thời lưng tiền nơi đường gờ ở biên (quách) không sâu và vuông vức như tiền thời Minh. Với con mắt nghề nghiệp, những mẫu tiền này phảng phất những nét chế tác thô nhám, vội vàng…

    Triều đại nhà Mạc (1527-1677)…Sau khi Mạc Đăng Dung lên ngôi thái tổ 2 năm, đã nhường ngôi vị cho con là Mạc Đăng Doanh (1530-1540)…Thực ra vừa lên ngôi Thái tông được 3 năm thì hậu duệ nhà Lê đã quay trở lại chính trường và triều Mạc lúc này đã trở thành nguỵ triều. Như vậy ngoài 3 mẫu tiền: Minh Đức Thông Bảo thời thái Tổ, Đại Chính Thông Bảo thời Thái Tông và Quảng Hoà Thông Bảo thời Hiến Tông (1541-1546). Các hậu duệ nhà Mạc không cho đúc tiền mang niên hiệu, niên biểu của mình nữa. Với 131 năm tồn tại. Chủ yếu lui về cát cứ ở các tỉnh vùng rừng núi phía bắc như Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn ngày nay…Chắc chắn 7 triều vua còn lại từ Mạc Tuyên Tông (1546-1561), Mạc Mậu Hợp(1562-1592) Mạc Toàn (1592), Mạc Kinh Chỉ (1592-1593), Mạc Kinh Cung (1593-1625), Mạc Kinh Khoan (1623-1627), cuối cùng là thời Mạc Kim Vũ (1638-1677) cũng sẽ cho đúc tiền vừa sử dụng, vừa để thể hiện sự hiện diện của vương triều mình…Các mẫu tiền Khai Kiến Thông Bảo, An Pháp Nguyên Bảo và Tường Nguyên Thông Bảo.v..v được nhiều nhà nghiên cứu, sưu tầm nhận định chúng là tiền thời Mạc. Với kích thước nhỏ, mỏng, chữ đúc nông và thường lưng tiền không có biên (gọi là vô bối). Bên cạnh những mẫu tiền này còn rất nhiều mẫu tiền mang ký tự lạ khác như: Thiên Nguyên Thông Bảo, Tường Thánh Thông Bảo,Trị Bình Thánh Bảo hay Thái Bình Thánh Bảo.v..v.Rồi các mẫu tiền mang niên hiệu thời bắc Tống Trung Quốc như: Tường Phù Nguyên Bảo, Thông Bảo, Thiên Thánh Nguyên Bảo.v..v. Rồi tiền các triều đại trước của Việt Nam như:Thiên Phù Nguyên Bảo, Kàn Phù Nguyên Bảo…thời Lý, Thiệu Phong Nguyên Bảo thời Trần…Thánh Nguyên Thông Bảo thời Hồ hay Thái Hoà Thông Bảo thời Lê Sơ, và cả tiền Quảng Hoà…của chính thời Mạc ở triều trước…Tất cả các mẫu tiền trên chỉ cần thoạt nhìn đã thấy chúng giống nhau như trong cùng một khuôn đúc…Thông qua các tư liệu trên, thời hậu Mạc cũng đã đóng góp vào kho tiền “sao chép”của Việt Nam với số lượng không nhỏ (đăng hình 1 số mẫu tiền Mạc đúc và sao chép)
    Còn 1 thông tin khác không thể bỏ qua, theo Đại Việt sử ký toàn thư trước khi đăng quang ngôi vị thái Tổ Mạc Đăng Dung đã cho đúc rất nhiều các loại tiền mang niên hiệu các triều đại khác( rất tiếc sử liệu không nói rõ đúc các loại tiền của Việt Nam hay Trung Quốc có tên chữ là gì? Nên ngày nay rất khó xác định) Nhìn các mẫu tiền đăng hình dưới 2 mẫu Minh Đức và Quảng Hoà chúng khác biệt với 2 mẫu tiền ở trên, qua xem xét và thẩm định trực quan 2 mẫu tiền phía trên có thể được chế tác muộn hơn so với 2 mẫu tiền bên dưới(điều này cũng trùng khớp với nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, sưu tầm tiền cổ khác). Như vậy những loại tiền mà Mạc Đăng Dung cho đúc trước đó theo như sử liệu đã nêu vẫn còn là 1 ẩn số?...

    Một sự không bình thường khác: trong suốt triều Lê Trung Hưng kéo dài tới 255 năm (1533-1788) với 17 đời vua và 29 niên biểu, niên hiệu, chỉ cho đúc vỏn vẹn 8 loại tiền chính triều gồm: Nguyên Hoà, Gia Thái , Vĩnh Thọ, Vĩnh Thịnh, Chính Hoà, Bảo Thái ,Cảnh Hưng và Chiêu Thống Thông Bảo. Riêng 2 mẫu tiền Vĩnh Trị Thông Bảo và Long Đức Thánh Bảo trùng niên hiệu của 2 triều vua Lê Hy Tông (1676-1680), Lê Thuần Tông (1732-1735) lại do các chúa Nguyễn cho đúc…Phải chăng vào thời nhà Chúa cường thịnh, cuộc chiến Trịnh, Nguyễn phân tranh…Các vua Lê hoặc không tiện cho đúc tiền. Hoặc có cho đúc song lại cho chế tác thay bằng các niên hiệu Trung Quốc? Điển hình cho giai đoạn từ triều vua Lê Trung Tông tới triều vua Lê Anh Tông ngoài mẫu Nguyên Hoà Thông Bảo của vua cha Trang Tông trước đó, xuất hiện 2 mẫu Tống Nguyên Thông Bảo và Tường Phù ThôngBảo(đăng hình mẫu Nguyên Hoà..và mẫu Tống Nguyên..sao chép)

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]


    [​IMG]
    [​IMG]


    [​IMG]
    [​IMG]
     
    Last edited: 12/5/11
  2. tigon

    tigon Active Member

    Còn 1 thông tin khác không thể bỏ qua, theo Đại Việt sử ký toàn thư trước khi đăng quang ngôi vị thái Tổ Mạc Đăng Dung đã cho đúc rất nhiều các loại tiền mang niên hiệu các triều đại khác( rất tiếc sử liệu không nói rõ đúc các loại tiền của Việt Nam hay Trung Quốc có tên chữ là gì? Nên ngày nay rất khó xác định) Nhìn các mẫu tiền đăng hình dưới 2 mẫu Minh Đức và Quảng Hoà chúng khác biệt với 2 mẫu tiền ở trên, qua xem xét và thẩm định trực quan 2 mẫu tiền phía trên có thể được chế tác muộn hơn so với 2 mẫu tiền bên dưới(điều này cũng trùng khớp với nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, sưu tầm tiền cổ khác). Như vậy những loại tiền mà Mạc Đăng Dung cho đúc trước đó theo như sử liệu đã nêu vẫn còn là 1 ẩn số?...

    Một sự không bình thường khác: trong suốt triều Lê Trung Hưng kéo dài tới 255 năm (1533-1788) với 17 đời vua và 29 niên biểu, niên hiệu, chỉ cho đúc vỏn vẹn 8 loại tiền chính triều gồm: Nguyên Hoà, Gia Thái , Vĩnh Thọ, Vĩnh Thịnh, Chính Hoà, Bảo Thái ,Cảnh Hưng và Chiêu Thống Thông Bảo. Riêng 2 mẫu tiền Vĩnh Trị Thông Bảo và Long Đức Thánh Bảo trùng niên hiệu của 2 triều vua Lê Hy Tông (1676-1680), Lê Thuần Tông (1732-1735) lại do các chúa Nguyễn cho đúc…Phải chăng vào thời nhà Chúa cường thịnh, cuộc chiến Trịnh, Nguyễn phân tranh…Các vua Lê hoặc không tiện cho đúc tiền. Hoặc có cho đúc song lại cho chế tác thay bằng các niên hiệu Trung Quốc? Điển hình cho giai đoạn từ triều vua Lê Trung Tông tới triều vua Lê Anh Tông ngoài mẫu Nguyên Hoà Thông Bảo của vua cha Trang Tông trước đó, xuất hiện 2 mẫu Tống Nguyên Thông Bảo và Tường Phù ThôngBảo(đăng hình mẫu Nguyên Hoà..và mẫu Tống Nguyên..sao chép)

    [​IMG]
    [​IMG]


    [​IMG]
    [​IMG]


    Tuy mang niên hiệu thời Bắc Tống Trung Quốc nhưng phong cách chế tác lại khác hoàn toàn các mẫu tiền Bắc Tống cùng loại, đồng thời chúng mang phong cách như mẫu Nguyên Hoà..nêu trên. Đó là nét khá độc đáo trong việc sao chép tiền của người Việt cổ.Việc sao chép các mẫu tiền Trung Quốc còn xuất hiện cả ở những triều vua có đúc tiền theo niên hiệu như triều vua Lê Thần Tông (1649-1662) niên hiệu Vĩnh Thọ, hay triều Lê Hy Tông (1676-1705)niên hiệu Chính Hoà. Đặc biệt các triều vua như Lê Dụ Tông (1705-1729) với 2 niên hiệu Vĩnh Thịnh (1705-1719), Bảo Thái (1720-1729) căn cứ vào sự tương đồng giữa các mẫu tiền Vĩnh Thịnh và Bảo Thái Thông Bảo với các mẫu tiền khác có thể khẳng định vị vua này cho đúc khá nhiều tiền mang niên hiệu Trung quốc.(Một số hình ảnh tiêu biểu)


    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    Ngay cả vua Lê Hiển Tông (1740-1786) duy nhất 1 niên hiệu Cảnh Hưng với 46 năm trị vì. Giới nghiên cứu đánh giá là hội chứng tiền Cảnh Hưng vì số lượng xuất lộ quá nhiều, vậy mà đây đó vẫn xuất hiện những mẫu tiền mang niên hiệu bắc Tống có kiểu dáng chế tác tương đồng với tiền Cảnh Hưng triều đại ông. Song có thể nói ông là vị vua có công lớn đóng góp vào nét văn hoá tiền tệ trong lịch sử Việt Nam. Cùng mẫu tự Cảnh Hưng nhưng ông thay chữ Thông theo thông lệ bằng 1 loạt các mỹ từ như: Trung Bảo, Nội Bảo, Đại Bảo, Thái Bảo, Chí Bảo, Chính Bảo, Vĩnh Bảo, Thuận Bảo, Tuyền Bảo, Cự Bảo, Dụng Bảo…`(Lần giở lại lịch sử thời nam Tống Trung Quốc vua Tống Ninh Tông (1208-1224) cũng đã cho chế tác tới 19 loại tiền Gia Định khác nhau…Một sự giao thoa văn hoá đáng trân trọng).

    Nói qua thời Lê Trung Hưng ta không thể không nhắc tới các tác nhân từng chi phối lịch sử của 2 nhà chúa: Chúa Trịnh với 12 đời chúa kế tiếp nhau từ Thế Tổ Trịnh Kiểm đến An Đô Vuơng Trịnh Bồng. Nằm kề cận nơi kinh đô cạnh cung điện nhà hậu Lê, nhưng chưa thấy tài liệu nào nói tới việc nhà chúa cho đúc tiền. Cũng dễ hiểu, trong bối cảnh lịch sử đó quyền lực từ trong cung vua, phủ chúa tuy có phân quyền nhưng không tránh khỏi sự cạnh tranh ngấm ngầm. Qua đó chúng kìm hãm và ảnh hưởng rất lớn tới việc duy trì và phát triển nền tài chính nước nhà thông qua hệ thống phát hành tiền tệ. Như trên đã nêu: Nhà hậu Lê với mấy trăm năm trị vì chỉ cho phát hành 8 loại tiền chính triều…Đã thấy rõ phần nào bức tranh tiền tệ này.

    Trái ngược hẳn đàng ngoài, chúa Nguyễn đàng trong do độc chiếm một vùng điền địa rộng lớn thuộc vùng sâu vùng xa. Ngay từ khi lập nghiệp, các nhà chúa ngoài việc mở mang, củng cố bờ cõi đã chú trọng tới việc in ấn phát hành tiền tệ. Có thể ngay từ thời thái tổ Nguyễn Hoàng (1558) chúa đã cho đúc tuy tên chữ trùng với mẫu Thái Bình Thông Bảo thời bắc Tống Trung Quốc hoặc niên hiệu Thái Bình thời Lý Việt Nam, nhưng chất liệu và cách chế tác khác hẳn những mẫu Thái Bình trên. Lưng mẫu tiền nhà chúa luôn mang ký hiệu gồm các dấu nguyệt, tinh hay các con giống. Đặc biệt sau khi chúa Nguyễn Hoàng nhường ngôi cho người con thứ 6 là chúa Nguễn Phúc Nguyên (1613-1634 ) thì sự độc lập càng lộ rõ. Nhà chúa lúc này tự coi mình là chủ 1 vương quốc riêng không còn phụ thuộc vào triều đình Lê, Trịnh đàng ngoài…(Tài liệu Đại Việt sử ký toàn thư đã chép):Vua Lê đã phải điều động quân sĩ đi dẹp nhưng mãi không xong. Chắc chắn trong giai đoạn này có rất nhiều tiền tệ được chế tác để tung ra tiêu dùng, đó là các mẫu: Thiên Minh, Vĩnh Trị, Lập Nguyên và Kiến Thuận Thông Bảo …Và hàng loạt các mẫu tiền mang niên hiệu Trung Quốc khác. Đặc biệt loại tiền kẽm vào thời chúa Nguyễn Ánh (1787) chúng xuất lộ vô cùng đông đúc vào đầu thời Nguyễn. Có lẽ để đủ sức chống chọi với nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã cho đúc rất nhiều tiền để đáp ứng với yêu cầu công việc. (Một số mẫu tiền đại diện của chúa Nguyễn đàng trong)


    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
     
    Last edited: 12/5/11
  3. tigon

    tigon Active Member

    Ngay trong triều Tây Sơn…Lẫn trong lô tiền Thái Đức, Quang Trung, Cảnh Thịnh, là một số mẫu tiền Kàn Long Thông Bảo, lưng mang 2 chữ An Nam. Chúng xuất hiện tương đối ít. Tất nhiên trong lô này còn lẫn thêm một số mẫu Chiêu Thống Thông Bảo…Quan sát có thể thấy chất liệu, kiểu dáng chúng có nhiều nét tương đồng với các mẫu tiền thời Quang Trung..hơn là những mẫu tiền Chiêu Thống..Tuy các nhà nghiên cứu sưu tầm nhận định chúng được chế tác vào cuối triều Chiêu Thống(1789).

    Triều Nguyễn…Vào thời Gia Long, Minh Mệnh (1815-1834). Do có công lớn mà 2 ông Lê Văn Hoài và Lê Văn Duyệt được coi là trọng thần và được phong thưởng …Đồng thời với các tước vị, hai ông còn được phép mở cục đúc tiền mang tước hiệu của mình. Ở Nam kỳ, Lê Văn Duyệt còn được phong là Trị Nguyên Vương ông cho đúc 2 mẫu tiền:Trị Nguyên Thông Bảo và Trị Nguyên Thánh Bảo. Các mẫu tiền trên mang các ký tự thô, biên hẹp, lỗ rộng, cùng thời gian đó các ông còn cho đúc một loạt các mẫu tiền từ mẫu Khai Nguyên…thời Đường, đến Chu Nguyên…thời Ngũ Đại, các mẫu Thiên Hỷ, Gia Hựu, Nguyên Phong…thời bắc Tống. Thậm chí cả các mẫu tiền: Lợi Dụng, Hồng Hoa, Chiêu Võ Thông Bảo thời hậu Minh…(Đănghình 1 số mẫu đại diện)

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    Ngoài miền Bắc Ông Nông Văn Vân một lãnh tụ nghĩa quân cũng tự phong cho mình tước Nguyên Long Vương, ông cho đúc các mẫu tiền: Nguyên Long Thông Bảo và mẫu Nguyên Thông Thông Bảo, Nguyên Tống Thông Bảo… Cũng như Trị Nguyên Vương ở Nam bộ ông cho đúc hàng loạt các loại tiền mang niên hiệu Trung Quốc. Từ đời Đường, tới Tống, Nguyên, Minh, Thanh…Các loại tiền này xuất lộ rất nhiều ở các vùng biên viễn như: Tuyên Quang, Thái Nguyên và Lạng Sơn…Chỉ với ba nhân vật này cũng đã bổ xùng thêm vào vốn tiền cổ (sao chép) trên lãnh thổ Việt Nam 1 số lượng kha khá.

    Nhân chuyện nói về các mẫu tiền sao chép mà không đưa được 1 số thông tin ra để cùng suy luận và tham khảo thì quá phí: Tài liệu và ka ta lô nghiên cứu về tiền cổ của các nhà sưu tập Trung Quốc, Nhật Bản đều cùng 1 quan điểm cho rằng mẫu tiền có tên chữ Kàn Long Thông Bảo, lưng tiền đúc 2 chữ An Nam thuộc tiền Việt dưới thời Lê Chiêu Thống, đúc khoảng năm 1789. (Sau khi thái hậu nhà hậu Lê tức mẹ Lê Chiêu Thống xang nhà Thanh xin vua Kàn Long đưa quân xang An Nam đánh lại quân nhà Tây Sơn).Và xếp chúng vào loại (Lịch đại tiễn bộ) tức loại tiền chính triều thời hậu Lê. Sau khi được sử hữu 1 số mẫu tiền này. Qua 1 thời gian dài quan sát, nhìn ngắm so sánh chúng với những mẫu tiền Chiêu Thống..và Quang Trung Thông Bảo cùng thời. Kết hợp tra cứu tìm hiểu sử liệu thì nhận thấy chưa có tài liệu nào nói về việc Lê Chiêu Thống cho đúc tiền Kàn Long…Thường thì chính sử rất ít đề cập đến lĩnh vực tiền tệ,… khi xếp 3 mẫu tiền nêu trên để cạnh nhau trông chúng cũng na ná giống nhau…Nếu chỉ xét ở bối cảnh lịch sử và sự tương đồng của các mẫu tiền mà đã xắp đặt như thế thì hơi phiến diện.

    Trước hết ta cần thống nhất quan điểm về ý nghĩa của 2 từ “chính triều”:Chúng dùng để chỉ: Mọi hoạt động đều phải có chủ thể và sảy ra trong cùng 1 không gian ngay tại thời điểm ấy. Mẫu Kàn Long..không hội đủ hết các yếu tố này. Mặc dù được chế tác trong giai đoạn lịch sử đan xen giao thời giữa nhà hậu Lê và nhà Tây Sơn, 2 chữ An Nam ở lưng tiền chứng tỏ chúng là tiền do người việt cổ chế tác. Nhưng chính 2 chữ này đã làm mẫu tiền mất đi yếu tố chủ thể, 1 yếu tố quan trọng. Thà rằng chúng được đúc thuần tuý các chữ Kàn Long..hay bất cứ niên hiệu nào của các triều đại phong kiến Trung Quốc, có thể sao chép như 1 bản “ phô tô cóp pi” hay kiểu thức khác đi 1 chút cũng còn chấp nhận được, vì tiền lệ các mẫu tiền sao chép của người Việt cổ đã có từ trước đó…Như ta đã biết niên hiệu Kàn Long thời nhà Thanh Trung Quốc, ở cùng thời điểm ấy xuất hiện rất nhiều mẫu tiền Kàn Long Thông Bảo, to nhỏ đủ cỡ, lưng tiền mang rất nhiều chữ như: Phúc Kiến, Quảng Tây hay Cam Túc v..v và những chữ Công, chữ Hộ…Đó là các địa danh chỉ các tỉnh thành hay các bộ ngành như bộ Hộ, bộ Công mà triều đình nhà Thanh uỷ thác cho phép mở cục đúc tiền. Không có lẽ vua Lê Chiêu Thống tự coi nước An Nam của mình như 1 tỉnh thành, hay bộ ngành của Trung Quốc ? Dưới con mắt của vua chúa các vương triều Trung Quốc họ đơn phương coi như thế có thể chấp nhận được. Còn trong suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử kể từ thời nhà Đinh cho đúc mẫu tiền Thái Bình.. tới các triều đại kế tiếp sau này chưa có một triều đại nào tự coi mình chỉ là 1 tỉnh thành mà cho đúc tiền như mẫu Kàn Long..nêu trên để tiêu dùng. Sự xuất hiện của mẫu tiền này, bản thân chúng không có lỗi, nhưng không thể xếp chúng vào loại “chính triều” được, mà phải xếp vào loại tiền sao chép. Niên đại ghi chế tác năm1789, và nếu là vua Lê Chiêu Thống cho đúc thì phải ghi là: Lê Duy Khiêm (tên cha mẹ đặt cho ông). Còn có giả thiết khác: Cuối năm 1788, đầu năm 1789 sau khi đập tan 20 vạn quân Thanh, khiến hoàng tộc vua Lê Chiêu Thống cả thảy 25 người phải theo chạy cả về xứ Yên Ninh bênTrung Quốc để sống lưu vong. Quang Trung hoàng đế vốn là người có tài thao lược, nhìn xa trông rộng. Một mặt ông cho củng cố xây dựng và phòng thủ đất nước, mặt khác ông lập chương trình kế hoạch bình thường hoá quan hệ với nhà Thanh…Dấu ấn cụ thể là năm1792, ông đã cho sứ thần xang triều kiến với vua Kàn Long, xin được làm rể nhà Thanh.Vua Kàn long đồng ý gả công chúa và cắt vùng đất Quảng Tây để quốc vương phò mã đóng đô cho gần với nhạc phụ…Mọi việc đang được tiến hành thì đột ngột vua Quang Trung bị mắc bệnh “đột quỵ”và qua đời vào tháng 7 năm1792 ở tuổi 40…Phải chăng vì cơ duyên này mà trước đó vua Quang Trung đã cho đúc mẫu tiền Kàn Long Thông Bảo, lưng đúc 2 chữ An Nam, để chuẩn bị cho kế hoạch tiêu dùng bên xứ người ở Quảng Tây Trung Quốc khi xang làm phò mã? Nói đến đây phải kể tới 1 sự trùng hợp: Bên cạnh mẫu Kàn Long.. nêu trên cũng đang tồn tại mẫu Quang Trung Thông Bảo lưng tiền cũng mang 2 chữ An Nam, chúng chỉ khác 2 chữ An Nam trên tiền Quang Trung thể hiện theo lối chữ triện. Một kiểu chế tác tiền chưa từng có trong lịch sử chế tác tiền thời phong kiến Việt Nam (Mặt trước đã mang đúng niên hiệu, mặt sau lại ghi cả quốc hiệu nữa) một sự cẩn thận quá thái không cần thiết trong thời điểm lịch sử ấy? Có lẽ cho đúc mẫu tiền này không ngoài mục đích: nhà vua cũng để mang theo cùng với tiền Kàn Long xang đất Trung Quốc, cho chúng đối trọng với nhau ở nơi đất khách quê người? Muốn nói gì thì nói, cho dù được chế tác ở thời nào thì sự ra đời của chúng cũng chỉ trong 1 khoảng thời gian rất ngắn ngủi và đầy biến động, chắc chắn chúng chỉ còn tồn tại rất ít, nên chúng sẽ vô cùng hiếm hoi.(Hình ảnh số mẫu tiền trên)

    [​IMG]
    [​IMG]


    [​IMG]
    [​IMG]
     
    Last edited: 12/5/11
  4. tigon

    tigon Active Member

    Như trên đã thống kê: Tổng số 820 loại tiền sao chép trong suốt 6 thế kỷ kể từ thời Trần đến thời Nguyễn. Nếu đem chúng ra so sánh và phân tích cũng tìm ra được 1 số điều giúp ta suy xét:

    Khi điểm lại ta thấy người Việt cổ cho sao chép những loại tiền có từ rất sớm như mẫu Khai Nguyên .. thời Đường, mẫu Chu Nguyên..Hán Nguyên..thời Ngũ Đại rồi những mẫu Tống Nguyên..Thái Bình..Chí Đạo..cho đến mẫu Tuyên Hoà cuối thời bắc Tống. Những mẫu Thuần Hy..thời namTống, ngay cả các loại tiền của các tiểu vương quốc:Kim, Liêu và Tây Hạ cũng được đúc chép lại như đồng Đại Định..Chính Long.. và Đại An Nguyên Bảo. Thời Nguyên, Minh, Thanh sau này với những mẫu Chí Nguyên.. Đại Nguyên, Hồng Võ, Vĩnh Lạc, Gia Tĩnh, rồi Thuận Trị, Khang Hy, Kàn Long, Thậm chí cả các mẫu Hồng Hoa, Lợi Dụng, Chiêu Võ, thời hậu Minh cũng được chế tác nhái kiểu. Nói chung tới 98% các loại tiền của tất cả các triều đại từ thời Đường tới thời Thanh đều được người Việt cổ mang ra chế tác lại để tiêu dùng. Ngay cả 1 số triều đại Trung Quốc lúc đương triều họ không cho đúc tiền người Việt cổ cũng lấy niên hiệu của họ rồi cho đúc nhái như: mẫu Kiến Văn Thông Bảo, Thành Hoá Thông Bảo hay Chính Đức Thông Bảo để đưa vào sử dụng, thật là 1 bức tranh sinh động đa sắc màu. Trong hàng trăm loại tiền sao chép này, có những loại được đúc đi đúc lại rất nhiều lần, đặc sắc là những mẫu: Khai Nguyên Thông Bảo và Nguyên Phong Thông Bảo.

    Mẫu Khai Nguyên Thông Bảo theo số liệu thống kê của những người chơi sưu tập chúng xuất hiện không dưới 40 loại tự dạng (Tương đương với 40 lần chế tác). Đồng thời nhận định chúng được chế tác suốt từ thời Trần thế kỷ 13 tới thời Nguyễn thế kỷ 19. Phải nói đó là 1 hiện tượng lạ. Những mẫu tiền có ý nghĩa ra sao mà chúng thu hút sự quan tâm, chú ý của những người Việt cổ đến thế? Hai chữ Thông Bảo hẳn chẳng phải bàn vì chúng quá thông dụng. Còn 2 chữ Khai Nguyên Hán nghĩa cũng chỉ muốn nói đến sự khởi đầu của 1 sự việc. Nhìn chung chúng là những mỹ từ in trên đồng tiền để nói tới thời điểm khởi nguồn cho 1 triều đại mới chứ không phải lối chữ nghĩa tuyệt tác khiến mọi người ước mơ. Có lẽ chúng được chú ý ở 1 khía cạnh khác. Ta đã biết tiền Khai Nguyên được đúc vào thời Đường, có lẽ rầm rộ nhất vào triều Huyền Tông (722-790), như thế những mẫu tiền này cách chúng ta ngày nay tới cả ngàn năm có dư.Tuy khoảng cách như thế nhưng khi những mẫu tiền chính triều xuất lộ trông chúng vẫn “cả trăm ngàn đồng như 1”. Đẹp đẽ 1 cách lạ kỳ. Chứng tỏ vào thời đó kỹ nghệ phối trộn chất liệu và kỹ thuật chế tác cực kỳ tài tình hoàn hảo, chúng đẹp đẽ mỹ miều đến nỗi ai cũng muốn có để tiêu dùng. Nét tiêu biểu này chính là thước đo đạt đến đỉnh cao khiến chúng có tên tuổi…rồi trở thành thương hiệu khó có thể phai mờ, làm cho các thế hệ người Việt cổ không thể quên, đã liên tiếp cho chế tác để lưu hành. (Đăng hình đại diện mẫu Khai Nguyên)

    [​IMG]
    [​IMG]

    Mẫu Nguyên Phong Thông Bảo được chế tác vào triều Tống Thần Tông niên hiệu Nguyên Phong(1085-1091)thời bắc Tống Trung Quốc. Gần 200 năm sau vào thời Trần ở Việt Nam dưới triều vua Trần Thái Tông cũng cho đặt niên hiệu Nguyên Phong(1251-1258). Có lẽ do đặc điểm cùng tên niên hiệu, nên những người Việt cổ cho chế tác sao chép chúng khá nhiều (thậm chí nhiều hơn tiền Khai Nguyên tới hàng chục loại tự dạng).Trên thực tế những mẫu tiền Nguyên Phong chính triều của Trung Quốc ngày nay chúng xuất hiện khá nhiều với kiểu thức không có điểm nào vượt trội, chúng chỉ hơn những mẫu tiền Khai Nguyên ở dạng lối chữ với rất nhiều thể loại: “chân, triện và thảo”còn chất lượng kém hơn mẫu Khai Nguyên nhiều. Riêng các loại tiền Nguyên Phong thời Trần Việt Nam (tuy hiện tại còn nhiều điểm chưa thống nhất) nhưng qua chất liệu và phong cách chế tác có thể phân biệt được giữa tiền ta và tiền Trung Quốc, giữa tiền chính triều và tiền sao chép. Chủ yếu tiền Nguyên Phong thời Trần dùng thể loại chữ chân, còn loại chữ triện với chân chữ bảo xoè ra như đuôi cá. Hay loại chữ thảo với bộ sước ở chữ Thông kéo dài vểnh ngược lên như muốn ôm trọn cả con chữ, là của triều đại sau cho đúc thì đúng hơn. Nói chung các mẫu tiền Nguyên Phong về hình thức không có điểm gì đặc sắc. Lý do khiến người Việt cổ tốn công sao chép chúng trong suốt các triều đại sau này nhiều tới mức bất thường là ở ý tứ các con chữ. Đặc biệt là 2 chữ “Nguyên Phong”. Chữ Nguyên như đã từng tạm giải nghĩa, còn chữ Phong Hán nghĩa chỉ sự thịnh vượng, tốt tươi và còn có hậu, Bản thân chữ Nguyên đã khá hay, nhưng khi đứng trên chữ Phong, ý nghĩa của chúng tăng lên gấp bội. Hai chữ Nguyên Phong đứng đôi với nhau thì nó đứng đầu trong tất cả các lời hay ý đẹp (mỹ từ dùng làm tên chữ trên các loại tiền thời phong kiến). Với quan niệm luôn luôn cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với mình, những người Việt cổ coi những mẫu tiền Nguyên Phong Thông Bảo như những điềm lành may mắn, khiến họ rất ưa chuộng chúng trong quá trình tiêu dùng. Thậm chí còn lưu giữ trong người, trong nhà để cầu phúc, cầu lộc và cầu tài, chẳng khác gì thời hiện đại ngày nay mọi người hay giữ trong người mình những tờ 2 đô la Mỹ với quan niệm chúng là những đồng tiền may mắn. (Đăng hình đại diện mẫu Nguyên Phong)

    [​IMG]
    [​IMG]
     
    Last edited: 12/5/11
  5. tigon

    tigon Active Member

    Ngoài các mẫu tiền “cung” để tiêu dùng trong cung đình, những loại tiền có tính tượng trưng gọi là “ tiền thưởng” để thưởng cho những cá nhân, tổ chức có công lao thành tích thực thi công việc, còn tuyệt đại đa số là tiền được chế tác ra để tiêu dùng thông dụng, chưa thấy có tài liệu nào nói tới loại tiền khác ngoài 1 số loại đã nêu ở trên.(Đăng hình 1 số mẫu tiền cung, tiền thưởng đã gặp).

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    Nhưng đây đó có 1 số anh em thợ buôn bán đang quan tâm tới 1 loại tiền theo như họ nói đó là loại tiền “đạo” (loại tiền tròn lỗ vuông). Thực ra điều thợ buôn quan tâm được xuất phát từ những người chơi sưu tập vì họ có nhu cầu. Vậy tiền “đạo” là tiền gì?. Theo Hán nghĩa chữ đạo có tới 8 mẫu tự, nhưng có 3 chữ là có liên quan mật thiết tới các hoạt động của con người.

    Chữ đạo thứ nhất chỉ sự dẫn dắt dạy bảo.

    Chữ đạo thứ 2 nói về thứ giáo lý mà tín ngưỡng của mỗi con người hướng thiện muốn vươn tới như: Đạo giáo, đạo phật và đạo hồi v..v.

    Chữ đạo thứ 3 chỉ về sự trộm cắp, cướp giật và các hành vi xấu xa tham lam khác.

    Với nguồn gốc sử dụng hán tự của người Việt cổ có từ xa xưa nên chữ đạo các nhà sưu tập đang đề cập không thể nằm ngoài 3 chữ đạo nói trên. Chữ đạo thứ nhất nên loại bỏ vì nó chẳng có ý nghĩa gì trong chuyện này. Chữ thứ 2 nói về các giáo lý tức là nói về “đạo”. Phải chăng đây là thứ tiền mà 1 số nhà sưu tập nào đó đang cần ?

    Nói đến tiền “đạo”không có nghĩa là nó chỉ được tiêu dùng trong nội bộ 1 giáo hội nào đó…Mà chữ “đạo”hẳn người ta muốn nói đến các chữ trên tiền mang “ý thức đạo”. Các tài liệu, ca ta lô nói về tiền cổ của Trung quốc, Nhật và Việt nam đã thống kê tới nay được khoảng 15 ngàn loại tự dạng, từ mẫu tiền rất sớm (t.c.n) bằng các loại vỏ sò và loại tiền công cụ tới các mẫu tiền loại tròn lỗ vuông nửa đầu thế kỷ 20 có xuất hiện 1 số mẫu tiền hướng về đạo như mẫu tiền có tên chữ: “Minh Đạo Nguyên Bảo”của thời bắc Tống Trung Quốc và thời Lý Việt Nam, theo Hán nghĩa “Minh đạo”có nghĩa là đạo sáng…Những từ ngữ này rất phổ thông cũng như bản thân các mẫu tiền cũng rất sẵn, nhất là loại tiền Minh Đạo..của Trung Quốc xuất hiện rất nhiều, còn chưa kể đến các loại tiền Minh Đạo do người Việt cổ sao chép vào các thời gian sau đó cũng xuất lộ khá đông đảo. Như vậy chúng không thể là đối tượng sưu tầm. Còn chữ đạo thứ 3 chỉ về sự trộm cắp…Sẽ chẳng có loại tiền “đạo”nào nói về thứ trộm cắp và người chơi sưu tầm sưu tập tiền cổ vốn là những người hiểu biết chữ nghĩa họ hiểu rõ không bao giờ có loại tiền đó cả. Phải chăng chính vì chuyện chữ nghĩa mà bản thân 1 số người có nhu cầu sưu tập họ thuận miệng gọi những mẫu tiền “sao chép”là tiền “đạo”? Nghĩa bóng của từ sao chép cũng chính là sự “ăn cắp” kiểu dáng, bản quyền của người khác đã làm ra vật ấy trước đó…Nhưng tìm thứ gì còn khó chứ tìm tiền “sao chép”loại này quả thực không thiếu vì người Việt cổ và cả người Nhật Bản họ chế tác các loại tiền nói trên rất nhiều…Nếu ai đó cứ phiến diện cho rằng việc sao chép tiền là xấu và gắn cho nó chữ “đạo” thì hãy nên cải chính bởi chế định phép tắc thời phong kiến đã khá hoàn chỉnh, hẳn đã có điều khoản cấm đoán về việc đúc, lưu hành tiền giả. Nhưng những điều chỉnh ấy nó chỉ có giá trị trong nội bộ quốc gia tại thời điểm nhất định trong giai đoạn lịch sử ấy.Vì trong lĩnh vực tiền tệ thời kỳ này, nhất là các triều đại phong kiến Trung Quốc cứ qua 1 triều vua, thậm chí chỉ thay đổi 1 niên hiệu, niên biểu họ đã tiến hành công việc phát hành tiền mới và tiêu huỷ tiền cũ. Như vậy người dân Trung Quốc có đúc lại những mẫu tiền của triều đại trước phỏng có đem tiêu dùng được nữa hay không? Nhưng các triều đại người Việt cổ thì áp dụng ngược lại: Vẫn thay đổi triều vua và niên biểu, niên hiệu nhưng không áp dụng hình thức huỷ đổi tiền tệ. Tuy nhiên vẫn áp dụng lệnh cấm đoán rất nghiêm ngặt việc tự ý làm tiền giả (điều này đã được minh chứng trải nghiệm qua rất nhiều các triều đại không hề thấy xuất lộ mẫu tiền sao chép nào cùng thời với mẫu tiền chính triều đang lưu hành, kể cả tiền chính triều của Trung Quốc).
    Với truyền thống đời sau tiêu cả tiền của đời trước, kết hợp với tiền lệ tiêu tất cả các loại tiền của các nước khác như: Trung Quốc, Nhật Bản và Cao Ly(Triều Tiên). Như thế việc cho chế tác lại các loại tiền đã hết giá trị sử dụng của nước khác để đem tiêu dùng cho nước mình đâu có thể gọi là tiền “đạo” được.Vậy nên người chơi sưu tập nào đó lỡ có thành kiến với những mẫu tiền loại này chắc sẽ thay đổi quan niệm của mình. Bởi việc sao chép tiền của người Việt cổ không giới hạn ở 1 triều đại ngắn ngủi nào đó mà nó được chuyền từ đời này xang đời kia hàng mấy trăm năm ( có thể từ thế kỷ 14 đến nửa đầu thế kỷ thứ 20). Được nâng tầm thành 1 nét văn hoá đẹp để đến thế kỷ thứ 16-17 các vua chúa của người Nhật cổ họ cũng học làm. (Đăng hình 1 số mẫu tiền người Nhật sao chép từ các niên hiệu Trung Quốc)


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
     
    Last edited: 12/5/11
  6. benzino

    benzino Guest

    Thanks bạn đã chia sẽ, mình rất cần tư liệu này để làm 1 đề tài ^^
     

Ủng hộ diễn đàn