Nhật ký sưu tầm

Chủ đề thuộc danh mục 'Diễn đàn sưu tập tiền xu việt nam' được đăng bởi tigon, 12/5/11.

  1. tigon

    tigon Active Member

    Copy bài viết của nhà sưu tầm tiền cổ Đào Văn Minh
    Điện thoại: 0986428900
    Địa chỉ: Sơn Tây-Hà Nội



    …Bằng nhiều con đường để người chơi sưu tập tiền cổ tiếp cận với đối tượng của mình. Dưới đây xin sơ lược một trong hàng trăm lần tuyển lựa…Tất nhiên là những mẻ chọn lựa thành công nhất. Những thông tin có thể là manh mún…Nhưng đấy là những giá trị thực của người chơi sưu tập…Tuy là chỉ của một người, nhưng chắc chắn sẽ có nhiều người cũng đã đi trên con đường ấy…Mong sẽ có những điều bổ ích nhất định.
    …1/ Ngày…Tháng…Năm…: Mua được 22,5 kg tiền xu cổ đựng trong thố đồng của anh em đi đào đồ cổ khu vực xã Tản lĩnh - Ba vì …Toàn bộ là loại tiền lỗ rộng. Sau khi tuyển chọn số lượng đưa vào sưu tập được 54 mẫu: gồm 2 mẫu Bán lạng, 5 mẫu Đại Tuyền Ngũ Thập to, 1 mẫu Đại Tuyền Ngũ Thập nhỏ, 10 mẫu Hoá Tuyền, 2 mẫu Bố Tuyền, 6 mẫu Ngũ Thù tứ xuất (mép biên lỗ tiền kéo dài ra ở mỗi góc) 2 mẫu Ngũ Thù quảng quách (vành ngoài đồng tiền rộng) và 5 mẫu Ngũ Thù nhỏ không có vành, 1 mẫu Ngũ Thù nghịch tự (chữ đảo không đúng lệ thường) còn lại là tiền Ngũ Thù bình thường.
    Đối chiếu với niên biểu niên hiệu lịch sử:
    2 mẫu Bán lạng thuộc thời Tần Nhị Đế khoảng 207-136 (t.c.n)
    Các mẫu Đại Tuyền Ngũ Thập thuộc thời tiền Hán khoảng 136-43 (t.s.c.n)
    Loại Hoá Tuyền thuộc thời tiền Hán khoảng 136-43 (t.s.c.n)
    Loại Ngũ Thù thuộc thời tiềnHán khoảng 136-43 (t.s.c.n)
    Loại Ngũ Thù tứ xuất thuộc thời Hán tam quốc khoảng 42-264 (s.c.n)
    Loại Bố Tuyền thuộc thời Hán tam quốc khoảng 42-264 (s.c.n)
    Loại Ngũ Thù quảng quách thuộc thời Lục triều khoảng 265-617 (s.c.n)
    Loại tiền Ngũ Thù nhỏ xếp chúng vào loại tiền gián(loại tiền lẻ) thuộc từ thời tiền Hán đến Lục triều.
    2/ Ngày…Tháng…Năm…:Mua được 15 kg của anh em thợ buôn đồ (họ nói là mua từ vùng Bắc Giang). Tiền được đựng trong vại sành…Lẫn một ít tiền Kàn Nguyên, Khai Nguyên thời Đường, ít tiền thời Ngũ đại còn lại là tiền thời bắc Tống đầu.
    Cụ thể: Loại Kàn Nguyên, Khai Nguyên được 136 mẫu đủ điều kiện đưa vào sưu tập. Loại Khai Nguyên chất lượng rất tốt, lưng tiền có nhiều ký tự như: Tinh (dấu chấm ở mặt trước và sau tiền) :Nguyệt (dấu có hình mặt trăng ở lưng tiền). Và các chữ chỉ địa danh hay mỹ từ khác. Tiền thời Ngũ đại được 2 mẫu Kàn Đức, 2 mẫu Chu Nguyên, 1 mẫu Quang Thiên. Tiền thời bắc Tống được 46 mẫu, từ thời Tống Cao Tổ tới thời Tống Nhân Tông, có một số mẫu đáng chú ý: Mẫu Chí Hoà Nguyên Bảo trường nguyên (chữ nguyên chân kéo dài) thuộc loại quý hiếm. Mẫu Chí Hoà Thông Bảo tứ xuất, mẫu Thái Bình Thông Bảo quảng quách(vành ngoài rất rộng) 2 mẫu Thiên Thánh diện tinh, và hối tuyền (loại tiền có mệnh giá lớn).
    3/Ngày…Tháng…Năm…:Mua 43 kg tiền của anh em thợ dò kim loại khu vực Hoà Lạc Thạch Thất, Quốc Oai …Tiền đựng trong 2 hũ sành đã bị đập vỡ để kiểm tra bên trong…100%loại tiền bắc Tống trải dài từ thời Tống Thái Tổ tới thời Tống Huy Tông . Tuyển lựa được 377 mẫu.Trong đó có một số mẫu đáng chú ý, 2 mẫu Thiệu Thánh Thông Bảo thuộc loại quý hiếm. 1 mẫu Thánh Tống Nguyên Bảo loại trường quan Bảo (bộ miên chữ Bảo kéo dài xuống) 2 mẫu Chính Hoà Thông Bảo loại văn Chính (chữ Chính không giống như thường lệ) 8 mẫu hối tuyền loại tích nhị. 1 mẫu Nguyên Phong Thông Bảo loại tù kính(chữ mập, chữ Phong bằng đầu, chân chữ Bảo xoè ra) thuộc loại quý hiếm.
    4/ Ngày…Tháng…Năm…:Mua được 25 kg tiền của anh em thợ buôn đưa từ Ninh Bình ra…Tiền để trong vại sành. Đa phần tiền bắc Tống lẫn một số nam Tống ,một ít tiền Việt Nam. Cụ thể:
    Tiền nam Tống 155 mẫu trong đó: 2mẫu Kiến Viêm Thông Bảo, 4 mẫu Thiệu Hưng Nguyên Bảo, 1mẫu Thiệu Hưng Thông Bảo loại hiếm, 2 mẫu Gia Thái Thông Bảo, 2 mẫu Khai Hỷ Thông Bảo, 1 mẫu Đại Tống Nguyên Bảo, còn lại là các loại:Thuần Hy Nguyên Bảo, Thuần Hựu Nguyên Bảo, Gia Định Thông Bảo, Thiệu Định Thông Bảo, Khánh Nguyên Thông Bảo, Hoàng Tống Nguyên Bảo, trong đó Thuần Hy, Thuần Hựu, Gia Định chiếm số đông.
    Tiền Việt Nam có 14 mẫu Thiên Phúc Trấn Bảo thời Tiền Lê, trong đó có mẫu lưng có chữ Lê to loại quý hiếm. Còn 1 mẫu Thái Bình Hưng Bảo thời Đinh lưng tiền có chữ Đinh thường.
    5/Ngày…Tháng…Năm…:Mua được 27 kg tiền đựng trong vại sành của anh em thợ đưa từ trong Thanh Hoá ra. Tiền vẫn còn nguyên cục, độ kết dính do bị ô xy hoá cao nên rất khó sử lý, tuy bị vỡ nát nhiều nhưng là mẻ tiền khá phong phú. Qua tuyển lựa thu hoạch được 210 mẫu đưa vào sưu tập gồm:
    Loại Khai Nguyên được 25 mẫu có 1 mẫu lưng chữ Phúc (loại hiếm).
    Tiền Ngũ đại 2mẫu Thông Chính Nguyên Bảo, một mẫu Kàn Phong Tuyền Bảo, một mẫu Kàn Hanh Trọng Bảo. Tất cả đều thuộc loại quý hiếm.
    Tiền nam Tống 40 mẫu, trong đó đáng chú ý có 2 mẫu Đại Tống Nguyên Bảo, 1 mẫu Đoan Bình Nguyên Bảo, 4 mẫu Khai Khánh Thông Bảo.
    Tiền Việt nam:Tiền Thái Bình…thời Đinh 3 mẫu, trong đó có 1 mẫu quang lưng (lưng tiền không có chữ Đinh) tiền Thiên Phúc…thời tiền Lê 10 mẫu, tiền Minh Đạo Nguyên Bảo thời Lý 2 mẫu và tiền thời Trần có 2 mẫu Đại Trị Thông Bảo.
    Tiền thời Tây Hạ có 2 mẫu Thiên Thịnh Nguyên Bảo, tiền thời Liêu có 1 mẫu Hàm Ung Thông Bảo, 1 mẫu Đại An Nguyên Bảo.Còn lại tiền thời Kim có 2 loại Đại Định Thông Bảo và Chính Long Nguyên Bảo,các loại này chiếm số đông.
    Tiền bắc Tống chiếm số đông còn lại, trong số này có 1 mẫu Tuyên Hoà Nguyên Bảo chữ chân (loại quý hiếm).
    6/Ngày…Tháng…Năm…:Mua được 15 kg tiền của anh em thợ buôn đưa từ Nghệ An ra…Tiền đựng trong 1 ống sành loại nhỏ đường kính khoảng 13 cm cao gần 30 cm còn nguyên vẹn…Một mẻ tiền may mắn, đẹp cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Chủng loại đa dạng phong phú, kết quả:
    Tiền Khai Nguyên…5 mẫu, trong đó 1 lưng có chữ Trung, 1 có chữ Kinh, 1 có chữ Quế.
    Tiền thời Ngũ đại có 25 mẫu trong đó 1 mẫu Đại Đường Thông Bảo, 2 mẫu Thiên Hán Nguyên Bảo, 4 mẫu Hán Nguyên Thông Bảo, 1 mẫu Thiên Phúc Nguyên Bảo (loại quý hiếm).Còn lại là mẫu tiền Đường Quốc Thông Bảo loại chữ chân và chữ triện.
    Tiền thời Liêu có 1 mẫu Thanh Ninh Thông Bảo, 1 mẫu Đại Khang Thông Bảo.
    Tiền thời Nguyên có 1 mẫu Chí Chính Thông Bảo, 2 mẫu Chí Đại Nguyên Bảo
    Tiền Việt Nam loại Thái Bình…thời Đinh 5mẫu, có 1 mẫu lưng đóng chữ Đinh ngược (nghịch Đinh), 55 mẫu Thiên Phúc…thời tiền Lê. Đặc biệt tiền thời Lý được 1 mẫu:Thuận Thiên Đại Bảo (lưng tiền đóng chữ Nguyệt) của vua Lý Công Uẩn (loại cực kỳ quý hiếm) một mẫu tiền dày đẹp hơn cả tiền bắc Tống cùng thời, ngoài ra còn có 4 mẫu Minh Đạo… thời Lý Thái Tông.Tiền thời Trần có 2 mẫu Đại Trị Thông Bảo.
     
    Last edited: 12/5/11
  2. tigon

    tigon Active Member

    7/ Ngày…Tháng…Năm…:Mua được mẻ tiền 12kg đựng trong nồi đồng còn nguyên vẹn từ vùng Hoà Bình của thợ dò kim loại…Loại tiền thời Lê Sơ chiếm khá nhiều, đúc rất dày và đẹp kết quả tuyển lựa:
    Ngoài 2 loại tiền bắc và nam Tống, tiền thời Nguyên, loại Chí Đại Nguyên Bảo có 2 mẫu, và 1 mẫu Thiên Định Thông Bảo (loại quý hiếm) tiền thời Minh loại Đại Trung Thông Bảo có 1 mẫu, còn lại một số mẫu như Hồng Võ Thông Bảo, Vĩnh Lạc Thông Bảo và tiền Tuyên Đức Thông Bảo.
    Tiền Việt Nam thời Lê Sơ được hơn 1 kg các loại gồm: Thuận Thiên Nguyên Bảo, Thiệu Bình Thông Bảo, Thái Hoà Thông Bảo và Duyên Ninh Thông Bảo.
    8/Ngày…Tháng…Năm…:Mua 8 kg tiền của anh em thợ buôn đưa từ Thanh Hoá ra…Qua tuyển lựa kết quả bổ sung được hơn 1 kg vào sưu tập chủ yếu tiền thời Lê Sơ Việt Nam và tiền thời Minh Trung Quốc.
    Trong số này đáng chú ý có 2 mẫu tiền còn nằm trong diện đợi khảo mang số giá rất cao: Mẫu Tuyên Định Thông Bảo ; qua kỹ thuật chế tác và chất liệu kim loại rất có thể thuộc loại tiền Trung Quốc? Mẫu Hoàng Trần Thông Bảo theo đánh giá của mọi người am hiểu thuộc loại rất hiếm chưa thấy xuất hiện ở Việt nam mặc dù qua quan sát chúng là tiền do người Việt cổ đúc.(cần dành một thời lượng nhất định để phân tích 2 mẫu tiền này).
    9/Ngày…Tháng…Năm…:Mua 39 kg tiền của người dân vùng đồi gò huyện Thạch Thất đào móng chuồng lợn phát lộ…Tiền đã bị đập vỡ không còn nguyên khối, chất lượng tiền còn khá tốt, vẫn còn hình vỏ trấu lẫn trong tiền chứng tỏ mới được chôn giấu cách nay vài trăm năm. Chủng loại tiền chủ yếu rơi vào thời Thanh Trung Quốc và thời hậu Lê Việt Nam , tuy cũng lẫn 1 ít tiền giữa và cuối Minh gồm tiền Sùng Trinh Thông Bảo,Vĩnh Lịch Thông Bảo, Hoằng Quang, Long Võ, Lợi Dụng và Chiêu Võ Thông Bảo. Tiền thời Thanh có các loại Thuận Trị, Khang Hy, Ung Chính và Kàn Long Thông Bảo, trong đó chiếm số đông tiền Khang Hy, Kàn Long.
    Tiền Việt Nam có một số mẫu thời đầu Lê trung hưng gồm: Vĩnh Thọ Thông Bảo, Vĩnh Thịnh Thông Bảo, Gia Thái và Bảo Thái Thông Bảo, còn đa số tiền Cảnh Hưng, Chiêu Thống Thông Bảo cuối thời hậu Lê. Tiền Cảnh Hưng được đúc rất nhiều, to nhỏ dày mỏng đủ cỡ. Chủng loại tiền đa dạng, phải có tới trên chục loại hiệu ,tự khác nhau…lưng tiền có nhiều loại cho đúc chữ…
    Tiền Chiêu Thống Thông Bảo cũng khá đông đúc, lưng tiền cũng đúc nhiều ký tự chỉ địa danh v.v.
    10/ Ngày…Tháng…Năm…Mua được 6 kg tiền của thợ đưa từ vùng Tuyên Quang về. Tuy ít nhưng chúng rất lạ, từ đồ cất giấu đến chủng loại tiền…Tiền được để trong một ấm hình con quay, chất liệu sành vừng, vai có 4 mấu (có thể được chế tác từ thời Lý, Trần hoặc còn sớm hơn). Ấm rất lành lặn nhưng đáng tiếc những người đào được chúng đã dùng đá đập bể ra xem bên trong có gì khác? Một phần cũng vì miệng ấm quá hẹp, đường kính chỉ khoảng 4 cm, nên dẫu có để nguyên cũng không có cách gì moi tiền ra được. Tiền bên trong để rối (thường chúng được xâu thành chuỗi bằng các sợi dây gai rừng) vẫn còn hình hài vỏ trấu tuy đã bị mục. Kết quả: Tiền thời Ngũ Đại có 1 mẫu Thiên Phúc Nguyên Bảo, tiền Khai Nguyên Thông Bảo loại chữ triện có 6 mẫu, tiền Quảng Chính Thông Bảo có 1 mẫu (đáng tiếc chữ bị nhoè). Tiền thời Liêu có 1 mẫu Kàn Thống Nguyên Bảo, và 1 mẫu Đại An Nguyên Bảo loại chữ to, cả 2 loại đều thuộc loại quý hiếm.
    Tiền Việt nam có 2 mẫu Minh Đạo Nguyên Bảo thời Lý, 1 mẫu Thiệu Phong Thông Bảo, 1 mẫu Khai Thái Nguyên Bảo (loại quang lưng)đều của thời Trần (đây là 2 mẫu tiền rất quý hiếm).
    Trong mẻ này còn xuất hiện 6 mẫu tiền lạ chưa rõ được chế tác vào thời nào?. 1 mẫu Phật Pháp Tăng Bảo, 1 mẫu Xưng Pháp Nguyên Bảo, 1mẫu Hán Nguyên Thông Bảo (lỗ rất rộng, chữ nhỏ), 1 mẫu Hy Nguyên Thông Bảo và 1 mẫu Chu Nguyên Thông Bảo (chữ Chu loe phần dưới như hình quả chuông, lưng tiền đóng chữ Mễ). Đặc biệt mẫu Khai Hoà Nguyên Bảo loại chữ khải , khi đọc phải xoay vòng mẫu tiền 360 độ mới đọc hết chữ. Tất cả 6 mẫu tiền trên đều được chế tác rất kỹ thuật và đẹp, chất liệu bằng đồng vàng, đúc dày dặn…Trong ca ta lô giới sưu tập đánh số giá rất cao, riêng mẫu Khai Hoà…trong sách chỉ mới có thông bảo chứ chưa có loại nguyên bảo như nêu ở trên.
    11/Ngày…Tháng…Năm… Mua được 9 kg của thợ buôn đưa từ miền trong ra(không rõ vùng nào). Tiền đựng trong bao tải lẫn nhiều đất cát, kết quả:
    Tiền bắc, nam Tống có một ít, tiền thời Minh có một ít.
    Tiền thời Lê Sơ có 3 mẫu Đại Bảo Thông Bảo loại chữ nhỏ, 3 mẫu Thiên Hưng Thông Bảo, 1 mẫu Duyên Ninh Thông Bảo loại (Ninh nhị tích) chữ Ninh có 2 gạch ngang trên chữ Đinh thuộc loại quý hiếm.
    Tiền Nhật có 5 mẫu Nguyên Hựu Thông Bảo loại trường Hựu (chữ Hựu dài hơn chữ Hựu ở tiền bắc Tống) có 1 mẫu Hồng Võ Thông Bảo loại bối Trị tự (lưng tiền có chữ Trị).
    Tiền Việt Nam có 2 mẫu Minh Đức Thông Bảo, 1mẫu Đại Chính Thông Bảo thời Mạc.
    Đáng chú ý trong mẻ này có 1 mẫu Chính Hoà Thông Bảo ,1 mẫu Tuyên Hoà Thông Bảo, cả 2 mẫu đều mang niên biểu Trung Quốc nhưng là tiền do người Việt cổ đúc chúng đều thuộc loại dỵ thư, được chế tác rất đẹp. Ngoài ra có một mẫu Hàm Nguyên Thông Bảo khá lạ mắt. Tất cả các mẫu tiền này đều thuộc diện đợi khảo.
    12/ Ngày…Tháng…Năm…Mua được 12 kg tiền thuộc xã Võng Xuyên-Huyện Phúc Thọ do người dân đào hố tôi vôi phát hiện…Tiền được đựng trong hũ sành còn lành nguyên nhưng độ kết dính không cao, bên trong vẫn còn rõ hình vỏ trấu…Kết quả:
    100%thuộc loại tiền gián (loại tiền rất mỏng và nhỏ). Tên chữ trên tiền tới 90% mang niên hiệu thời bắc Tống, một số mang niên hiệu các thời Lý, Trần Việt Nam, còn lại một số mang niên hiệu lạ chưa rõ nước nào?
    Tựu trung đây là tiền do người Việt cổ đúc có thể chúng được chế tác vào cuối thời Mạc.
    13/Ngày…Tháng…Năm…:Mua được 26 kg tiền của anh em thợ khai thác từ vùng xã Yên Bình –Hoà Bình …Tiền đựng trong chĩnh sành đã bị vỡ.
    Kết quả: Có 1 số ít tiền Cảnh Hưng, Chiêu Thống thời hậu Lê. Một ít tiền mang niên hiệu bắc Tống nhưng do người Việt cổ đúc. Còn lại là tiền thời Tây Sơn, trong đó 1 ít tiền Thái Đức Thông Bảo do Nguyễn Nhạc cho đúc, chiếm non nửa tiền Cảnh Thịnh Thông Bảo, trong đó có 1 mẫu Cảnh Thịnh Đại Bảo (thuộc loại hiếm). Còn đa phần tiền Quang Trung Thông Bảo và Đại Bảo (loại Đại Bảo ít hơn).
    Nhìn chung tiền đúc thời kỳ này rất mỏng chất liệu bằng đồng vàng nhưng kỹ thuật phối trộn kém nên đến nay tiền bị vỡ gãy rất nhiều.
    Đáng chú ý mẻ tiền lần này xuất lộ 4 mẫu tiền Kàn Long Thông Bảo, lưng tiền có đúc hai chữ An Nam. Chất liệu và kỹ thuật chế tác rất giống phom tiền thời Tây Sơn. Giới sưu tập đánh giá chúng thuộc tiền triều Lê Chiêu Thống thời hậu Lê không rõ có đúng không?
    14/Ngày…Tháng…Năm…Mua được 40 kg tiền kẽm đưa từ miền trong ra…Trong số này có 2 loại tiền rất dễ phân biệt:
    Loại thứ nhất khá mỏng, lỗ rộng mang niên hiệu Trung Quốc từ thời Đường tới bắc Tống, Kim, Liêu, Tây Hạ và cả những thời Minh, Thanh sau này. Đồng thời chúng cũng mang cả các niên hiệu Việt Nam thời Lý, Trần …Cạnh đó chúng còn mang rất nhiều ký tự lạ không rõ thời nào?...Có lẽ chúng thuộc tiền thời chúa Nguyễn Ánh (1787-1801).
    Loại thứ 2 cùng chất liệu kẽm song chúng khá dày mang các tự dạng như: Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức Thông Bảo đó là các niên hiệu thời Nguyễn,Việt Nam…Những mẫu tiền này loại Gia Long và Tự Đức ở lưng tiền cũng mang những ký tự như:Thất phân, lục phân, Hà Nội, Sơn Tây…Nhìn chung chúng chỉ có giá trị sưu tập.
    15/Ngày…Tháng…Năm…Tình cờ mua được của anh thợ chuyên đi dò bằng máy dò kim loại 7 mẫu tiền công cụ và 2 mẫu vỏ sò bằng đồng, Vì chưa biết chúng là tiền cổ, và thấy lạ nên anh ta không có ý định bán mà để lại chơi. Nhưng vì người sưu tầm quá thiết tha và trả giá hợp lý nên anh ta nhượng lại…Trong số này gồm các loại:
    1 mẫu như con dao, lưỡi cong hình gươm cán có lỗ rộng để xâu, trên mặt có 6 ký tự thể chữ triện cổ, dịch :Tề Tạo Bang Trường Viên Hoa. Tra cứu chúng thuộc thời Xuân Thu chiến quốc. 5 mẫu còn lại trông giống như chân quần đầu vuông, chân vuông hơi xoè ra. Trong đó 4 mẫu trên mặt mang 4 ký tự loại chữ triên cổ: Đại Bố Hoàng Thiên. Tuy cùng nghĩa nhưng kiểu chữ và hình dáng chúng lại khác nhau. 1 mẫu còn lại loại 2 ký tự loại chữ triện cổ: Dịch là Hoá Bố. Tra cứu chúng thộc thời tiền Hán. 2 mẫu vỏ sò một to, một nhỏ đúc khá tinh xảo…Với đủ gờ rãnh trông như vỏ sò thật. Trên mình không mang ký tự, chữ nghĩa…Chưa rõ có phải tiền hay không?
    16/Ngày…Tháng…Năm…Mua được của thợ buôn (thu mua từ các sà lan hút cát, sỏi trên sông Hồng, sông Lô) 4 kg tiền gọi là tiền trục vớt. Chủng loại đủ cả các thời từ bắc Tống Trung Quốc đến Lê-Nguyễn Việt Nam.Trong số này có một số tiền thời Nguyễn muộn: gồm Đồng Khánh, Duy Tân, Thành Thái, Khải Định và Bảo Đại. Trong đó có mấy mẫu Bảo Đại loại tiền rất nhỏ (tiền gián)…
     

Ủng hộ diễn đàn