Những đồng tiền cổ thời Lê

Chủ đề thuộc danh mục 'Diễn đàn sưu tập tiền xu việt nam' được đăng bởi NgocNhung, 15/4/11.

  1. NgocNhung

    NgocNhung New Member

    Thời Lê tiền được đúc nhiều. Sự trở lại của tiền đúc đồng được chuẩn hóa bằng những quy chế của Nhà nước.

    1. Lê Thái Tổ (1428 - 1433)
    Khi vừa lên ngôi, ông đã chú trọng việc mở xưởng đúc tiền. Sử cũ ghi lại, cuối năm 1428, ông đã cho đúc tiền Thuận Thiên thông bảo và quy định 50 đồng là một tiền.

    Đồng tiền này đến nay vẫn chưa tìm thấy khi nghiên cứu khảo cổ và trong sưu tập của các nhà sưu tập tiền.

    Tiền Thuận Thiên nguyên bảo

    [​IMG]

    Niên hiệu Thuận Thiên còn thấy xuất hiện tiền Thuận Thiên nguyên bảo. Tiền hình tròn, đường kính 2,5cm, vành biên rộng trơn; Giữa có lỗ vuông, chữ viết đối xứng qua tâm. Cách đọc trên trước, dưới sau, phải trước, trái sau, nét chữ sắc gọn. Mặt sau để trơn.

    Đồng tiền này có lẽ được đúc sau năm 1429 khi triều đình bàn xong quy chế đúc tiền và chính thức đúc tiền mới.

    2. Lê Thái Tông (1434 - 1442)
    Nhận rõ vai trò đồng tiền trong mạch máu lưu thông cùng với sự khan hiếm của đồng tiền trong giao lưu hàng hóa, ông ra lệnh chỉ: "Từ nay về sau, tiền đồng sứt mẻ nhưng còn xâu dây được thì phải lưu thông tiêu dùng, không được chê bỏ, nếu đã mẻ gãy không xâu dây được nữa thì thôi không tiêu. Người nào trái lệnh từ chối không nhận, hay kén chọn tiền lành thì phải tội như nhau".

    Tiền Thiệu Bình thông bảo

    [​IMG]

    Ở ngôi 9 năm, ông đã cho đúc hai đồng tiền mang niên hiệu triều đại mình. Năm 1434, ông đổi niên hiệu là Thiệu Bình và cho đúc tiền Thiệu Bình thông bảo. Tiền có hình tròn, vành biên rộng nhẵn, đường kính 2,5cm. Giữa có lỗ vuông, chữ viết đối xứng qua tâm, cách đọc trên trước dưới sau, phải trước trái sau. Mặt sau phẳng nhẵn.

    Năm 1439, vua Lê lại có quy định mới về tỷ lệ quy đổi đồng tiền: "Tháng 3 ra lệnh chỉ quy định số đồng của một tiền... Hễ tiền đồng thì 60 đồng là một tiền".

    Năm 1440, ông lại đổi niên hiệu mới là Đại Bảo (1440 - 1442) và cho đúc đồng tiền Đại Bảo thông bảo. Tiền có hình tròn, đường kính 2,5cm; Vành biên hơi hẹp để trơn. Giữa có lỗ vuông, chữ viết đối xứng qua tâm. Cách đọc trên trước dưới sau, phải trước trái sau. Chữ viết gọn, nét sắc sảo.

    3. Lê Nhân Tông (1443 -1459)
    Ngay khi lên ngôi, ông cho đổi niên hiệu là Thái Hòa. Niên hiệu này kéo dài đến năm 1453 và ông cho đúc tiền Thái Hòa thông bảo. Tiền có hình tròn, đường kính 2,5cm cách thể hiện thống nhất với đồng tiền Đại Bảo thông bảo trước đó, chỉ khác về niên hiệu đúc.

    Tiền Thái Hòa thông bảo

    [​IMG]

    Năm 1453, "vua bắt đầu đích thân coi chính sự, đổi miếu hiệu" là Diên Ninh và năm Diên Ninh thứ nhất 1454 "Mùa xuân tháng giêng đúc tiền Diên Ninh".

    Tiền Diên Ninh thông bảo hiện nay tìm thấy có đến 4 loại khác nhau thể hiện qua những chữ viết trên tiền, điều này cho thấy, có thể có 4 lần đúc loại tiền này hoặc có 4 xưởng hay 4 loại khuôn dùng để đúc tiền. Điều này cho thấy số lượng tiền loại này được đúc và lưu hành khá nhiều trong đời sống kinh tế.
     
  2. NgocNhung

    NgocNhung New Member

    4. Lê Nghi Dân (1459 -1460)
    Ở ngôi 2 năm và đúc tiền một lần. Năm 1459, Lạng Sơn vương Nghi Dân thoán nghịch giết vua Lê Nhân Tông tự lập làm vua.

    Đổi niên hiệu là Thiên Hưng, đồng tiền đến giai đoạn này đã được coi là sự biểu hiện của quyền lực, cho nên Nghi Dân dù chỉ cầm quyền 2 năm nhưng đã kịp cho đúc tiền để khẳng định niên hiệu ngôi báu của mình.

    Tiền Đại Bảo thông bảo

    [​IMG]

    Tiền Thiên Hưng thông bảo được đúc mang đặc điểm của tiền thời Lê Sơ với hình tròn, đường kính 2,5cm. Giữa có lỗ vuông. Chữ viết đối xứng qua tâm, cách đọc trên trước, dưới sau, phải trước, trái sau. Nét chữ sắc gọn. Mặt sau trơn phẳng.

    5. Lê Thánh Tông (1460 - 1498)
    Sau sự biến Nghi Dân, các công thần nhà Lê giành lại ngôi báu. Năm 1460, Lê Thánh Tông lên ngôi đổi niên hiệu là Quang Thuận cho đúc tiền mang niên hiệu Quang Thuận thông bảo và ra lệnh "Nghiêm cấm việc loại bỏ tiền đồng".

    Theo các nhà nghiên cứu, tiền Quang Thuận thông bảo có nhiều loại tiền to chữ to, tiền to chữ mảnh, tiền nhỏ chữ to, tiền to chữ nhỏ. Chính vì thế cho rằng trong 9 năm niên hiệu Quang Thuận, năm nào cũng có đúc tiền và có nhiều xưởng đúc tiền khác nhau, đủ số lượng đưa đồng tiền ra lưu hành trên thị trường.

    Năm 1470, Lê Thánh Tông đổi niên hiệu là Hồng Đức. Niên hiệu Hồng Đức kéo dài 28 năm. Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ của dân tộc Việt trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Thăng Long - Đông Đô trở thành trung tâm thương mại lớn, nhu cầu sử dụng đồng tiền lớn và Lê Thánh Tông cho đúc tiền Hồng Đức thông bảo. Tiền Hồng Đức thông bảo được đúc nhiều lần, liên tục trong lịch sử. Những đồng tiền Hồng Đức thông bảo tìm được cho thấy có nhiều loại tiền khác nhau. Đồng tiền được đúc chất lượng đồng cao, chữ viết gọn sắc, tiền dày đẹp. Đúng như sắc chỉ vua ban ngày 1/5/1486 nói rõ: "Việc dùng tiền, quý ở chỗ trên dưới lưu thông; Chứa ở kho tàng quý ở chỗ để lâu không hỏng".

    6. Lê Hiến Tông (1498 -1504)
    [​IMG]

    Để kích thích nền kinh tế phát triển ông đã nhiều lần cho đúc tiền: Cảnh Thống thông bảo. Tiền Cảnh Thống thông bảo vẫn duy trì theo kích thước, mẫu tiền Hồng Đức thông bảo. Tiền đúc chất liệu đồng tốt, thường dày nặng có đồng nặng đến 5 - 6g.



    Từ trái sang, từ trên xuống: Thiên Hưng thông bảo, Hồng Đức thông bảo, Đoan Khánh thông bảo, Hồng Thuận thông bảo, Quang Thiệu Thông bảo
     
  3. NgocNhung

    NgocNhung New Member

    7. Lê Uy Mục (1505 -1509)
    Lê Hiến Tông mất, Lê Túc Tông lên ngôi 1 năm thì mất. Dù cố gắng "sửa sang nghiệp lớn, dựng đặt gốc lớn" nhưng có lẽ thời kỳ này ông không phát hành tiền mới, mặc dù khi lên ngôi ông cho đặt niên hiệu mới là Thái Trinh. Cho đến nay chưa tìm thấy sự có mặt của đồng tiền mang niên hiệu Thái Trinh. Lê Uy Mục lên nối ngôi đổi niên hiệu là Đoan Khánh.

    Ông cho đúc tiền Đoan Khánh thông bảo. Chữ viết trên đồng tiền này tuân thủ theo phép đúc tiền nhưng đồng tiền mỏng và nhẹ hơn tiền Cảnh Thống thông bảo.

    8. Lê Tương Dực (1510 - 1516)
    Lấy niên hiệu là Hồng Thuận. Vua "chơi bời vô độ, xây dựng liên miên" bị giết ở cửa nhà Thái học. Trong những năm cầm quyền, Lê Tương Dực cho đúc tiền Hồng Thuận thông bảo. Đây là lần đúc tiền theo niên hiệu để khẳng định ngôi báu của mình bởi Lê Tương Dực giết vua tự lập làm vua.

    9. Lê Chiêu Tông (1516 - 1522)
    Lấy niên hiệu là Quang Thiệu. Đây là thời kỳ loạn lạc rối ren của xã hội Việt Nam. Sự tranh giành quyền bính trong nội bộ cung đình quyết liệt, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp, vua phải bỏ các kinh đô đi lánh nạn. Kinh tế Việt Nam có phần sa sút điêu tàn. Mặc dù vậy, thời kỳ này Lê Chiêu Tông cho đúc tiền Quang Thiệu thông bảo.

    Năm 1522 Lê Chiêu Tông phải bỏ chạy. Mạc Đăng Dung lập em vua Chiêu Tông là Lê Cung Hoàng lên làm vua, đổi niên hiệu là Thống Nguyên. Cung Hoàng Đế ở ngôi 5 năm (1522 - 1527). Thời kỳ này sử cũ ghi lại không thấy có sự đúc tiền, nhưng trong hệ thống tiền cổ có tiền Thống Nguyên. Theo các nhà nghiên cứu, đồng tiền này còn phải tiếp tục nghiên cứu mới khẳng định được niên đại.
    sưu tầm
     

Ủng hộ diễn đàn