Những đồng xu giá trị bèo bọt nhất thế giới

Chủ đề thuộc danh mục 'Tin tức khắp nơi' được đăng bởi thanhtrungACB, 2/3/13.

  1. thanhtrungACB

    thanhtrungACB New Member

    [h=1][/h][h=2]Khi nhận tiền thối lại, người tiêu dùng thích hộp que diêm hay thỏi kẹo hơn đồng xu. Lạm phát khiến tiền xu dần bị quên lãng mặc dù trong lịch sử chúng từng được trọng vọng.[/h]Trong tháng này, xưởng đúc tiền Canada đã ngừng sản xuất đồng 1 cent bởi vì chi phí làm ra nhiều hơn trị giá mang lại. Nhiều nước cũng đang cân nhắc kỹ về việc lưu hành những đồng xu mệnh giá nhỏ hoặc thậm chí không còn giá trị.
    Mỹ đã hủy tiền nửa xu vào năm 1857. New Zealand và Australia đã bỏ đồng xu một cent và hai cent trong thập niên 1990.


    [TABLE="width: 1, align: center"]
    [TR]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="class: Image"]Một số ngân hàng trung ương đang gán những đồng xu thuộc loại trị giá rất thấp hay không còn giá trị.

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Hiện tại, một số nhà vận động ở Mỹ và Anh muốn đồng tiền kim loại được loại bỏ khỏi lưu thông bởi vì không thể dùng đồng 1 cent mua được bất cứ thứ gì. "Mấu chốt của tiền tệ là tạo thuận lợi cho việc giao dịch tiền mặt. Và đồng xu được ra đời để hỗ trợ mục đích đó, nhưng giờ đây nó không còn thích hợp nữa”, ông Jeff Gore, chủ tịch đại diện nhóm công dân kêu gọi từ bỏ đồng xu Mỹ nói.
    Theo một khảo sát, việc xử lý lượng đồng xu tốn khá nhiều thời gian, có khi mất 2 hoặc 2,5 giây cho một lần giao dịch tiền mặt. Hãy hình dung, một người nào đó ở Tanzania mất rất nhiều thời gian trong lúc mua sắm nếu như mang một túi tiền đầy đồng kim loại 5 cent.
    Đồng xu có giá trị thấp nhất thế giới là Tiyin của Uzbekistan, ứng với khoảng 2.000 tiyin thì tương đương 1 cent Mỹ. Tuy nhiên, dù các đồng xu được coi là hợp pháp, nhưng thực tế rất khó để tìm thấy chúng trong cuộc sống hàng ngày.


    Những đồng xu có giá trị nhỏ nhất thế giới:


    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]Quốc gia[/TD]
    [TD]Đồng xu nhỏ nhất[/TD]
    [TD]Tương đương với 1 cent Mỹ[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Uzbekistan[/TD]
    [TD]1 Tiyin[/TD]
    [TD]1.999[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Myanmar[/TD]
    [TD]1 PYa[/TD]
    [TD]855[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tanzania[/TD]
    [TD]5 cent[/TD]
    [TD]325[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bắc Triều Tiên[/TD]
    [TD]1 chon[/TD]
    [TD]132[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Sri Lanka[/TD]
    [TD]1 cent[/TD]
    [TD]126[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Jamaica[/TD]
    [TD]1 cent[/TD]
    [TD]92[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bangladesh[/TD]
    [TD]1 paisa[/TD]
    [TD]79[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Guinea[/TD]
    [TD]1 centime[/TD]
    [TD]70[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Madagascar[/TD]
    [TD]2 iraimbilanja[/TD]
    [TD]55[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Philippines[/TD]
    [TD]1 centavo[/TD]
    [TD]41[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Armenia[/TD]
    [TD]10 luma[/TD]
    [TD]41

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    "Ở Tanzania, không dễ tìm thấy đồng xu 5 cent bởi vì nó không có thể mua bất cứ thứ gì. Những đồng xu nhỏ nhất có thể tìm thấy bên ngoài là đồng 20 cent, nhưng chỉ có thể mua được một bó rau trong chợ”, một đại diện của ngân hàng trung ương ở Tanzania cho biết.
    Hầu hết các đồng xu 5 cent không còn giá trị tại Tanzania và nó được đặt ở những nơi xó xỉnh trong nhà người dân. Tương tự, tại Uzbekistan, tiền xu Tiyin cũng rất hiếm thấy. Hiện nay, người dân nước này có khuynh hướng đổi lấy một hộp que diêm hay một thỏi kẹo thay vì thối lại bằng đồng xu. Bên cạnh đó, lạm phát đã khiến đồng xu ở quốc gia này bị quên lãng mặc dù trong lịch sử chúng đã từng là mệnh giá lớn nhất.
    Trong khi một số quốc gia cảm thấy bỏ được gánh nặng khi loại những đồng xu nhỏ nhất, nhưng một số nước khác vẫn chưa sẵn sàng với việc này. "Rất nhiều người cho rằng họ đã từng dùng những đồng xu nên họ muốn xem chúng như một phần di sản còn lại”, ông Philip Mussell, Giám đốc tạp chí Coin News.
    Một lý do khác khiến đồng xu vẫn tồn tại vì một số quốc gia lo ngại lạm phát về giá cũng như ảnh hưởng mạnh đến nguồn tài trợ. Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF) ở Mỹ đã nhận được hơn 490.000 USD tiền quyên góp bằng đồng xu từ năm 2003. Đây cũng là một ví dụ chứng minh cho việc “tích tiểu thành đại”.
    Việc thu hồi đồng tiền xu cần một quá trình dài và mất thời gian, do vậy chỉ có một số quốc gia miễn cưỡng thực hiện cách làm này. Thông thường, các quốc gia thích chờ đợi cho đến khi tiền xu bị đào thải khỏi thị trường một cách tự nhiên hơn.
    Emmanuel Boaz từ Ngân hàng trung ương Tanzania cho biết họ đang cân nhắc việc thu hồi đồng xu 5 cent. Anh này nói: "Kim loại được sử dụng bằng đồng và đồng có thể đem lại một thứ gì đó trên thị trường, chẳng hạn có thể bán chúng”.


    Mai Phương (theo BBC)
     

Ủng hộ diễn đàn