CẦU HÀM RỒNG Cầu Hàm Rồng cũ do Pháp xây dựng năm 1904 là cầu vòm thép không có trụ ở giữa. Cầu này bị phá hủy năm 1946. Năm 1962 cầu Hàm Rồng được khởi công xây dựng. Khánh thành ngày 19 tháng 5 năm 1964, cầu gồm 2 nhịp dầm thép, ở giữa là đường sắt, hai bên là đường ô tô và đường dành cho người đi bộ. Từ tháng 12/2000, sau khi cầu Hoàng Long khánh thành, cầu Hàm Rồng chỉ dành cho đường sắt. CẦU LONG BIÊN Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1899-1902) và đặt tên là cầu Doumer, đọc như Đu-mê (tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer). Dân gian còn gọi là cầu sông Cái. Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ "1899 -1902 - Daydé & Pillé - Paris". Lịch sử cây cầu Cầu Long biên, tên gọi cũ là cầu Paul Doumer, bắc qua sông Hồng tại Hà nội. Cây cầu này được khởi công xây dựng năm 1899*, nối hai bờ ngày mồng 3 tháng chạp 1901, và được khánh thành sáng 28 tháng hai 1902. Năm 1897, một cuộc thi thiết kế cầu được tổ chức. Phương án thiết kế của Gustave Eiffel** được chọn. Việc thi công cây cầu được tổ chức đấu thầu và hãng Daydé & Pillé*** giành được quyền thi công phần cầu chính, còn việc xây dựng đường dẫn thuộc về Nha Công chính Đông dương. Chi phí ban đầu của công trình này là 6.200.000 francs Pháp. Có tài liệu ghi giá trị của cây cầu là 10.500.000 francs. Tên của vị Toàn quyền Đông dương lúc bấy giờ, Paul Doumer, người ra sức khởi xướng việc phát triển hệ thống giao thông đường sắt, được dùng để đặt cho cây cầu. Sau tháng tám 1945, cây cầu này được đổi tên thành Long biên. Quá trình xây dựng cây cầu này diễn ra nhanh chóng được xem như một ngoại lệ xét trên phương diện vị trí xây dựng nằm quá xa nước Pháp và ngành luyện thép bản địa non yếu vào thời kì đó. Vì thế, đây là một kì tích thực sự về cung ứng nguyên vật liệu. Cầu Long biên là một trong số nhiều công trình kiến trúc kim loại được xây dựng theo phong cách Eiffel, phong cách này ta còn bắt gặp ở Đà lạt. Cầu có một làn đường sắt chạy giữa, hai bên dành cho xe cơ giới và khách bộ hành. Đây là cây cầu thuộc kiểu dầm hẫng với tổng chiều dài phần dàn thép là 1680 mét. Cầu gồm hai mố, mười chín nhịp dầm thép đặt trên hai mươi trụ cao hơn bốn chục mét (kể cả móng), nhịp dài nhất là 106 mét, đường dẫn xây bằng đá có tổng chiều dài là 896 mét. Cây cầu có một làn đường sắt đơn ở giữa, hai bên dành cho xe cơ giới và khách bộ hành. Đường cho các loại xe là 2,6 mét và luồng đi bộ là 0,4 mét. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như các cầu thông thường khác. Cây cầu đầu tiên trên sông Hồng này cũng là cầu thép ra đời sớm nhất Đông Nam Á. Với kết cấu độc đáo, nó trông giống như một đàn rồng bay từ Kinh Bắc, quê hương Lý Thái Tổ về kinh thành Thăng Long. Một điểm đáng lưu ý nữa ở công trình này là có thể nó được lắp ráp chủ yếu bằng phương pháp thủ công với hai loại thép góc, thép bản và đinh tán, rất đơn giản và thoáng. Do không được bảo dưỡng và nhất là bị Không lực Hoa kì ném bom dữ dội mười bốn lần trong cuộc chiến tranh Việt nam, tuy không bị phá huỷ hoàn toàn, kết cấu của cây cầu bị ảnh hưởng nặng. Người ta đã phải đóng thêm nhiều trụ để nó có thể đứng vững. Hiện trên thế giới chỉ còn lại ba cây cầu được thiết kế hoàn toàn bằng sắt thép, trong đó có cầu Long biên của Việt Nam, hai cây cầu còn lại nằm ở Chi Lê và Pháp. * Theo Tô Hoài và Nguyễn Vinh Phúc, cầu Long biên đươược khởi công xây dựng tháng chín 1898. Lối lên cây cầu bắc qua Sông Hồng (dài 1.800 m. ) CẦU TRÀNG TIỀN Cầu được xây dựng từ năm 1897 đến năm 1899 thì hoàn tất. Công việc kiến trúc do hãng Eiffel (Pháp) thi công, và ngay lúc ấy cầu được xây dựng thành 6 vài 12 nhịp, chiều dài cầu 401m10, bề ngang lòng cầu 6m20, mặt cầu lúc đó chỉ mới lát bằng ván gỗ lim.. - Năm 1904 Cầu Trường Tiền bị bão làm hư hỏng nặng, sau 2 năm cầu được tu sửa lại. Lần này cầu được đúc bằng bê tông cốt thép. - Năm 1937 cầu Trường Tiền mới lại được "đại trùng tu" và mở thêm hai hành lang hai bên cầu dành cho người đi bộ, xe đạp, với những vòng lan can được mở rộng ở 5 trụ cầu giữa 2 vài để có chỗ dừng chân, tránh nhau rất khoa học và tiện lợi trong giao thông. Lần tu sửa này chỉ có 3 tháng. - Năm 1946 cầu bị đặt mìn giựt sập hai phía tả ngạn. Hai năm sau cầu được tu sửa tạm để đi lại. - Năm Mậu thân (1968), cầu lại bị sụp đổ một lần nữa do chiến tranh. Hai năm sau được cho thay thế bằng một vài cầu gỗ Từ năm xây dựng xong đến nay (1899-1995), cầu Trường Tiền có 4 tên gọi khác nhau: - 1899-1907 nó được đặt tên là cầu Thành Thái. - 1914-1918, Chính quyền Pháp đổi tên thành cầu Clémenceau là tên của Thủ tướng Pháp lúc bấy giờ. - năm 1945 chính quyền địa phương đổi tên Tây ấy thành cầu Nguyễn Hoàng, vì Nguyễn Hoàng đã có công khai phá, mở mang vùng đất Thuận Hoá giữa thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVII. Ba cái tên trên người dân Huế không quen dùng, mà chỉ gọi cái tên tục của nó là cầu Trường Tiền mà thôi, vì xưa kia hai bên tả ngạn đối diện cầu, Triều đình Huế có thành lập một cái công trường đúc tiền gọi tắt là Trường Tiền.