Những mảnh ghép tiền cổ

Chủ đề thuộc danh mục 'Diễn đàn sưu tập tiền xu việt nam' được đăng bởi tigon, 12/5/11.

  1. tigon

    tigon Active Member



    Copy bài viết của nhà sưu tầm tiền cổ Đào Văn Minh
    Điện thoại: 0986428900
    Địa chỉ: Sơn Tây-Hà Nội

    Mấy lời nói đầu
    Thường có câu: Khi viết hoặc nói những điều vừa mới; hay đang sảy ra dù là khó song còn có các tình tiết mà tai có thể được nghe, mắt có thể được trông thấy đôi khi tay còn được cầm nắm sờ mó. Người cầm bút chỉ cần biết xếp sắp, và có sự mường tượng một chút là có thể chắp nối được các sự kiện với nhau cho có hàng có lối, có lớp có lang. Hoặc giả bạo gan hơn một chút viết ra những điều chưa từng có trước đó gọi là sự tưởng tượng; miễn đọc lên nghe hợp lý và xuôi tai là được còn sự đúng sai sau này chưa cần bàn đến bởi các nhà chuyên môn đã định ra hẳn một lối đi cho văn chương nói chung gọi là “ Hư cấu” hay “viễn tưởng”.
    Nhưng những điều viết ra sau đây để nói về những mẫu tiền cổ. Cũng là những điều đã sảy ra trong quá khứ song quãng thời gian sinh thành ra những mẫu tiền ấy cách nay đã quá xa, dẫu chúng được coi là một vật chứng và trên mình chúng còn có khắc hoạ các ký tự, chữ nghĩa giống như thứ sử liệu để minh chứng...Chính vì chúng có hơi hướng sử liệu nên không thể tuỳ tiện phán xét. Đáng tiếc các vật chứng ấy rất ít khi được chính sử quan tâm phụ hoạ cho nên chúng thuần tuý vẫn chỉ là những mẩu đồng mục rỷ xanh hình tròn trên mình mang vài bốn ký tự khô khan không tự nói được nhiều điều ngoài tên hiệu “ những đồng tiền cổ”.Từ thực tế cho thấy tiền cổ loại dạng công cụ và tiền tròn lỗ vuông xuất lộ ở Việt Nam ta vô cùng phong phú và phức tạp, ngoài tiền Việt cổ còn lẫn cả tiền Nhật Bản, tiền nước Cao Ly và tiền Trung Quốc với số lượng đông đảo có từ thời Xuân Thu tới tận triều đại nhà Mãn Thanh sau này. Đã bị chi phối bởi sự giao thoa lẫn lộn nhiều sắc thái, lại thêm nội tại tiền Việt cổ cũng vô cùng rối rắm: Thông thường tiền được chế tác theo niên biểu, niên hiệu nhưng ở đây tiền nhân đã cho ra đời không ít các loại tiền chẳng mang niên hiệu, niên biểu nào cả, có triều đại cho ra đời rất nhiều chủng loại, ngược lại có triều đại không cho đúc lấy một mẫu mặc dù thời gian cai trị hàng chục năm có lẻ, chưa nói đến vô số các loại tiền đúc sao chép từ các niên hiệu, niên biểu của các vương triều Trung Quốc thậm chí cả các sứ Nhật Bản và Cao Ly…
    Tài liệu ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư trong suốt triều dài 4000 năm lịch sử chỉ thấy duy nhất một lần vào thời Tiền Lê đề cập ngày tháng cho đúc tiền Thiên Phúc lưng tiền đúc thêm chữ Lê. Các vương triều còn lại chỉ được đề cập qua loa rằng: Triều đình cho đúc tiền để tiêu dùng, còn tiền tên hiệu ra sao, bao nhiêu lần chế tác? thì không được đề cập rõ. Hệ thống bảo tàng tiền cổ chưa được lập. Các loại sách vở, tài liệu chuyên nghiên cứu về tiền cổ của các nhà khoa học tuy có nhưng còn quá ít và đôi khi chỉ là các hình ảnh minh hoạ được thu thập sao chép từ rất nhiều các nhà sưu tập tư nhân gộp lại trông có vẻ giống một cuốn ca ta lô hơn là sách nghiên cứu bởi các hình ảnh được in ấn đẹp với đa phần các mẫu tiền quý hiếm, được chế tác chính triều và tất nhiên với giá cả không phải ai cũng sẵn sàng bỏ tiền ra để mua. Còn những loại tiền chưa rõ xuất sứ, nguồn gốc, và vô số những loại tiền đúc sao chép đều bị bỏ qua hoặc đưa vào diện đợi khảo…Bức tranh tiền cổ như thế làm sao được coi là bài bản, có hệ thống được?.
    Bản thân là người chơi sưu tập đam mê tới mức nghiện ngập, sau hàng chục năm trời miệt mài cần mẫn kiếm tìm từ rất nhiều vùng miền trên đất nước, đánh đổi biết bao mồ hôi công sức, nếm đủ các vị đắng cay ngọt bùi. Trong tay cũng đã gom góp được bộ sưu tập nho nhỏ, tuy chưa thể nối được liền mạch tất cả các triều đại, song cũng khá là phong phú bởi rất nhiều chủng loại: Tiền Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và cả số ít tiền sứ Cao Ly xưa. Trong suốt quá trình tuyển lựa: Cảm giác thật sung sướng mỗi khi kiếm được những mẫu tiền vừa hiếm lại chính triều vì chỉ cần đưa chúng vào vị trí để niêm cất là xong. Ngược lại thật quá khổ ải khi tầm được những mẫu tiền không rõ nguồn gốc; hết lật ngược lại lật xuôi từ ngày này sang ngày khác mà không niêm cất được bởi không biết đưa chúng vào đâu, xếp vào vị trí niên hiệu, niên biểu nào cho đúng? Không lẽ lại bắt chước mọi người cứ đưa vào chỗ đợi khảo là xong.
    Xuất phát từ những điều bức xúc trăn trở ấy; dẫu khả năng bản thân có hạn vẫn cố gắng chắp nhặt từng chút kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình sưu tầm, mạnh dạn luận bàn gọi là những mảnh ghép tiền cổ. Tâm nguyện hằng mong đóng góp một chút suy tư, để phần nào làm sáng tỏ những bí ẩn về mạch nguồn tiền cổ vẫn không ngừng xuất lộ ở Việt Nam ta…Với trình độ hạn hẹp, kinh nghiệm chưa nhiều, lập lý chưa sâu, văn phong lủng củng rất xin được lượng thứ nếu có điều sơ xuất.


    Tản mạn nghề chơi
    Với một lượng tiền phôi lẫn đầy đất cát, chứa trong những chiếc vại sành, hũ sành hoặc gốm thường đã bị vỡ nát do những anh bạn thợ mua được từ khắp các vùng miền nhượng lại với giá “tạm tính theo thời điểm năm 2010” mức tiền phôi bình quân 800 ngàn đồng 1 kg. Sau khi sơ bộ loại bỏ đất cát và dỡ chúng khỏi bám dính với nhau thành từng cục do bị ô xy hoá qua năm tháng chôn vùi dưới lòng đất hoặc trong các hang động …Trọng lượng lúc này chỉ còn 2/3 so với lúc ban đầu.
    Công việc tiếp theo mới hồi hộp thấp thỏm làm sao? Tay run run cầm những mẫu tiền, mặt trước, mặt sau vẫn còn bị lớp rỉ xanh xỉn che lấp chỉ để lộ lờ mờ một vài con chữ, tay kia đưa mũi dao nhọn khe khẽ gại vào lớp rỉ bám trên các con chữ…Phía trước mặt là chiếc bao tải để đựng những mẫu tiền loại bỏ vì chúng xuất hiện quá nhiều không có nhu cầu sưu tập (gọi là bã thừa ). Bên cạnh để thêm vài chiếc túi ny lông nho nhỏ cầu may được để vào đấy những mẫu tiền hiếm quý và những mẫu tiền trong sưu tập mình chưa có. Thông thường mấy chiếc túi chỉ nhẹ tênh vì chúng được đựng quá ít. Nhiều khi chúng chả được chứa thứ gì mà chỉ có gió lùa vào làm chúng phập phồng như những tiếng thở dài ngao ngán của chủ nhân. Chỉ có chiếc bao tải chứa “bã” là phải căng phồng, gồng mình để mang những mẫu tiền phế loại…Việc chơi sưu tập tiền cổ không giống như chơi đồ cổ vì khi đã có 10 cái bát cổ, sau kiếm thêm được một cái nữa thì được coi như đã có 11 món đồ, cho dù chúng có cùng 1 chủng loại. Tiền thì khác vì chúng có chữ, có niên biểu, niên hiệu, chúng rất nhỏ bé và vô cùng đông đảo, dù cho chế tác bằng phương pháp thủ công nhưng trong cùng một khuôn đúc thì dẫu có cả trăm ngàn đồng được ra lò chúng cũng chẳng khác nhau là mấy. Ai lại bầy cả trăm mẫu tiền cùng tự dạng để lên giá sưu tập? Mỗi 1 kg đồng thường cho ra 200 -280 mẫu tiền thành phẩm. Mỗi lần đúc có lẽ tới hàng tấn đồng, nếu lưu giữ tất cả thì chẳng kho sưu tập nào chứa hết.
    Qua mỗi một triều đại, độ dài ngắn của niên biểu, niên hiệu phụ thuộc vào sự hưng suy mà các vị Quân Vương cho đúc nhiều lần hay ít lần một mẫu tiền mang niên biểu, niên hiệu của mình. Người chơi sưu tập chỉ có thể có một hoặc nhiều mẫu tiền căn cứ vào các dị biệt trên đồng tiền qua mỗi lần chế tác mà thôi.Thông thường được sở hữu từ 01 đến 50 mẫu mỗi niên hiệu đã là có cơ duyên diễm phúc. Trừ khi có vị vua cai trị tới vài chục năm vẫn chỉ mang một niên hiệu, cho nên phải đúc bổ sung nhiều lần, tất sẽ có nhiều dị biệt, nên số lượng sưu tập có khi tới hàng trăm. Ngược lại có vị vua lại cho đúc quá ít, hoặc thời gian trị vì quá ngắn ngủi, hay vì một lý do chủ quan, khách quan nào đó mà không có điều kiện phát hành? Thì kiếm được một mẫu tiền loại này cũng là cả một hạnh phúc lớn lao cho người sưu tập.
    Đặc thù nghề chơi đòi hỏi chúng phải có tính liên tục từ triều đại trước tới triều đại sau. Vì lý do nào đó mà không có được đầy đủ, kể cả ở mức độ đại diện, thì coi như bộ sưu tập vẫn chưa được hoàn chỉnh và còn phải lần mò tìm kiếm.Thế nhưng đôi khi tìm được những mẫu tiền lạ đem đối chiếu, tra cứu tất cả các tài liệu xem chúng thuộc vào thời nào mà không thấy thì thật là phiền phức…Tiền tệ kích thước tuy nhỏ bé nhưng kỷ luật đòi hỏi khá khắt khe, bởi trên mình chúng có chữ nghĩa biểu hiện quốc thể, và nói về nơi chúng được sinh ra, nếu tên chữ của chúng mà khớp với niên hiệu, niên biểu, việc xếp đặt sẽ trở nên đơn giản. Nhưng tên tuổi chúng lạ lẫm thì phải tìm hiểu, nghiên cứu mất hàng năm, thậm chí nhiều năm trời. Không những tốn thời gian công sức mà giá trị mẫu tiền kể cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, dù có đẹp đẽ đến mấy cũng vẫn bị coi nhẹ, tới cả việc sắp xếp cũng bị đảo lộn, đành cứ để vào xó mà chờ. Đó là nói những mẫu tiền có chất liệu bằng đồng, còn vớ được những mẫu tiền chất liệu bằng kẽm, bằng chì thì lại bị đau đầu vì những lời khen chê của anh em cùng giới vì quan niệm chẳng ai giống ai. Thường họ chỉ khen và để ý tới những mẫu tiền chính triều, hoặc những mẫu tiền lạ nhưng phải có chất liệu bằng đồng và kỹ thuật chế tác phải đẹp (mỹ chế) còn những mẫu bằng chì, kẽm thì họ ít để ý, có người còn nói họ không sưu tập loại tiền này(hình ảnh đại diện 1 số mẫu tiền như nêu trên tuy rất hiếm nhưng ít được mọi người quan tâm)

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
     
    Last edited: 12/5/11
  2. tigon

    tigon Active Member

    Trong các thú chơi khác, người ta chỉ cần áp dụng một số tiêu chí :“Nhất dáng”,“nhì da”,“tam hoa”,“tứ cốt”là đủ. Bởi như thế mọi vật phẩm đều có thang điểm chẳng cái nào phải bỏ đi. Thú chơi tiền cổ phải thêm vào: Dù mẫu tiền có hoàn thiện đẹp đẽ đến mấy nhưng chúng đã có quá nhiều thì vẫn bị loại bỏ. Ngược lại chúng quá xấu xí, thậm chí bị vỡ nát, nhưng vì chúng quá ít nên vẫn phải hàn gắn mà giữ lại, sếp vào bộ và chờ đợi, có mẫu tốt hơn sẽ thay thế…Vậy nên đồ cổ cả đấy, tuổi đời có cả hàng ngàn năm, không lẽ để tất cả hàng tấn, vun thành đống chưng trong nhà để chơi? Ta hãy thử làm một vài phép tính: Một kg tiền phôi mua vào bình quân 800 ngàn đồng, sau khi làm sạch đất cát và rỉ sét, hao mất 0,3 kg đã mất đi 240 ngàn đồng. Sau khi tuyển lựa nếu không chọn được mẫu nào đưa vào sưu tập, phải chuyển chúng thành phế liệu (giá bán phế liệu bình quân 150 ngàn đồng 1 kg). Như vậy cứ mua 1 kg tiền về chọn. Không sưu tập được mẫu nào, tự nhiên đã bị mất không trên dưới 1 triệu đồng chưa kể công sức bỏ ra. Qua thực tế kiểm chứng, sác xuất thường chỉ đạt trên dưới 10%cho mỗi mẫu tiền thông dụng; có nghĩa muốn đưa vào bộ sưu tập 1 kg tiền “tương đương 250 mẫu” anh phải mua tới 10 kg tiền phôi về chọn…
    Theo tài liệu trong sưu tập tiền cổ của các nước: Trung Quốc -Việt Nam -Nhật Bản và Triều Tiên đến thời điểm hiện tại. Chỉ tính các loại tiền công cụ và tiền tròn lỗ vuông được lưu hành trong giai đoạn: Từ năm 770 “t c n” đến năm 1950 “scn” đang lưu giữ trên dưới 15 ngàn tự dạng…Quy đổi ra chúng nặng trên dưới 100 kg . Tính ra phải mua tới 10 tấn tiền phôi về để chọn … Qủa là một con số không nhỏ. Mà chắc gì 10 tấn đã có đủ số lượng cần tìm?
    Cho tới nay có lẽ vẫn chưa có sách nào hướng dẫn về việc sưu tầm, sưu tập tiền cổ ở Việt Nam. Thôi thì tuỳ thuộc vào trình độ hiểu biết, khả năng kinh tế của từng người, kết hợp với sự đam mê cháy bỏng. Họ như những “cô Tấm chọn thóc trong chuyện cổ tích”… Tháng ngày cần mẫn, vận hết mọi khả năng có thể để bổ sung vào sưu tập của mình…Đi lân la vào tất cả cơ sở thu mua sắt thép phế liệu. Hoặc mua từ những anh em thợ buôn những mớ tiền phôi về tuyển lựa…Có lẽ phương án mua tiền phôi về chọn tuyển là kinh tế hơn cả, vì dù ít dù nhiều mỗi mẻ cũng bổ sung được một số mẫu, đôi khi may mắn được mẫu tiền quý hiếm thì quá tốt…Cái cảnh ôm tiền bạc đi mua từng mẫu tiền từ những thợ buôn cứ cảm thấy xót xa, rẻ thì vài ba chục, đến một vài trăm ngàn đôi khi tiền triệu , có những mẫu hiếm tới hàng chục triệu. Còn những mẫu quá quý hiếm trong nước không có phải mua ngược từ nước ngoài về thì giá cả thật kinh khủng, dăm chục, một trăm triệu là chuyện thường…Tuy mua là được đấy nhưng đã mấy ai dám xuống tiền?Trong ca ta lô tiền cổ do người Trung Quốc hoặc Nhật Bản đưa vào Việt Nam, họ chương giá những mẫu tiền quý hiếm tới cả trăm ngàn Tệ, hoặc 40-50 vạn Yên…Qủa là những con số rùng mình. Những mẫu tiền mang số giá này không phải ít, nhưng chúng vẫn chỉ là giá niêm yết, giá trị thực của chúng còn cao gấp nhiều lần. Năm 2008 chứng kiến cuộc mua bán đồng “Đại Tề Thông Bảo”thời Ngũ đại bên Trung Quốc với mức giá 640 triệu VNđ giữa một người Việt Nam may mắn có được với một thợ buôn bên Trung Quốc đã thấy khủng khiếp. Rồi thông tin trên tờ thời báo An ninh thế giới năm 2006 nhà báo Nhật Lê đăng tin: “… Theo hãng Afp bên Anh quốc, chính phủ đã phải áp dụng một lệnh phong toả tạm thời (vì sợ mẫu tiền bị bán ra nước ngoài) để mua cho bằng được một đồng xu bằng hợp kim đồng nặng 4,25 gam đúc từ thế kỉ thứ 9 (s.c.n) do một người chơi sưu tập tư nhân có được với giá 358 ngàn bảng Anh (gần bằng 11 tỷ VNđ), để đưa vào trưng bầy trong bảo tàng hoàng gia…”Chẳng cứ gì tiền ngoại, một số mẫu tiền cổ Việt Nam như: Đồng Khai Thái Nguyên Bảo thời Trần, trên lưng tiền có chữ (Trần), theo thông tin của tiến sĩ Phạm Quốc Quân giám đốc bảo tàng lịch sử Việt nam đăng trên báo văn hoá năm 2006…tại cuộc đấu giá ở nước ngoài, mẫu tiền trên đạt tới mức giá 30 ngàn USD, còn như mẫu Khai Thái lưng trơn cũng tới cả ngàn USD. Hay mẫu tiền Thuận Thiên Đại Bảo thời Lý ,trong ca ta lô người Nhật định giá 50 vạn Yên, bằng cả trăm triệu VNđ. (Hình ảnh các mẫu tiền ở dưới)

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]


     
  3. tigon

    tigon Active Member

    Mọi người hay nói ví von: “Nghề chơi thật lắm gian nan”, bởi biết bao nhiêu mồ hôi công sức và cả tiền bạc đã bỏ ra, đổi lấy những món đồ chỉ dùng để ngắm nghía thưởng ngoạn . Nhưng nghề sưu tập tiền cổ còn phải chịu thêm rất nhiều những áp lực khác trước tính đỏng đảnh rất đặc thù của nó.
    Như đã từng đề cập: Người chơi sưu tập tiền cổ để có được một vài trăm cho đến một vài ngàn mẫu tiền…Chắc chắn anh ta cũng đã từng chọn qua tay mình hàng tấn tiền phôi. Lúc dăm ba kg, khi thì hàng yến, đôi khi chỉ vài ba lạng. Thôi thì thượng vàng hạ cám, không có chừng mực ngằn ngỡn nào cả. Trong sổ ghi chép thu mua của mình, người sưu tập thường ghi trọng lượng, giá cả, đôi khi còn ghi thêm cả một số nhận xét Như: mua được của ai? Chúng xuất xứ, phát lộ ở vùng nào? loại tiền gì, và có được tiền tốt không?v..v.Thậm chí anh ta còn tỷ mẩn ghi cả những mẻ tiền phát lộ ở nơi này, nơi khác mà vì lý do địa lí hoặc khách quan khác không có điều kiện mua được v..v.Từ những mẩu thông tin vụn vặt ấy đem xâu chuỗi lại cũng thấy rất nhiều điều thú vị:
    Các loại tiền xuất lộ trên lãnh thổ Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, chúng trải dài qua tất cả các niên đại trước và sau công nguyên. Từ các mẫu tiền công cụ thời Xuân Thu hay tiền tròn lỗ rộng thời Tần, Hán, Lục triều, Tiền thời Tuỳ, Đường, Ngũ Đại, Bắc và Nam Tống, rồi cả tiền đời Nguyên, Minh, Thanh, hay các tiểu vương quốc Kim, Liêu, Tây vực bên Trung Quốc…Lẫn trong đó còn có cả tiền Nhật Bản ,tiền Đông Quốc (Triều Tiên)và tiền Việt Nam từ thời Đinh Tiên Hoàng đến thời Nguyễn Bảo Đại .
    Người chơi sưu tập thường hay ghi chép rất tỷ mỷ những diễn biến trong quá trình sưu tầm của mình. Sau hàng chục năm, đã chọn qua tay hàng tấn tiền phôi.. Đem tập hợp giáp mối chúng lại với nhau cũng cho ra một số thống kê rất thú vị:
    Tiền công cụ thời Xuân thu, tiền tròn lỗ vuông rộng thờiTần, thời tây, đông Hán và thời Lục triều, xuất lộ khoảng 5% tổng số, trong đó tiền Ngũ Thù thời tiền và hậu Hán chiếm 2/3 (đăng hình minh hoạ)

    [​IMG]
    [​IMG]


    [​IMG]
    [​IMG]


    [​IMG]
    [​IMG]


    [​IMG]
    [​IMG]


    [​IMG]
    [​IMG]


    [​IMG]
    [​IMG]
     
    Last edited: 12/5/11
  4. tigon

    tigon Active Member

    Tiền thời Tuỳ, Đường và Ngũ Đại khoảng 10% trong đó tiền thời Đường chiếm2/3 (hình ảnh 1 số mẫu đại diện)


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
     
    Last edited: 12/5/11
  5. tigon

    tigon Active Member

    Tiền thời bắc và nam Tống khoảng 45% trong đó tiền bắc Tống chiếm 3/4 (hình ảnh 1 số mẫu đại diện

    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]

    Tiền thời Minh,Thanh khoảng 15% trong đó tiền thời Thanh chiếm 2/3(một số hình ảnh tiêu biểu)

    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]
     
    Last edited: 12/5/11
  6. tigon

    tigon Active Member

    Tiền thời Kim, Liêu, Tây Hạ và Nguyên Mông khoảng 3% trong đó tiền thời Kim chiếm 1/2 (hình ảnh 1 số mẫu đại diện)

    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]

    Tiền thời Nhật Hoàng và Đông Quốc “Triều Tiên”khoảng 2%trong đó tiền Nhật chiếm 2/3 (một số hình ảnh đại diện)

    [​IMG]

    [​IMG]
     
    Last edited: 12/5/11
  7. tigon

    tigon Active Member

    Tiền Việt Nam từ thời Đinh Tiên Hoàng đến thời Nguyễn Bảo Đại (loại tiền được đúc tại thời điểm lịch sử lúc đó)gọi là tiền chính triều khoảng 10% trong đó tiền thời hậu Lê chiếm 1/2 (đăng 1 số hình ảnh đại diện

    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]
    [​IMG]


    [​IMG]
    [​IMG]


    [​IMG]
    [​IMG]
     
    Last edited: 12/5/11
  8. tigon

    tigon Active Member

    Loại sử tiền (tiền mang niên biểu, niên hiệu của Trung quốc , kể cả tiền Việt các triều đại trước do người việt cổ đời sau đúc nhái để tiêu) chiếm khoảng 10%tổng số( đăng 1 số hình ảnh đại diện)


    [​IMG][​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]

    Nhìn một cách tổng quát; tiền Trung Quốc du nhập xang Việt Nam qua các thời kỳ chiếm tới 78%. Chưa kể số tiền sao chép tại Vịêt Nam. Cũng qua ghi chép đã hé mở một điều: Tất cả các lần xuất lộ loại tiền tròn lỗ rộng (loại tiền thời Tần, Hán, Lục triều) thường chúng không bị lẫn bất cứ loại tiền lỗ hẹp nào khác và chúng chỉ hay xuất lộ ở vùng Phong Châu cũ (xung quanh dãy núi Ba Vì và vùng đất Phú Thọ ngày nay).
    Riêng loại tiền công cụ tuy có xuất hiện bên Việt Nam nhưng rất hiếm và chúng thường nằm trong các hang động hay am chôn cất người cổ quá cố…Có thể thấy giai đoạn lịch sử trước và những năm đầu công nguyên. Người Việt cổ, có thể cả người Trung Quốc xang cai trị: Chỉ tiêu dùng thuần một thứ tiền như nêu ở trên. Đồng thời chưa thấy có loại tiền tệ nào mang niên hiệu, niên biểu Việt xuất hiện.
    Giai đoạn lịch sử gần 350 năm từ cuối thời Tuỳ, đầu thời Đường 618 đến cuối thời Ngũ đại 965, trước khi nhà Tống lên ngôi, và tiền Thái Bình Hưng Bảo của Việt Nam chưa xuất hiện còn nhiều điều bí ẩn. Trong tất cả các mẻ tiền, diện 4 chữ lỗ hẹp, chưa thấy có mẻ nào chỉ thuần thứ tiền mang niên biểu niên hiệu các thời kỳ này? Chúng thường lẫn một số ít tiền Thái Bình thời Đinh hoặc Thiên Phúc thời Tiền Lê, chứng tỏ chúng được chôn giấu vào giai đoạn từ sau năm 970 trở đi… Những mẻ tiền xuất lộ sau năm 970 cho thấy lượng tiền thời kỳ này phát triển rất mạnh, nhất là tiền thời Đường. Thường trong mỗi mẻ tiền chúng chiếm số lượng khá đông đảo, chỉ đứng sau tiền thời Bắc Tống. Có lẽ thời điểm (618-965) người Việt cổ, hoặc cả người Trung Quốc cổ xang cai trị không có thói quen chôn giấu tiền, kể cả tập tục tuỳ táng cho người quá cố?
    Giai đoạn từ năm 970 trở về sau có thể nói: Tất cả các vùng miền trên đất nước nơi có người Việt cổ sinh sống đều phát lộ tiền như nêu ở phần trên… Sẽ là phiến diện nếu chỉ với vài tấn tiền phôi của một người sưu tầm được mà ta đã vội kết luận về sự phân bố các chủng loại tiền cổ trên khắp lãnh thổ Việt Nam?Thực ra các số liệu thống kê cũng chỉ là tương đối. Bởi qua mỗi năm, không nhiều thì ít, số lượng tiền phôi vẫn không ngừng xuất lộ. Và qua mỗi mẻ tiền người sưu tầm cũng sẽ bổ sung được những mẫu mới vào sưu tập của mình. Và chắc gì 100% số mẫu tiền mới đều nằm trong tay các nhà sưu tập trong nước? Bởi chúng còn chu du đây đó ra các nước khác: trước giá cả mời chào hấp dẫn của những người chơi sưu tập nước ngoài… vậy nên không thể thống kê hết được. Tìm hiểu thêm một số thống kê khác để tham khảo:
    Tính đến thời điểm năm 2002 các mẫu tiền công cụ, tiền tròn lỗ vuông đang nằm trong tay khoảng 150 nhà sưu tập Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, được đăng trên các ca ta lô và tài liệu tiền cổ khác có khoảng 7522 loại tự dạng chính.
    Trong đó :Tiền cổ Trung Quốc có 5508 loại. Tiền Nhật có 453 loại (trong đó sao chép tiền Trung Quốc chiếm 358 loại). Tiền Việt Nam có 1496 loại (trong đó sao chép tiền Trung Quốc 820 loại). Tiền Đông Quốc Triều Tiên có 65 loại.
    Phân tích chi tiết:
    Tiền Trung Quốc 5508 loại. Trong đóTừ thời Xuân thu 770 t.c.n đến thời Ngũ đại 960 s.c.n =1730 năm, hiện có 845 loại, chiếm 15,3 %
    Thời bắc Tống, từ 961 -1127=167 năm, có 2097 loại, chiếm 38,07%.
    Thời nam Tống, từ 1128-1274=146 năm, có 906 loại, chiếm 16,44%.
    Các đế chế Kim, Liêu, Tây Hạ song song tồn tại với hai triều nam, bắc Tống từ 926-1148=222 năm, có 202 loại, chiếm 3,66%.
    Thời Nguyên Mông, từ 1260-1368=108 năm(kể cả thời kỳ hậu Nguyên sau đó) có 223 loại, chiếm 4,04%.
    Thời Minh từ 1361-1676 =315 năm(cả thời hậu Minh sau đó) có 655 loại, chiếm 11,89%.
    Thời Thanh từ 1643-1949=306 năm, có 580 loại chiếm 10,53%
    Tiền cổ Việt Nam có 676 loại(không kể 820 loại tiền sao chép của Trung Quốc)
    Trong đó:(niên đại được tính cả thời hậu duệ các triều đại, tuy đã mất ngôi nhưng vẫn còn cho đúc tiền)
    Thời Đinh từ 970-979=9 năm, có 14 loại, chiếm 2,07%tổng số
    Thời tiền Lê từ 980-1009=29 năm, có 10 loại, chiếm 1,47%.
    Thời Lý từ 1010-1225=215 năm, có 8 loại, chiếm 1,18%.
    Thời Trần từ 1225-1413 =188 năm, có 93 loại, chiếm 13,75%.
    Thời nhà Hồ từ 1400-1407=7 năm, có 1 loại, chiếm 0,13%.
    Thời Lê sơ từ 1434- 1527=93 năm, có 97 loại, chiếm 14,34%
    Thời Mạc từ 1527- 1677=150 năm, có 13 loại, chiếm 1,92%.
    Thời hậu Lê từ 1533- 1788=255 năm, có 222 loại, chiếm 32,84%(riêng vua Lê Hiển Tông với 46 năm trị vì, đã cho đúc 140 loại, chiếm 63,06% của cả thời Lê Trung Hưng).
    Thời Nguyễn Tây Sơn từ 1788- 1802=14 năm, có 69 loại, chiếm 10,2%.
    Thời Nguyễn từ 1802- 1945=143 năm, có136 loại, chiếm 20,11%.
    Các chúa Nguyễn ở đàng trong có 14 loại, chiếm 2,07%.
    Từ các số liệu minh hoạ trên đã cho ta một số lời giải:Thông thường số lượng tiền được chế tác hoặc được phát hành để lưu thông tỷ lệ thuận với số lượng đã và sẽ phát lộ trong các giai đoạn sau đó, cho dù nó có bị tiêu huỷ hay biến thiên dưới bất cứ hình thức nào.
    Số lượng tiền cổ Trung Quốc giao thoa xang Việt Nam qua các thời kỳ, cộng với số tiền sao chép của Trung Quốc chúng chiếm số lượng đông đảo, không đơn thuần chỉ là loại tiền bắc thuộc…Mà sự có mặt của chúng chính là nhu cầu tiêu dùng nội tại, hay gọi là “thị hiếu”của người Việt cổ. Bất kể việc bang giao giữa hai nước khi hoà bình hay lúc có chiến tranh.
    Tiền cổ Việt Nam chỉ chiếm thiểu số trong suốt các triều đại, phải chăng bởi tiền cổ Trung Quốc đã bão hoà? Chúng đã tác động tới cả các vương triều thống trị. Khiến cho việc phát hành tiền bản địa chỉ còn là thủ tục mà thôi. Như thế có người sẽ nghĩ rằng: Với số lượng khiêm tốn như vậy, việc sưu tầm sưu tập tiền cổ Việt Nam chắc chắn sẽ dễ dàng đơn giản…Hãy chớ vội kết luận. Bởi chiều dài lịch sử cả ngàn năm bắc thuộc. Nếm trải biết bao cuộc xâm lăng, giặc dã liên miên. Rồi các cuộc sát phạt, tranh giành giữa các triều đại thống trị trong nước…Đồng tiền Việt cổ tránh sao khỏi các cuộc bể dâu. Hoàn cảnh đất nước như vậy, sử sách sẽ bị đứt đoạn, chắp vá…Làm sao ghi chép, ráp mối được hết các sự kiện? Trong các ca ta lô và tài liệu nghiên cứu của giới sưu tập. Trang mục dành để ghi chép các mẫu tiền đợi khảo số lượng tới cả ngàn. Quan sát kỹ có thể khẳng định tới 90% là tiền Việt cổ. Trên mình chúng đều có chữ nghĩa đầy đủ, nhưng đọc lên thấy lạ hoắc. Chỉ bằng phương pháp giám định trực quan, chẳng thể biết rõ chúng được chế tác vào thời vua nào? Rồi còn hàng loạt các loại tiền mang niên hiệu Trung Quốc do người Việt cổ chế tác?Tài liệu, ca ta lô cũng chỉ xếp chúng vào loại “đợi khảo” để chơi sưu tập: Về nguyên tắc chúng phải có lý lịch. Phải kiểm định xem chúng được đúc vào thời nào? Để quy chủ cho nó, cũng như con người có tên có tuổi, có huyết thống …Bên cạnh những trường hợp trên, những mẫu tiền cổ từ trước tới nay chưa sách nào nói tới vẫn đây đó xuất lộ…Qủa thật còn biết bao nhiêu ẩn số cần phải giải mã. (Đăng hình 1 số mẫu tiền lạ tiêu biểu)


    [​IMG][​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
     
    Last edited: 12/5/11
  9. tigon

    tigon Active Member

    Trên tất thảy các loại tiền ở mặt trước đều không đề mệnh giá. Chỉ có 1 số đề mệnh giá ở phía sau, chủ yếu vào thời nam Tống hoặc Minh, Thanh bên Trung quốc, và thời hậu Lê, triều Nguyễn bên Việt Nam, có lẽ nó được mang giá trị lớn thì ít. Còn chủ yếu được chế tác để làm cảnh, hay tiền thưởng công, hoặc chúc tụng trong các dịp lễ tết…Cho dù ở cỡ lớn hay bé tiền đều có mang chữ: có loại 2 chữ, có loại 4 chữ. Đa phần chữ ở mặt chính, cũng có 1 ít mang chữ ở mặt sau tất cả đều là Hán ngữ có hàm nghĩa đẹp, ý tứ hay thể hiện sự trường tồn hạnh phúc, no ấm yên bình.

    Cho dù ở phân cỡ nào, những mẫu tiền bằng đồng, thậm chí cả bằng vàng, bạc trên mình chúng đều có ghi chữ “ Bảo”(quý báu) cho thấy mọi loại tiền đều quý như nhau.Trong mỗi hũ tiền chôn giấu được xuất lộ ở Việt Nam đều lẫn rất nhiều loại tiền của các nước và các triều đại khác nhau…càng cho thấy đồng tiền được coi trọng và bình đẳng tới mức độ nào . Những người Việt cổ tiêu chung tất cả các loại tiền của các triều đại cho dù chúng có cách xa nhau hàng ngàn năm tuổi. Ở vào thời điểm các phương tiện đi lại hết sức thô sơ chỉ bằng ngựa thồ và đi bộ, đường xá gồ ghề, lại bị sông suối chia cắt vậy mà đồng tiền vẫn được lưu hành hầu khắp châu lục.

    Ở thời nay chẳng ai nghĩ tới giữ tiền thật nhiều để rồi đem chôn giấu vì chúng sẽ mau chóng bị mất giá trị bởi hàng hoá luôn leo thang, lạm phát không ngừng xảy ra…Phải chăng người xưa chưa biết hạch toán cho đồng tiền luôn quay vòng để sinh lời? Hay tiền tệ của họ thực sự có giá trị và ổn định. Dù cho các thế hệ triều đại nối tiếp nhau đúc bổ xung thêm nhiều loại tiền tung ra thị trường, nhưng sức mua của chúng không hề suy giảm?

    Thời nay đồng tiền cũng đi được từ nước này xang nước khác…Chỉ có điều chúng phải chịu sự điều tiết bằng tỷ giá hối đoái, nên giá trị không đồng nhất: Có loại 1 ăn 100 đồng, cũng có loại quy đổi chênh nhau tới cả tiền ngàn…thật là bất bình đẳng. Căn cứ vào tỷ lệ lượng tiền ở nơi phát lộ, thường tiền Việt ít hơn tiền Tầu. Song không có nghĩa tiền Việt cổ phải chịu mức chênh lệch bởi tỷ giá hối đoái như ngày nay, mà những người sử dụng tiền tệ thời ấy chỉ nghĩ đơn giản rằng tiêu tiền nào cũng vậy cả. Thế nên bộ máy cai trị chỉ cần lấy đó làm thước đo mà điều tiết việc chế tác sao cho hợp lý tránh sự bội thực là được.

    Nhìn vào chất lượng tiền thu thập được qua các triều đại, chúng được chế tác đồng dày đồng mỏng, nét chữ khắc khi sâu , khi nông . Đem chúng đối chiếu với chính sử cũng thấy rõ mối tương quan giữa tiền tệ với sự hưng, vong của mỗi thời kỳ. Ơ thời thịnh vượng đồng tiền được đúc dày dặn, chữ nghĩa bay bướm sắc xảo. Dù có chuyền tay nhau trong quá trình tiêu dùng cả ngàn lần, hay bị chôn vùi trong lòng đất hàng trăm năm…Khi tái xuất hiện chất lượng của chúng vẫn nguyên vẹn chẳng mấy suy giảm. Còn vào thời loạn đồng tiền được đúc vội vàng, tạm bợ nom chúng ốm yếu gầy còm…Ngay trong 1 triều đại khi mới lên ngôi đồng tiền cũng khác với các thế hệ sau. Ví như thời nhà Lý, khi lên ngôi thái tổ, Lý Công Uẩn đã lập kế hoạch chế tác rất tỷ mỷ từ khuôn cỡ đến chất liệu và kiểu dáng. Rồi cho ra đời mẫu Thuận Thiên Đại Bảo. Chúng hoàn thiện đến mức ngày nay ngay trong giới sưu tập tiền cổ, nhiều người còn nghi hoặc nhận định đó là tiền của Trung Quốc vì nó quá đẹp đẽ và hoàn hảo. Những mẫu tiền của các triều vua sau, như Lý Thái Tông với mẫu Minh Đạo Nguyên Bảo đã thấy có sự khác biệt…Rồi tới mẫu Thiên Cảm Nguyên Bảo chỉ ra đời sau mẫu Minh Đạo.. ít năm đã thấy có sự thay đổi tới mức nếu không nhìn vào biểu hiệu và chữ Kàn Vương đúc ở lưng tiền thì khó có thể nói đó là tiền thời Lý. Nêu rộng ra, ở vào thời Lê Sơ kể từ triều Thái tổ niên hiệu Thuận Thiên nguyên niên tới triều Lê Chiêu Tông niên hiệu Quang Thiệu…Cả chiều dài lịch sử hàng trăm năm, tuy nội bộ có đôi chút rối ren…Nhưng phải nói đó là giai đoạn hưng vượng nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, không có nạn ngoại bang xâm lược. Giao thương nhộn nhịp, kinh tế phát triển. Đồng tiền qua đó cũng được quan tâm chế tác cho sứng tầm với thời cuộc. Hàng trăm năm với hàng chục triều vua, đổi tên 12 niên hiệu và chế tác 12 loại tiền với ngàn vạn tự dạng khác nhau. Tất cả đều toát lên sự viên mãn. Chắc chắn chưa có 1 người chơi sưu tập tiền cổ nào phàn nàn về chất lượng và kỹ thuật chế tác tiền của người Việt cổ dưới thời Lê Sơ. Nhưng chỉ 1 quãng lịch sử ngắn ngủi khi nhà Lê Sơ thoái trào. Nhà Mạc lên thay được ít năm…Rồi triều chính lại về tay nhà Hậu Lê. Vẫn dòng dõi, huyết thống ấy mà chỉ qua được triều vua Trang Tông, niên hiệu Nguyên Hoà. Cầm những mẫu tiền Nguyên Hoà Thông Bảo trên tay, hậu thế còn cảm nhận được đôi chút hơi hướng của 1 thời vàng son trước đó. Còn lại những mẫu :Vĩnh Thọ, Gia Thái,Vĩnh Thịnh, Chính Hoà hay Bảo Thái Thông Bảo. Đặc biệt các hậu duệ sau đó, dưới thời Lê Hiển Tông và Lê Chiêu Thống, tất cả các mẫu tiền :Cảnh Hưng.. và Chiêu Thống Thông Bảo chúng không để lại 1 dư âm nào của tổ tiên nữa. Thay vào đó là những sự cẩu thả, vội vàng và sô bồ đến khó hiểu. Phải chăng chặng đường lịch sử 255 năm tồn tại và phát triển của mình, triều Lê trung hưng song hành và phân chia quyền lực với các nhà Chúa Trịnh , Nguyễn. Một thể chế mà thoạt nhìn có vẻ vững chắc mạnh mẽ. Nhưng thực chất là những sự giằng xé cạnh tranh ngấm ngầm khốc liệt…Hẳn là chúng đã tác động, chi phối sự phát triển của cả 1 đất nước mà bản thân hệ thống tiền tệ đương thời như 1 quốn sử liệu đã minh chứng.

    Muốn nói gì thì nói, dù xấu, đẹp. Những đồng tiền sau cả ngàn năm bị lãng quên, chôn vùi trong lòng đất, vì các lí do vô tình hay hữu ý, chúng phát lộ, được giới sưu tầm đưa về. Sau quá trình gia công làm sạch, những con chữ tượng hình cứ lộ rõ dần ra…Đó chính là những trang văn tự nguyên bản vô cùng quý giá. Chúng như cất lên tiếng nói trực tiếp của con người thời ấy…Sự phát triển của xã hội loài người, công cụ lao động và cử chỉ ngôn ngữ là có trước. Chữ viết là thứ tới sau. Song sử sách còn đến chậm hơn vì viết sử chính là chép lại những vấn đề đã xảy ra trước đó. Những mẫu tự in trên tiền và sắc thái của chúng chính là cuốn nhật ký, vì nó phản ảnh các hoạt động của con người ngay tại thời điểm. Tuy khái niệm về tiền tệ nó chỉ thuần tuý là những vật dụng phục vụ cho hoạt động trao đổi. Trên mình chúng có những con chữ chỉ ra sự lưu thông mãi mại, hoặc 1 số những lời hay ý đẹp. Nhưng người thời cổ đã nghệ thuật hoá, phóng tác ra đủ các thể loại ký tự: Chân, Triện, Lệ, Khải và Thảo. Với đặc thù của mình chúng phiêu du, trôi dạt khắp các chân trời góc bể qua bao năm tháng, thấm đẫm màu thời gian. Những con chữ hằn lên nhuốm vẻ phong trần, chúng đẹp như những bức tranh có hồn phách, cứ như đang nhảy múa trước mắt ta. Trông chúng như những bức thư pháp cổ thu nhỏ. Ngoài giá trị giao thương trao đổi, tiền tệ thời phong kiến còn thể hiện phong cách văn hoá của từng thời kỳ và sự thông tuệ của mỗi vị vua khi ngồi lên ngai vàng. Nét tiêu biểu này phải kể đến vị vua thời nam Tống Trung Quốc niên hiệu Gia Định (1211-1225).Vua Tống Ninh Tông đã cho chế tác tới 19 loại tiền chính khác nhau (chưa kể các chủng loại to nhỏ với đủ các ký tự ở lưng tiền). Ngoài những mẫu Gia Định Thông Bảo Nguyên Bảo theo thông lệ, ông còn cho chế tác rất nhiều các mỹ hiệu khác như: Chân Bảo, Trân Bảo, Trọng Bảo, Sùng Bảo, Vĩnh Bảo, Ân Bảo, An Bảo, Long Bảo, Tuyền Bảo, Chi Bảo, Chí Bảo, Vạn Bảo, Phong Bảo v..v. (hơn 500 năm sau ở An Nam dưới triều đại mình vua Lê Hiển Tông (1740-1786) cũng cho chế tác tới 13 loại mỹ hiệu khác nhau…Thật là sự giao thoa văn hoá đặc sắc.

    Nhìn những chủng loại tiền dẫu ra đời cách nay cả ngàn năm, hậu thế vẫn có thể đoán định được ý đồ, tâm trạng của các vị vua khi cho ban truyền việc in ấn phát hành. Rõ nhất là ở các vị vua đầu triều. Với bao nhiêu khó khăn vất vả, đấu tranh để giành được ngôi báu về cho gia tộc mình, các vị quân vương đều có hoài bão: đạp bằng gian khó, định nước an dân…chỉ nêu 1 vài ví dụ: Năm 968 sau khi dẹp xong thù trong giặc ngoài Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua đặt hiệu là Thiên Hoàng Đế, Quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Đến năm 970 đặt niên hiệu là Thái Bình Và cho đúc mẫu tiền đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam, tên chữ là Thái Bình Hưng Bảo lưng tiền đúc thêm chữ Đinh họ của vua để thể hiện quốc tính.

    [​IMG]
    [​IMG]

     
  10. tigon

    tigon Active Member

    Rất tiếc triều đại chỉ tồn tại 13 năm (968-980). Có lẽ trong ngần ấy năm chỉ đúc duy nhất mẫu Thái Bình..như đã nêu. Nhưng chỉ mấy con chữ đó thôi cũng đủ cho hậu thế phần nào thấy rõ bối cảnh đương thời . Triều bắc Tống Trung Quốc khi vua Tống Thái Tông lên ngôi kế vị lấy niên hiệu Thái Bình Hưng Quốc(980-988) đã cho đúc tiền Thái Bình Thông Bảo. Thường khi cho chế tác tiền ngoài 2 chữ mang niên hiệu, chỉ đúc thêm 2 chữ thông bảo hoặc nguyên bảo là đủ. Nhưng vua Đinh cho thay chữ thông hoặc nguyên bằng chữ hưng và thêm chữ Đinh vào lưng tiền của mình. Chữ “hưng”theo Hán nghĩa chỉ sự thịnh vượng sung túc, no đủ, song nó còn mang hàm ý chỉ vận nước đã trải qua thời suy nay đã xang tới thời thịnh. Còn chữ Đinh ngoài ý nghĩa như trên đã nói chúng còn để cho hậu thế khỏi bị nhầm lẫn giữa tiền ta và tiền Trung Quốc. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam có 2 mẫu tiền mang chữ hưng. Ngoài chữ hưng trên tiền vua Đinh còn chữ hưng trên tiền Cảnh Hưng Thông Bảo thời hậu Lê, nhưng hàm ý chữ hưng thời này khác hẳn vì nó ở nửa cuối triều đại, được thừa kế tất cả những sự tốt đẹp của triều đại mình chứ không như chữ hưng thời Đinh, 1 vị vua đầu triều phải vật lộn sau bao cơn phong ba bão táp nay ông mới giành lại được giang sơn về tay mình. Hẳn chữ “ hưng”này được xuất phát từ ý thức sâu xa đó của ông.

    Sau khi triều đại nhà Đinh tan rã.Triều chính đến tay Lê Hoàn. Ông lên ngôi vua năm 980, lập ra triều Tiền Lê, vẫn giữ nguyên quốc hiệu Đại Cồ Việt, ông đặt các niên hiệu Thiên Phúc (980-988), Hưng Thống (989-993) và Ứng Thiên (994-1005). Trong suốt triều đại của mình cũng như cả thời Tiền Lê(980-1009)có lẽ chỉ tồn tại mẫu tiền Thiên Phúc Trấn Bảo, lưng tiền có chữ lê, ông cho đúc từ niên hiệu Thiên Phúc đầu triều.


    [​IMG]
    [​IMG]

    Phỏng theo triều đại nhà Đinh ông cũng cho đúc họ mình ở lưng tiền để thể hiện vương triều. Ngoài 2 chữ theo niên hiệu chỉ sự ban phát những điều tốt lành của trời đất…Còn chữ “ Trấn”Hán nghĩa chỉ sự vỗ yên, ngoài ra còn bao hàm ý nghĩa chỉ địa dư hành chính trong đó chứa đủ từ 5 ngàn người trở lên.Về mặt dân số nước ta thời ấy chưa thấy sử sách nào nói cụ thể. Song như sử chép hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ rất phức tạp…Nhà Đinh đang suy tàn, tan rã, Lê Hoàn ra làm nhiếp chính, các thế lực trong triều muốn nhân cơ hội nổi loạn nhằm nhòm ngó ngai vàng…Lê Hoàn phải 1 tay dẹp loạn mới yên.Vừa mới lên ngôi xong, nhà Tống bên Trung Quốc đã đưa quân tràn xang, nhằm thôn tính…Trong hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc ấy ông đã sáng tạo điều quân khiển tướng vừa dẹp thù trong vừa chống giặc ngoài. Mềm mỏng nhưng cương quyết…Buộc vua Tống phải lui quân về nước.

    Vốn là ông vua có tài thao lược, đứng trước 1 đế chế hùng mạnh luôn luôn có mưu đồ bành trướng ông đã khéo léo chèo lái con thuyền đất nước vượt qua được các cơn nguy biến…Hẳn chữ “trấn” ông cho in trên mẫu tiền với ý tứ là 1 thông điệp khiêm nhường về chủ quyền quản lý trước 1 quốc gia rộng lớn, dấn số đông đúc như Trung Quốc để yên bề củng cố xây dựng đất nước còn non trẻ của mình.

    Lý Công Uẩn vốn là 1 trung thần, và vị tướng tài dưới thời tiền Lê. Khi các hậu duệ của vua Lê Đại Hành suy đồi rệu rã…Ông được các đình thần đương triều suy tôn lên làm vua, tức Hoàng Đế Thái Tổ nhà Lý (1010-1028). Tháng 7 năm 1010 Lý Thái Tổ rời Hoa Lư về định đô ở Thăng long. Niên hiệu Thuận Thiên nguyên niên. Trong khoảng thời gian này tại đất Thăng Long, ông cho đúc mẫu tiền Thuận Thiên Đại Bảo, lưng tiền có chữ Nguyệt.

    [​IMG]
    [​IMG]


     
  11. tigon

    tigon Active Member

    Kế thừa và rút kinh nghiệm từ các mẫu tiền Thái Bình.., Thiên Phúc..của 2 vương triều tiền nhiệm. Ông cho chế tác tiền Thuận Thiên..có chất lượng vượt trội. Qua quan trắc trực tiếp, mẫu tiền có đường kính gần 2,6 cm, dày gần 0,2cm Hán tự Thuận Thiên chỉ niên hiệu. Hàm nghĩa thuận ý trời, còn Hán tự “đại” vừa chỉ sự to lớn, vừa có hàm ý chỉ tên chữ đầu của quốc hiệu nước Đại Cồ Việt lúc bấy giờ. Như vậy chỉ với 4 chữ trên mặt đồng tiền đã nói rõ đó là tiền của nước Đại- Việt. Như các triều đại trước, lưng tiền có in họ của vua để ám chỉ quốc tính. Nay vua Lý đã đưa hẳn quốc hiệu lên mặt trước mẫu tiền. Còn chữ nguyệt ở lưng tiền hẳn không phải là sự vô tình, hay các ký ám hiệu thông thường.Vào thời nhà Đường và thời kỳ đầu triều đại bắc Tống bên Trung Quốc, các vị vua cũng hay cho đúc các ký tự ở lưng tiền, ngoài các chữ chỉ địa danh hay các mỹ từ khác, họ còn dùng rất nhiều các dấu như dấu nguyệt(dấu cong như hình trăng lưỡi liềm), dấu tinh (chỉ ông sao ở trên trời) hoặc dấu nhật, nguyệt (dấu chấm nằm trong vành cong của lưỡi liềm). Nhưng những ký hiệu ấy chỉ thuần tuý chỉ sự khác biệt của các mẫu tiền có cùng tên chữ (ý thức của những người đương thời muốn thể hiện tần xuất các lần chế tác khác nhau để mở sổ sách theo dõi giám sát) Ta biết chữ nguyệt Hán nghĩa thuần tuý chỉ dùng để chỉ mặt trăng và các tháng trong lịch hiệu. Nhưng suy luận ta thấy chữ “ Lý”họ của vua gồm bộ mộc (chỉ cây cối) và bộ tử (chỉ con người và các con vật nói chung) theo thứ tự bộ mộc đứng ở trên, bộ tử đứng dưới.Vào những đêm quang mây, tiết giữa tháng, nhìn lên vầng trăng tròn vạnh sáng ngời…tưởng tượng 1 chút sẽ thấy có dáng hình của 1 cây cổ thụ, dưới gốc có hình người và con vật mà truyền thuyết gọi là “Chú Cuội ngồi gốc cây đa…”Phải chăng chữ nguyệt ở lưng tiền là thể hiện sự ẩn dụ do chính ông sắp đặt? Nó khiến ta liên tưởng tới câu chuyện ngụ ngôn ví von trong dân gian nói về 2 Hán tự “Mộc tồn”…

    Chữ nguyệt chỉ mặt trăng- trên cung trăng có cây cổ thụ và chú trẻ mục đồng chăn trâu đứng dưới gốc…Cây ứng với bộ “ mộc” ở trên cao-trẻ chăn trâu ứng với bộ “ tử” đứng ở dưới hợp thành chữ lý, chữ Lý đồng thời là họ vua. Dùng chữ như thế này tránh được kiểu dùng trực diện như những chữ “Đinh”, chữ “Lê” ở các triều đại trước, với lối xưng danh nghe có vẻ công thần địa vị (Tiền lệ trong lịch sử ít có nước nào đưa họ của vị quân vương lên trên tiền)Vua Lý Thái Tổ cho in chữ nguyệt trên tiền với hàm ý…nếu đúng như suy luận thì quả đây là lối chơi chữ dí dỏm, dân dã và khiêm nhường nhưng vô cùng sâu sắc.

    Cũng từ những chủng loại tiền được phát lộ…ta còn đọc được phần nào ý nghĩ của các vị quân vương đối với các vương triều tiền nhiệm. Trong lịch sử phong kiến không ít những triều đại phải dùng tới đao kiếm để dành giật ngôi vị, thậm chí dành giật ngay cả trong nội bộ chi họ đồng huyết thống, nhưng đó là quy luật tất yếu của sự vận động, phát triển. Mặc dù cái giá đôi khi phải trả bằng máu. Các vị vua chúa không thể không muốn đề cao cái tôi uy quyền của mình. Song ít có vị vua nào đề tên tuổi của mình lên mặt đồng tiền. Trên đó chỉ đề niên hiệu, và những mỹ từ…Mục đích chỉ để cầu xin với trời đất ban những điều phúc lành cho vương triều và muôn dân trăm họ. Mặt khác chẳng hề phân biệt hay miệt thị những đồng tiền của đối tượng thù địch trước đó. Do vậy mà những đồng tiền nhỏ bé vẫn được giao thương lưu thông không ngừng nghỉ. Có lẽ các bậc tiền nhân không thể ngờ rằng những đơn vị tiền tệ nhỏ bé thô sơ của mình, thế hệ nọ nối tiếp thế hệ kia qua hàng ngàn năm. Bỗng 1 ngày được con người thời công nghiệp thu gom, trân trọng đặt trong những tủ kính bày đồ để mà chiêm ngưỡng. Sự vô tình nhưng rất nhân văn ấy càng thấm thía khi chỉ ngay trong thế kỷ 20 chưa chắc chúng ta đã gìn giữ cho mình được đầy đủ những mẫu mã tiền tệ đã in ấn phát hành…Cũng bởi lẽ có quá nhiều các loại tiền tệ được tung ra, rồi lại thu vào để huỷ bỏ vì lạm phát, mất giá hoặc thể chế chính trị thay đổi do có biến động…Trong thời điểm ấy đôi khi giữ lại những mẫu tiền làm kỷ niệm cũng bị coi là tàng trữ trái phép.

    Những mẫu tiền thời trước tồn tại đan xen với những mẫu tiền thời sau cho thấy sự nối tiếp sinh sôi nảy nở không ngừng. Với kỹ thuật chế tác khá tốt, chất liệu các hợp kim đồng được phối trộn tài tình hợp lý, rất bền vững với thời gian. Thoạt nghĩ đó là vấn đề song hành với sự lạm phát, mất giá trị của đồng tiền. Sự phát triển kinh tế xã hội của cả thời phong kiến sẽ bị ngưng trệ đình đốn vì sự bội thực của các loại tiền… Nhưng chưa thấy chính sử nhấn mạnh nhiều về điều này.Vẫn chỉ những giai thoại, những dòng ghi chép nói về mức quy đổi tiền tệ: 50-60 đồng ăn 1 tiền, 10 tiền ăn 1 quan…Có lẽ để đỡ nặng nhọc trong khi phải mang vác những món tiền lớn để trao đổi mua bán những mặt hàng có giá trị, nên từ rất sớm (thế kỷ thứ 7 s.c.n) người Trung quốc cổ đã phát hành những tờ ngân phiếu bằng chất liệu giấy có giá trị lớn để lưu hành. Nó tương tự như những trái phiếu chính phủ do nhà nước đề mệnh giá và bảo lãnh ngày nay. Chỉ khác chúng được thông hành liên tục chứ không phát hành từng đợt như bây giờ. Ở nước ta vào thời nhà Hồ (thế kỷ 15) cũng đã phát hành tiền giấy để tiêu dùng độc lập chứ không tiêu bằng ngân lượng như Trung Quốc. Nhưng rất tiếc đó chỉ là sử liệu, vì chúng quá hiếm hoi chưa ai được nhìn thấy. Bên cạnh các loại ngân lượng bằng giấy cũng đã xuất hiện những mẫu tiền kim loại có mệnh giá khá lớn ghi ở lưng tiền (thực ra tiền mang mệnh giá đã có từ thời Tần, Hán với những mẫu bán lạng, ngũ thù hoặc.. ngũ thập đôi khi cả.. ngũ bách thù) Nhưng không hiểu vì lý do gì mà trong suốt thời Đường, Ngũ Đại và thời bắc Tống Trung Quốc không thấy xuất hiện lại những mẫu tiền kim loại có đề mệnh giá? Có lẽ loại ngân lượng bằng giấy đã dần thay thế chúng. Tuy không có mệnh giá nhưng đôi khi cũng thấy xuất hiện những mẫu tiền có kích thước lớn nhưng trên chúng không có ký tự nào thể hiện giá cả. Có lẽ chúng được quy đổi theo 1 quy ước riêng? Như căn cứ vào độ to nhỏ của mẫu tiền để đọc là “hối” với các tên như: Triết nhị hoặc triết ngũ…Tới thời nam Tống trở về sau các mệnh giá trên tiền kim loại xuất hiện ngày càng nhiều. Nhưng nhìn chung chúng chỉ mang mệnh giá rất khiêm tốn như: Thập nhất, thập nhị…hay thập lục…Đột biến vào cuối thời nam Tống khoảng niên hiệu Cảnh Định (1260-1264) xuất hiện 1 số tiền thẻ do các châu phủ có quyền thế tự cho đúc để tiêu dùng trong nội bộ có mệnh giá khá cao từ mức nhị bách, tam bách tới ngũ bách văn (ở mức 500 tiền hay 50 quan) Tới cuối thời Nguyên dưới triều Thuận Đế niên hiệu Chí Chính thấy đúc mẫu tiền kích thước lớn, trên mặt đúc 4 chữ Chí Chính Chi Bảo, lưng tiền đúc thêm 5 chữ, trên cùng ở giữa đề chữ Cát phía dưới bên phải đề 2 chữ Quyền Sao, bên trái đề 2 chữ Ngũ Tiễn (nghĩa là ai sử hữu tiền này được phép đổi xang ngân lượng 5 tiền, gần 300 đồng tiền loại nhỏ bình thường đăng hình ở dưới

    [​IMG]
    [​IMG]
     
  12. tigon

    tigon Active Member

    Qua đây thấy rõ thêm không phải tiền kim loại nào cũng đổi ra ngân lượng được mà có những quy định, chỉ những loại tiền nhất định mới quy đổi được (Nó cũng như 1 số mẫu tiền giấy đề mệnh giá 1 đồng vàng hay 1 đồng bạc dưới thời Pháp thuộc. Nhà nước bảo hộ Pháp đề ra quy định cho người dân ai có từ 80 ngàn đồng trở lên mới được đổi xang vàng hoặc bạc…). Kể cả các thời Minh, Thanh sau này chưa thấy có loại nào mang mệnh giá lớn hơn mẫu Chí Chính…Ở nước ta cũng chịu sự ảnh hưởng như vậy suốt từ thời Đinh tới đầu thời Nguyễn. Mãi tới cuối thời Nguyễn triều vua Tự Đức. Với mẫu Tự Đức Bảo Sao lưng tiền đúc 4 chữ đọc đối Chuẩn Văn Ngũ Thập hay Lục Thập.(Đăng hình mẫu Tự Đức Bảo Sao, lưng tiền ghi Chuẩn Văn Lục Thập “60 tiền”và 1 số mẫu đại diện thời Minh, Thanh)

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    Có nghĩa chúng có giá trị bằng 5 hoặc 6 quan tiền nhưng không thấy đề chữ “Quyền Sao”như ở mẫu tiền Chí Chính..như thế có thể chúng chỉ được quy đổi riêng tiền kim loại bằng đồng hoặc kẽm mà thôi? Có lẽ cả những loại tiền được chế tác bằng các kim loại quý như vàng, bạc chúng cũng được quy đổi theo 1 ước lệ hết sức khái quát, còn giá trị đích thực của chúng là đem theo bên người như những vật trang sức, hay dùng để ban thưởng hoặc làm kỷ niệm trong các dịp lễ tết, chúc thọ của các bậc vương quyền trong cung đình. Tóm lại mệnh giá trên tiền kim loại thời cổ chúng chỉ đứng vào hàng thứ yếu trong quá trình tiêu dùng, và chúng thường được sử dụng trong những cuộc mua bán nhỏ, còn những thương vụ lớn người ta dùng bằng những tờ ngân lượng như nêu ở trên. Chính việc sử dụng tiền rất đặc thù này cũng làm giảm đi rất nhiều việc phải chế tác tiền mỗi năm của các triều đại phong kiến Việt Nam. Có những tài liệu nghiên cứu ghi chép về tiền tệ thời Lý ,Trần ở nước ta: “…Vào thời Lý ,Trần nhất là thời Lý các vị vua khi lên ngôi không chú ý mấy đến việc đúc tiền mà chỉ lo củng cố xây dựng đình chùa miếu mạo, thậm chí có triều vua còn không cho đúc tiền trong suốt hàng chục năm trị vì, nên nền mậu dịch, thương mại của nước ta lúc bấy giờ rất chậm phát triển…”Phản ánh việc ít và không cho đúc tiền không loại trừ khả năng đó là giải pháp kiềm chế lạm phát như nói ở trên. Một khi tập quán tiêu chung tiền nước ngoài và tiền các triều đại trước vẫn được duy trì thì giảm bớt việc đúc tiền trong nước là 1 giải pháp hay vì nó tiết kiệm được nguyên liệu và nhân lực cho sản xuất đối với 1 quốc gia nhỏ bé cũng không nên coi là vụn vặt. Mặt khác với nền sản xuất nông nghiệp theo kiểu tiểu nông, lối sống tự cấp, tự túc hình thành bám rễ xâu sau mỗi luỹ tre làng. Ruộng đất dồn hết vào các tầng lớp quý tộc, quan lại cai trị.Việc sử dụng lưu thông tiền tệ phần lớn cũng chỉ tập trung trong các tầng lớp tiểu thương nơi thị thành.Việc đánh sưu thuế, thu địa tô của tầng lớp thống trị được áp dụng dưới nhiều hình thức khá khoa học. Đối với người dân vì chịu sự phân tầng giai cấp nên họ không có điều kiện tích tụ ruộng đất, thường họ chỉ phải đóng các loại thuế thân, dẫu gọi là số đông và có tiếng được mệnh danh chịu sự hà khắc bởi sưu cao thuế nặng, nhưng đối với tầm quốc gia(tầng vĩ mô)thì tỷ lệ không đáng là bao so với tổng nguồn thu vào ngân khố trung ương. Nên lượng tiền phục vụ cho mục đích huy động này không quá lớn đến nỗi làm biến động tới giá cả thị trường. Nguồn tài vật lớn đóng góp vào ngân quỹ quốc gia là từ các phường nghề nơi thị thành, từ các chủ đất (địa chủ) nơi các vùng thôn dã. Các thành phần này không những đã có sự tập trung mà còn có sự chuẩn bị từ xa mang tính chuyên nghiệp nên mỗi kỳ đóng góp cũng không làm xáo động thị trường nói chung và hệ thống tiền tệ nói riêng. Khi áp dụng chế độ thu lại được vận dụng 1 cách linh hoạt uyển chuyển. Họ không cứng nhắc chỉ thu bằng tiền mà thu 1 phần bằng sản vật như thóc gạo, ngô đỗ và vải vóc. Thậm chí cả bằng các loại công cụ, vũ khí thô sơ phục vụ việc binh như dao dựa, gươm đao, giáo mác với những phường nghề chuyên rèn đúc…Như thế đã giảm đi rất nhiều việc phải dùng đến tiền mặt. Bằng chứng cho tới ngày nay chưa thấy xuất hiện nhiều những nơi chôn giấu tiền đồng ở mức độ lớn (loại trừ ở tỉnh Quảng Bình năm 2004 xuất lộ ở cùng 1 địa điểm với số lượng hàng tấn, nhưng đại đa số là loại tiền Quang Trung thời Tây Sơn, chứng tỏ đây chỉ là kho tiền của riêng thời kỳ này)Phần tiền thu được còn lại sau khi đã thu bằng sản phẩm được mua đổi xang vàng, bạc(kim, ngân) để đưa vào kho niêm cất…Vòng quay của guồng máy cứ nối tiếp như vậy từ triều đại trước tới triều đại sau. Sự tập trung các nguồn lực như thế bản thân nó đã tự điều tiết cho sự lưu thông mãi mại.
    thái thượng hoàng, 1 bên là Hồ Quý Ly, nên ông không dễ gì đạt được các tiêu chí quản lý điều hành đất nước, chứ chưa nói tới việc cho đúc tiền. Trên tất cả các tài liệu nói về tiền ngày nay chưa thấy đăng hình mẫu tiền nào mang niên hiệu ông ngoài mẫu tiền Long Khánh Thông Bảo triều vua Minh Mục Tông thời Minh Trung Quốc.

    Vua Trần Phế Đế. Niên hiệu Xương Phù( 1377-1388). Ngày nay trên các ca ta lô của giới sưu tập, họ có đăng hình 1 số mẫu Hy Nguyên Thông Bảo với lời chú thích: Được đúc vào niên hiệu Xương Phù(1377-1388). Cũng có thể dù có bị lệ thuộc vào họ Hồ, và thái thượng hoàng Nghệ Tông vua Phế Đế vẫn cho chế tác tiền để cho lưu thông? (Đăng hình mẫu tiền Hy Nguyên)

    [​IMG]
    [​IMG]




    Vua Trần Thuận Tông. Niên hiệu Quang Thái( 1388-1398). Tiền kim loại ở triều đại này chưa có sách nào nói tới. Nhưng trong cuốn (Các triều đại Việt Nam). Của các tác giả Quỳnh Cư và Đỗ Đức Hùng đã ghi chép, ngay từ khi làm phụ chính thái sư dưới triều vua Thuận Tông ông đã chỉ đạo cho in và phát hành tiền giấy vào khoảng năm 1396 để thay thế dần tiền kim loại trước đó…Như vậy có thể coi đây là đấu mốc khởi thuỷ của tiền giấy Việt Nam. Rất tiếc không thể có mẫu vật để đăng hình.

    Vua Trần Thiếu Đế. Niên hiệu Kiến Tân( 1398-1400). Tiếng là thời Trần nhưng lúc này đã là triều đại của Hồ Quý Ly. Bởi kể từ năm 1397 dưới triều vua Thuận Tông Hồ Quý Ly đã ép vua dời đô từ Thăng Long vào Thanh Hoá. Ở thành Tây Đô. Hiển nhiên không thể có tiền được đúc mang niên hiệu này…

    Như vậy thông qua việc điểm mặt các triều đại của các thời Lý, Trần, phần nào cho thấy bức tranh tiền tệ ở thời kỳ ấy. Về mặt chủ quan mà nói hầu như vị vua nào cũng cho chế tác tiền dưới thời mình trị vì, song thường chúng chỉ được chế tác 1 hoặc rất ít lần chứ không được lặp đi, lặp lại như các triều đại khác, nên chúng trở lên ít ỏi hiếm hoi. Căn cứ thực tế từ các triều đại vua chúa Trung Quốc thường họ chế tác tên chữ các loại tiền rất khớp với tên trong niên hiệu nên rất dễ nhận biết, tránh được sự nhầm lẫn. Còn ở Việt Nam nhiều vị vua vì 1 lý do nào đó lại cho đúc lệch đi so với tên niên hiệu, kết hợp với tập tính tiêu và đúc sao chép tiền tệ của Trung quốc, thậm chí chế tác ngay khi còn đang tại nhiệm…Nên sẽ rất khó khăn vất vả cho việc phân loại sắp sếp cho những người chơi sưu tập, đặc biệt ở thời điểm chưa có sự giúp sức của công nghệ khoa học như trong giai đoạn hiện nay. Có lẽ những hạn chế do bất đồng ngôn ngữ, những lỗ hổng của sử liệu ít ghi chép về công việc chế tác tiền tệ cũng là những trở ngại cộng hưởng vào những khó khăn trên. Khiến cho bức tranh tiền cổ Việt Nam chưa thể “thông tiền khoáng hậu”.

    Giai đoạn đầu của việc chế tác tiền tệ người cổ đại chủ yếu đưa lên mặt chính của mẫu tiền những ngữ nghĩa phục vụ cho việc tiêu dùng, mặt sau thường để trống hoặc số ít để chỉ các địa danh vùng miền…Nhưng chủ yếu chỉ muốn để người sử dụng chúng biết chúng được làm từ đâu. Về sau này họ đưa thêm mệnh giá vào, càng về cuối thời kỳ phong kiến chúng càng được cải tiến để hoàn thiện hơn. Thời nhà Thanh Trung Quốc hầu như tất cả các mẫu tiền họ đều đúc thêm ở lưng tiền những Hán tự chỉ địa danh các đơn vị hành chính tỉnh thành hoặc bộ ngành bằng lối chữ phạm. Ý nghĩa thủ tục này cho ta thấy đây chính là những đơn vị được triều đình cho phép mở cục đúc tiền. Một quốc gia rộng lớn sẽ rất khó khăn cho việc nếu chỉ dùng 1 đơn vị để sản xuất tiền, nên triều đình nhà Thanh đã vận dụng 1 cách linh hoạt vừa giám sát để điều tiết mức độ tiền tệ được phát hành thông qua sổ sách báo cáo của các đơn vị về triều đình, vừa để các đơn vị tự quản lý được mẫu mã, ấn phẩm chống được việc đúc, làm giả tiền tệ( đăng hình 1 số mẫu tự điển hình).

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

     
    Last edited: 12/5/11
  13. tigon

    tigon Active Member

    Ở nước ta người Việt cổ chắc cũng có các bước đi hợp lý: Thời kỳ đầu để thể hiện sự độc lập tự chủ, các triều đại Đinh, tiền Lê, Lý, Trần. Ngoài việc lưng tiền cho đúc các chữ mang họ vua, hay 1 số ký tự để dễ phân biệt. Ngay phong cách chế tác cũng áp dụng những thủ pháp kỹ thuật nhằm làm cho những mẫu tiền khác đi so với tiền Trung Quốc. Việc này được thực hiện trong suốt triều dài lịch sử phong kiến, do tập quán tiêu tiền lẫn lộn giữa nước này với nước khác, triều trước tới triều sau nên khi chế tác các loại tiền sao chép cũng cố tình làm chúng khác đi so với tiền đương triều. Tất nhiên do đặc điểm lịch sử luôn có biến động, ví như thời Mạc tuy vũ đài chính trị đã hết nhưng vẫn lui về cát cứ 1 phương và đã cho chế tác rất nhiều loại tiền tệ với nhiều loại chữ nghĩa khác nhau nhưng đặc điểm và phong cách chế tác vô cùng giống nhau không hề trộn lẫn. Đặc biệt vào thời Lê Trung Hưng thể chế chính trị đan xen giữa cung vua, phủ chúa…Nhất là chúa Nguyễn ở đàng trong sống biệt lập 1 phương, trong quá trình tại nhiệm cũng cho đúc tiền để tự trang trải…Việc quản lý giám sát của triều đình cũng không được chặt chẽ nhất là trong lĩnh vực tiền tệ, cụ thể vào triều vua Lê Hiển Tông cuối thời hậu Lê…Tiền tệ cho đúc vô tội vạ từ trung ương cho tới địa phương, có nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định: vào thời này việc quản lý lỏng lẻo tới mức thợ thủ công tư nhân cũng đúc tiền để tự tiêu dùng…Thời Nguyễn tuy đã làm theo triều đại Thanh. Việc chế tác tiền tệ cũng uỷ thác cho các tỉnh thành, bộ ngành nhưng còn mở rộng hơn tới cả các thân vương được thả sức đúc tiền, thậm chí cả các lãnh tụ nghĩa quân ở trong vùng rừng núi cũng ồ ạt cho đúc đủ các loại tiền ta, tiền Tầu… Cuối thời Nguyễn ngoài việc chế tác tiền bằng phương pháp thủ công, vua Khải định và Bảo đại còn nhờ cả nhà nước bảo hộ Pháp dùng máy móc công nghệ dập hàng loạt tiền tệ để tung ra thị trường (đăng 1 số hình ảnh đại diện)

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    Tuy vậy việc chế tác tiền tệ dưới triều Nguyễn ngoài sự sao chép cách làm của Trung quốc và có phần phụ thuộc vào thực dân Pháp của 1 số vị vua cuối triều. Nhưng vẫn có những nét văn hoá rất riêng chỉ Việt Nam mới có. Hầu như những mẫu tiền lớn dưới các triều Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức đều có minh văn ở lưng tiền. tuy chỉ dùng từ 4 đến 8 con chữ ví dụ: “Quốc thái ân an, phong điều vũ thuận”hay “Nhất nhân hữu khánh, vạn thọ vô cương”… song ý nghĩa rất hay và đầy tính nhân văn ngày nay khi thưởng thức những Hán nghĩa; không những ta được gợi mở triết lý sống mà còn thấy được quang cảnh cuộc sống lạc quan thanh bình thịnh trị của thời điểm ấy.( Đăng hình mẫu Minh Mệnh Thông Bảo đại diện với 8 chữ mỹ hiệu ở lưng “Ngũ thời thuận phủ, thứ tích kỳ ngưng”

    [​IMG]
    [​IMG]




    Trải qua thời gian với biết bao thăng trầm của lịch sử, rồi sự tác động của biết bao con người lên mẫu tiền, cùng với những sự bào mòn huỷ hoại của tự nhiên. Những đồng tiền nhỏ bé mang trên mình những ký tự với rất nhiều thể loại bị thời gian phủ mờ hoen rỉ, nét còn nét mất, đọc đối đọc vòng, rồi chữ lạ chữ quen…Khiến chúng ta tốn không ít thời gian để làm quen với chúng. Gặp những mẫu tiền tên chữ trùng khớp với niên biểu, niên hiệu lịch sử thì thật đơn giản, nhưng gặp những mẫu tiền lạ thì là cả 1 vấn đề. Làm sao có thể đọc được chính xác lý lịch những mẫu tiền đó, nếu như không dùng phương tiện giám định bằng khoa học? (hiện nay việc làm này vẫn còn bị bỏ ngỏ) những người chơi sưu tập chỉ còn biết đoán gìà đoán non rồi sắp xếp chúng vào vị trí theo sự suy luận chủ quan của mình. Chính từ những lý do ấy đã xuất phát những sự phân biệt theo cảm tính: Mẫu tiền nào có đủ lý lịch tên tuổi thì “ô kê”và cố để có cho bằng được, bất hạnh cho những mẫu tiền không rõ lý lịch vì chúng sẽ bị “a lê hấp”dẹp xang 1 bên chẳng cần phải suy nghĩ . Thực ra khái niệm về sự chính tắc hay không chính tắc, đồ thật hay đồ làm nhái chúng chỉ có giá trị thực dụng ngay trong thời điểm hiện tại. Còn với chúng ta những người chơi sưu tập đứng trước những cổ vật thì cái nào cũng có ý nghĩa như nhau. Phân biệt và sự thiên lệch vô hình chung đưa chúng ta vào chỗ bàng quan và thiếu trách nhiệm.

    Sự hiếm hoi và lợi nhuận thu được từ việc khai quật và buôn bán cổ vật nói chung, đã sớm hình thành những tay thợ nghiệp dư và chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Song hành với sự xuất lộ các loại cổ vật, những người đi thăm dò đào bới còn tìm thấy cả những chum, lọ, vại, hũ đựng tiền. đôi khi chỉ 1 vài xâu chuỗi, qua năm tháng chúng đã bị ô xy hoá làm kết dính lại với nhau thành từng cục. Khi chỉ mươi đồng lúc thì vài xâu…Thông thường nếu xuất lộ trong các chum vại hay đồ đựng nói chung chúng có trọng khá lớn từ hàng yến tới hàng tạ, thường có lót vỏ trấu để chống ẩm. Những mẻ tiền cao tuổi chúng được kết thành xâu còn thường chúng được để rối trong đồ đựng…Từ đó có thể thấy chúng là những thứ của cải do tích góp mà có. Vì chưa tiêu dùng đến, đề phòng loạn lạc, giặc giã phải chôn giấu bớt đi. Để lâu ngày quên mất vị trí không tìm lại được. Nhưng cũng có thể là 1 thứ luật tục cổ xưa còn xót lại, với quan niệm: Người ta lúc còn sống cần có để tiêu dùng…Tới khi chết về thế giới bên kia cũng cần phải chi tiêu nên thân nhân, họ hàng tuỳ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể lúc đó để chia phần cho người quá cố. Không khác gì cổ vật gồm các loại gốm sứ, đồng đá ngày nay xuất lộ từ dưới các hố huyệt được các tay săn tìm đồ cổ đào bới lên. Căn cứ vào kiểu thức các hiện vật tạm chia làm 2 loại:

    Loại thứ nhất gồm những món đồ được dùng bình thường hàng ngày thì gọi là đồ tuỳ táng.

    Loại thứ 2:Có kích cỡ kiểu dáng mang tính tượng trưng không thể sử dụng trên thực tế được gọi là đồ minh khí (đồ chuyên chỉ dùng để táng cho người chết).

    Và những dạng tiền làm thành xâu chuỗi hay để trong chum vại cũng mang tính chất như vừa đề cập ở trên? Vậy tiền minh khí có hay không? Chúng là những loại tiền nào?(Đăng hình mẫu tiền có khuynh hướng trên)

    [​IMG]

    Mẫu tiền tạm đọc tên chữ là, Nguyên Từ Thông Bảo, đường kính hơn 2,2 cm(hơi nhỏ so với các mẫu tiền thông thường), dày gần 0,1 cm, quách rộng vừa phải, riêng phần quách xuyên ở lưng tiền rộng đột biến so với kích thước, mẫu tiền xuất lộ từ dưới lòng sông do những người đi trục vớt sỏi cát từ mạn sông Lô, sông Thao đưa về. Các chữ trên tiền thuộc dạng lưỡng thư nửa chân, nửa triện, nhưng được thể hiện khá đặc biệt, chữ Từ còn có thể đọc được, riêng chữ Thông có bộ sước trông như bộ kỳ, râu trên đầu bộ dụng khá lạ mắt, khi ghép lại trông như bộ vũ. Thông thường các mẫu tiền được đọc theo lối đọc đối hay đọc vòng, với quy tắc đọc từ trên xuống dưới, từ phải qua trái, nhưng ở mẫu này lại đọc từ trái xang phải. các Hán nghĩa trên tiền rất hiếm gặp, 2 chữ Thông Bảo thì không cần phải bàn. Riêng 2 chữ Nguyên Từ, chữ Nguyên chỉ lúc khởi nguồn, khi được đúc trên tiền thì nó chính là chữ chỉ tiền tệ để tiêu dùng, còn chữ Từ, Hán nghĩa chỉ về nơi chốn để cúng tế trời đất. Hán tự này sẽ rất bình thường nếu nó được viết trên giấy, hoặc trên bia ký, còn nay được thể hiên trên tiền thì thật đặc biệt. Thông qua chữ Từ đồng tiền gần như mất đi sự thông dụng vốn có, mà nó trở lên huyền bí linh thiêng…Tóm lại mẫu tiền này được chế tác chỉ chuyên dùng vào mục đích tế tự. Như trên đã đề cập: xuất phát từ những quan niệm coi sự chết chỉ là 1 chuyến đi xa…Người xưa đã duy trì để biến nó thành luật tục, rồi nhân nó lên thành 1 nét văn hoá. Thông qua đó họ đã sáng tác ra 1 loạt các đồ gia dụng, từ bát đĩa đến nồi niêu soong chảo… Chỉ để dành riêng chia cho người quá cố. Chúng ta gọi nó là đồ mimh khí, Hán nghĩa chỉ những đồ mã dùng cho người chết. Mẫu tiền đang đề cập ở trên không rõ có phải là tiền minh khí không? Hay nó chỉ chuyên dùng vào những dịp cúng tế trời đất, thần sông, thần biển…?



    Không dừng lại ở mẫu Nguyên Từ..hiện tại còn xuất hiện 1 loạt các mẫu tiền thời nhà Thanh Trung Quốc từ mẫu Khang Hy Thông Bảo đầu thời tới mẫu Tuyên Thống Thông Bảo cuối thời, trải dài hơn 300 năm nhưng chúng đều cùng 1 chất liệu và chung 1 phong cách xếp tự như mẫu Nguyên Từ..chữ thông nằm ở phía sườn trái mẫu tiền, sự đồng điệu cho thấy chúng đều có công năng và mục đích sử dụng như nhau là dùng vào các mục đích tín ngưỡng như trên đã nêu.( Đăng 1 số hình ảnh đại diện)

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]


    Dù là tiền minh khí hay tiền bùa, dù được chế tác bằng bạc, bằng vàng, bằng sắt, bằng đồng, bằng chì, bằng kẽm hoặc bằng các chất liệu vỏ sò vỏ hến, bằng xương, bằng sừng…Một khi đạt được thang bậc và tiêu chí về cổ vật thì đều là những thứ quý giá. Và chúng luôn luôn có chữ “Bảo” đi kèm!
     

Ủng hộ diễn đàn