Những mẫu tiền lạ muốn nói gì?

Chủ đề thuộc danh mục 'Diễn đàn sưu tập tiền xu việt nam' được đăng bởi tigon, 12/5/11.

  1. tigon

    tigon Active Member

    Copy bài viết của nhà sưu tầm tiền cổ Đào Văn Minh
    Điện thoại: 0986428900
    Địa chỉ: Sơn Tây-Hà Nội



    Những tay chơi đồ cổ chuộng nhất là những cổ vật lạ. Họ có thể không tiếc tiền để có bằng được những món “đồ độc” ấy. Nhưng tiền cổ lạ thì chưa chắc họ đã dám xuống tiền, bởi lẽ: tiền cổ là do một triều đại nào đó chế tác ra. Chúng nhất thiết phải đi theo con đường chính tắc…Như con người ta phải có lí lịch, có tên tuổi để mà gọi và có bằng cấp, địa vị để mà xưng thưa…Trên thực tế những mẫu tiền cổ lạ vẫn cứ xuất lộ và người chơi sưu tập hẳn phải băn khoăn…Họ muốn những đồng tiền ấy lên tiếng, tự nói về mình!

    Thông thường mẫu tự được chế tác trên tiền mang niên hiệu, niên biểu của thời vua trị vì và thường mang trên mình chúng những lời hay ý đẹp có tính quảng đại…Các Hán tự: Xưng Pháp Nguyên Bảo và Phật Pháp Tăng Bảo của 2 mẫu tiền(đăng hình ở dưới)

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    Có vẻ chúng chỉ dành riêng cho giới tăng ni phật tử hoặc người khai sinh ra chúng muốn người đời hãy biết sự khuôn phép tối thượng của đạo phật và mong muốn có sự lớn mạnh trường tồn. Ngay tên chữ trên các mẫu tiền đã rõ chúng được nói về đạo pháp mà sự hướng phật được tôn vinh tới mức quốc thể thì có lẽ ít quốc gia nào có được. Mặc dù hiện tại có một số nước lấy đạo phật làm gốc nhưng chắc chắn không có tiền mang tên chữ thể hiện tính đạo như 2 mẫu tiền nêu trên. Ai cũng biết tiền tệ song hành với chính thể của mỗi quốc gia nên việc chế tác cũng phải gắn liền với ý đồ của bộ máy quản lý cai trị không thể tuỳ tiện. Hẳn nơi lên kế hoạch cho ấn hành những mẫu tiền này có ảnh hưởng to lớn tới mức nào với quốc gia nên mới phát hành để dân chúng tiêu dùng.Tuy chúng ít xuất hiện và được coi là những mẫu tiền rất quý hiếm, song dứt khoát đây không phải là những mẫu tiền được làm ra chỉ để chơi hoặc được dùng như những kỷ niệm chương cho mỗi sự kiện…Mà chúng được chế tác để lưu thông như những mẫu tiền bình thường khác. Chỉ có điều chúng xuất sứ từ đâu, và có từ bao giờ? Thì chưa ai được biết vì không có sử sách nào nói. Trong ka ta lô và tài liệu của giới sưu tập tiền cổ đoán và tạm ghi “An Nam làm ra tiền này”.Tiền do người Viềt cổ đúc thì đúng rồi, vì căn cứ vào chất liệu, kiểu dáng và kỹ thuật chế tác mà khẳng định. Hơn nữa người Trung Quốc cổ, kể cả người Nhật, người Cao Ly (Hàn Quốc) họ chép sử rất kỹ càng và đầy đủ, dễ gì họ bỏ qua những mẫu tiền đẹp đẽ như vậy. Lần giở lịch sử nước nhà từ thời kỳ tự chủ với những niên biểu: Thái Bình thời Đinh, Thiên Phúc thời tiền Lê, Thuận Thiên thời Lý hay Nguyên Phong, Kiến Trung, Chính Bình thời Trần… Không có niên hiệu, niên biểu nào nói về phật quốc. Tuy thời Lý, các vua rất chú trọng tôn tạo đình chùa miếu mạo… Sử còn ghi các vị vua Lý mang dòng dõi nhà phật như vua Lý Thái Tổ, hay vua Lý Thái Tông còn mang tên huý là “Phật Mã” ngay cả trong niên hiệu trị vì của mình ( 1039-1041) ông đặt tên chữ “Kàn Phù Hữu Đạo” nhưng trong niên nhiệm ấy sử ghi “Ông chỉ cho đúc hai mẫu tiền là Kàn Phù Nguyên Bảo ( 1039-1041) và Minh Đạo Nguyên Bảo (1042-1043)”. Tới thời nhà Trần: Triều vua Trần Nhân Tông ( 1279- 1293) 14 năm trị vì với hai niên hiệu: Thiệu Bảo và Trùng Hưng. Không thấy sử chép ông cho đúc tiền. Nhưng ông lại là vị vua hữu đạo nhất… Bằng cách sớm nhường ngôi vị rồi ông đi tu đắc đạo và lập ra Thiền Phái Trúc Lâm nổi tiếng cho tới tận bây giờ. Phải chăng những mẫu tiền trên do chính ông tác thành? Hoặc chí ít các hậu duệ của ông, để tưởng nhớ ông, tôn kính ông mà cho chế tác? Như vậy hai mẫu tiền này có thể mạnh dạn đưa vào thời nhà Trần và ghi chú: Triều vua Trần Nhân Tông được chăng?Còn có tư liệu nhận định rằng hai mẫu tiền Xưng Pháp..,Phật Pháp..là do vua Trần Nghệ Tông cho đúc với lý do thể hiện sự hiếu kính của mình với cõi niết bàn…Việc cho chế tác tiền thì đã rõ vì chỉ có các bậc quân vương mới làm được việc này. Sử sách đã ghi ngay từ triều vua Trần Nhân Tông đã sớm đưa đạo phật trở thành quốc đạo. Nhưng nếu nói vua Nghệ Tông cho đúc tiền vào giai đoạn trị vì của mình để tỏ lòng sùng kính liệu có ngộ nhận quá không? Lần theo sử liệu ta biết ông bước lên ngai vàng năm 1370-1372 mang niên hiệu Thiệu Khánh,một niên hiệu rất ngắn ngủi nhưng khá nhiều biến cố bởi tiền triều sau khi vua Dụ Tông(1341-1369) băng hà bởi không có con trai nên triều đình lập anh trai vua Dụ Tông là Cung Định Vương lên làm vua nhưng bà hoàng thái hậu nhất định không nghe và đòi lập người con nuôi của Cung Túc Vương tên là Dương Nhật Lễ lên ngôi lấy niên hiệu Đại Định(1369-1370). Bởi vua Nhật Lễ không phải dòng dõi nhà Trần lên ngay khi lên ngôi đã không có ý định theo họ Trần mà giết ngay bà hoàng thái hậu cùng Cung Định Vương khiến Cung Tĩnh Vương(tức vua Nghệ Tông)đã phải bỏ trốn lên mạn Đà Giang để nương náu…Trước tình hình ấy các tôn thất nhà Trần đã phải hội nhau khởi binh giết vua Nhật Lễ rồi rước Cung Tĩnh Vương về đặt lên ngai vàng. Vốn là con người nhu nhược nhút nhát nên làm vua chưa được bao lâu Trần Nghệ Tông đã phải lao đao rời bỏ kinh thành chạy giặc bởi mẹ Dương Nhật Lễ sau khi thoát khỏi tử nạn đã chạy vào đất Chiêm Thành cầu cứu vua Chế Bồng Nga đem quân ra đánh Đại Việt…Kết cục vua tôi nhà Trần đã không chống đỡ được phải bỏ kinh thành xang lánh nạn tại vùng Đông Ngàn (thuộc Đình Bảng-Bắc Ninh ngày nay). Một yếu tố khác không thể không đề cập: bởi nhu nhược bất lực không điều khiển nổi triều chính nên vua Nghệ Tông đã giao cho Hồ Quý Ly nắm rất nhiều quyền hành trong cung. Và chẳng bao lâu sau chính Hồ Quý Ly đã xoá bỏ ngôi vị nhà Trần để lập nên một vương triều mới cho dòng họ Hồ… Năm 1372 ông đã vội nhường ngôi cho em trai là Kính Tông rồi lui về phủ Thiên Trường làm thái thượng hoàng…Như thế thời gian nắm quyền bính là rất ngắn ngủi kết hợp với bối cảnh lịch sử phức tạp lúc trị vì và bản tính nhu nhược liệu vua Trần Nghệ Tông có kịp cho tác thành những mẫu tiền đẹp đẽ như nêu ở trên? Cho dù cuộc đời ông cũng khá đặc biệt tuy chỉ hai năm tại vị nhưng lại có tới 27 năm làm thái thượng hoàng từ triều vua Trần Duệ Tông 1372-1377 tới triều vua Trần Phế Đế 1377-1388. Ông quy tiên năm 1394 giữa triều vua Trần Thuận Tông 1388- 1398. Hay thời gian ở ngôi thái thượng hoàng ông cho đúc các mẫu tiền này?

     
    Last edited: 12/5/11
  2. tigon

    tigon Active Member

    Vừa mới đây xuất lộ một mẫu tiền rất lạ chưa có sách nào đề cập tới có tên chữ: “Thiên Đạo Nha Nguyên”(hình đăng ở dưới)


    [​IMG]
    [​IMG]

    Tuy chất liệu bằng đồng kẽm và kỹ thuật chế tác không được tinh xảo lắm nhưng có lối chữ nửa chân, nửa triện rất lạ mắt. Phải chăng nó quá hiếm hoi nên mọi người mới để tâm tìm kiếm? Nhưng nó là tiền đồng kẽm cơ mà?.Thật vừa gặp dịp khi xem thông tin trên mạng người chơi sưu tầm đưa lên một số mẫu tiền cổ trong đó có 2 mẫu xu “Bát quái”. Tất nhiên không có ai bình luận gì về các mẫu xu này. Như trên đã đề cập: Bản thân cách đây không lâu cũng tình cờ sưu tầm được mẫu “Bát quái”(hình đăng ở dưới)

    [​IMG]
    [​IMG]

    Từ những anh em vạn đò đi múc cát sỏi trên mạn sông Lô, sông Thao miền ngược đưa về, chỉ khác chút ít với 2 mẫu trên mạng, ngoài mặt vạch các ký tự chỉ hào âm, hào dương với các chữ Hán: Kàn, đoài, khôn, ly, tốn, chấn, cấn, khảm. Mặt còn lại không đúc hình 12 con giáp mà đúc tới trên 30 con chữ Hán. Ngoài số chữ lớn 2 bên sườn đúc thể chữ triện rất khó đọc, còn 25 con chữ nhỏ theo lối chữ chân đọc là: Lôi đình đao, sát quỷ hàng tinh. Trảm yêu tích, thần thanh thái, tà vĩnh bảo.Thái Thượng Lão Quân cấp như luật lệnh sắc. Mẫu vật chất liệu bằng đồng vàng (Hoàng sắc)có đường kính 4,3 cm, dày gần 0,2 cm ở giữa trổ lỗ hình tròn(Xuyên), phần vành ngoài (Quách)khá rộng gần 0,5 cm. Chữ và các ký tự đúc trên 2 mặt tuy đã bị phong hoá(Ten)qua thời gian năm tháng song vẫn lộ rõ kĩ thuật chế tác tinh xảo, hoàn hảo. Qua quá trình quan sát mẫu “Bát quái”đối chứng với mẫu Vĩnh Lịch Thông Bảo thời Nam Minh(1647-1661)của Chu Do Lang loại tiền lớn “hối tuyền”, hay mẫu Vĩnh Xương Thông Bảo thời Hậu Minh của Lý Tự Thành đúc ở Tây An năm 1644…Chúng có chất liệu và kiểu dáng rất giống nhau. Qua đó thống nhất với nhận định của một số ý kiến mẫu “Bát quái” này có xuất sứ từ Trung Quốc. Nhân đây đề cập đến chuyện lịch sử một chút để làm chất dẫn cho việc đánh giá mẫu vật: Theo sử liệu Trung Quốc kể từ thời vua Thiên Khải triều Minh (1621-1628) chính trường đã xuất hiện sóng gió. Nhất là dưới triều vua Sùng Trinh(1629-1644)triều đình Đại Minh đã đứng trước bờ vực thẳm…Năm 1644 do không làm chủ được tình thế vua Sùng Trinh đã phải tuẫn tiết…Coi như đã để tuột ngai vàng vào tay nhà Thanh…Một đất nước vốn rộng lớn mênh mông, số dân đông đúc đã rơi vào tình thế khá hỗn loạn. Đây đó nổi lên rất nhiều những quan quân thân tín, hay các hậu duệ họ Chu nhà Đại Minh, rồi cả các thân hào, dòng tộc có máu mặt trong xã hội…Họ đua nhau xưng vương, xưng bá cát cứ một phương…Như ta đã biết trong ca ta lô cổ tiền của Trung Quốc sau mẫu tiền Sùng Trinh Thông Bảo có tới hàng chục các loại mẫu tiền thời hậu Minh và sơ Thanh được chế tác đã được tung ra thị trường nhằm phục vụ cho giấc mộng bá vương của mình…(Đăng hình 1 số mẫu đại diện)

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    Tới đây ta tự đặt ra câu hỏi: Vậy những mẫu “Bát quái”này được chế tác để làm gì? Chúng có được gọi là tiền không, đó là loại tiền gì? Nếu là tiền sao sử sách không nói gì về chúng? xin hãy liên hệ: Thời nay người ta kiến thiết tôn tạo rất nhiều di tích tôn giáo tín ngưỡng và tổ chức rất nhiều loại hình lễ hội…Tất nhiên sẽ có rất nhiều người tham gia vào việc hội hè này.Tại các điểm lễ hội nếu để ý chúng ta thấy những người buôn bán bày rất nhiều các mặt hàng kể cả các mặt hàng giả cổ “su vơ nia”để bán cho khách tham quan du lịch, trong số đó có không ít các phiên bản “Bát quái”hẳn để cầu chúc sự may mắn, bình an cho những người mua chúng… Như thế đã xuất hiện một quy luật:phải có hạt giống được gieo vào đất thì mới mọc được cây để đơm hoa kết trái…Những mẫu “Bát quái” phải có nguồn gốc rất lâu đời, chúng có sứ mệnh khá quan trọng trong quan niệm mỗi con người…Những mẫu “Bát quái”phiên bản ngày nay họ thường dập thêm một lỗ nhỏ ở cạnh rìa để cho người sử dụng đeo vào người hay treo lên một vị trí nào đó trong nhà. Ở mẫu “Bát quái”cổ không được trổ lỗ như vậy. Qua quan sát chúng chịu sự tác động rất nhiều bởi sự cầm nắm, sờ mó của con người trong quá trình sử dụng, như thế cho thấy chúng có công năng như những đồng tiền cổ cùng thời…Chođến nay chưa thấy xuất lộ những mẫu “Bát quái” cỡ nhỏ như những mẫu tiền thông thường…Hiện tượng ấy cũng nói lên một điều: Chúng được coi như những mẫu tiền chẵn (Hối tuyền) phải cỡ từ “triết ngũ”trở lên… Xin hãy hình dung: Khi gia đình có nhu cầu muốn có một mẫu vật để làm đồ gia bảo trấn trạch trong nhà người ta đem hàng xâu tiền đi để mua về…Rồi chỉ khi túng bấn lắm họ mới phải mang những mẫu tiền ấy nhượng lại cho người khác…Sự luân chuyển ấy có khác gì loại tiền 2 Đô la Mỹ ngày nay hầu như không ai đem mua bán chúng như những loại tiền Đô la khác bởi vì chúng là những đồng tiền may mắn trong quan niệm mọi người, mà nếu có phải đem mua bán thì giá trị chúng phải cao gấp nhiều lần so với tỉ giá thông thường. Nếu để so sánh thì người Trung Quốc cổ họ ghi chép sử tốt hơn người Việt cổ cùng thời, nhưng thực ra câu châm ngôn “Đi khắp rừng chứ không đi khắp búi”vẫn còn nguyên giá trị bởi ngay trên ca ta lô tiền cổ của người Trung Quốc họ cũng chưa thống nhất được với nhau, có những mẫu tiền mỗi sách nói một kiểu...Thật khó tránh khỏi những lỗ hổng, đặc biệt trong những thời điểm giao thời đầy biến động giữa 2 đế chế đang tranh giành quyền bính với nhau, rồi nữa việc chép sử thường chỉ chăm chú tới những vấn đề chính sự, nên chuyện cập nhật việc đúc, phát hành tiền tệ khó mà ghi chép một cách triệt để. Như vậy phải chăng mẫu “Bát quái”được chế tác để dùng vào các mục đích tín ngưỡng và chúng mang sứ mệnh đem may mắn, bình an đến cho mọi người? Nói tới đây cần nhấn mạnh: Mọi người hay có quan niệm biểu tượng “Bát quái”là cái gì đó hết sức mê tín dị đoan. Theo phân tích của các nhà nghiên cứu họ khẳng định đó tuyệt nhiên không phải là sản phẩm tuỳ tiện của trí giả theo sở thích của mình soạn ra, mà chúng là một loại thuyết minh khái quát sự vật vận động trong vũ trụ và biểu đạt chúng bằng hình thức dùng phù hiệu, đó là sự sáng tạo về khoa học kỹ thuật của người xưa với thế giới tự nhiên… Theo tương truyền: Vua Phục Hy là người lập ra bát quái,Vua Chu Văn Vương viết lời từ, còn Đức Khổng Tử thì sáng tác thập dực… Như vậy bát quái đã được ứng dụng vào đời sống con người tới cả ngàn năm nay. Tới thời Minh, Thanh một nhóm người Trung Quốc cũng lập ra một dòng tu đạo họ lấy những ký hiệu “Bát quái” làm biểu tượng cho mình. Hẳn những mẫu “Bát quái”là tiền của họ và chúng được những thợ buôn ngày nay gọi là tiền “Đạo”Thực ra ngày nay chúng chịu sự bàng quan của số đông những người sưu tập tiền là điều dễ hiểu bởi hầu như chưa có tài liệu nào nói tới nó, sự xuất hiện thường xuyên những mẫu bát quái lại toàn là những phiên bản dễ khiến người ta hoài nghi với ngay cả những mẫu vật có độ tuổi cả trăm năm, xin hãy bình tĩnh nếu mẫu vật của mình thực sự là cổ vật có thể đó là thứ hàng “độc”đấy, nói thế không phải là ngộ nhận đâu, bởi sự ít ỏi lạc lõng thường hay tỷ lệ thuận với sự quý hiếm…Có lẽ bởi đây là những mẫu tiền được chế tác rất đẹp đẽ, hoàn hảo nhưng lại rất hiếm hoi nên các nhà sưu tập muốn được sử hữu và lao vào kiếm tìm? Cũng có thể còn những loại tiền “đạo”khác mà cho tới nay chúng chỉ “hữu danh vô thực”nên cũng trở thành đối tượng săn lùng?

     
  3. tigon

    tigon Active Member

    Cần phải nói thêm: Bên cạnh hai mẫu tiền Xưng Pháp..,Phật Pháp.. còn xuất hiện 2 mẫu: Tuyên Hoà Thông Bảo và Chính Hoà Thông Bảo(hình đăng ở dưới)

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]



    Tuy chúng mang niên hiệu thời bắc Tống Trung Quốc song có thể nói sự đồng điệu về chất liệu và kĩ thuật chế tác chúng giống với 2 mẫu tiền trên như trong cùng một khuôn đúc. Còn với 2 mẫu tiền Tuyên Hoà và Chính Hoà Thông Bảo của chính triều bắc Tống chúng khác hoàn toàn. Kế nghiệp vua cha Trần Nhân Tông, vua Trần Anh Tông (1293- 1314) với niên hiệu Hưng Long: 21 năm trị vì. Chưa có tài liệu nào ghi ông cho đúc tiền… Hay các mẫu tiền vừa nêu cũng là do chính ông cho đúc? …Đã từng có nhiều nhà nghiên cứu sưu tầm tiền cổ nhận định: Triều đại nhà Trần đã có nhiều tiến bộ về việc chế tác tiền tệ hơn triều Lý trước đó. Ngay từ khi lên ngôi thái tông (1225-1258) với 3 niên hiệu Kiến Trung, Thiên Ứng Chính Bình và Nguyên Phong.Vua Trần Thái Tông đều cho đúc các mẫu tiền mang tên niên hiệu của mình như Nguyên Phong và Chính Bình Thông Bảo. Triều vua kế tiếp là Trần Thánh Tông (1258-1278) với 2 niên hiệu Thiệu Long và Bảo Phù ông cũng cho đúc mẫu tiền Thiệu Long Thông Bảo. Riêng niên hiệu sau chưa thấy sử sách hoặc loại tiền nào mang tên niên hiệu xuất lộ. Tới thời vua Trần Nhân Tông (1279-1293) Một vị vua có nhiều dấu ấn nhất trong triều đại nhà Trần với 2 niên hiệu Thiệu Bảo và Trùng Hưng. Nhưng chưa thấy tài liệu nghiên cứu nào ghi chép về việc ông cho đúc tiền. Tại sao 1 vị vua hiền tài đức độ với bao công lao xây dựng, củng cố đất nước như thế lại không cho phát hành tiền tệ? Một sự gián đoạn bí ẩn rất cần lời giải đáp (tuy trên đã nhận định các mẫu Xưng Pháp..và Phật Pháp.. là hướng vào triều đại ông trị vì). Trong ca ta lô của giới sưu tập tiền cổ Trung Quốc và Nhật Bản có 1 số mẫu tiền họ xếp chúng vào mục “Thủ loại tiễn bộ”Tạm hiểu là: Để 1 số mẫu tiền có chất liệu, kiểu dáng và kỹ thuật chế tác giống nhau thành 1 nhóm để chơi vì sử sách không ghi chép gì về chúng. Các mẫu tiền có tên chữ: Quan Triều Quý Vị, Vạn Kiếp Thông Bảo, Thượng Võ Vị Dương, Thái Bình An Lạc và 2 mẫu Tường Phù Thông Bảo. Cần phải nói thêm, các mẫu tiền này đều được đánh giá: tiền do An Nam làm, đặt ở cấp độ rất quý hiếm (người Nhật xếp chúng vào đẳng cấp “tiểu trân”với phụ đề rất đắt, số giá khoảng 30 vạn Yên). Vậy những mẫu tiền này muốn nói điều gì:

    Trước hết ta phân tích mẫu Quan Triều Quý Vị.(Đăng hình từ tư liệu của đồng nghiệp)

    [​IMG]



    Hai Hán ngữ “Quan Triều”chỉ nơi chốn làm việc của quan lại thời phong kiến hoặc các buổi vào chầu trong cung đình. Các Hán tự “Quý Vị”còn lại nhằm chỉ về thời gian: Chữ Quý chỉ can cuối cùng trong 10 can khởi từ can giáp, còn chữ Vị (thường quen đọc là chữ mùi) chi đứng vị trí thứ 8 trong 12 con giáp khởi từ chi tý. Như vậy 4 chữ trên tiền chỉ về sự thiết triều của năm quý mùi. Đem đối chiếu với niên biểu ở niên hiệu (Thiệu Bảo) thời vua Trần Nhân Tông (khởi năm kỷ mão 1279, kết thúc năm giáp thân 1284). Theo hệ đếm trước năm giáp thân là năm quý mùi (1283) như vậy là có sự trùng khớp. Chắc hẳn năm 1283 có 1 dấu ấn quan trọng nào đó mà chính vua Trần Nhân Tông hoặc hậu duệ của ông cho chế tác vừa để tiêu dùng, vừa để làm kỷ niệm. Ta phân tích tiếp mẫu Vạn Kiếp Thông Bảo : (Đăng hình từ tư liệu của đông nghiệp)

    [​IMG]

    Hán nghĩa 2 chữ Vạn Kiếp để chỉ về số đông và kiếp luân hồi của vạn vật. Nhưng có 1 sự trùng hợp ngẫu nhiên đó là địa danh “ Vạn Kiếp” lúc bấy giờ. 1địa danh có rất nhiều gắn bó với triều đại nhà Trần nói chung và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn nói riêng… Đã góp phần làm nên chiến công đánh tan quân Nguyên Mông lần thứ 2 (1285) của quân dân Đại Việt. Phải chăng mẫu tiền mang tên chữ Vạn Kiếp là để kỷ niệm cho sự kiện này? Mẫu tiền thứ 3: Thượng Võ Vị Dương (có nhiều người đọc là: Thượng Vị Võ Dương xin xem xét lại vì ghép 4 chữ này lại Hán ngữ không có ý nghĩa gì cả). 2 chữ “Thượng Võ”rất thông dụng mà ai cũng hiểu nhằm ca ngợi 1 con người, 1 đất nước có tinh thần quật cường đã đánh thắng một đế quốc hùng mạnh là quân Nguyên Mông lúc bấy giờ. Hai chữ Vị Dương Hán nghĩa chỉ nơi ngồi và vị thế của 1 đối tượng ở phương nam. Hẳn là thông qua những chiến thắng oanh liệt… Quân dân và vương triều Đại Việt muốn cho đối phương biết khí chất, truyền thống của mình để liệu bề mà ứng sử.. Những mẫu tiền còn lại gồm: Mẫu Thái Bình An Lạc và Tường Phù Thông Bảo(Đăng hình mẫu Thái Bình An Lạc)

    [​IMG]
    [​IMG]

    Đọc qua tên chữ ta cũng thấy rõ ý nghĩa của những mẫu tiền này. Chúng là những bài ca khải hoàn cho những chiến công trước đó. Toàn dân Đại Việt hồ hởi bước vào thời kỳ củng cố xây dựng và phát triển đất nước ngày càng ấm no hạnh phúc. Qua đây cũng cần nói thêm: Mẫu Tường Phù Thông Bảo vừa nói ở trên trùng với tên các mẫu tiền Tường Phù..thời bắc Tống bên Trung Quốc, chứng tỏ việc các vị vua chúa cho phép chế tác các mẫu tiền Trung Quốc để tiêu dùng là có thực chứ không như nhiều nhà nghiên cứu sưu tầm nhận định chúng chỉ là những mẫu tiền sao chép trôi nổi như những loại tiền giả ngày nay. Quay lại mẫu tiền Thiệu Long Thông Bảo thời vua Trần Thánh Tông. Khi ta để những mẫu tiền này cạnh các mẫu tiền nêu ở trên…Nếu như không phân tích ý nghĩa của các Hán ngữ thì nhiều người sẽ nhầm tưởng chúng ra đời cùng 1 thời điểm. Sự giống nhau về chất liệu, kiểu dáng và kỹ thuật chế tác như thế có thể hiểu được sự kế thừa ngôi vị giữa 2 thế hệ cha và con chỉ cách nhau vài chục năm, đôi khi vẫn chưng dụng cả hàng ngũ những nghệ nhân và thợ thủ công đã từng chế tác loại tiền Thiệu Long Thông Bảo thời trước. Đáng suy nghĩ ở chỗ:Tại sao trong tay mình có đủ cả các mẫu tiền…hàng ngày, hàng giờ. Năm này qua năm khác nhìn ngắm chúng…chỉ vì chúng lệch 1 vài con chữ so với niên hiệu mà nỡ để chúng sống cuộc sống như những kẻ lưu vong không tên tuổi?. Cũng chẳng nên trách họ bởi vì họ là những người nước ngoài. Mặt khác việc giám định theo lối quan sát truyền thống khiến họ chùn bước mặc dù muốn cũng không dám sắp xếp lại, sợ bị phiền phức, bị phản biện vì coi là thiếu luận cứ khoa học v..vThực ra nhà sử học Lê Văn Hưu hoàn thành cuốn (Đại việt sử ký) bộ quốc sử đầu tiên của đất nước năm 1272. Hẳn là những năm sau này việc chép sử sẽ được cập nhật, hệ thống 1 cách kỹ lưỡng hơn…Nhưng chính sử thường chỉ ghi chép những điều chính sử nên không chắc có đoạn nào nói về việc đúc tiền và đúc những loại tiền gì…?Một mẫu tiền khác: đồng Hoàng Trần Thông Bảo(hình đăng ở dưới)


    [​IMG]

    [​IMG]
     
  4. tigon

    tigon Active Member

    Được các tác giả Trung Quốc in trên quyển “Lịch đại cổ tiền đồ thiết” phát hàng năm 1985 in ở trang cuối với lời ghi chú “Đợi khảo thượng dĩ” Từ bấy tới nay chắc đã nhiều lần tái bản, bổ xung nhưng chưa thấy sách nào đưa váo chính sử. Như vậy mẫu tiền này vẫn nằm trong bức màn bí mật chưa được vén mở, chắc cũng bởi nó quá hiếm hoi? Cầm mẫu tiền trên tay với chất liệu đồng vàng “Hoàng sắc” ngoài phủ lớp rỉ xanh, đường kính:2,5cm dày trên dưới 2mm, biên rộng (quảng quách), lỗ trổ trung bình, chữ nét gầy (xấu tự) lối chữ đọc đối, biến thể. Đặc biệt chữ Trần thuộc loại triện thư với bộ phụ và bộ xa rất lạ mắt. Khổ chữ khá rộng (phì tự). Nhìn chung đây là mẫu tiền do người Việt cổ đúc. cả một mẻ tiền hơn chục kg đại đa số là tiền Trung Quốc gồm thời Đường, Ngũ đại, Bắc và Nam Tống muộn hơn có mẫu Đại Trị Thông Bảo thời Trần Việt Nam thế kỷ thứ 14 dưới thời vua Dụ Tông. Như vậy mẫu tiền này không thể đúc muộn hơn thế kỷ 14. So sánh tự dạng và kỹ thuật chế tác giữa 2 mẫu Hoàng Trần và Đại Trị chúng khác biệt nhau cả về thư pháp và kích cỡ. Đặc biệt là 2 chữ Thông Bảo ở đồng Đại Trị gọn ghẽ hơn (chân tự). Còn đồng Hoàng Trần đầu chữ Thông vểnh ngược một cách thái quá… Như vậy theo chủ quan: mẫu Hoàng Trần Thông Bảo được đúc vào các giai đoạn sau 1357 là có sức thuyết phục hơn cả. Theo Hán ngữ chữ “Hoàng” có tới 17 nghĩa… Ở mẫu tiền này chữ “Hoàng” chỉ sự to lớn, tôn kính (theo sử Trung Quốc chép từ thời Tần về sau dùng chữ Hoàng này để chỉ các bậc vua chúa hoàng tộc) nên chữ Hoàng trên tiền là nói đến vua chúa, hoàng tộc. Còn chữ “Trần” nghĩa Hán chỉ đích danh là: nước Trần, họ Trần và nhà Trần. Vậy mẫu tiền Hoàng Trần Thông Bảo là do triều đình nhà Trần đúc để lưu thông. Thời Trần kinh đô vẫn đặt ở Thăng Long nhưng các vị Thái Thượng Hoàng, các ông hoàng bà chúa trong hoàng tộc lại thường lui về phủ Thiên Trường ( tỉnh Nam Định ngày nay) để điều hành đất nước, rồi ăn ở và sinh hoạt. Vào thời ấy để tiện cho việc thể hiện đẳng cấp và uy quyền đã cho đúc mẫu tiền Hoàng Trần này để tiêu riêng (giới sưu tập gọi là tiền “cung”). Chúng chỉ được dùng trong nội bộ cung đình và thường được đúc với số lượng rất hạn chế nên chúng ít được chuyền ra ngoài. Theo các tài liệu của Trung Quốc tiền dùng trong cung đình thường được chế tác bằng vàng, bạc với các mỹ từ chỉ việc chúc tụng ban thưởng… Tuy chúng cũng được lưu thông nhưng thường có mệnh giá quy đổi rất cao tại thời điểm. Việc chế tác các loại tiền “cung” bằng chất liệu đồng là rất ít nên ngày nay rất hiếm gặp. Vậy mẫu tiền “cung” Hoàng Trần Thông Bảo của Việt Nam ra đời là một hiện tượng hiếm thấy trong suốt chiều dài lịch sử tiền tệ của dân tộc.

    Còn 1 giả thiết khác:Theo sử liệu Trung Quốc khoảng niên hiệu Tuyên Đức triều Minh năm thứ nhất (1425)An Nam Vương Trần Cảo ,niên hiệu Thiên Khánh đã cho đúc mẫu tiền Thiên Khánh Thông Bảo(hình ảnh ở dưới)

    [​IMG]

    [​IMG]


    Đối chiếu với sử liệu Việt nam thời hậu Trần do Giản Định Đế lập, đặt niên hiệu Hưng Khánh (1407-1409). Rồi nhường ngôi cho con là Trần Quý Khoáng, niên hiệu Trùng Quang(1409-1413). Thời điểm lịch sử 1426 đang thời kỳ thuộc Minh (1414-1427) nên không thấy chính sử đề cập tới sự kiện sau khi nhà hậu Trần rơi vào tay nhà Minh. Khoảng trống này của sử sách cho ta thấy triều đại nhà Trần ở khía cạnh “danh chính ngôn thuận”tuy không còn. Nhưng các hậu duệ vẫn còn tồn tại và cát cứ ở 1 nơi nào đó trên lãnh thổ Đại Việt lúc bấy giờ. Từ thực tế các mẫu tiền Thiên Khánh Thông Bảo trong bộ sưu tập, đem đối chiếu với mẫu tiền Hoàng Trần.. kể trên chúng chỉ khác các nét chữ trên mẫu Hoàng Trần mảnh hơn 1 chút, còn lại từ cỡ tiền cho đến kiểu chữ và chất liệu hầu như tương đồng với nhau. Như vậy nếu không phải là mẫu tiền cung đình thời trước đó, thì cũng là mẫu tiền cung đình thời “hậu”, hậu Trần. Ngoài ý nghĩa các chữ đã phân tích ở trên . Chữ “Hoàng Trần” ở đây còn bố cáo cho muôn dân Đại Việt lúc bấy giờ được biết: Tuy xã tắc đã rơi vào tay giặc. Nhưng hoàng tộc nhàTrần vẫn còn tồn tại đang chờ cơ hội để giành lại…Mẫu Hoàng Trần ra đời trong thời khắc lịch sử ngắn ngủi đầy biến động ấy hẳn không được nhiều. Đồng thời phải chịu bao nhiêu tác động của thời cuộc…Nên đã hiếm, lại càng hiếm hoi hơn.

    Đề cập tới mẫu tiền Hoàng Trần…mà không nói qua những mẫu tiền này thì thật mắc lỗi và uổng phí.Trong các quốn sách nói về tiền cổ Việt Nam của những người chơi sưu tập Trung Quốc và Nhật Bản nhan đề: (An Nam tuyền phổ), (Thủ loại tiễn bộ) và (Đông dương cổ tiễn quốc lục). Họ đều đưa số mẫu tiền lạ này lên trang đầu với các tiêu chí (quảng xuyên, tiểu tự, dỵ thư), và được đánh giá rất cao, chúng thuộc diện quý hiếm. Riêng sách Đông dương cổ tiễn…họ đặt chúng vào diện (tiểu trân) với số giá 30 vạn Yên Nhật (chỉ đứng sau mẫu Thuận Thiên Đại Bảo thời Lý) Theo số liệu trên sách vở những mẫu tiền quý hiếm kể trên họ đã có tới 12 mẫu. Song ở đây chỉ xin nêu 2 mẫu bởi đã được mắt thấy tay sờ.Với phương châm “biết đến đâu , tâu đến đấy”.Mẫu Hoàng Tống Hy Bảo(hình đăng ở dưới)

    [​IMG]
    [​IMG]


    Được dùng chất liệu đồng vàng để đúc (gọi là hoàng sắc) đường kính 2,5 cm dày gần 2 mm , đường biên (quách) khá rộng viền trước viền sau rõ ràng. Như trên đã nêu: (Quảng xuyên) tức là lỗ mẫu tiền rộng trên mức bình thường. Mọi mẫu tiền khác lỗ vuông thường tạo thành đường thẳng song song với cạnh đối diện, cạnh nọ nối liền cạnh kia tạo thành góc vuông. Nhưng mẫu tiền này cạnh có hình vòng cung, các cạnh nối nhau tạo thành góc tù. Người chơi thường gọi là loại lỗ vùng. “Tiểu tự” tức là chữ đúc trên tiền quá nhỏ, nhỏ hơn các mẫu tiền thông dụng khác. Bốn ký tự in trên tiền đọc đối từ trên xuống dưới từ phải qua trái gọi nôm là đọc kiểu dấu cộng. Thành chữ cao, nét mảnh. Do chúng nằm cùng trong lô tiền bắc Tống lẫn Lê (970-1459). Mẫu tiền có niên đại muộn nhất trong số này là đồng Duyên Ninh Thông Bảo thời Lê Nhân Tông triều Lê Sơ phát lộ năm 2005, nên những lớp rỉ sét, ô xy hoá qua bao năm tháng bị chôn vùi trong lòng đất đã lấp đầy lên những con chữ rất khó để làm sạch được chúng…Tuy vậy trông chúng vẫn có vẻ đẹp đẽ, chắc lúc mới được xuất sưởng trông đài các và mỹ miều lắm.“Dỵ thư” lối chữ lạ không đúng theo lệ thường. Lạ nhất là chữ Tống thể theo lối chữ triện. Thông thường bộ miên phải ôm chọn cả chữ nhưng trong mẫu này chúng chỉ lơ lửng ở đoạn giữa với 2 chân xoè ra bất thường ở đoạn dưới , trông như một cái bát có miệng loe. Chữ Bảo cũng vậy chân bộ bối không doãng mà đứng thẳng rồi đột ngột xoè ra ở phần cuối nom như người đang đứng trông rất ngộ nghĩnh.Mẫu thứ 2: Hán Nguyên Thông Bảo(hình đăng ở dưới)

    [​IMG]

    [​IMG]

    Chất liệu đồng vàng như mẫu Hoàng Tống đường kính 2,6cm dày gần 2mm, lỗ rộng tương đương mẫu tiền trên, ký tự trên tiền ngoài sự lạ chúng còn mang 2 kiểu chữ (lưỡng tự). Chữ Nguyên tả chân tới mức ngô nghê như người mới tập viết chữ. Còn chữ Hán với bộ thuỷ đá thảo , đuôi vểnh ngược lên trông như móc câu.

    Tựu trung 2 mẫu tiền này từ chất liệu cho tới kỹ thuật chế tác, tuy tên chữ mang niên hiệu Trung Quốc nhưng chúng được chủ động làm ra sao cho khác hẳn những mẫu tiền (Hán Nguyên Thông Bảo 937-938) thời Ngũ đại(Hoàng Tống Thông Bảo 1049-1054) thời bắc Tống…Sự hiện diện đã khẳng định cái tôi của chúng. Không hề bắt trước và trộn lẫn. Chúng chính là tiền Việt cổ nhưng vẫn thuộc dạng “ hữu danh vô thực”. Chưa có sách nào nói chúng được đúc vào thời điểm nào? Chúng vẫn bị xếp tất cả thành 1 loại, để vào 1 góc mà đợi khảo. Hai từ: (Hán, Tống) theo nghĩa Hán chúng được dùng để chỉ tên nước, như nước Hán, nước Tống…đều là nước Trung Quốc ngày nay, người Hán là để chỉ dân tộc chiếm số đông của họ, như người kinh ở Việt Nam ngày nay. Các từ còn lại như: chữ Hy, nói đến việc mừng, vui vẻ hay sự sáng sủa rộng rãi thoáng đạt. Các chữ Nguyên, Thông Bảo thuần tuý để chỉ về tiền tệ quý báu , chúng được lưu thông để tiêu dùng…Như vậy người cho chế tác 2 mẫu tiền này hẳn phải có mối quan hệ nào đó với người Trung Quốc lúc bấy giờ. Lần giở lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Trong quốn (Các triều đại Việt Nam) do các tác giả: Quỳnh Cư và Đỗ Đức Hùng, biên soạn và xuất bản năm 2001 có đoạn: “…Cuối thế kỷ thứ 14,Triều Trần rơi vào tình trạng rối ren, mục ruỗng… Nhân hoàn cảnh ấy: Hồ Quý Ly, 1 quan chức có vây cánh và thanh thế trong triều đình…Lấn át và phế truất vua Trần…Năm 1400 lên ngôi vua lập vương triều mới. Ông vốn gốc gác là người Trung Quốc từ đời Ngũ Quý di cư xang Việt Nam sinh sống…Do vậy khi lên ngôi ông đã cho lấy quốc hiệu là (Đại Ngu). Bởi họ Hồ nguyên là dòng dõi nhà Ngu bên Trung Quốc(chữ Ngu ở đây chỉ sự an vui)”Thực tế theo sử sách, với thời gian trị vì quá ngắn ngủi (1400-1407) triều Hồ lại bị chính nhà Minh thôn tính . Cho nên mối quan hệ bang giao lúc này không thể mặn mà tốt đẹp. Mối quan hệ bang giao đã thế, mối quan hệ huyết thống giữa ông với tổ họ bên Trung Quốc cũng không thể keo sơn gắn bó được. Có lẽ Quốc hiệu đối với ông là 1 kỷ niệm thể theo truyền thống (Uống nước nhớ nguồn)… Khi lên ngôi ông lấy niên hiệu Thánh Nguyên (1400-1401) rồi nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương với 2 niên hiệu:Thiệu Thành (1401-1402) Khai Đại (1403-1407).
     
  5. tigon

    tigon Active Member

    Ngày nay giới chơi sưu tập chỉ có được duy nhất mẫu tiền Thánh Nguyên Thông Bảo mang niên hiệu cho cả triều đại nhà Hồ nhưng chúng lại quá hiếm hoi. Tuy bên cạnh có một số mẫu tiền khác như: Thiệu Nguyên Thông Bảo, Hàm Nguyên Thông Bảo(đăng hình mẫu Hàm Nguyên chất liệu chì)
    Và Tống Nguyên Thông Bảo tuy không trùng niên hiệu nào trong triều Hồ. Nhưng chúng giống nhau đến kỳ lạ, rồi cả một số mẫu trong số 2 mẫu đã nêu ở trên cũng có những nét tương đồng…Kết hợp với ý nghĩa của ký tự, đặc điểm lịch sử của dòng họ Hồ và thời điểm xuất lộ đã gợi mở cho ta mối liên kết chúng với nhau…Phải chăng 2 mẫu tiền Hoàng Tống..và Hán Nguyên.. chính là tiềm thức nhớ về cội nguồn, về tổ tiên mà ông hoặc hậu duệ của ông đã cho chế tác để tiêu dùng và để làm kỷ niệm, mặc dù chúng chỉ ra lò với số lượng hết sức khiêm tốn và ít ỏi…? Để củng cố thêm cho nhận định trên, ta liên hệ rộng 1 chút, Làm vua chưa đầy năm, bắt trước triều Trần, ông nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương rồi lui về làm thái thượng hoàng để cùng trông coi việc nước. Hồ Hán Thương lên làm vua đặt 2 niên hiệu:Thiệu Thành (1401-1402),Khai Đại (1403-1407) trong 7 năm tại vị chưa thấy sử sách nào nói ông cho đúc tiền. Song trên thực tế xuất hiện mẫu tiền tên chữ:Thiệu Thánh Thông Bảo(hình đăng ở dưới)

    [​IMG]
    [​IMG]

    Thực ra nửa cuối thời bắc Tống Trung Quốc vua Tống Triết Tông niên hiệu Nguyên Hựu (1092-1101) đã cho đúc mẫu tiền Thiệu Thánh Nguyên Bảo với rất nhiều thể loại chữ Chân, triện, thảo, chắc được chế tác nhiều nên ngày nay chúng xuất lộ khá đông đúc. Thông thường tiền cổ Trung Quốc được chế tác 2 loại Thông Bảo và Nguyên Bảo. Nhưng trong trường hợp này chỉ thấy các nhà sưu tập Trung Quốc xếp mẫu Thiệu Thánh Thông Bảo bên cạnh những mẫu nguyên bảo với ghi chú “tiền An Nam đúc”Quan sát trực tiếp 1 số mẫu Thiệu Thánh Thông..Từ chất liệu, các Hán tự, đến kỹ thuật chế tác không hề có điểm nào chung với những mẫuThiệu Thánh Nguyên..Có thể khẳng định chúng là tiền do người Việt cổ đúc.Với chất liệu hợp kim đồng có tỉ lệ đồng cao hơn nên chúng có màu “hoàng sắc”tiền Trung Quốc thường có màu bạch hoặc thanh sắc. Đường kính gần 2,4cm (nhỏ hơn các mẫu Thiệu Thánh Nguyên..) Đáng chú ý 4 Hán tự trên tiền thể chân đá thảo có kích thước rất nhỏ giống như các mẫu Hán Nguyên và Hoàng Tống..nêu trên. Riêng chữ Thông có đường nét giống hệt chữ Thông trên mẫu tiền Thánh Nguyên Thông Bảo. Phân tích Hán nghĩa chữ “Thánh”chỉ sự siêu phàm, rất mực được kính nể, còn chữ “Thiệu” chỉ sự nối nghiệp tổ tông. Hai mẫu tiền tuy to, nhỏ khác nhau nhưng có nhiều điểm chung. Hẳn đó là mẫu tiền do vua Hồ Hán Thương cho đúc vào thời điểm niên hiệu Thiệu thành?

    Ta biết rằng chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn ngủi, ngoài những cống hiến, cải cách xuất chúng trong công việc quản lý, điều hành đất nước…Hồ Quý Ly. Và cả triều đại còn được biết đến với những đột phá trong lịch sử phong kiến Việt nam. Ông là người đầu tiên cho phát hành tiền giấy để tiêu dùng vào năm 1396 ngay khi còn đang làm nhiếp chính dưới thời vua Thuận Tông triều Trần. Chỉ tiếc giấy là loại vật chất mau hỏng khó bảo quản. Trải 600 năm lịch sử thăng trầm, chúng khó mà tồn tại được tới ngày nay. Có 1 số nhà sưu tập có nhận định khác: Họ cho rằng các mẫu tiền lỗ vùng nói chung là do người Nhật cổ đúc với lập luận các nhà sưu tầm người Nhật cho tới nay họ sưu tập được nhiều loại mẫu tiền lỗ vùng hơn các nhà sưu tầm người Việt Nam bởi những mẫu tiền này xuất lộ đậm đặc bên đất Nhật Bản nên họ mới sưu tầm được nhiều như thế? Ta biết rằng không riêng gì người Trung Quốc, Người Nhật họ cũng có truyền thống sưu tầm tiền từ xa xưa, họ dám bỏ ra những khoản tiền lớn để có cho được những mẫu tiền đẹp đẽ hiếm hoi ấy. Trong cuốn ca ta lô nhan đề “Đông Dương cổ tiễn..”do người Nhật soạn thảo năm Chiêu Hoà thứ 50 (1976) họ đánh giá cấp độ “Tiểu trân”cho tất cả các mẫu tiền lỗ vùng với phụ chú trị giá 30 vạn Yên Nhật cho mỗi mẫu tiền, theo tỷ giá hối đoái của năm 2010 bằng sấp sỉ 60 triệu VNĐ… về mặt này chắc hẳn họ hơn đứt các nhà sưu tầm tiền cổ Việt Nam; Hơn nữa trong cuốn ca ta lô nhan đề “Thủ loại tiễn bộ”ở mục tiền lỗ vùng họ còn ghi rõ “An Nam thủ”vì thế số lượng tiền lỗ vùng được đăng trên ca ta lô của người Nhật nhiều hơn chúng ta không lấy gì làm khó hiểu. Nên con đường đi của loại tiền này chắc chắn sẽ xuất phát từ đất Việt Nam ta. Tính đến thời điểm hiện tại nếu đem gộp tất cả các mẫu tiền lỗ vùng của các nhà sưu tầm cộng lại có thể coi đây là 1 dòng tiền có phong cách riêng, với rất nhiều chủng loại, cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.

    Còn phải kể tới hàng loạt mẫu tiền lạ mang phong cách “Nguyên Hoà”: Sử liệu đã ghi triều hậu Lê tuy đã quay lại chính trường từ năm 1533 nhưng trong suốt nhiều năm trời trải qua 3 triều đại từ vua Lê Trang Tông, tới Lê Trung Tông rồi Lê Anh Tông. Theo tư liệu ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư, các vua đều có sai sứ thần xang Trung Quốc xin sắc phong từ vua Vạn Lịch triều Minh, nhưng do ảnh hưởng triều đại nhà Mạc vẫn còn chấp chính nên vua Minh không cấp. Mãi tới năm1597(sau 67 năm)dưới triều vua Lê Thế Tông(1573-1600)mới chính thức được ban sắc công nhận. Ở góc độ tiền tệ trên thực tế hiện nay xuất lộ mẫu tiền tên chữ: Nguyên Hoà Thông Bảo đối chiếu thấy trùng khớp với niên hiệu Nguyên Hoà(1533-1548)triều vua Lê Trang Tông còn lại các niên hiệu: Thuận Bình(1549-1556) triều vua Lê Trung Tông và các niên hiệu: Thiên Hựu(1557)Chính Trị(1558-1571)Hồng Phúc(1572-1573)triều vua Lê Anh Tông chưa thấy có bất cứ tài liệu hay mẫu tiền nào xuất lộ mang các niên hiệu như ghi ở trên.Tuy nhiên nảy sinh một vấn đề; bên cạnh mẫu Nguyên Hoà xuất lộ một loạt các mẫu tiền: Hoàng Ân Thông Bảo, Hoàng Nguyên Thông Bảo, Cảnh Nguyên Thông Bảo, Minh Định Tống Bảo và Huyền Thông Tuân Bảo… không những chúng có chất liệu kiểu dáng mà cả phong cách chế tác, ký tự, kiểu chữ nhất là chữ “Bảo”hay chữ “Thông”giống hệt với mẫu Nguyên Hoà. Mặt khác những mẫu tiền này mang tên chữ tuy không trùng khớp với các niên hiệu ghi ở trên song chúng cũng không trùng khớp với bất cứ niên hiệu, niên biểu nào trước và sau đó kể cả Việt Nam lẫn Trung Quốc. Phải chăng đó là những mẫu tiền do chính 3 vị vua đầu triều Lê Trung Hưng cho đúc…bởi chưa có sắc phong nên cho chế tác lệch đi? (Đăng hình 1 số mẫu tiền nêu trên)

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
     
  6. tigon

    tigon Active Member

    Còn 1 mẫu tiền lạ có lẽ cần phải tìm hiểu bằng cách xen vào dòng lịch sử 1 chút: Sử liệu Trung Quốc chép…Thời nam Tống triều Tống Lý Tông niên hiệu Khai Khánh (1259) triều chính đã bộc lộ những sự rối ren trì trệ, Những đội quân tinh nhuệ thiện chiến người Mông Cổ đã để mắt nhòm ngó và có dã tâm thôn tính, Song song với các mẫu tiền mang tên niên hiệu; Cảnh Định Nguyên Bảo (1260-1264) Hàm Thuần Tguyên Bảo (1265-1274) của các vua cuối triều nam Tống. Các đội quân viễn chinh quốc hiệu “Mông Cổ Hãn Quốc”cũng cho đúc các mẫu tiền “Đại Triều Thông Bảo”, “Đại Triều Kim Hợp” và mẫu “Giao Sao Bán Phân” để sử dụng khi đi chinh chiến. Đến năm 1260 Hốt Tất Liệt tự xưng ngôi Thế Tổ và cho đúc mẫu tiền “Trung Thống Nguyên Bảo”các loại. Nói tóm lại ở thời Nguyên Mông các mẫu tiền được chế tác kể từ triều Hốt Tất Liệt đến triều Nguyên Thuận Đế niên hiệu Chí Chính 1350(thời điểm chính triều)với 90 năm cai trị vùng đất Trung nguyên rộng lớn qua 9 đời vua thay nhau trị vì, đổi 18 niên hiệu, đúc 21 mẫu tiền với đủ các chủng loại to nhỏ gồm 108 loại tự dạng khác nhau, chiếm 3,43% tổng số tiền Trung Quốc hiện có trong các ca ta lô. Với tỷ lệ thấp ngang các đế chế Kim, Liêu, Tây Hạ trước đó. Nhưng trên thị trường sưu tập chúng rất khó kiếm và nhìn chung có giá trị cao hơn tất cả các loại tiền của các triều đại khác của Trung Quốc. Cũng như triều đại nam Tống trước đó, kể từ triều Thuận Đế niên hiệu Chí Chính năm thứ 10, triều đại Nguyên Mông đã bắt đầu lung lay tới tận gốc rễ. Như cảm nhận được phần nào tình thế, vua Nguyên cho đúc liên tiếp các mẫu tiền “Chí Chính Thông Bảo”, “Chí Chính Chi Bảo”, cả thảy tới 40 mẫu với đủ các loại kích cỡ to nhỏ khác nhau. Kế thừa truyền thống của tổ tiên, những mẫu tiền ra đời đạt tới trình độ kỹ thuật chế tác điêu luyện, chúng đẹp như những loại tiền “ Mẫu”. Cũng trong thời điểm lịch sử từ 1350-1368 trên lãnh thổ Trung Quốc nổi lên 1 loạt các cuộc binh biến, dựng cờ khởi nghĩa chống lại triều đình: Ở vùng Bạc Châu (tỉnh Hà Nam) có lãnh tụ nghĩa quân được suy tôn là “Tiểu Minh Vương” (1355-1366) đã cho đúc mẫu tiền mang tên chữ “Long Phượng Thông Bảo”. Rồi “Trương Sỹ Thành” 1 lãnh tụ nghĩa quân cát cứ ở các vùng Tô Châu, Hồ Châu và Hàng Châu tự xưng đế, đặt quốc hiệu Đại Chu (1354-1357) cũng cho đúc mẫu tiền tên chữ “Thiên Hựu Thông Bảo”.Hay “Trần Hữu Lượng” 1 lãnh tụ nghĩa quân khác ở vùng Giang Châu cũng tự lập đế đặt quốc hiệu Vị Quyền (1359-1361) và cho đúc 1 số mẫu tiền Thiên Định Thông Bảo, Đại Nghĩa Thông Bảo to nhỏ tới 3 cỡ, từ loại thông thường tới loại “hối tuyền”tích nhị, tích tam. Bên cạnh đó xuất hiện 1 số mẫu Đại Trung Thông Bảo;Trong ca ta lô tiền cổ Trung Quốc họ sếp chúng vào bộ Đại Trung..của Chu Nguyên Chương song chúng có phong cách tương đồng với các mẫu Thiên Định, Đại Nghĩa hơn (hình đăng ở dưới ngoài mẫu Thiên Định còn 1 số mẫu Đại Trung mang phong cách Thiên Định, phong cách Đại Định..Thời Kim và mẫu Đại Trung của Chu Nguyên Chương chữ Bảo chỉ có 2 chân)

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]


    Xét ở góc độ Hán nghĩa các từ Đại Trung, Đại Nghĩa chúng vốn rất gần gũi với nhau do vậy có thể cả Chu Nguyên Chương và Trần Hữu Lượng đều cho chế tác mẫu tiền Đại Trung và chúng chỉ khác nhau về phong cách mà thôi. Còn mẫu tiền Thiên Khải Thông Bảo giới sưu tập tiền cổ Trung Quốc chưa xác định được người cho chế tác chúng mà chỉ ghi chung chung chúng được đúc vào khoảng năm 1358. Hiện tại trên ca ta lô mẫu Thiên Khải..hiện diện với khá nhiều chủng loại từ cỡ nhỏ thông thường cho tới các loại “Hối”tích nhị, tích tam, tích tứ và ngũ trong đó có cả loại thể hiện theo lối chữ triện rất đẹp mắt. Riêng phần giá cả thì đáng ngạc nhiên, họ đánh giá chúng rất cao, mẫu thấp nhất cũng niêm yết với giá 5000 nhân dân tệ, có mẫu cao tới 100000 ngàn tệ (khoảng 200 triệu Việt Nam đồng)thậm chí có mẫu đặt tiêu chí ở mức “vô định giá”. Thật hạnh phúc cho những người có được những mẫu vật này…Bởi quý hiếm nên chưa được cầm chúng trên tay song những mẫu Thiên Định, Đại Nghĩa, Đại Trung thì đã được cầm nắm chúng, xem chúng trên ảnh chụp so với các mẫu Thiên Khải..thật giống nhau như những anh em cùng bố mẹ sinh ra, nhất là khi đem đối chứng với các mẫu tiền Long Phượng..Thiên Hựu..Thiên Thống và Đại Trung(Chu Nguyên Chương)cùng thời chúng thật khác biệt với nhau. Phải chăng những mẫu tiền Thiên Khải..cũng là con đẻ của lãnh tụ nghĩa quân Trần Hữu Lượng?Việc đề cập khá kỹ về nhân vật này ngoài những mẫu tiền đẹp đẽ, quý hiếm ông cho đúc, ông còn là một nhân vật lịch sử bởi theo ghi chép trong “Đại Việt sử ký toàn thư”ông là con trai của Trần Ich Tắc một vị vương tôn triều Trần do bất đồng với dòng họ đã đầu hàng giặc Nguyên Mông đem theo gia đình trốn xang Trung Quốc năm 1285 dưới triều vua Trần Nhân Tông…Tuy không thắng nổi Chu Nguyên Chương để làm chủ đất Trung Hoa rộng lớn khi triều đình nhà Nguyên Mông suy tàn song ông đáng là bậc hào kiệt thuộc dòng dõi nhà Trần. Dù ít, dù nhiều ông cũng đã đóng góp vào kho tàng tiền tệ thời trung cổ những mẫu tiền mang phong cách “Nguyên”để hậu thế được dịp chiêm ngưỡng…Còn 1 lãnh tụ nghĩa quân tên “Minh Ngọc Trân” cát cứ ở Thành đô cũng xưng đế đặt quốc hiệu là Hạ (1363) cho đúc 2 mẫu tiền “Thiên Thống Nguyên Bảo và Thông Bảo”, với 2 thể chữ chân và triện. Cuối cùng phải kể đến những mẫu tiền “Đại Trung Thông Bảo” tới 70 chủng loại khác nhau do Chu Nguyên Chương (Thái Tổ hoàng đế nhà Minh sau này) cho đúc. Trong 7 năm trời (1361-1368) để phục vụ cho chiến tranh chống lại triều đình, dẹp loạn nghĩa quân…ông đã cho chế tác mẫu tiền trên để tiêu dùng. Phải nói rằng tất cả những mẫu tiền do các nghĩa quân chế tác. Thậm chí cả các triều đại dưới thời Minh sau này từ niên hiệu Hồng Võ 1368 đến niên hiệu Tuyên Đức 1503. Rồi cả thời Lê Sơ ở Việt Nam từ thời Thái Tổ Lê Lợi (1428) đến triều vua Lê Chiêu Tông niên hiệu Quang Thiệu (1518). Đều chịu ảnh hưởng phong cách chế tác tiền hoàn hảo của thời Nguyên Mông trước đó(đăng hình 1 số mẫu tiền 3 triều đại Nguyên, Minh, Lê Sơ làm dẫn liệu)

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
     
  7. tigon

    tigon Active Member

    Chính vì sự mẫu mực tốt đẹp của những mẫu tiền cổ tưởng như vô tri vô giác ấy cứ làm ta phải băn khoăn trăn trở mãi khi cầm mẫu tiền “Tuyên Định Thông Bảo” trên tay…Tìm qua tìm lại rất nhiều tài liệu nói về tiền cổ mà không thấy đoạn nào nói về lý lịch của chúng, chỉ có ở cuối sách người chơi sưu tập nước ngoài xếp chúng vào bộ đợi khảo với số giá rất cao. Mẫu tiền có đường kính 2,4 cm dày gần 0,2cm, biên trước biên sau nhỏ(tiểu quách)vuông thành sắc cạnh, trên mặt đúc 4 con chữ đọc đối, chất liệu và kỹ thuật chế tác rất đẹp, đặc phong cách thời Nguyên Trung Quốc. Chúng xuất lộ cùng với lô tiền bắc Tống cuối lẫn nam Tống và mẫu “Chí Đại Thông Bảo” thời Nguyên, muộn nhất có lẽ là đồng “Đại Trị Thông Bảo” triều vua Dụ Tông (1365-1369) thời Trần Việt Nam. Như vậy ta có thể khẳng định mẫu “Tuyên Định” không thể được chế tác muộn hơn vì lô tiền được chôn giấu ở Việt Nam. Như trên đã đề cập niên hiệu Chí Chính thời Nguyên, ngay trong năm đầu niên nhiệm 1350 vua Thuận Đế đã cho đúc các mẫu tiền “Chí Chính” từ Thông Bảo đến Chi Bảo. Có lẽ thông tin này cần kiểm tra lại vì chỉ trong 1 năm đã phát sinh tới 40 loại tiền tương đương với vài chục lần đúc là ít có khả năng. Rất có thể chúng được chế tác vào các năm sau đó. Điều này chứng tỏ giai đoạn lịch sử (1350-1368) là đầy sóng gió biến động, đến nỗi việc chép sử cũng có lúc bị gián đoạn. Như vậy ta có thể hình dung triều chính dưới thời kỳ đó liên tiếp có các tin tức cấp báo về tình hình chiến sự, về đời sống kinh tế của muôn dân…và tất nhiên cả tin tức về việc phát sinh những loại tiền tệ của “nghĩa quân”. Nào là những biểu hiệu, chữ nghĩa như:Long Phượng,Thiên Hựu,Thiên Định và Đại Nghĩa, Đại Trung.v..v. Để đối trọng với những phát sinh này vua Nguyên đã cho vời triều thần bàn bạc và cho ra đời mẫu tiền “Tuyên Định Thông Bảo”?Hai chữ Tuyên Định trên mẫu tiền khi phát hành sẽ được dân chúng chuyền tay nhau tiêu dùng trên cả nước.Tuy chỉ là những mẫu tự rất nhỏ bé nhưng toát lên ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thời khắc lịch sử rất rối ren lúc bấy giờ. Hán nghĩa chỉ ra: đó là lời bố cáo rộng khắp tới các tầng lớp dân chúng trong thiên hạ về 1 thể chế đã được xếp đặt yên ổn không thể bị lay động.Và nếu còn có điều gì đó nổi cộm thì hãy quyết dẹp cho yên…Trong thời khắc ấy có lẽ vua Nguyên cũng không thể ngờ được định mệnh của đế chế không thể nằm ngoài quy luật luân hồi của tạo hoá. Nên sử sách cũng không được cập nhật việc đúc bổ xung thêm tiền…Và mẫu tiền “Tuyên Định Thông Bảo” vẫn bơ vơ hàng 6 thế kỷ suốt từ năm 1350 tới ngày nay?

    Nhân nói về tiền Trung Quốc xin liên hệ một chút về mẫu tiền khác: mẫu Tuyên Hoà Nguyên Bảo thời bắc Tống giai đoạn (1101-1119). Theo sử sách Trung Quốc vào thời điểm lịch sử xắp sửa sang trang theo quy luật vốn có của nó… Triều đại bắc Tống trị vì từ 968 với bao đời vua kế nghiệp phát triển rực rỡ cường thịnh đã đến lúc phải rã từ vũ đài quyền lực. Vua Tống Huy Tông dường như cảm nhận được điều ấy đã cho đúc rất nhiều các mẫu tiền khác nhau như: Thánh Tống, Sùng Ninh, Đại Quan, Chính Hoà và cuối cùng là Tuyên Hoà. Phải thừa nhận tiền tệ thời bắc Tống hội đủ các yếu tố tốt đẹp từ mẫu tự cho tới chất lượng kim loại và kỹ tuật chế tác. Nhưng để so sánh thì các mẫu tiền đẹp nhất lại không phải là vị vua đầu triều mà rơi vào vị vua cuối triều là Tống Huy Tông. Từ mẫu Thánh Tống ra giai đoạn đầu tới mẫu Tuyên Hoà ở giai đoan cuối đều được thực hiện một chách hoàn mĩ với rất nhiều chủng loại Nguyên Bảo, Thông Bảo, Trọng Bảo, to nhỏ vô cùng đa dạng… Hiện tại giới sưu tập thấy xuất lộ một số mẫu Tuyên Hoà Nguyên Bảo(hình đăng ở dưới)

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]


    Mẫu tiền có “quách”khá rộng và có thể nói chất lượng kém họ nhận định rằng: Đây là tiền do người Việt cổ sao chép.Tất nhiên họ đánh giá thấp những mẫu tiền nới trên. Trên thực tế bên cạnh những mẫu tiền Tuyên Hoà “xấu” cũng có những mẫu tiền Tuyên Hoà Nguyên Bảo rất đẹp ( tiền Tuyên Hoà Nguyên Bảo nói chung thuộc diện quý hiếm). Phải chăng những mẫu tiền Tuyên Hoà xấu này là do người Việt cổ đúc?. Trong tất cả các tài liệu nghiên cứu, ka ta lô nói về tiền chưa thấy thông tin nào đề cập tiền trên là do người Việt cổ chế tác, thật là mâu thuẫn. Như trên đã nhận định ở vào thời điểm lịch sử lúc bấy giờ là sự giao thời giữa 2 tiều đại bắc và nam Tống. Vua Tống Cao Tông (1127-1162) với 2 niên hiệu Kiến Viêm (1128-1132), Thiệu Hưng (1133-1162) đã cho chế tác những mẫu tiền Kiến Viêm Thông Bảo và Nguyên Bảo, tuy những mẫu Tuyên Hoà như nêu trên có những nét khá giống với những mẫu Kiến Viêm và Thiệu Hưng nhưng trong suốt 2 niên hiệu vua Cao Tông đã cho ra đời cơ man nào các mẫu tiền Kiến Viêm, Thiệu Hưng với đủ các loại tự dạng, to nhỏ khác nhau chắc gì vị vua này còn cho đúc thêm mẫu Tuyên Hoà Nguyên Bảo?(Đăng hình 2 mẫu thời Nam Tống kể trên)

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]


     
  8. tigon

    tigon Active Member

    Cho nên mẫu tiền này do chính vua Tống Huy Tông cho đúc, nhưng do bối cảnh lịch sử lúc đó tác động và các mẫu tiền được chế tác bổ sung 1 cách vội vàng nên không còn giữ được chất lượng như trước nữa. Hoặc ngược lại mẫu Tuyên Hoà đúng là do người Việt cổ chế tác thì chúng sẽ trở lên rất hiếm hoi trên thị trường sưu tập vì cho tới nay chưa có tài liệu nào đề cập tới chúng, sắp xếp cho chúng vào vị trí nơi chúng được sinh ra.

    Ở trên đã đề cập nhiều tới các mẫu tiền “Lạ”…Nhưng ít nhiều chúng cũng đã được in trên các ca ta lô và tài liệu nghiên cứu tiền cổ cho dù ở mục “đợi khảo”. Nhưng cũng có những mẫu tiền khiến ta cứ phải lần mò kiếm tìm mãi vẫn không rõ chúng được sinh thành ở nơi nào?. Mẫu tiền muốn nói có tên chữ là: Khai Hoà Nguyên Bảo(hình đăng ở dưới)

    [​IMG]
    [​IMG]


    Có cỡ đường kính gần 2,5 cm, dày khoảng 0,1 cm (hơi mỏng so với cỡ tiền), thuộc loại quảng xuyên với quách xuyên ở lưng tiền khá rộng, quách 2 mặt rộng đều nhau khoảng 0,4 cm rõ nét , vuông thành sắc cạnh, màu sắc rỷ xanh đẹp mắt. Kỹ thuật chế tác rất lạ, 4 con chữ đọc đối với đa thể loại:Triện, chân, lệ, khải và thảo:

    Chữ Khai với bộ môn thể triện ở trên vắt 1 nét ngang gồ lên ở giữa 1 núm mũ nom như bộ miên của chữ Tuyên, chữ Tỉnh trong lòng bộ môn lại đá thảo bỏ thiếu nét.Toàn bộ con chữ có chiều rộng lớn hơn chiều cao trái với lệ thường.

    Chữ Hoà với bộ hoà thể chữ thảo với những nét loằng ngoằng trông như 1 bộ rễ cây, nếu không có bộ khẩu bên cạnh rất dễ nhầm với bộ mộc. Bộ khẩu theo thông lệ bó các góc thành 1 hình tứ giác, nay vê lại gần thành hình tròn, việc sắp đặt cũng rất khác lạ; thường bộ khẩu bên cạnh bộ hoà phía bên phải nhưng ở đây bộ khẩu nằm ở trên đầu bộ hoà trông giống như 1 hình nhân.

    Chữ Nguyên;loại chữ chân đá lệ với bộ nhân có thân quá ngắn còn chân choãi ra dài tới gấp 2 lần thân, chữ nhị trên đầu bộ nhân có nét ngang ở trên ngắn ngủn so với nét phía dưới kéo dài quá mức.

    Chữ Bảo; thân có thể chữ khải nét chữ uốn qua uốn lại nối liền nhau, đáy chữ phảy 1 nét ngang ở phía đầu toẽ xuống 2 nhánh chân xoè ra như đuôi cá. Bộ miên ở trên đầu thể chân buông thõng 2 tay với vai vuông vức.

    Nói là đọc đối, nhưng ở đây nếu không xoay đi xoay lại đồng tiền thì không thể đọc đúng bởi lối sắp chữ đảo lộn. Chữ khai đầu tiên bởi là chữ trung tâm nên khởi đúng vị trí khi đọc tiếp thì chữ hoà ở phía dưới lại nằm ngang nên ta phải xoay đồng tiền 1 góc 90 độ ngược chiều kim đồng hồ mới nhìn đúng hướng chữ để đọc. Khi đọc tiếp chữ nguyên ở phía xườn phải mẫu tiền ta lại phải xoay tiếp 1 góc 90 độ theo chiều kim đồng hồ mới đúng chiều chữ, chữ bảo đảo ngược lại với 2 chân hướng vào chữ khai nên khi xem ta phải xoay tiếp 1 góc 180 độ theo chiều kim đồng hồ mới đúng hướng chữ để đọc. Như vậy chỉ với 4 con chữ ta phải xoay các hướng tới 360 độ mới đọc được đầy đủ các mẫu tự. Cần phải nói rõ thêm: Mẫu tiền xuất lộ được đựng trong 1 hũ gốm nhỏ được đào lên trong lòng đất từ miền trung mang ra, đa phần trong đó có các loại tiền Hồng Võ, Vĩnh Lạc thời Minh Trung Quốc, 1 số ít tiền Cảnh Thống, Hồng Thuận cuối thời Lê Sơ và 1 mẫu Nguyên Hoà Thông Bảo triều vua Lê Trang Tông (1533-1548), 1 mẫu Gia Thái Thông Bảo triều vua Lê Thế Tông (1573-1577)thời hậu Lê. Đồng thời lẫn 1 mẫu tiền Nhật loại Hồng Võ Thông Bảo lưng tiền có chữ “Trị” được chế tác vào khoảng cuối triều vua Đinh Trung Diệp, đầu triều vua Gia Trị Mộc (1535-1585). Kế đó còn mẫu tiền Triều Tiên tên chữ Triều Tiên Thông Bảo của vua Diệc Thế Tông(1424). Như vậy đương nhiên mẫu Khai Hoà, không thể được chế tác muộn hơn thế kỷ thứ 16. Xét ở khía cạnh chế tác tiền theo khuynh hướng “dị thư”thì người Nhật vốn là bậc thầy. Họ đã có hẳn các tập tài liệu in giới thiệu về các loại tiền với lối chữ kỳ quặc này. 1 kiểu ký tự run rẩy, nghiêng ngửa với các nét sổ, dấu phảy cố ý mọc ra từ các con chữ khiến chúng ngộ nghĩnh chẳng giống với thông lệ. Người Việt cổ cũng có 1 số mẫu tiền sao chép được phóng tác không giống với nguyên bản, nhưng bên cạnh sự chuyển thể chúng vẫn còn có nét gì đó bị gò bó theo quy tắc mà làm mất đi tính tượng hình ở buổi sơ khai của những con chữ. Thực ra đây là 1 nét văn hoá độc đáo rất riêng của người Nhật. Họ cũng kế thừa những Hán tự như người Việt cổ nhưng có phần mạnh dạn trong phong cách thể hiện. Bởi bản thân Hán tự mỗi con chữ chúng đã vốn là 1 bức thư pháp, nên họ khai thác 1 cách tích cực hơn. Như vậy với việc đặc tả mẫu tiền rồi đem so sánh đối chứng, kết hợp với sự phân tích sàng lọc từ các thông tin. Đã hé mở cho ta được phép đưa ra giả thiết. Đây là mẫu tiền có dáng vẻ và tính chất “Nhật”hơn cả, nên đó phải là mẫu tiền do người Nhật cổ chế tác, và được ấn hành vào khoảng từ triều vua “Nhân Minh Thiên Hoàng Thừa Hoà”(1568) đến cuối triều vua “Đinh Trung Diệp”, đầu triều vua “Gia Trị Mộc”(1585). Bởi đây là mẫu tiền lạ và cực hiếm tới mức tất cả các ca ta lô nghiên cứu sưu tập tiền cổ của Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam đến thời điểm hiện nay chưa thấy có tài liệu nào có in hoặc nói tới mẫu tiền này. Tuy trong cuốn “Lịch đại cổ tiễn đồ thiết”của Trung Quốc phát hành 1985 ở phần cuối trong mục (đợi khảo)có in mẫu “Khai Hoà Thông Bảo”nhưng từ chất liệu tới kiểu dáng, kỹ thuật chế tác, mẫu tiền mang phong cách đặc trưng thời Tuỳ, Đường khác hoàn toàn phong cách mẫu tiền kể trên. Cũng bởi nó ở vào hoàn cảnh chớ trêu đến nỗi không có sử liệu nào đề cập tới nên tự nhiên dù cho nó dị thường, quý hiếm đến mấy cũng chẳng có danh phận, nhưng sự hiện diện mang dáng vẻ phá cách thượng lưu của nó khiến ta đinh ninh đó là mẫu tiền “chính triều”. Hẳn người thiết kế ra mẫu tiền phải có tâm hồn “nghệ sỹ”lắm mới sinh ra đồng tiền có chất nghệ thuật như vậy. Cũng bởi nó quá kỳ dị nên việc chế tác chỉ mang tính trình diễn thử nghiệm (tiền mẫu)…do đó “anh em”của nó quá ít ỏi nên phải xếp nó vào dạng “đặc hữu”mới xứng tầm?. Chỉ có chính sử là thiếu sót bỏ quên nó nên chính chúng ta những hậu thế của tiền nhân và phải có trách nhiệm trân trọng nâng niu bảo vệ và giữ gìn!
     

Ủng hộ diễn đàn