Những nhận biết về mẫu tiền Trần Công..và một số mẫu tiền trong giai đoạn lịch sử( 15

Chủ đề thuộc danh mục 'Diễn đàn sưu tập tiền xu việt nam' được đăng bởi tigon, 12/5/11.

  1. tigon

    tigon Active Member

    Copy bài viết của nhà sưu tầm tiền cổ Đào Văn Minh
    Điện thoại: 0986428900
    Địa chỉ: Sơn Tây-Hà Nội




    Tư liệu từ cuốn An Nam tuyền Phổ ở mục Lịch đại tiễn bộ do các nhà nghiên cứu sưu tầm tiền cổ Nhật Bản Biên soạn khi đề cập tới mẫu tiền Trần Công Tân Bảo bao gồm hình ảnh và một số các ghi chép: Thời Lê sơ triều Hồng Thuận năm thứ 8 có người ở châu Sơn Tây tên Trần Công Ninh khởi binh làm loạn chống lại triều đình.. đã cho đúc loại tiền có tên chữ Trần Công Tân Bảo đọc vòng từ phải xang trái ( có hình ảnh phô tô minh hoạ kèm theo)

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Cùng với thuyết minh trên họ còn dẫn bổ xung: cũng vẫn mẫu Trần Công Tân Bảo ở sách Đông phương tuyền chí các nhà sưu tầm lại cho rằng: Vào năm Hồng Thuận thứ 5( 1511) có người tự xưng dòng dõi nhà trần tên là Trần Tuân chiêu tập binh mã nổi dậy chống lại triều đình đã cho đúc mẫu tiền có tên chữ đọc đối Trần Tân Công Bảo..Như vậy chỉ cùng 1 mẫu tiền mà đã có tới 2 lai lịch và 2 cách đọc khác nhau không biết đâu đúng đâu sai?

    Lần giở các ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư các sử gia tuy không đề cập tới chuyện đúc, chế tác tiền tệ song có những đoạn ghi chép rất tỷ mỷ giai đoạn lịch sử từ khi Tương Dực đế lên trị vì:…Mùa đông tháng 11 ngày11, người làng Quang Bị huyện Bất Bạt là Trần Tuân làm loạn ở địa phương Sơn Tây( Tuân là cháu thượng thư lại bộ trước Trần Cận) …Vua sai Trịnh Duy Sản đem quân đi đánh. Bấy giờ quân của Tuân tiến sát đến huyện Từ Liêm( thuộc phủ Quốc Oai), quan quân thua trận, phải lui về đóng ở các xứ Đông Ngạc, Nhật Chiêu( thuộc làng Chèm và Nhật Tân ngày nay). Thế quân của Tuân rất mạnh, muốn tiến sát đến kinh thành. Nghĩa quốc công Nguyễn Văn Lang phải sai quân 6 vệ điện tiền kéo thuyền Tiểu thiên quang xuống sông, muốn đón vua lui về xứ Thanh Hoa để giữ hiểm…Vua quan nhà Lê đã phải điều động rất nhiều binh mã, quân sĩ và mất 1 thời gian dài sau đó mới tiêu diệt được Trần Tuân…Vẫn theo ghi chép trong sử ký…Bính tý năm thứ 8( 1516) mùa xuân tháng giêng có Trần Công Ninh nổi loạn ở xứ đò Hối huyện Yên Lãng. Ngày 23 vua thân đem các đại thần văn võ 5 phủ tiến qua sông Nhị phá tan được quân giặc…Như vậy các nhân vật được các nhà sưu tầm tiền nhận định so sánh với sử liệu là có thật tuy nhiên vẫn có sự mâu thuẫn về dư địa lý: Trong tài liệu nghiên cứu tiền các nhà sưu tầm Nhật Bản ghi Trần Công Ninh là người ở châu Sơn Tây đúc tiền, tài liệu Đông phương tuyền chí lại nhận định tiền là do Trần Tuân cho đúc?.

    Qua quan sát ta thấy các mẫu tiền được đăng hình ở các tài liệu tuy có các đặc điểm không tuyệt đối đồng nhất nhưng do là sản phẩm được chế tác bằng thủ công nên điều đó khá dễ hiểu. Loại tiền Trần Công là chỉ có 1 và duy nhất do 1 người cho đúc, còn ai là tác giả thì ta đi vào phân tích: Đa số các loại tiền cổ khi được chế tác đều có trên mình chúng những chữ nghĩa, ký tự mang hàm ý nhất định nào đó; như tên niên biểu, niên hiệu, hay 1 sự kiện có tính bước ngoặt lịch sử…Ví như tên chữ trên tiền Thuận Thiên Đại Bảo của vua Lý Thái Tổ khi ông đặt niên hiệu Thuận thiên năm 1010, hay mẫu tiền Vạn Kiếp Thông Bảo liên quan quan tới địa danh Vạn Kiếp lẫy lừng vào thời Trần…Rất tiếc thời điểm khai sinh ra mẫu tiền Trần Công trong bối cảnh lịch sử đặc biệt nhạy cảm nên chưa thấy có tài liệu nào nói năm đó người cho đúc lấy niên hiệu là gì? Tuy nhiên ở góc độ nhân thân ta vẫn thấy có sự trùng lắp nhất định: Thứ nhất tên chữ Trần Công trên tiền và trên người là có sự trùng lặp, 1 sự trùng lặp không thể ngẫu nhiên. Thứ 2 chữ “Tân” trên tiền theo Hán Nghĩa là sự mới mẻ cũng khá nhạy cảm với 1 người có họ Trần nhưng lại không phải dòng dõi nhà Trần như nhân vật Trần Công Ninh. Từ đó tuy có nhầm lẫn về địa danh ta thấy các nhà sưu tầm người Nhật nhận định tiền Trần Công Tân Bảo do Trần Công Ninh cho đúc là đúng và chỉ phải chỉnh sửa địa dư là tiền Trần Công..do Trần Công Ninh người xứ Yên Lãng( thuộc huyện Yên Lãng tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay) cho đúc để tiêu dùng trong quá trình mưu cầu sự nghiệp…chứ không phải nhân vật Trần Công Ninh người xứ Sơn Tây như ta tưởng từ trước đến nay. Tuy nhiên Trần Tuân; 1 nhân vật thuộc dòng dõi nhà Trần đã từng làm cho triều đình nhà Lê Sơ dưới triều vua Hồng Thuận nhiều phen khốn đốn…Với một tên tuổi lẫy lừng lại có thời gian hoạt động dài mà ông không cho đúc tiền tệ thì quả là điều đáng tiếc? Tiền Trần Công..tuy ít nhưng còn có hy vọng chúng sẽ phát lộ bởi Ông Trần Công Ninh nếu là người xứ Sơn Tây với cuộc khởi nghĩa kéo dài sẽ phải chế tác nhiều tiền tệ để tiêu dùng, song theo sử liệu ông lại là người xứ Yên Lãng với cuộc khởi nghĩa quá ngắn ngủi chắc hẳn ông sẽ chẳng đúc được nhiều tiền nên những mẫu tiền do ông để lại vốn đã hiếm lại càng hiếm hoi hơn?.



    …Tháng 3 ngày mồng 6( 1516) người trang Dưỡng Chân huyện Thuỷ Đường làm Thuần Mỹ điện giám là Trần Cảo làm loạn…Cảo mình mặc áo đen, quân đều trọc đầu, tự xưng là Đế Thích giáng sinh, tiếm xưng niên hiệu là Thiên Ứng…Về sau truyền ngôi cho con tên là Cung rồi cạo đầu làm sư…Người con lên ngôi tiếm hiệu là Tuyên Hoà. Tư liệu nghiên cứu tiền cổ của các nhà sưu tập tiền Nhật Bản và Trung Quốc lại đăng hình mẫu Tuyên Hoà Hữu Bảo( hình ảnh phô tô ở dưới)

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]


    với phụ chú khác: Triều vua Lê Chiêu Tông( Quang Thiệu năm thứ 2 Tây lịch 1517) Trần Cảo nhường ngôi cho con là Trần Thăng, và Trần Thăng sau khi lập niên hiệu Tuyên Hoà đã cho đúc mẫu tiền Tuyên Hoà Hữu Bảo…Có lẽ ta nên tôn trọng sử liệu và thống nhất mẫu tiền Tuyên Hoà Hữu Bảo là do Trần Cung con của Trần Cảo cho đúc khi lên ngôi lập ra niên hiệu Tuyên Hoà. Như vậy dù tiếm xưng hay tự phong thì 2 niên hiệu Thiên Ứng, Tuyên Hoà cũng đã tồn tại song cùng suốt chiều dài hàng ngàn năm dưới thời phong kiến Việt Nam. Niên hiệu Thiên Ứng với các mẫu tiền Thiên Khánh Thông Bảo tuy tên chữ không đồng nhất với tên niên hiệu nhưng cũng được các nhà sưu tập đưa vào diện “ Lịch đại tiễn bộ”như các loại tiền chính triều khác, tuy nhiên trên thực tế những mẫu tiền Thiên Khánh.. khi xuất lộ chúng vẫn cho ta có cảm giác chưa thật mãn nguyện bởi sự đa dạng về ký tự và chất liệu. Chỉ với 1 số năm ngắn ngủi xưng hùng xưng bá lại luôn bị triều đình tróc nã, truy đuổi; không biết ông có kịp cho đúc nhiều chủng loại tiền Thiên Khánh Thông Bảo mà cho tới ngày nay đã cách xa hàng 400 năm chúng vẫn xuất lộ khá đậm đặc? Rất tiếc chưa có được những giám định khoa học bằng phóng xạ C 14 để xác định tuổi cho chúng; bởi khi nhìn những mẫu tiền này ta vẫn có dự cảm chúng được chế tác cách xa nhau cả hàng trăm năm.( Đăng hình 2 đại diện có sự khác biệt để minh chứng)

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]



    Cũng như các mẫu tiền Thiên Khánh mẫu Tuyên Hoà Hữu Bảo cũng được các nhà sưu tập đưa vào diện “chính triều”Tuy có cùng bối cảnh lịch sử như nhau song niên hiệu Tuyên Hoà ra đời sau và có lẽ tồn tại ngắn ngủi hơn nên loại tiền Tuyên Hoà Hữu Bảo theo đó cũng được chế tác giảm đi để ngày nay chúng xuất lộ rất ít? Bên cạnh mẫu Tuyên Hoà Hữu Bảo xuất lộ 1 mẫu có tên chữ Tuyên Hoà Kiến Bảo(đăng hình ảnh minh hoạ ở dưới)

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    tuy tên chữ không đồng nhất nhưng hàm ý cứ khiến ta phải ngẫm ngợi: Chữ “Hữu” Hán nghĩa chỉ sự có lực lượng siêu nhiên là thần thánh ứng giúp, còn chữ “Kiến” chỉ sự tạo dựng ban đầu. Phải chăng “ vua Trần Cung” đồng thời cho chế tác 2 loại tiền Tuyên Hoà; 1 để nói lên việc tạo dựng niên hiệu, 1 để khảng định việc tạo dựng cơ đồ là do có thần thánh ứng giúp?.
     
    Last edited: 12/5/11
  2. Tôi là thành viên mới tham gia diễn đàn tienvietnam.vn để nghị Ban quản trị cho tôi cách bài trí các loại tiền của tôi nhé, tôi có các loại tiền xu, giấy qua các thời kỳ mà chẳng biết sắp xếp thế nào cho hợp lỵ:25:
     
  3. admin

    admin Administrator Staff Member

    Thân chào bạn trinhminhnhuan79, Không biết bạn đang hỏi cách đăng bài hay bạn đang cần 1 không gian trưng bày riêng? Nếu bạn hỏi về cách đăng bài thì xin mời bạn vào link này để xem, trong đó đã có hướng dẫn cụ thể rồi bạn ah:

    http://tienvietnam.vn/forum/cach-su-dung-dien-dan

    Còn nếu bạn cần 1 không gian để trưng bày hiện vật, xin bạn hãy gửi CMND và số điện thoại để BQT xác nhận thông tin (kèm theo nội dung hiện vật mà bạn muốn trưng bày).Nếu được BQT thông qua, Bộ phận đăng bài sẽ mở 1 room để bạn có thể trưng bày các vật phẩm của mình trong Phòng trưng bày của WEB.

    Thân chào!
     

Ủng hộ diễn đàn