Tên các đường phố, làng xã Hà Nội thế kỷ XIX – XX qua những lần thay đổi

Chủ đề thuộc danh mục 'Tư liệu ngoài sưu tập tiền' được đăng bởi youngboss1vn, 3/9/10.

  1. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    nguồn: Theo hanoi.gov.vn
    (Tên cũ: T cũ/ Pháp thuộc: Pth/Đầu cách mạng: cm/Tạm chiếm: tch/)

    A

    Ancien canal - Tên cũ phố Đào Duy Từ; Ancien canal nghĩa là Sông đào cũ.
    An Sơn - Ngõ ở Đường Đại La, gần ngã tư Trung Hiền (tên có vào khoảng năm 1930).
    An Thành - Ngõ ở đường Yên Phụ (phía Bắc) đi xuống bãi cát bờ sông Hồng. Khoảng năm 1940 có nhiều người các tỉnh đến lập nghiệp trồng trọt sinh sống ở bãi cát bồi sông Hồng.
    Án Sát Siêu - Tên cũ phố Nguyễn Văn Siêu.
    Anh Quốc - Tên phố Hàng Khay đặt trong thời tạm chiếm 1947 - 1954.
    An Xá Châu - Tên cũ làng Cơ Xá về thời Hậu Lê (trước kia thuộc trấn Kinh Bắc).
    Ấu Triệu - Phố ở cạnh Nhà Thờ Lớn, đất cũ thôn Châu Sơn và Minh Cầm (chỗ này là đất huyện lỵ cũ Thọ Xương về thời Tự Đức). Thời Pháp có tên là Ruelle Père Lecornu.
    Ấu Triệu nghĩa là Bà Triệu nhỏ, tên là Lê Thị Đàn người làng Thế Lại (Quảng Trị) tham gia phong trào Đông Du của Phan Bội Châu (năm 1903); bà bị Pháp bắt, tra khảo và đã tự tử năm 1928. Tên Ấu Triệu do Phan Bội Châu đặt trong tập Truyện Nghĩa liệt.
    Autigeon (Madame) - Tên cũ phố Đặng Tất (P.th).
    Madame Autigeon là người có sáng kiến mở lớp dạy nghề làm đăng ten, thuê ren (khoảng những năm 10 đầu thế kỷ), đào tạo nhiều thợ giỏi và truyền nghề cho nhiều người làng ở Hà Đông, Sơn Tây; là chủ khu nhà trông ra đường Quan Thành, giáp với phố Autigeon (Đặng Tất).
    Antoine (Soeur) - Rue Soeur Antoine- Tên cũ - phố Hàng Bột (P.th).
    Soeur Antoine, tên là Félicie Vacheron (1866-1925), nữ tu sĩ thuộc dòng Dames de Saint Paul de Chartres. Đến Bắc Kỳ năm 1889, làm trong Quân y viện. Thành lập ra Phòng phát thuốc Phủ Doãn, phòng này bị sung công năm 1904 để đổi thành Nhà thương Bảo hộ. Bà lại lập ra Trại Tế Bần Hàng Bột và bệnh viện Saint Paul Hàng Đẫy. Bà mất ở Hà Nội năm 1925.
     
    Last edited: 6/9/10
  2. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    B


    Ba Đình: Quảng trường. Thời Pháp thuộc là Rond point Puginier. Năm 1945 đổi là Quảng trường Ba Đình. Thời tam chiếm gọi là Vườn Hồng Bàng. Là đất cũ chỗ cửa Chính Tây thành trì Hà Nội.
    Tại Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập và tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
    Cũng tại đây đã dựng Lăng và nhà Bảo tàng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
    Cuộc khởi nghĩa chống Pháp năm 1886-1887 do Đinh Công Tráng, Hà Văn Mao, Cầm Bác Thước tổ chức tại Nga Sơn (Thanh Hoá), lấy ba làng Mỹ Khê, Thượng Thọ và Mậu Thình làm căn cứ; nơi đây có ba ngôi đình của ba làng được bố trí làm pháo đài cầm cự với địch, nên có tên là Ba Đình.
    Ba Lê - Tên vườn hoa cạnh Nhà Hát lớn đặt trong thời tạm chiếm 1947-1954 (Ba Lê phiên âm tên Paris).
    Ba Sao - Ngõ Ba Sao, tên cũ ngõ 151 Khâm Thiên. Ba Sao là tên của hàng làm nến; chủ hãng làm một dãy nhà cho thuê trong ngõ.
    Bà Huyện Thanh Quan - Tên phố ở chỗ đất cũ Cửa Tây thành Hà Nội. Thời Pháp thuộc gọi là Rue Résident Morel; năm 1946 gọi là phố Mạc Đĩnh Chi.
    Bà Huyện Thanh Quan, tên là Nguyễn Thị Hinh, vợ Lưu Nguyên Ôn (1804-1847) người làng Nghi Tàm. Bà là một nhà thơ, tác giả bài "Thăng Long hoài cổ"
    Bà Triệu - Đường phố có tên cũ nhân dân thường gọi là Phố Hàng Giò (đoạn phía bắc gần Hàng Khay); thời Pháp thuộc là hai phố boulevard Gia Long (từ Hàng Khay đến Rue Riquier tức Nguyễn Du bây giờ) và Rue Lê Lợi (đoạn phía Nam). Năm 1945, phố Bà Triệu chỉ có đoạn phố Bà Triệu đi từ Bờ Hồ đến tận đường Đại Cồ Việt. Phố Bà Triệu chạy dài trên đất các phường thôn cũ: Vũ Thạch - Phúc Lâm - Thể Giao - Vân Hồ.
    Ngõ Bà Triệu - ở đoạn dưới phố Bà Triệu, trước kia nhân dân quen gọi là Ngõ Trường Bắn (chỗ binh lính tập bắn).
    Bà Triệu: sử cũ gọi là Triệu ẨU, thần phả chép là Triệu Thị Trinh, người quận Cửu Chân (Nông Cống - Thanh Hoá). Bà cùng với anh là Triệu Quốc Đạt khởi nghĩa đánh quân đô hộ Giao Châu nhà Ngô (Mậu Thìn 248), cầm cự với địch được mấy năm. Có đền thờ ở xã Phú Điền (Thanh Hoá).
    Bắc Ninh - Tên cũ phố Nguyễn Hữu Huân thời Pháp thuộc có tên là Rue Bắc Ninh (người Pháp ghi trận đánh chiếm Bắc Ninh năm 1884). Đến 1940, đổi gọi là Rue Maréchal Pétain; thời kỳ Cách mạng và tạm chiếm gọi là phố Phan Thanh Giản.
    Bắc Sơn - Tên cũ con đường đi cạnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau Quảng trường Ba Đình.
    Vườn Bắc Sơn: tên cũ Vườn Bach Việt (tên đặt năm 1945).
    - Khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940 của nhân dân Võ Nhai và Tràng Định (Thái Nguyên) nhân khi quân Nhật đánh vào Lạng Sơn và quân Pháp thua chạy. Bị đàn áp cuối năm đó.
    Bách Thảo - Công viên rộng 18 hecta, lập ra năm 1890 ở trên đất cũ mấy làng Thanh Bảo, Ngọc Hà, Khán Xuân; giữa công viên có Núi Sưa trên có một toà miếu cổ cạnh công viên có Miếu Hội Đồng dựng từ giữa thế kỷ 19.
    Vườn Bách Thảo trồng các loại cây nhập của nước ngoài, trồng thí nghiệm và gây giống (có hàng trăm loại cây công nghiệp). Trong vườn có nuôi thú nên còn có tên gọi là Vườn Bách Thú. Tên Pháp là Jardin Botanique.
    Bách Việt - Tên vườn hoa Cửa Nam. Thời Pháp gọi là Place Neyret, ta thường gọi là Vườn hoa Bà Đàm Xoè vì có dựng bức tượng Thần Tự do, đúc theo mẫu Thần Tự do của nhà điêu khắc Bartholdi dựng ở lối vào cảng New York nước Mỹ.
    Bách Việt là tên chung của các bộ lạc người Việt thời nguyên thủy, cư trú tại phía Nam sông Dương Tử đến lưu vực sông Hồng, sông Mã.
    Bạch Mai - Tên cũ phường Hồng Mai, đến đời Tự Đức đổi là Bạch Mai (vì kiêng chưc Hồng tên huý nhà vua). Làng Bạch Mai thuộc tổng Kim Liên huyện Thọ Xương có 6 giáp: Tô - Hoàng - Mật - Nội - Nhất - Nhị. Phố Bạch Mai kể từ Ô Cầu Dền đến chợ Mơ ngã tư Trung Hiền. Có nhiều ngõ thông phố Bạch Mai với các xóm bên trong mang tên giáp và xóm.
    Bạch Thái Bưởi - Tên một phố nhỏ thông phố Nguyễn Hữu Huân với Bờ Sông, tên có từ 1945 hồi đầu cách mạng, nay đổi là Ngõ Nguyễn Hữu Huân. Thời Pháp thuộc gọi là Rue Hillaret.
    Bạch Thái Bưởi là một nhà kinh doanh đầu thế kỷ XX, có tàu chạy đường sông và khai mỏ than, một nhà tư sản dân tộc cạnh tranh được với tư sản người Hoa và người Pháp.
    Badens (général) - Tên phố thời Pháp thuộc, nay là phố Tôn Thất Thiệp, ở chỗ đất cũ múi khế góc đông nam thành trì.
    Pierre de Bades (1847-1897 ) sĩ quan cấp tướng người Pháp ở trong đội quân viễn chinh Pháp những năm đầu đánh chiếm Bắc Kỳ 1884 - 1886.
    Balny - Rue Balny là tên cũ phố Trần Nguyên Hãn thời Pháp thuộc.
    - Balny d' Avricourt Paul (1849-1873) là sĩ quan tuỳ tùng của Francis Garnier đã bị giết ở trận Cầu Giấy 1873 tại cổng đền Voi Phục.
    Bảng Nhãn Đông - Tên cũ phố Hàng Cháo thời Pháp thuộc. Bảng Nhãn Đôn là Lê Quý Đôn.
    Bảo Anh - Phố Bảo Anh thời Pháp thuộc gọi là Voie 206 bis ở góc phố Hàng Cháo; nay đổi là Ngõ Nguyễn Thái Học.
    Bảo Anh là Trại nuôi trẻ mồ côi do một nhóm nhà từ thiện lập ra vào khoảng những năm 30 có các bà phước trông coi. Sau năm 1954, nơi đây là Trường Thương binh hỏng mắt.
    Bảo Hưng - Cité Bảo Hưng là tên cũ ngõ Lê Văn Hưu I. Bảo Hưng là tên chủ đất có dãy nhà cho thuê ở trong ngõ.
    Báo Khánh - Tên phố ở phía tây Hồ Gươm, thời Pháp thuộc gọi là Rue Pottier; Báo Khánh là tên thôn do hai làng Khánh Thụy và Báo Thiên hợp nhất (giữa thế kỷ 19).
    Ngõ Bảo Khánh là ngõ thông Báo Khánh với phố Hàng Hành.
    Bảo Linh - Tên thôn cũ thuộc khu vực phố Hàng Tre.
    Báo Thiên - Phường Báo Thiên là tên đất cũ ở phía tây Hồ Gươm. Năm 1057 Lý Thánh Tông dựng chùa Sùng Khánh ở trên bờ hồ Lục Thuỷ (Hồ Gươm); chùa có một cây tháp cao gọi là Đại Thắng Tư Thiên Báo Tháp, tên thông thường là tháp Báo Thiên. Tháp và chùa bị phá huỷ từ hồi giặc Minh (thế kỷ 15). Năm 1884 nhà Chung mưu mô chiếm khu đất chân tháp cũ xây Nhà Thờ Lớn Hà Nội.
    Barona - Rue Barona tên cũ phố Liên Trì thời Pháp thuộc (đoạn phía bắc).
    - Barona: Đại uý người Pháp, chết ở Lạng Sơn năm1930.
    Bình Than - Vườn Bình Than: đất cũ thông Nhân Chiêu, thời Pháp là Square Gambetta (ngã tư Trần Thánh Tông và Trần Hưng Đạo).
    Hội nghị Bình Than (năm 1282) là một hội nghị quân sự vua tôi nhà Trần bàn và quyết định phương lược chống giặc Nguyên Mông Cổ xâm lược.
    Blane - Rue Julien Balanc: tên cũ phố phủ Doãn (P. th)
    Blanc - Julien, chủ hiệu thuốc tây Blanc phố Tràng Tiền và hội viên Hội đồng thành phố.
    Blockhaus Nord - Route Blockhaus Nord (đường Lô Cốt Bắc) tên cũ phố Phó Đức Chính (P. th).
    Khi quân Pháp mới đánh chiếm Hà Nội (1883) chúng có xây ở trên dốc đê Yên Phụ Cổ Ngư chỗ cửa ô cũ, một pháo đài để phòng thủ mặt tây bắc thành phố, trên con đường vào nội thành.
    Bobillot - Boulevard Bobillot , tên cũ phố Lê Thánh Tông thời Pháp thuộc.
    Bobillot Jules (1860 - 1885) là một trung sĩ trong quân đội viễn chinh Pháp được ghi công trong trận đánh nhau với quân Cờ Đen ở Tuyên Quang năm 1885.
    Boissiè, tên cũ phố Nguyễn Xí (P. th).
    Boissi? Jules (1863 - 1897 ) là một công chức nhỏ đồng thời là một nhà văn thuộc địa, tác giả cuốn Fumeurs d'opium. Chết ở Hà Nội 1897.
    Bôn Be - Phố Bôn Be -Vườn hoa Bôn Be. Tên phiên âm của Paul Bert (xem chữ này).
    Bonhour - Rue Bonhour, tên cũ phố Lê Lai (P. th), phần phía đông.
    - Louis Alphonse Bonhur (1864 - 1909). Toàn quyền Đông Dương (1908). Là một nhà sinh vật học. Tự tử ở Sài Gòn 1909.
    Bonifacy - Rue Antoine Bonnet, tên cũ phố Nguyễn Gia Thiều thời Pháp thuộc.
    Louis Marie Bonifacy ( 1850 - 19...), đến Bắc Kỳ năm 1894. Sĩ quan Pháp, công sứ Hà Giang 1911. Cộng tác viên của Viện Bác Cổ Viễn Đông (1902-1903), tác giả của nhiều sách nghiên cứu lịch sử, dân tộc học miền núi Bắc Kỳ.
    Bonifacy - Rue Antoine Bonnet, tên cũ phố Châu Long (P. th) đoạn phía bắc.
    Borgnis Desbordes - Rue Borgnis Desbordes, tên cũ phố Tràng Thi (P. th).
    Gustave Borgnis Desbordes (1839-1900, sĩ quan Pháp cấp tướng, đã tham gia nhiều cuộc chiến tranh thuộc địa. Đến Nam Kỳ năm 1868. Ra Bắc Kỳ năm 1884.
    Bourret - Rue Bourret, tên cũ phố Ngõ Trạm (P. th).
    Bát Tơ - (Phiên âm tiếng Pháp của Pasteur). Vườn Bát Tơ là công viên ở trước mặt Viện vi trùng học Pasteur, đất cũ thôn Yên Xá (xem chữ Pastuer).
    Beau - Rue Bernard de Beau, tên cũ phố Nguyễn Chế Nghĩa thời Pháp thuộc.
    Beauchamp - Avenue Beâuchamp là tên cũ phố Nguyễn Chế Nghĩa thời Pháp thuộc, từ dưới dốc Hàng Đào đến nhà Khai Trí Tiến Đức.
    De Beauchamp: tên một viên quan cai trị làm Đốc lý Hà Nội vào khoảng năm 1890.
    Bert (Paul)- Rue Paul Bert là tên cũ phố Tràng Tiền thời Pháp thuộc, đi từ Quảng trường Nhà Hát Lớn đến hết phố Hàng Khay.
    Square Paul Bert: tên cũ Vườn hoa Chí Linh, có tượng Paul Bert (đã bị gỡ bỏ năm 1945).
    Paul Bert (1838-1886) là một nhà sinh vật học kiêm làm chính trị; được cử sang Việt Nam làm Tổng sứ Trung Bắc Kỳ (Rðsident Général) năm 1885, chết ở Hà Nội cuối năm 1886.
    Berthe de Vilers - Rue Berthe de Vilers là tên cũ phố Đinh Công Tráng thời Pháp thuộc.
    Berth de Vilers - Vincent (1844-1883) sĩ quan Pháp theo Henri Rivière ra Bắc đánh thành Hà Nội, bị giết ở trận Cầu Giấy năm 1883.
    Beyliè - Rue Gènéral Beylié là tên cũ phố Hàng Chuối thời Pháp thuộc.
    Beylié Eugène de ( 1849-1910) sĩ quan cấp tướng đồng thời là một nhà khảo cổ học, có công trình nghiên cứu văn hoá Khmer. Ở Bắc Kỳ những năm 1885 - 1896; chết ở Luang Prabang năm 1910.
    Bích Câu - Phố Bích Câu thuộc đất hai thôn cũ Yên Trạch và Cát Linh. Tên cũ thời Pháp thuộc là Rue Graffeuil.
     
  3. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Phường Bích Câu có tên từ rất xưa, ở phía tây nam thành Thăng Long. Làng Bích Câu đạo quán, một ngôi đền có tính chất Đạo giáo. Đền được dựng lên do truyền thuyết Tú Uyên - Giáng Kiều (đề tài cho cuốn truyện Bích Câu kỳ ngộ củaVũ Quốc Trân). Đền bị phá huỷ năm 1947 vì chiến tranh, làm lại năm 1952.
    Bích Lưu - Tên làng xưa ở đầu phố Thợ Nhuộm; còn tích ngôi chùa Bích Lưu ở số nhà 64 Hai Bà Trưng và đình Bích Lưu ở cạnh chùa Bích Lưu.
    Bichot - Avenue Gðnéral Bichot, tên cũ phố Cửa Đông (P. th).
    Bichot Justin (1835-1908) tướng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Bắc Kỳ những năm 1883-1886.
    Bình Chuẩn - Phố Bình Chuẩn: tên phố Hàng Thùng đặt năm 1945.
    Bình Chuẩn là tên một chiếc tàu thuỷ của hãng Bạch Thái Bưởi đóng năm 1921 (chiếc tàu đầu tiên của người Việt Nam ở Bắc Kỳ).
    Bourrin - Rue Bourrin, tên cũ phố Yên Ninh (P. th).
    Claude Bourrin - Công chức Pháp, sống nhiều năm ở Hà Nội, là người hoạt động sân khấu (kịch Pháp) và tác giả hai cuốn Le Vieux Tonkin - Choses et gens d' Indochine.
    Bovet - Rue Bovet, tên cũ phố Yết Kiêu (P. th),
    Cité Bovet, tên cũ ngõ Yết Kiêu.
    Brière de l'Isle - Avenue Brière de I' Isle, tên cũ phố Hùng Vương (P.th).
    Louis Brière de I' Isele (1827 - 1896) sĩ quan cấp tướng trong quân đội viễn chinh Pháp, cầm quân ở Bắc Kỳ trong những năm 1884 - 1886.
    Bruisseau - Rue Capitaine Bruisseau, tên cũ phố Tống Duy Tân (P. th).
    Bùi Bá Ký - Phố Bùi Bá Ký, tên phố Tống Duy Tân thời kỳ đầu cách mạng 1945 - 1946.
    Bùi Bá Ký (thế kỷ 15), người Viên Nội (Chương Mỹ Hà Đông). Đỗ Hoàng Giáp năm 1448. Tác giả một số bài thơ chép trong Việt thi lục.
    Bùi Huy Bích - Phố Bùi Huy Bích, tên cũ phố Nguyễn Khắc Cần thời kỳ đầu cách mạng 1945-1946.
    Bùi Huy Bích (1744 - 1802), tự Tồn Am, người Định Công, huyện Thanh Trì, đỗ hoàng giáp năm 1769, làm quan đời Hậu Lê đến chức Tham tụng. Tác giả nhiều sách: Hoàng Việt thi văn tuyển, Tồn Am thi văn tập, Quốc triều chính điển....
    Bùi Quang Trinh - Phố Bùi Quang Trinh, tên cũ phố Triệu Việt Vương năm 1946.
    Bùi Thị Xuân - Phố đi dọc theo đất các thôn cũ Phục Cổ - Giáo phường và Phúc Lâm Tiểu. Thời Pháp thuộc là phố Duvigneau; thời tạm chiếm là phố Huyền Trân Công chúa; năm 1964 đổi là phố Bùi Thị Xuân.
    Bùi Thị Xuân, người đất Quy Nhơn, vợ Trần Quang Diệu, hai vợ chồng đều là dũng tướng của quân đội Tây Sơn. Phong trào Tây Sơn thất bại, bà bị bắt, bị Gia Long xử tử 1802.
    Bùi Viện - Phố Bùi Viện là tên cũ phố Phan Huy Ích từ năm 1947 đến 1964.
    Bùi Viện (1847 - 1878) người Trình phố - Trực Ninh - Thái Bình; đỗ cử nhân khoa Tự Đức 20 (1868); không làm quan, hoạt động chấn hưng kinh tế và cải cách chính trị, quân sự, đã đi ra nước ngoài (Mỹ).
    Bưởi - (Xem chữ Đường Bưởi)
    Bảo Toàn - Ngõ Bảo Toàn, cạnh số nhà 295 phố Khâm Thiên.
    Bãi Bóng - Ngõ ở đường phố Bạch Mai, đi vào khu Nhà tập thể lao động Mai Hương, cạnh số nhà 419. Chỗ đó là bãi bóng cũ nay là xóm nhà ở. Ngõ còn có tên là Mai Hương mới.
    Bãi Cát - Ngõ ở trong đầu phố Khâm Thiên (số 1b) đi vào khu nhà ở trước kia là bãi cát rộng.
     
  4. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    C


    Calmêtt - Rue Docteur Calmette, sau đổi là phố Yersin.
    Albert Calmette ( 1863-1933) là thày thuốc đã từng làm việc ở Đông Dương; ông cùng với bác sĩ Guérin tìm ra thuốc BCG phòng bệnh lao cho trẻ sơ sinh.
    Cambanère - Rue Cambanère, tên cũ phố Hàng Bút (P.th)
    Cambanère tên một nạn nhân chiến tranh có tính chất thời sự hơn là lịch sử.
    Cấm Chỉ - Phố Cấm Chỉ, tên một phố nhỏ sát góc thành đông nam cũ; thời Pháp là Rue Londe; năm 1954 gọi là Ngõ Hàng Bông L?; năm 1964 đổi tên là Ngõ Hàng Bông.
    Cấm Chỉ do con đường đi bên ngoài của Đại Hưng, mỗi khi có vua quan trảy qua, thường ngăn cấm giao thông từ chỗ này.
    Cantonnais - Rue des Cantonnais, tên cũ phố Hàng Ngang thời thuộc Pháp, nghĩa là phố của người Hoa kiều gốc Quảng Đông.
    Cao Bá Nhạ - Phố Cao Bá Nhạ, tên Ngõ Cầu Gỗ đặt trong thời tạm chiếm 1948-1954 (thời Pháp thuộc gọi là Rue Nguyễn Trọng Hợp).
    Cao Bá Nhạ (sinh năm 1808), anh em sinh đôi với Cao Bá Quát, quê ở làng Phú Thị (Huyện Gia Lâm).Bị liên luỵ vì vụ án chính trị Cao Bá Quát, phải đi trốn, sống với nghề dạy học, sau cũng bị bắt và bị hành tội. Tác giả Tự tình khúc.
    Cao Bá Quát - Phố Cao Bá Quát, đất cũ trong thành nội, chỗ hào Cửa Nam bị lấp. Tên cũ thời Pháp là Rue Tuyên Quang.
    Cao Bá Quát (18081855) người làng Phú Thị (Gia Lâm), nhà văn nổi tiếng hay chữ, tác giả Chu Thần thi tập. Làm huấn đạo, tham gia phong trào "giặc châu chấu" chống lại triều đình ở Mỹ Lương (Quốc Oai), bị tử trận. Nhà cũ của gia đình Cao Bá Quát ở gần phố này, chỗ Đình Ngang.
    Cao Đắc Minh - Rue Cao Đắc Minh, tên cũ phố Văn Miếu thời Pháp thuộc.
    Cao Đắc Minh người tỉnh Sơn Tây, phi công trong quân đội Pháp trong Chiến tranh thế giới I, chết vì tai nạn máy bay.
    Cao Đạt - Phố Cao Đạt, đất thôn cũ Hậu Phong Vân (Vân Hồ); thời thuộc Pháp là Voie H1.
    Cao Đạt, em Cao Thắng người làng Lễ Đường (Hương Sơn, Hà Tĩnh), tham gia cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng chống quân xâm lược Pháp. Bị bắt và bị xử tử năm 1891.
    Cao Thắng - Phố Cao Thắng, đất thôn Huyền Thiên cũ, thời thuộc Pháp gọi là Rue Grappin; năm 1945 gọi là phố Nguyễn Cảnh Chân.
    Cao ThắngC, người làng Lễ Đường (Hương Sơn - Hà Tĩnh) hai anh em theo nghĩa quân Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo, giỏi nghề chế tạo súng. Tử trận năm 1839.
    Carnot - Boulevard Carnot, tên cũ phố Phan Đình Phùng thời thuộc Pháp.
    Square Carnot, tên cũ Vườn hoa Vạn Xuân ở đầu Hàng Đậu.
    Sadi Carnot (1837-1894), kỹ sư và chính trị gia. Được bầu làm Tổng thống Pháp năm 1887; bị ám sát năm 1894.
    Carreau - Boulevard Carreau, tên cũ phố Lý Thường Kiệt thời Pháp thuộc.
    Pierre Paul Carreau (1836-1883) người Pháp gốc Martinique sĩ quan quân đội Pháp, đến Hà Nội với. H. Rivière; chết ở Hà Nội năm 1883.
    Cát Linh - Phố Cát Linh là đất cũ hai thôn Yên Trạch và Cát Linh (tổng Yên Thành).
    Phường Cát Linh ở phía Tây nam Thành Hà Nội, có nhiều hồ đầm, tại đây có Đền Bích Câu.
    Cầu Đất - Đường Cầu Đất năm 1965 đổi tên là Đường Hàm Tử Quan.
    Một con đường từ trên đê ra bến sông Hồng, trước đây là đường đất lầy lội khi có mưa, bụi cát khi hanh khô.
    Cầu Giấy - Phố Cầu Giấy, đất cũ thôn Thủ Lệ; phố mới có nhà những năm 50 từ ngã ba đường Giảng Võ đến đầu Đường Láng.
    Ô Cầu Giấy, tên gọi thông thường Cửa ô Thanh Bảo cuối thế kỷ 19, chỗ có những quán họp chợ bán giấy /
    Cầu Giấy là chiếc cầu nhỏ bằng gạch bắc qua sông Tô Lịch, lối đi Sơn Tây. Tại khu vực này đã diễn ra hai trận đánh quân Pháp năm 1873, quân ta đã giết Fr. Garnier, và năm 1883 giết H. Rivière.
    Cầu Gỗ - Phố Cầu Gỗ, đất cũ thôn Gia Ngư và phường Đông Hà; tên cũ thời Pháp là Rue du Pont en bois. Có tên Cầu Gỗ là vì phố đó có chiếc cầu bằng gỗ bắc qua một lạch nước thông hồ Hàng Đào với Hồ Gươm, đầu thế kỷ 20, cầu đó hãy còn.
    Champ de courses - Route du Champ de courses, tên cũ phố Đội Cận thời thuộc Pháp.
    Đường này đi đến Bãi Đua Ngựa ở thôn Vạn Phúc.
    Chân Cầm - Phố Chân Cầm thời Pháp thuộc có tên là Rue Lagisquet.
    Thôn Chân Cầm tên cũ là Minh Cầm, tương truyền ngày xưa có nghề sản xuất ra các loại đàn dùng cho âm nhạc cổ truyền.
    Chanceaulme - Rue Chanceaulme, tên cũ phố Triệu Việt Vương thời thuộc Pháp.
    Chân Hưng - Cité Chân Hưng, tên cũ Ngõ Hàng Cỏ. Chân Hưng là tên chủ đất xây nhà cho thuê trong xóm này.
    Chapuis - Rue Chapuis, tên cũ đoạn phố Trần Bình Trọng bên bờ phía đông hồ Thiền Quang (P.th).
    Chapuis là tên viên sĩ quan Pháp bị chết trong vụ nổ bom ở khách sạn Coq d' Or Hà Nội năm 1916.
    Charron - Rue Charron, tên cũ phố Mai Hắc Đế thời thuộc Pháp.
    Châu Long - Phố Châu Long ở trên đất thôn Châu Yên cũ. Phố mới mở vào những năm 20; trong phố có chùa Châu Long.
    Chavassieux - Avenue Chavassieux, tên cũ phố Lê Thạch thời thuộc Pháp.
    Square Chavassieux, tên cũ của Vườn hoa Diên Hồng (Người Hà Nội quen gọi là Vườn hoa Cóc Phun).
    Chavassieux là tên một viên thống sứ tại chức ở Bắc Kỳ vào những năm 1893-1894, và làm toàn quền Đông Dương năm 1894.
    Cléon - Ru Cléon, tên cũ Phạm Đình Hổ thời thuộc Pháp.
    Jean Nicolas Cléon (1857-191....) - Đến Nam Kỳ dạy học ở Trường Thông Ngôn, ra Bắc Kỳ năm 1887, làm phiên dịch ở Phủ Toàn quyền. Tác giả nhiều cuốn sách nghiên cứu về ngôn ngữ Việt Nam: Argot annamite - Lðgendes Tonkionses.
    Chi Lăng - Vườn hoa Chi Lăng, tên vườn hoa cạnh Cột Cờ. Trước đây chỗ này là một hồ rộng gọi là Hồ Voi; năm 1927, lấp hồ làm vườn hoa dựng đài kỷ niệm lính tử trận trong chiến tranh thế giới 1914 - 1918. Nhân dân quen gọi là Vườn hoa Canh Nông vì phía trước bệ tượng đài có hình người nông dân dắt trâu đi cày. Chi Lăng là một địa điểm hiểm trở thuộc tỉnh Lạng Sơn, nơi đã diễn ra mấy trận thắng lớn diệt quân giặc xâm lược: năm 1288 Phạm Ngũ Lão diệt quân Nguyên; năm 1406 quân nhà Hồ chặn đánh quân Minh; năm 1427 tướng Lê Sát chém Liễu Thăng diệt quân cứu viện của Minh.
    Chí Linh C - Vườn hoa Chí Linh, tên vườn hoa ở bên bờ phía đông Hồ Gươm, tên cũ thời Pháp thuộc là Vườn hoa Bôn Be, có nhà kèn, có tượng Paul Bert, nơi hàng năm ngày Hội Tây có duyệt binh.
    Chí Linh là một địa điểm hiểm yếu thuộc đất Thường Xuân, huyện Lang Chánh, Thanh Hoá: Lê Lợi những năm đầu cuộc khởi nghĩa chống quân đô hộ nhà Minh (1418-1419 và 1423) đã đặt căn cứ ở đây.
    Chợ Đồng Xuân - ngõ Chợ Đồng Xuân: một ngõ nhỏ ở cuối phố Hàng Chiếu đi vào phía bên cạnh Chợ Đồng Xuân. Nơi đây trước kia là chỗ giới thiệu người đi ở cho các gia đình.
    Chợ Đuổi - phố Chợ Đuổi là tên thường gọi của phố Tuệ Tĩnh; thời Pháp thuộc là Rue Goussard, trong thời tạm chiếm 1948 - 1954, Chợ Đuổi thành tên chính thức đến 1954.
    Gọi là Chợ Đuổi vì nơi đây chiều chiều tập trung các hàng rong sau giờ đóng cửa chợ Hôm.
    Chợ Gạo - Phố Chợ Gạo ở trên mấy thôn cũ Hương Bài, Hướng Nghĩa; thời Pháp thuộc gọi là Place du Commerce. Chỗ này xưa là nơi họp các người buôn bán gạo từ nông thôn vào thành phố.
    Chợ Khâm Thiên - Phố Chợ Khâm Thiên, đất cũ thôn Khâm Đức, đầu phố có chợ Khâm Thiên. Phố dài, nhiều ngõ.
    Chợ Mơ - Ngõ Chợ Mơ cũ: ngõ phố Bạch Mai cạnh số nhà 295. Trước kia Chợ Mơ họp ở đây, sau di xuống cuối phố, tại ngã tư Trung Hiền.
    Chợ Mới Mơ: chợ ở cuối phố Bạch Mai sát ngã tư Trung Hiền.
    Chùa Hương Tuyết - Ngõ chùa Hương Tuyết: ngõ phố Bạch Mai cạnh số nhà 205.
    Chùa Hương Tuyết thuộc xã Bạch Mai, thôn Mật.
    Chùa Liên Phái - Phố Chùa Liên Phái: ngõ phố Bạch Mai cạnh số nhà 182.
    Chùa Liên Phái là một ngôi chùa cổ dựng năm 1623, có Tháp Cửu Phẩm 11 tầng; chùa thuộc sơn môn Lâm Tế. Còn tên gọi là chùa Liên Tông.
    Chùa Một Cột - Phố Chùa Một Cột: đường phố ở trên đất giáp bên trong Cửa Tây thành cũ, thời thuộc Pháp có tên là Rue Elie Groleau.
    Chùa Một Cột: Chùa Cổ dựng từ thời Lý Thái Tông năm 1049, tên chữ là Diên Hựu Tự, ở thôn Thanh Bảo.
    Chùa Quan Thượng - phố Chùa Quan Thượng là tên đặt thay cho phố Jules Boissière có trong thời Pháp, ngày cách mạng 1945 mới thành công, nay là phố Nguyễn Xí.
    Chùa Quan Thượng tên chữ là Sùng Hưng Tự, Báo Ân Tự, xây năm 1848 ở thôn Cựu Lân; bị phá hoại khi quân Pháp đánh chiếm Hà Nội 1883-1884, chỉ còn sót lại ngọn tháp Hoà Phong trên bờ Hồ Gươm.
    Chùa Vua - Phố Chùa Vua ở đất làng Thịnh Yên, tên cũ thời Pháp thuộc là Voie 233 b
    Tại đây có đền thờ Vua Đế Thích, tương truyền là cao cờ. Đền dựng vào khoảng thế kỷ 15-16. Mở hội hàng năm vào ngày 9 tháng giêng âm lịch, có đánh cờ người.
    Chu Mạnh Trinh - Phố Chu Mạnh Trinh, năm 1945 - 1946 có tên là phố Đinh Công Tráng; thời tạm chiếm là Voie 163 (con đường ở phía sau Viện Pasteur).
    Chu Mạnh Trinh (1826-1905) người làng Phú Thị (Hưng Yên) đỗ tiến sĩ năm 1892. Là một nhà thơ lãng mạn, tác giả nhiều bài ca trù và Trúc Vân thi tập.
    Chương Dương Độ - Phố Chương Dương Độ, đất thôn cũ thuỷ cơ Đông Trạch, thuỷ cơ Kiếm Hồ; phố mới mở sau năm 1954.
    Chương Dương Độ ở trên sông Hồng thuộc huyện Thường Tín - Hà Đông nơi diễn ra trận đánh thắng quân Nguyên do Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản hiệp lực đánh giặc năm 1285.
    Chu Văn An - Phố Chu Văn An ở trên đất gần Cửa Tây bên trong thành cũ; thời thuộc Pháp là phố Van Vollenhoven.
     
  5. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Chu Văn An người đời Trần quê ở làng Quang Liệt đỗ Thái học sinh, làm quan nổi tiếng là trung thực; can vua không nghe, ông lui về quê dạy học. Ông mất năm 1370, được tùng tự ở Văn Miếu Thăng Long.Tác giả nhiều tập thơ văn và cuốn triết học Tứ thư thuyết ước.
    Cité Imobilière - Khu nhà trong khu vực Nhà Thờ Lớn.
    Clémenceau - Quai Clémenceau; tên cũ thời Pháp của Phố Trần Nhật Duật.
    Georges Clémenceau (1841-1929) là một chính khách của Pháp rất hùng biện; là Thủ tướng nổi tiếng trong thời kỳ Chiến tranh thế giới 1914-1918.
    Colomb - Tên cũ phố Phan Bội Châu thời thuộc Pháp.
    Commerce - Place du Commerce, tên tiếng Pháp phố Chợ Gạo.
    Cổ Am - Ngõ Cổ Am tên ngõ số 3 phố Lê Văn Hưu, đặt hồi đầu cách mạng 1945.
    Cổ Am là tên xã thuộc huyện Vĩnh Bảo Hải Dương, nơi đã nổ ra cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân Đảng năm 1930, sau đó làng bị máy bay Pháp đến triệt hạ.
    Cổ Ngư - Đường Cổ Ngư: Thời thuộc Pháp gọi là Route Maréchal Lyautey, nay gọi là Đường Thanh Niên.
    Cổ Ngư là con đê ngăn đôi Hồ Tây, phần hồ bên phía đông thành hồ Trúc Bạch đắp từ thời Hậu Lê đến thế kỷ 17.
    Concession - Rue de Concession : tên cũ thời Pháp thuộc phố Phạm Ngũ Lão.
    Concession nghĩa là đất nhượng địa, triều đình Huế cắt cho Pháp xây dựng khu Lãnh sự quán năm 1874.
    Cống Chéo Hàng Lược - Tên gọi thông thường của phố Hàng Lược; chỗ đó là lòng sông Tô Lịch đang bị lấp dở có một cái cống chảy qua phố ngang chỗ đề Phủ Từ, thời Pháp thuộc gọi là Rue Sông Tô Lịch.
    Cống Trắng - Ngõ Cống Trắng, ngõ thông ra phố Khâm Thiên.
    Cống Trắng là đoạn cống của một con ngòi lớn dẫn nước thải của thành phố nối hai hồ Văn Chương và Mỹ Đức; cống được cải tạo cho hợp vệ sinh năm 1954.
    Cổng Đục - Phố Cổng Đục thuộc đất thôn cũ Đông Thành; thời thuộc Pháp gọi là Ruelle des Etoffes.
    Tương truyền là khi con tường thành Hà Nội, đoạn này có chỗ tường bị đục thông vào trong thành là chỗ đi tắt thông qua cửa Chính Đông.
    Cổ Tân - Phố Cổ Tân, chỗ đất cuối thôn Cổ Tân xưa; thời thuộc Pháp gọi là Rue Maréchal Foch; thời tạm chiếm gọi là phố Trương Định; năm 1964 đổi là Cổ Tân.
    Cổ Tân có nghĩa là Bến cũ; bến đó năm 1592 có tên là Thảo Tân, Trịnh Tùng đem quân ra Thăng Long đánh họ Mạc, đã đổ bộ lên bến này. Năm 1595, triều đình Hậu Lê mở khoa thi Hội tại đây.
    Constan - Rue Gouverneur Gðnéral Constan, tên cũ phố Đoàn Trần Nghiệp thời thuộc Pháp.
    J. Ernest Constan (1833-1913), toàn quyền Đông Dương đầu tiên, tại chức năm 1887- 1888, một nhà ngoại giao và chính trị của Pháp.
    Cột Cờ - Phố Cột cờ, tên thông thường của đường phố từ Quảng trường Tròn chỗ Cửa Chính Đông cũ đến Cửa Nam qua chỗ chân Cột Cờ. Thời Pháp thuộc gọi là Avenue Puginier; sau Cách mạng tháng 8/1945 gọi là Đường Cột Cờ. Năm 1970 đổi tên là Đường Điện Biên Phủ. Cột Cờ thành Hà Nội xây năm 1808.
    Cột Đồng Hồ - Khoảng đất rộng chỗ ngã sáu mấy phố đi ra Bờ Sông, tại đầu đường Trần Nhật Duật. Chỗ đó trồng một cột sắt lớn trên đặt chiếc đồng hồ điện. Ngoài đê dưới mé sông là Bến Tàu thuỷ cũ của Hà Nội.
    Coulier - Rue Charles Courbet, tên cũ phố Khúc Hạo (P. th).
    Courbet - Boulevard Amiral Courbet, tên cũ phố Lý Thái Tổ thời thuộc Pháp.
    Prosper Courbet (1827-1885), Thuỷ sư đô đốc hải quân Pháp tham gia cuộc đánh chiếm Việt Nam năm 1883.
    Crévost - Rue Crévost, tên cũ thời Pháp thuộc của phố Hàn Thuyên.
    Crévost, viên chức Sở Nông lâm Đông Dương, năm 1919 làm giám đốc nhà Bảo tàng Maurice Long ở trong khu Đấu Xảo; có sáng kiến mở lớp dạy nhiều nghề thủ công làm hàng xuất khẩu bằng nguyên liệu địa phương và phổ biến cho dân nhiều làng ở Hà Đông - Hà Nam - Bắc Ninh.
    Cửa Bắc - Phố Cửa Bắc, đường phố từ cửa Chính Bắc cũ lên đê sông Hồng, chỗ cửa ô, phố đi qua đất các thôn Yên Duyên - Yên Ninh. Thời Pháp thuộc có tên là phố Đỗ Hữu Vy.
    Cửa Bắc thành Thăng Long thời Lý - Trần gọi là Cửa Diệu Đức; đời Nguyễn đắp lại thành, xây Cửa Chính Bắc cùng với bốn cửa thành khác. Tây phá thành Hà Nội, chỉ để lại có Cửa Bắc, còn các cửa khác thì không còn.
    Cửa Đông C - Phố Cửa Đông: phố đi từ thẳng cửa Chính Đông ra, qua đất các thôn Đông Thành, Đông Thành Thị. Thời thuộc Pháp gọi là Avenue Gðnéral Bichot. Cửa Đông thời Lý Trần gọi là cửa Tường Phù; đời Hậu Lê là Đông Tràng An; thời Nguyễn đây là Cửa Chính Đông thành Hà Nội.
    Cửa Nam- Phố Cửa Nam ở trên đất hai thôn cũ Vĩnh Xương và Yên Trung Hạ. Tên cũ thời thuộc Pháp là Rue Neyret.
    Vườn hoa Cửa Nam, trước cũng có tên là Place Neyret nhưng nhân dân thường gọi là Vườn hoa Bàđầm xoè vì có đặt pho tượng đồng Thần Tự do.
    Cửa Nam: Thời Lý - Trần và Hậu Lê, thành Thăng Long chỉ mở một cửa ở tường thành phía nam với cái tên là cửa Đại Hưng; nhà Nguyễn cho đắp lại thành Thăng Long, phía nam mở ra hai cửa Đông Nam và Tây Nam. Cửa Nam bị bịt kín năm Minh Mạng 1831.
    Bên ngoài Cửa Nam có đình Quảng Văn (sau gọi là Quảng Minh) là nơi yết những chiếu chỉ của triều đình.
    Cổng Bách Khoa - Ngõ trên đường phố Bạch Mai đi vào khu trường Đại học Bách Khoa (cổng sau), cạnh số nhà 350.
    Cổng Gạch - Ngõ trên đường phố Bạch Mai, cạnh số nhà 335, trước kia có chiếc cổng xây bằng gạch; còn có tên là ngõ Mai Hương cũ.
    Chả Cá - Phố Chả Cá, đất thôn cũ Đồng Thuận. Trước kia phố này gọi là phố Hàng Sơn (tên chữ Pháp là Rue de la laque)
    Sau đầu thế kỷ 20, trong phố không còn gia đình nào buôn sơn Phú Thọ nữa, mà lại có cửa hàng của họ Đoàn làm món đặc sản là chả cá (hiệu Lã Vọng) nên người ta quen gọi là Phố Chả Cá và thành tên chính thức.
     
  6. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    D


    Daurelle - Rue René Daurelle, tên cũ phố Nguyễn Bỉnh Khiêm thời thuộc Pháp, đất thôn cũ Thiền Quang.
    Daurelle: Tên một đại biểu Hội đồng thành phố (1888 - 1906) và là một nhà kinh doanh lâu năm.
    Dã Tượng - Phố Dã Tượng, phố ở trên đất thôn cũ Phụ Khánh. Tên thời thuộc Pháp là Rue Lambert.
    Dã Tượng là gia nô của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, có sức khoẻ (như voi rừng), lập được nhiều chiến công trong cuộc chiến tranh chống quân Nguyên 1285-1288.
    Dân Chủ Cộng Hoà - Phố Dân Chủ Cộng Hoà, tên phố Cột Cờ sau Cách mạng tháng Tám 1945; tên cũ thời Pháp thuộc là Avenue Puginier.
    Dân Quyền - Phố Dân Quyền, tên phố Hoàng Văn Thụ. Sau Cách mạng tháng Tám 1945; tên cũ thời thuộc Pháp là Avenue de la Rðpublique.
    Delorme - Rue Delorme, tên phố Trần Bình Trọng (P. th).
    Destenay - Rue Destenay tên cũ phố Nguyễn Cảnh Chân thời thuộc Pháp.
    Destenay - Tên một Đốc lý Hà Nội (1901-1903), sau làm Thống sứ Bắc Kỳ (tại chức vào những năm 1913-1914)
    Deux Soeurs - Rue Deux Soeurs (Nghĩa là Hai chị em tức Hai Bà Trưng), tên cũ thời thuộc Pháp của một đoạn phố Trúc Bạch (hai đoạn khác là Voie 95 - Voie 96),
    Deydier - Rue Monseigneur Deydier, tên cũ phố Phan Huy Ích (P. th)
    Diên Hồng - Vườn hoa Diên Hồng, đất thôn cũ Cựu Súng ở bên bờ phía đông Hồ Gươm.Thời thuộc Pháp gọi là Square Chavassieux, nhân dân ta thường chỉ biết đến tên thông thường đó là Vườn hoa Cóc phun, vì giữa vườn có một đài tưởng niệm bằng đá, bốn phía có một bầy cóc bằng đồng phun nước máy vào bể ở chân đài.
    Diên HồngD là tên một cung điện trong Hoàng thành Thăng Long, tại đây vua Trần Nhân Tông đã mời các đại biểu bô lão trong nước đến bàn quyết tâm chống lại dã tâm xâm lược của giặc Nguyên ( 1284).
    Dieulefils - Rue Dieulefils , tên cũ phố Đặng Dung thời Pháp thuộc.
    Dieulefils là nhà nhiếp ảnh đã chụp rất nhiều ảnh bưu thiếp về phong cảnh, di tích lịch sử và cảnh sinh hoạt phố xá của Hà Nội và Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20.
    Digue nouvelle - Tên phố Nguyễn Khoái thời thuộc Pháp (Digue nouvelle) nghĩa là đê mới đắp.
    Dominé - Anvenue Donminé, tên cũ phố Lê Lai thời thuộc Pháp.
    More Dominé (1848-1921) đại uý trong quân đội viễn chinh Pháp ở Bắc Kỳ được tuyên dương có công chúng giữ thành Tuyên Quang trước sự tấn công của quân Cờ Đen năm 1885.
    Doudra de Lagrée - Boulevard Doudard de Lagrée, tên cũ phố Hàm Long thời thuộc Pháp.
    Ernest Doudard de Lagrée là sĩ quan hải quân Pháp đã từng thám hiểm sông MêKông, đi từ Nam Kỳ ngược lên đất Lào năm 1870.
    Doumer - Avenue Paul Doumer, tên cũ phố Bắc Sơn thời Pháp thuộc; thời tạm chiếm gọi là phố Nguyễn Lâm.
    Paul Doumer, tên cũ cầu Long Biên.
    Paul Doumer ( 1857-1932), nhà chính trị Pháp, làm Toàn quyền Đông Dương năm 1896, đặt kế hoạch làm đường xe lửa và bắc cầu sông Cái. Sau làm Tổng thống nước Pháp và bị ám sát năm 1932. Tác giả cuốn Souvenirs về Việt Nam.
    Dronet - Ruelle Pỡre Dronet, tên cũ phố Thọ Xương thời Pháp.
    Père Dronet: một cố đạo nhiều năm giữ chức cha xứ ở Nhà thờ Lớn Hà Nội.
    Dofourcq - Rue Dufourcq, tên cũ đoạn cuối phố Nguyễn Du (giáp đường Nam Bộ), thời thuộc Pháp.
    Dufourq: một công chức nhỏ kiêm nghề làm vườn trồng hoa và rau.Có khu vườn ươm ở chỗ nghĩa địa công giáo cũ phía sau Đấu Xảo, sát Đường Nam Bộ.
    Dupuis - Rue Jean Dupuis, tên cũ phố Hàng Chiếu thời thuộc Pháp; nhân dân ta chỉ gọi phố đó là Phố Mới.
    Jean Dupuis là tên lái buôn phiêu lưu người Pháp; năm 1872 đến Bắc Kỳ, gây chuyện với quan tỉnh Hà Nội, tạo điều kiện để quân Pháp đánh chiếm Hà Nội năm 1873.
    Duranton - Rue Duranton, tên cũ phố Nguyễn Thiếp ( P. th)
    Duranton, là quan cai trị Pháp, đã từng làm Hiệp lý Hà Nội và Công sứ Cầu Đơ (Hà Đông) vào năm 1903-1906.
    Dutreuil des Rhins -Rue Dutreuil des Rhins, tên cũ phố Nguyễn Khắc Cần thời thuộc Pháp.
    Jules Lé on Dutreuil des Rhins ( 1846-1894), sĩ quan hải quân Pháp, đã từng thám hiểm nhiều nước Đông Dương, Tây Tạng, Trung Quốc. Đã vẽ tập bản đồ bờ biển Việt Nam ( 1870),.
    Duvigneau - Rue Duvigneau , tên cũ phố Bùi Thị Xuân thời Pháp thuộc.
    Duvillier - Rue Duvigneau, tên cũ phố Nguyễn Thái Học (tên thông thường là Hàng Đẫy t) thời thuộc Pháp.
    Duvillier, viên quan cai trị Pháp, đã từng làm Công sứ Nam Định và Đốc lý Hà Nội. 1945.
    Ngõ Duy Tân, bây giờ là Ngõ Huế.
    Duy Tân, tên là Vĩnh San, lên ngôi vua năm 1907, ông tham gia cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Trần Cao Vân năm 1916. Bị Pháp đày sang đảo Rðunion. Chết vì tai nạn máy bay năm 1948.
    Dương Thị Ái - Phố Dương Thị ÁI, tên đặt cho Đường Lương Yên sau Cách mạng tháng Tám 1945; thời Pháp thuộc được đánh số là Voie 159 Lò Lợn.
    Dương Văn Đôn - Phố Dương Văn Đôn, tên đặt cho đường phố cũ thời Pháp Voie 158 b (Lò Lợn) sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945.
     
  7. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Đ


    Đại Cồ Việt - Đường Đại Cồ Việt, đất cũ phường Yên Thọ và thôn Kim Liên; thời Pháp thuộc đó là những đoạn đường đánh số Voie 164-Voie 202 -Voie 222.
    Đại Cồ Việt là quốc hiệu nước ta về thời Đinh và Tiền Lê (thế kỷ 10).
    Đại La - Cité Đại Lợi, tên cũ Ngõ Trần Xuân Soạn.
    Đại Lợi là tên chủ đất đã xâydãy nhà cho thuê trong ngõ này.
    Đắc Lộ - Bia Alecxandre de Rhodes, đặt ở quảng trường cạnh đền bà Kiệu bên bờ Hồ Gươm.
    Đắc Lộ là tên phiên âm của Alecxandre de Rhodes, cố đạo người Pháp, sang Việt Nam vào thế kỷ 17, đã có công góp vào việc hoàn chỉnh chữ viết Quốc Ngữ.
    Đại Đồng - Ngõ Đại Đồng (còn gọi là Ngõ Giếng), ở cạnh số nhà 160 phố Khâm Thiên.
    Đào Duy Từ - Phố Đào Duy Từ
    Đào Duy Từ - Phố Đào Duy Từ đất thôn cũ Tiền Trung; tên thời thuộc Pháp là Rue Ancien Canal.
    Ngõ Đào Duy Từ, thời Pháp gọi là Ngõ Sầm Công; thời tạm chiếm là phố Tôn Thất Yên.
    Đào Duy Từ (1572 - 1634) người làng Hoa Trai (h. Tĩnh Gia - Thanh Hoá), có tài chính trị quân sự, gíup chúa Nguyễn xây dựng Đàng Trong, đắp luỹ Thày (1631) và luỹ Trường Dục (1630). Tác giả sách l ý luận quân sự: Hổ tướng xu cơ.
    Đề Tương Thuận - Ngõ Đề Tương Thuận, đất thôn Mỹ Đức, ngõ thông ra phố Khâm Thien cạnh số nhà 30.
    Đền Tương Thuận của giáp Tương Thuận (một trong bốn giáp của thôn Mỹ Đức, thờ Trần Hưng Đạo.
    Điện Biên Phủ - Phố Điện Biên Phủ, tên mới đặt năm 1970 cho đường Cột Cờ; tên cũ thời Pháp là Avenue Puginier.
    Điện Biên Phủ là một địa danh ở Tây Bắc, thuộc tỉnh Lai Châu; tại thung lũng này đã diễn ra một cuộc chiến đấu ác liệt và quân ta đánh bại đạo quân đóng trong tập đoàn cứ điểm (đầu năm 1954), có tác dụng quyết định làm kết thúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp dài chín năm .
    Đặng Dung - Phố Đặng Dung, đất thôn cũ Tân Yên; thời thuộc Pháp có tên là Voie 94-95-96.
    Đặng Dung, người huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) con của Đặng Tất. Ông giúp nghĩa quân Trần Quý Khoáng chống giặc Minh xâm lược, năm1414 bị bắt giải về Trung Quốc, giữa đường đi ông đã tự tử cùng với vua Trần.
    Đặng Đình Nhân - Phố Đặng Đình Nhân, tên cũ phố Đỗ Hành đặt sau Cách mạng tháng Tám; thời Pháp là Rue Hautefeuille.
    Đặng Đình Nhân (gọi là Đội Nhân) hạ sĩ quan trong quân đội Pháp, người làng Tương Mai, cầm đầu binh lính trong vụ Hà Thành đầu độc và bị Pháp đem xử tử năm1908.
    Đặng Tất - Phố Đặng Tất, đất cũ thôn Yên Duyên; tên cũ thời Pháp là Rue MadameAutigeon.
    Đặng Tất, người huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) giúp vua Trần Giản Định chống giặc Minh xâm lược; ông bị mắc mưu dèm pha và bị sát hại năm 1409. Ông sinh ra Đặng Dung, hai cha con đều chết vì việc nghĩa.
    Đặng Thái Thân - Phố Đặng Thái Thân, ở trong khu vực Đồn Thuỷ; thời thuộc Pháp là Rue Laubarède.
    Đặng Thái Thân (1873-1910), tự là Ngư Hải, người làng Hải Côn, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, ông là một yếu nhân trong phong trào Việt Nam Quang Phục và Đông Du; bị địch vây bắt, ông đã dùng súng giết mấy tên rồi tự sát.
    Đặng Tiến Đông - Phố Đặng Tiến Đông, tên mới đặt năm 1980 cho con đường từ phố Tây Sơn vào ấp Thái Hà, đi cạnh gò Đống Đa.
    Đặng Trần Côn - Phố Đặng Trần Côn, ở trên đất thôn cũ Cận Tú Uyên và Yên Phù; tên thời Pháp là Rue Al. De Rhodes; năm 1945 gọi là phố Bích Câu.
    Đặng Trần Côn, người làng Hạ Đình (Mọc), h. Thanh Trì - Hà Đông. Tác giả bảnh Chinh phụ ngâm chữ Hán.
    Đinh Công Tráng - phố Đinh Công Tráng, trên đất thôn cũ Cơ Xá Hạ; tên cũ thời Pháp là Rue Berthe de Vilers.
    Đinh Công Tráng, người Thanh Hoá, lãnh tụ trong phong trào Cần Vương ở quê ông, lập căn cứ Ba Đình chống quân xâm lược Pháp trong những năm 1885-1887. Bị tử trận năm 1887.
    Đinh Lễ - Phố Đinh Lễ, ở trên đất thôn cũ Cựu Súng, thời Pháp có tên là Rue Fourés.
    Đinh Lễ, người Lam Sơn (Thanh Hoá) một trong số những tướng tá theo Lê Lợi khởi nghĩa từ buổi đầu chống giặc Minh xâm lược, lập nhiều chiến công; bị giặc trong một trận đánh năm 1427và bị giết chết.
    Đinh Liệt - Phố Đinh Liệt, ở trên đất cũ Gia Ngư và Hương Minh; tên cũ thời Pháp là Rue O' denhal.
    Đinh Liệt, người Lam Sơn, Thanh Hoá, em Đinh Lễ; một trong số những danh tướng của Lê Lợi trong phong trào khởi nghĩa đánh đuổi giặc Minh xâm lược (1414-1427).
    Đinh Tiên Hoàng - Phố Đinh Tiên Hoàng là con đường vòng quanh trên bờ phía bắc và phía đông Hồ Gươm; tên cũ thời Pháp thuộc là A venue F. Garnier. Đất cũ những thôn Hương Minh - Tả Vọng - Hậu Lâ.
    Rue Đinh Tiên Hoàng, tên cũ thời Pháp thuộc của phố Trần Quý Cáp.
    Đinh Tiên Hoàng, tên là Đinh Bộ Lĩnh, người Hoa Lư, ông đã dẹp yên mười hai sứ quân cát cứ, thống nhất đất nước đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt; ông làm vua từ năm 967. Về sau bị ám hại.
    Đình - Ngõ Đình, một ngõ ở phố Nam Đồng, cạnh số nhà 71.
    Đình Đại - Ngõ Đình Đại, ngõ ở phố Bạch Mai cạnh số nhà 189 đi vào trong làng Bạch Mai xóm Đình Đông.
    Ngõ Đình Đông, ở đầu phố Nam Đồng, bên trong có Đình Đông Các của Thôn Trung.
    Đình Ngang - phố Đình Ngang, trên đất thôn cũ Yên Trung Hạ, thời Pháp thuộc gọi là Rue Tour de la Citadelle.
    Về thời Hậu Lê, chỗ này có ngôi nhà Hoành Đình, tức là một trụ sở đặt ngang đường Hàng Bông Lờ để kiểm soát giấy tờ người ra vào trong Thành qua Cửa Nam.
    Đoàn Kết - Tên đặt cho nhiều ngõ xóm sau khi hoà bình lập lại tiếp quản thủ đô năm 1954:
    - Xóm bãi cát bờ sông Hồng, sau đổi là phố Bạch Đằng.
    - Ngõ cuối phố Khâm Thiên cạnh số nhà 374.
    Đoàn Thị Điểm - Phố Đoàn Thị Điểm, trên đất thôn cũ Dao Trì; thời Pháp có tên là Rue Tholance.
     
  8. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Đoàn Thị Điểm (1705-1748) người làng Hiến Phạm (h. Văn Giang - Hưng Yên), vợ Nguyễn Kiều. Bà là tác giả Truyền Kỳ tân phả và dịch giả Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.
    Đoàn Trần Nghiệp - Phố Đoàn Trần Nghiệp, trên đất thôn cũ Long Hồ và Hậu Phong Vân; thời Pháp thuộc là Rue Gðnéral Coustan.
    Đoàn Trần Nghiệp § (còn có tên là Ký Con) người làng khúc Thuỷ (Thanh Oai - Hà Đông), gia đình ở Phố Hàng Sơn, ông là đảng viên hoạt động tích cực, trưởng ban ám sát của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Bị Pháp bắt và xử tử năm 1913, sau khi bị truy lùng và đã trốn tránh nhiều tháng ở trong khu vực này.
    Đô Lương - Phố Đô Lương, tên đặt sau Cách mạng thángTám cho con đường mới được người Pháp đánh số là Voie 267; chỗ đó là đất cũ Vân Hồ.
    Đô Lương, đồn quân cũ của Pháp thuộc tỉnh Nghệ An, nơi đây đã nổ ra cuộc khởi nghĩa của binh lính do Nguyễn Văn Cung lãnh đạo (năm 1914).
    Đỗ Hành - phố Đỗ Hành, đất thôn cũ Tiên Mỹ; thời thuộc Pháp là Rue Hautefeuille; năm 1945 sau Cách mạng tháng Tám đổi gọi là phố Đặng Đình Nhân.
    Đỗ Hành là một danh tướng thời Trần Nhân Tông, trong kháng chiến chống quân Nguyên, đã bắt sống được Ô Mã Nhi ở trận Bạch Đằng năm 1288.
    Đỗ Hữu Vy - Rue Đỗ Hữu Vy tên cũ phố Cửa Bắc thời thuộc Pháp.
    Đỗ Hữu Vy, người Nam Kỳ, là sĩ quan phi công trong quân đội Pháp, chết năm 1917 trong chiến tranh thế giới I.
    Đỗ Quyên - Phố Đỗ Quyên, tên đặt thay cho phố Hà Văn Ký của người Pháp; nay đổi là phố Vũ Lợi.
    Đốc Ngữ - Phố Đốc Ngữ, tên mới đặt năm 1986 cho con đường nối phố Hoàng Hoa Thám với Phố Đội Cấn; trước đó con đường có tên là phố Quần Ngựa vì nó đi ngang cổng bãi Quần Ngựa ngày xưa.
    Nguyễn Đình Ngữ (1844 - 1892) một thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp ở vùng Sông Đà - Ba Vì trong những năm 1885 - 1892; ông là người làng Đường Lâm tỉnh Sơn Tây cũ.
    Độc Lập - Vườn Độc Lập; tên đặt sau Cách mạng tháng Tám thay cho quảng trường Ba Đình (tên cũ thời Pháp là Rond Point Puginier); tên Độc Lập là vì tại đây năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, nhưng nhiều người lại nhớ tên Ba Đình hơn là Độc Lập.
    Đội Cấn - Phố Đội Cấn, trên đất mấy làng Vạn Phúc, Liễu Giai thời Pháp có tên là Route du Champ de courses dân ta gọi là Đường Mới Quần Ngựa.
    Trịnh Văn Cấn, người làng Yên Nhiên (h. Vĩnh Tường - Vĩnh Yên), đội khố xanh đóng ở Thái Nguyên, theo Lương Ngọc Quyến Khởi nghĩa đánh úp quân Pháp và chiếm thành phố (1917). Bị thua và bị lùng bắt ông đã tự tử (1918).
    Đội Cung - Phố Đội Cung, ở trên đất thôn Long Hồ cũ và Vân Hồ, thời Pháp thuộc con đường được đánh số Voie L 4; năm 1954 gọi là phố Thái Phiên.
    Nguyễn Văn CungN, người tỉnh Thanh Hoá, làm đội khố xanh; năm 1941 ông đã cùng binh lính nổi dậy chống Pháp, chiếm đồn Đô Lương và kéo quân về thị xã Vinh. Bị thất bại, bị bắt và bị xử tử.
    Đồn Thuỷ - Đồn Thuỷ quân cũ của tỉnh Hà Nội phòng vệ phía nam thành phố trên con đường thuỷ Sông Hồng. Đất thuộc địa phận Cơ Xá Nam.
    Năm 1873 triều đình Huế cắt đất này ch Pháp để lập Lãnh sự quán, và nơi đây đã thành căn cứ của đế quốc Pháp để tấn công và chiếm thành Hà Nội năm 1883.
    Đông Hà - Cửa Đông Hà, có tên gọi thông thường là Cửa Ô Quan Chưởng, ở phường Đông Hà, chỗ đầu phố Hàng Chiếu. Là một trong số mười sáu cửa ô của Hà Nội còn sót lại không bị người Pháp phá bỏ khi mở mang phố xá.
    Đông Kinh Nghĩa Thục - Vườn Đông Kinh Nghĩa Thục, ở trên bờ tây bắc Hồ Gươm, chỗ cuối dốc Hàng Đạo, tên cũ thời Pháp là Place Négrier.
    Đông KinhNghĩa Thục là tên một trường tư thục do một số nhà nho yêu nước tiến bộ mở ra ở phố Hàng Đào với mục đích tuyên truyền tư tưởng của phong trào Duy Tân. Trường mở tháng 3 năm 1908 thì đến tháng 10 đã bị thực dân bắt đóng cửa và tìm cớ làm án tù đầy những người tham gia phong trào đó.
    Đông Thái - Phố Đông Thái, ở trên đất một giáp cũ của phường Hà Khẩu. Có ngôi đền Đông Thái ở ngôi nhà số 6.
    Đồng Khánh - Boulevard Đồng Khánh, tên cũ phố Hàng Bài thời thuộc Pháp.
    Đồng Khánh là niên hiệu vua Nguyễn Cảnh Tông (tên là Ưng Xuy) được người Pháp đặt tên làm vu sau khi Hàm Nghi bỏ kinh thành Huế lên Sơn Phòng chống Pháp.
    Đồng Nhân - Phố Đồng Nhân, mới có trên đất thôn cũ Đồng Nhân, một thôn phụ của làng Đồng Nhân ngoài bờ sông, có đền thờ Hai Bà Trưng.
    Đồng Xuân - Chợ Đồng Xuân, thành lập vào cuối thế kỷ 19 trên đất thôn Đồng Xuân.
    Phố Đồng Xuân: Phố ở mặt trước Chợ Đồng Xuân, thời Pháp thuộc gọi là Rue du Riz (phố Hàng Gạo).
    Đuôi Cá - Tên gọi thông thường của đoạn phố Trương Định chỗ nối với ngã ba đường đi Văn Điển (nay gọi là Đường Giải Phóng).Gọi là Đuôi Cá vì chỗ ngã ba hai con đường vào thành phố chẽ ra như hình đuôi con cá.
    Đức Khánh - Impasse Đức Khánh, tên cũ Ngõ Hàm Long 2.Đức Khánh là tên thôn cũ ở địa điểm này.
    Đường Bưởi - Tên gọi đoạn luỹ đất từ Chợ Bưởi đến ngã tư Cầu Giấy.
    Đường Láng - Tên gọi đoạn đường dọc sông Tô Lịch từ Cầu Giấy đến Ngã Tư Sở, qua đất ba làng Láng.
    Đường Thành - Phố Đường Thành, ở trên đất thôn cũ Đông Thành và Cổ Vũ; thời thuộc Pháp gọi là Rue dela Citadelle.
     
  9. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    E - F


    Eckert - Square Eckert , tên cũ Vườn hoa Tây Hồ thời thuộc Pháp.
    Eckert , viên quan cai trị người Pháp, đã có thời kỳ làm Đốc lý Hà Nội (một trong "tứ hung " trong giới quan lại thực dân: nhất Đạc ( Darles,) nhì Ke (Eckert); tam Be (De Galembert), tứ Bích (Brides).
    Faure - Boulevard Félix Faure, tên cũ phố Trần Phú thời thuộc Pháp; thời tạm chiếm là phố Hàm Nghi.
    Félix Faure (1841-1899), một nhà kinh doanh kiêm nhà chính trị, tổng thống nước Pháp từ 1895 đến 1899.
    Feithsamel - Rue Feithsamel, tên cũ Đường Hàm Tử Quan thời thuộc Pháp.
    Fellonneau, tên một kỹ sư cầu đường có thời kỳ phụ trách một số đại công tác Công chính ở Bắc Kỳ.
    Ferry - Rue Jules Ferry, tên cũ phố Hàng Trống và đoạn phía nam phố Lê Thái Tổ thời thuộc Pháp.
    Jules Ferry (1832-1893), thủ tướng nước Pháp, người chủ trương đánh chiếm Bắc Kỳ cho kỳ được.
    Foch - Rue Maréchal, tên cũ phố Cổ Tân thời Pháp. Square M al Foch, tên cũ Vườn hoa Nhà Hát Lớn.
    Ferinand Foch (1851 - 1929), sĩ quan cấp tướng của Pháp có công trong Chiến tranh thế giới I (1914-1918) được phong hàm thống chế; đã có thời kỳ sang đóng ở Hà Nội.
    Fourès - Rue Fourès, tên phố Đinh Lễ (P. th).
    Julien Auguste Fourès (1853-1915), quan cai trị người Pháp đã làm Thống sứ Bắc Kỳ năm 1859-1899.
    France - Rue de France , tên cũ đoạn đầu phía đông Tràng Tiền thời thuộc Pháp.
    Thời tạm chiếm - phố Pháp Quốc gồm cả Rue de France và Rue Paul Bert đến ngã tư Hàng Bài
     
  10. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    G


    Galet - Rue Galet, tên cũ phố Lương Ngọc Quyến (đoạn phía tây) thời thuộc Pháp.
    Galliéni - Boulevard Galliéni, tên cũ phố Trần Phú (đoạn phía đông) thời thuộc Pháp; thơì tạm chiếm gọi là phố Hàm Nghi.
    Joseph Glliéni (1849-1916) sĩ quan Pháp đã từng ở Soundan, Bắc Kỳ và Madagascar; có công trong Chiến tranh thế giơí 1914-1918, được phong hàm Thống chế.
    Gambetta - Boulevard Gambetta , tên cũ phố Trần Hưng Đạo thời thuộc Pháp Léon Gambetta (1838-1882) chính trị gia Pháp: Chủ tịch Quốc hội (1879), thủ tướng (18810.
    Gầm Cầu - Phố Gầm Cầu, trên đất thôn cũ Huyền Thiên và Phúc Lâm, ở hai bên cạnh cầu xây dẫn xe hoả.
    Garnier - Bouelvard Francis Garnier; tên cũ phố Đinh Tiên Hoàng thời thuộc Pháp.
    Fancis Garnier ( 1839-1873) sĩ quan hải quân Pháp, đã thăm dò sông Cửu Long (1873).
    Géraud - Rue Gé raud, tên phố cũ Tạ Hiền thời thuộc Pháp.
    Giác G - Rue Sergent Giác, tên cũ ngõ Huế thời thuộc Pháp . Giác, nguyên là đội khố đỏ..
    Gia Định - Phố Gia Định, tên đặt cho phố Tông Đản trong những năm 1945-1946 và 1948-1954; tên cũ trước 1945 là Rue de la Chaux (phố Hàng Vôi).
    Gia Định là tên một tỉnh ở Nam Bộ.
    Gia Long - Boulevard Gia Long, tên cũ phố Bà Triệu (tên thông thường là Hàng Giò) thời thuộc Pháp.
    Gia Long (1802-1819), niên hiệu vua Nguyễn Thế Tổ Nguyễn Ánh, một nhà vua thân Pháp.
    Gia Ngư - phố Gia Ngư, trên đất thôn cũ Gia Ngư và phần lòng hồ Thái Cực bị lấp.
    Giải Phóng G - Phố Giải Phóng, tên đặt cho phố Đồng Nhân hồi đầu cách mạng 1945-1946.
    Đường Giải Phóng, tên mơí đặt năm 1986 cho một đoạn con đường Hà Nội -Văn Điển, đoạn từ Ngã tư Kim Liên đến hết Đuôi Cá.
    Giải Phóng: Khu Giải Phóng ở Việt Bắc gồm mấy tỉnh Cao - Bắc - Lạng - Tuyên - Thái, căn cứ địa của Việt Minh những năm 1944 - 1945.
    Giang Văn Minh - Phố Giang Văn Minh, tên mới đặt cho con đường từ phố Cát Linh - Kim Mã vào Núi Bò thôn Vạn Phúc (năm 1986).
    Giang Văn Minh (1582-1638), người làng Mông Ph?, xã Đường Lâm, Sơn Tây, đỗ tiến sĩ khoa Mởu Thìn (1628), đi sứ cho nhà Minh, đối đáp cứng cỏi, không chịu để nhục quốc thể, bị vua Minh giết hại.
    Giảng Võ - Đường Giảng Võ, đường phố mới mở trên cơ sở bức luỹ đất cũ, thuộc thôn Giảng Võ.
    Giếng - Ngõ Giếng, ngõ trên đường phố Nam Đồng, cạnh số nhà 40.
    Ngõ Giếng (tức ngõ Đại Đồng), ngõ trên đường phố Khâm Thiên, cạnh số nhà 160.
    Giếng Hậu Khuông - Ngõ Giếng Hậu Khuông, ở phố Bạch Mai.
    Hậu Khuông là tên một xóm của làng Bạch Mai, người trong xóm là ngưoiừ làng Mui (Yên Duyên) làm nghề buôn bán trầu vỏ.
    Giếng Mứt - Ngõ Giếng Mứt, ở phố Bạch Mai, cạnh số nhà 480, đi vào chùa Mứt trong làng Bạch Mai; cạnh chùa có giếng xây, nay đã bị lấp.
    Giovaninelli - Boulevard Giovaninelli, tên cũ phố Lê Hồng Phong thời thuộc Pháp; thuộc tạm chiếm gọi là phố Tôn Thất Thuyết.
    Ange Laurent Giovaninelli ( 1837-1903): Sĩ quan Pháp cấp tướng, đến Bắc Kỳ năm 1883.
    Gốc Đề - Ngõ Gốc Đề, ở Đường Minh Khai, ngõ đi vào làng Hoàng Mai, thôn Đông, cạnh số nhà 146.
    Gốc Khế - Ngõ Gốc Khế, ở Đường Đội Cấn, cạnh đầm làng Vạn Phúc.
    Goussard - Rue Goussard, tên cũ phố Tuệ Tĩnh (P. th), tên thông thường là phố Chợ Đuổi.
    Grafeuil - Rue Grafeuil, tên cũ phố Bích Câu (P.th)
    Grafeuil, tên một viên quan cai trị ngươì Pháp đã từng giữ chức Thống sứ Bắc Kỳ (1935).
    Grand Bouddha - Boulevard Granddha, tên cũ phố Quan Thánh thời thuộc Pháp (Grand Boulddha là Ông Phật Lớn, chỉ tượng thánh Trấn Vũ).
    Grappin -Rue Grappin, tên cũ phố Cao Thắng (P. th)
    Groleau - Rue Elie Groleau, tên cũ phố Chùa Một Cột (P.th)
    Elie Groleau: Tên một viên sĩ quan cai trị người Pháp, đã giữ chức Thống sứ Bắc Kỳ (1907).
    Guillemoto - Quai Guillemoto , tên cũ phố Trần Quang Khải thời thuộc Pháp.
    Charles Marie Guillemoto (1837-1907), kỹ sư, làm giám đốc Sở Công chính Đông Dương năm 1897, phụ trách xây dựng đường hoả xa xăm (1895-1901).
     
  11. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    H


    Hà Hồi - Ngõ Hà Hồi, thuộc đất cũ thôn Liên Trì; thời thuộc Pháp gọi là Cité Jauréguiberry.
    Hà Hồi, một thôn của Ngọc Hồi (h. Thường Tín - Hà Đông) có một trạm dịch là Hà Nội. Nơi đây đã diễn ra trận đánh đêm mồng 5 tháng Giêng Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn đã phá được hệ thống phòng thủ Thăng Long của quân Thanh.
    Hà Trung - Phố Hà Trung, thuộc đất thôn cũ Yên Trung Thượng. Đời Nguyễn có đặt nhà trạm dịch ở phố này gọi là Trạm Hà Trung.
    Hà Văn Ký H - Rue Hà Văn Ký, tên cũ phố Vũ Lợi thuộc Pháp.
    Hà Văn KýH là sĩ quan trong quân đội Pháp, đi càn quét nghĩa quân Bắc Sơn và bị giết năm 1914.
    Hai Bà Trưng - Phố Hai Bà Trưng, một đường phố lớn đi qua đất những thôn cũ Đông Mỹ, Tây Luông, Vũ Trạch, Nam Hưng. Thời thuộc Pháp gọi là Boulevard Rollandes.
    Hai Bà TrưngH, tức hai chị em Trưng Trắc - Trưng Nhị, năm 40 đã nổi dậy đánh đuổi quân đô hộ nhà Hán, giành lại độc lập cho dân tộc. Bà Trưng lên ngôi, làm vua được ba năm ( 40-43), đóng đô ở Mê Linh. Đền thờ Hai Bà Trưng ở làng Đồng Nhân và ở Hạ Lôi.
    Hài Tượng - Phố Hài Tượng ở trên đất thôn Hài Tượng xưa thuộc phường DũngThọ.
    Hài Tượng Hghĩa là thợ làm giày. Trong thôn có nhiều gia đình họ Phạm người làng Chắm (Trúc Lâm - Hải Dương) chuyên làm thợ giày; trong thôn có đền thờ ba vị tổ sư nghề làm da thuộc.
    Hailais - Rue Hailais, tên cũ một đoạn phố Nguyễn Du (thời thuộc Pháp) đi sát bờ hồ Thiền Quang.
    Charles Emile Hailais (1846-191...) tên một viên quan cai trị đã từng giữ chức Đốc lý Hà Nội (1886-1893).
    Hàm Long - Phố Hàm Long, thuộc đất thôn cũ Hàm Châu và Hàm Khánh; thời thuộc Pháp gọi là Rue Doudard de Lagrée. Trong phố trước đây có ngôi chùa cổ ở số nhà 18 gọi là Chùa Hàm Long xây từ đời Lý (thế kỷ 11), chùa bị phá hoại hoàn toàn cuối năm 1946, chỉ còn sót lại mấy tấm bia lớn.
    Hàm Nghi - phố Hàm Nghi, tên đặt thay cho tên Pháp cũ là Rue Félix Faure và Galliéni, sau Cách mạng tháng Tám (từ 1947 đến 1954) hồi đầu cách mạng là phố Nguyễn Phạm Tuân; đến 1954, gọi là phố Trần Phú.
    Hàm Nghi, niên hiệu của nhà vua nhà Nguyễn tên là Ưng Lịch, lên ngôi năm 1884, đã chạy theo Tôn Thất Thuyết lên Sơn Phòng Quảng Bình, xuống hịch Cần Vương kháng chiến chống Pháp. Bị bắt năm 1888 và đầy đi Rðunion rồi bị an trí ở Algérie.
    Hàm Tử Quan H - đường mở đi từ đê ra bờ sông Hồng, trên đất thôn cũ Thuỷ Cơ Lãng Hồ; tên thời Pháp thuộc là Digue Fellonneau.
    Hàm Tử QuanH: địa danh trên bờ sông Hồng thuộc huyện Khoái Châu (Hưng Yên) nơi đã diễn ra trận đánh thắng quân Nguyên (tháng 4-1285) của các tướng Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản.
    Hàn Thuyên -Phố Hàn Thuyên, đất thôn cũ Đức Bác, Nhân Bác và Nhân Chiêu; tên cũ thời thuộc Pháp là Rue Pavie.
    Ngõ Hàn ThuyênN, tên cũ là Impasse Pavie.
    Hàn Thuyên H (thế kỷ 13), họ Nguyễn, người làng Vụ Cầu (Hạ Hoà -Phú Thọ), có tài liệu chép là người làng Thanh Lâm (Nam Sách N - Hải Dương), đỗ Thái học sinh năm 1247, làm quan đơì Trần; ông là người có tài làm thơ nôm kiểu Đường luật, gác giả Phi sa tập.
    Hàng Áo Cũ - Phố Hàng Áo Cũ, tên gọi
    Hàng Áo Cũ - Phố Hàng Áo Cũ, tên gọi thông thường một đoạn của phố Thuốc Bắc về cuối thế kỷ 19, chuyên bán các thứ chăn màn quần áo cũ.
    Hàng Bạc - Phố Hàng Bài, đất các thôn cũ Vũ Thạch - Hồi Mỹ; tên cũ thời thuộc Pháp là Boulevard Đồng Khánh.
    Có tên Hàng Bài vì xưa kia ở quãng đầu phố có một số gia đình có nghề sản xuất và bán bài lá (tổ tôm, tam cúc, bất...)
    Hàng Bát Đàn - Gọi gọn là Phố Bát Đàn, đất cũ thôn Nhân Nội Thị; thời Pháp thuộc gọi là Rue Vieille des Tasses (Phố cũ Hàng Chén).
    Trong phố tập trung nhiều cửa hàng bán các đồ hàng đàn: bát đĩa ấm chén Bát Tràng và Móng Cái.
    Hàng Bát Sứ - Gọi gọn là phố Bát Sứ, đất thôn cũ Đông Thành Thị; thời Pháp thuộc gọi là Rue des Tasses (Phố Hàng Chén).
    Trong phố tập trung nhiều cửa hàng bán đồ sứ buôn của Tàu: ấm chén, bát đĩa, đôn chậu, lộc bình sứ trắng sản xuất ở Giang Tây.
    Hàng Bè - Phố Hàng Bè, đất thôn cũ Gia Ngư. Tên chữ Pháp Rue des Radeaux.
    Phố trước kia ở mé bờ sông Hồng, có bến Nam Phố (đầu hàng Mắm®), chỗ bè nứa gỗ đậu.
    Còn có tên nữa là phố Hàng Cau.
    Hàng Bồ - Phố Hàng Bồ, đất cũ thôn Nhân Nội (tên chữ Pháp là Rue des Paniers).
    Trước kia trong phố có một số gia đình làm nghề đan bán bồ bằng nứa.
    Hàng Bông - Phố Hàng Bông (Rue du Coton) rất dài, từ Hàng Gai đến Cửa Nam, chia làm nhiều đoạn đều có tên riêng:
    Hàng Hài ở trên đất thôn CổVũ; có những cửa hàng bán hài, nón, đồ thờ điện bằng giấy.
    Hàng Bông Đệm trên đất thôn cũ Kim Bát Hạ; đoạn này có nhiều nhà làm nghề bật bông, bán mền bông, chăn đệm.
    Hàng Bông Cây Đa Cửa Quyền, trên đất mấy thôn cũ Đông Mỹ - Thương Môn Đông Hạ; những cửa hàng cho thuê xe ô tô con tập trung ở đoạn phố này.
    Hàng Bông Lờ, từ ngõ Hội Vũ đến Cửa Nam, đất thôn cũ Yên Trung Hạ; phố có bán các loại đó, đơm, lờ đánh cá.
    Hàng Bông Thợ Nhuộm, đoạn phố ngắn cuối phố Hàng Bông trông ra vườn hoa Cửa Nam cạnh phía đông trên đất thôn cũ Đông Mỹ. Hồi đầu thế kỷ, người phố này gốc làng Huê Cầu và Liêu Xá có nghề nhuộm thâm các loại vải lụa.
    Hàng Bột -Phố Hàng Bột, đất cũ thôn Cổ Giám, Văn Chương và phường Thịnh Hào. Tên cũ thời Pháp là Rue Soeur Antoine. Tên Hàng Bột là do đầu phố này có tên Thanh Miến, Thục Miến nghĩa là làng có nghề làm bột nếp bột tẻ.
    Hàng Bún - Phố Hàng Bún, đất thôn cũ Yên Ninh và Yên Thành (P. th: Rue des Vermicelles).
    Xưa kia làng Yên Ninh có nghề cổ truyền làm bún bán trong các chợ.
    Hàng Buồm - Phố Hàng Buồm, đất phường cũ Hà Khẩu (Ph. th: Rue des Voiles).
    Tại đây ngày xưa có nhiều gia đình làm nghề dệt mành buồmT, chiếu buồm bằng cói.
    Phố này về sau là nơi tập trung Hoa Kiều người Quảng Đông, họ có nhà Hội quán; phố đông các hiệu ăn.
    Hàng Bút - Phố Hàng Bút, đất thôn cũ Đông Thành Thị (một cạnh của khu chợ Đông Thành). Tên của Pháp đặt là Rue Cambanère.
    Trước đây phố nhỏ này có tên là phố Hàng Mụn, có nghề vá thuê quần áo và khâu bùa tua bùa túi (đồ treo cho trẻ em Tết Đoan Ngọ); còn tên Hàng Bút là để chỉ đoạn đầu phía nam, phố Thuốc Bắc bây giờ, chỗ có những cửa hàng bán giấy Bưởi, bút lông.
    Hàng Bừa - Cũng có tên là Hàng Cuốc: tên thường gọi phố Lò Rèn khi chưa có tên chính thức.
    Hàng Cá - Phố Hàng Cá, một đoạn sông Tô Lịch bị lấp; đất cũ của Giáp Đông, thôn Thuận Mỹ. Thời thuộc Pháp là Rue de la Poisonnerie (phố cửa hàng bán cá). Trước kia bờ sông Tô Lịch là chỗ bán tôm cá tươi.
    Hàng Cân - Phố Hàng Cân, đất cũ thôn Hữu Đông Môn và Xuân Yên (Ph. th: Rue des Balances).
    Trong phố có nghề làm và bán cân T (cân ngang).
    Hàng Cau - Phố Hàng Cau là tên cũ đoạn đầu phố Hàng Bè; tại đây trước có nhiều người buôn bán cau tươi và cau khô (cau từ miền Nam Trung Bộ chở ra bằng thuyền).
    Hàng Chai - Ngõ Hàng Chai, đất cũ thôn Vĩnh Trù. Thời Pháp thuộc gọi là Ruelle Ngõ Ngang.
    Một ngõ nhỏ dân phố làm nghề bán chai lọ cũM, bao chè thiếc. Trong ngõ có đình Giáo Phường thờ tổ sư người làm nghề hát ả đào.
    Hàng Cháo - Phố Hàng Cháo, đất cũ làng Yên Trạch; thời thuộc Pháp gọi là Rue Bảng Nhãn Đôn.
    Phố này có tên thông thường là phố Hàng Hương vì trong phố có nghề chẻ tăm hương và làm hương đen bán cho đình chùa và thắp ngày Tết. Còn tên Hàng Cháo có lẽ do người trong phố có nhiều gia đình làm nghề bán cháo rong đi bán các phố.P
    Hàng Chè - Phố Hàng Chè là tên thường gọi đoạn phố nối phố Cầu Gỗ với bờ Hồ Gươm, thuộc thôn Tả Vọng, nay là phố Hoàn Kiếm. Tên cũ thời Pháp là Rue de la Philharmonique (Phố Nhà Hoà Nhạc).
    Quãng phố này có nhiều quán hàng nước chè tươi bán cho khách qua đường.
    Hàng Chỉ - Phố Hàng Chỉ, một ngõ nhỏ trên đất thôn cũ Tố Tịch. Trong ngõ trước kia có một số gia đình làm nghề se chỉ; nghề se chỉ không còn thì dân phố là những người nhận công việc đóng đồ gỗ, sơn, vẽ cho những nhà có cửa hàng ngoài Hàng Hòm.
     
  12. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Hàng Chiếu - Phố Hàng Chiếu, đất cũ thôn Thanh Hà; thời thuộc Pháp đặt tên là Rue Jean Dupuis, nhưng người Hà Nội không dùng mà cứ gọi là phốMới. Chỗ đầu phố giáp cổng ô Thanh Hà có nhiều cửa hàng bán các loại chiếu cói, cũng vì thế mà đoạn phố phía ngoài cổng, người Pháp đặt tên là Rue des Nattes en Jonc (phố chiếu cói).
    Hàng Chĩnh - Phố Hàng Chĩnh, đất thôn cũ Ưu Nghĩa và xóm Phất Lộc, phường Hà Khẩu (Ph. th. Rue des Vases). Gần nửa ô Ưu Nghĩa có bán chĩnh, chum, vại và hũ bằng sành.
    Hàng Chuối - Phố Hàng Chuối, đất cũ thôn Hữu Vọng và Nhân Chiêu, chỗ hồ Hữu Vọng dưới đã bị lấp. Tên cũ thời thuộc Pháp là Rue Général Beylié.
    Trên nền đất hồ cũ sau khi bị lấp là một bãi lớn trồng chuối.
    Ngõ Hàng chuối cũng có tên là Impasses Beylié.
    Hàng Cỏ - Ngõ Hàng Cỏ, đất cũ thôn Yên Tập (Ph. th. Côté Chân Hưng).
    Hàng Cỏ là tên gọi chung khu vực bên dưới Hàng Lọng đoạn đường Cái Quan (Route Mandarine) khi chưa có nhà cửa là những bãi trống, tại đó người cắt cỏ tập trung người gánh cổ đến bán cho các trại nuôi voi ngựa trong thành và người trong phố có ngựa cưỡi.
    Ga HàngCỏ, nhà ga chính của Sở Hoả xa Đông Dương, xây dựng tại khu vực này.
    Hàng Cơm - Tên thường gọi trước kia của đoạn phố nay là phố Văn Miếu, chỗ có nhiều hàng cơm quán trọ dành cho học trò trường Giám.
    Hàng Cót - Phố Hàng Cót, đất thôn cũ Ngũ Giáp và Tân Khai, và giáp Giáo Phường thôn Đồng Thuận. Thời Pháp thuộc gọi là Rue Takon (phố Đường Cô).
    Ngày xưa chỗ này có nhiều nhà làm nghề chẻ nứa đan cót bán.
    Hàng Da - Phố Hàng Da, đất thôn cũ Yên Nội, Bắc Thượng và Bắc Hạ (Ph. th. Rue des Cuirs).
    Chợ Hàng Da, chợ họp ở đầu mấy con đường gặp nhau ở quãng này: Hà Trung - Hàng Da - Hàng Điếu - Đường Thành - Yên Thái; chợ này trước kia là nơi buôn bán da trâu bò sống chưa thuộc.
    Hàng Dầu H - Phố Hàng Dầu: đất thôn cũ Tả Vọng và Kiếm Hồ. Tên cũ thời Pháp là Rue du Lac (phố trông ra hồ). Trong khu phố trước đây có nhiều cửa hàng bán các loại dầu lạc, dầu vừng, dầu trẩu để ăn và để thắp đèn trước khi dầu Tây được phổ biến.
    Hàng Đào - Phố Hàng Đào, đất phường Đại Lợi - Đồng Lạc - Tên cũ thời Pháp là Rue de la Soie (phố bán tơ lụa).
    Phường Đại Lợi trước kia có nghề nhuộm lụa các màu đỏ của người gốc làng Đan Loan (có đình Hoa Lộc thị).
    Hàng Đàn - Phố Hàng Đàn, tên gọi cũ thông thường đoạn cầu phía bắc phố Hàng Quạt.
    Nơi đây tập trung những cửa hàng làm đồ gỗ, trước kia là đòn, kiệu, long đình, ngai ỷ và đồ nhỏ gia dụng.
    Hàng Đẫy - Phố Hàng Đẫy, tên thường gọi của khu vực đằng sau chợ Cửa Nam, chỗ con hào cũ phía nam thành trì sau bị lấp, đất của thôn Yên. Thời Pháp thuộc có tên là Rue Duvillier, nay là phố Nguyễn Thái Học.
    Tên Hàng Đẫy là do ở đó tập trung những người buôn chuyến lâm sản, hàng đựng trong những đẫy vải.
    Hàng Đậu - Phố Hàng Đậu, đất cũ phường Hoè Nhai và thôn Nghĩa Lập (Ph. th. Rue des Graines).
    Phố gần bến sông có bán các thứ đậu hạt và có nghề làm đậu phụ.
    Hàng Điếu -Phố Hàng Điếu, đất cũ thôn Yên Nội; thời Pháp: Rue des Pipes. Trong phố có mấy nhà là điếu và bán điếu hút thuốc lào, và nhiều cửa hàng làm đồ da của người làng Chắm Phương Lâm - Hải Dương.
    Hàng Đồng - Phố Hàng Đồng, đất cũ thôn Đông Thành Thị. Đoạn đầu phố giáp Hàng Mã có nhiều cửa hàng bán đồ đồng như đỉnh, chuông, mâm, nồi, sanh, chậu, ấm, cây đèn, sau thêm đồ nhôm.
    Thời thuộc Pháp đoạn phố này thuộc phố Bát Sứ (Rue des Tasses) và Rue du Cuivre (Phố hàng Đồng) là phố Hàng Mã bây giờ.
    Hàng Đũa - Phố Hàng Đũa, khu vực cư dân ở bên trong phố Sinh Từ (nay là Nguyễn Khuyến), thuộc đất mấy thôn cũ Ngự Sử, Lương Sử, gồm nhiều xóm dân nghèo.? đó có nghề vót đũa tre bán.
    Hàng Đường -Phố Hàng Đường, đất thôn cũ Vĩnh Hanh và Đức Môn (P.th: Rue du Sucre).
    Phố chuyên bán đường mứt bánh kẹo.
    Hàng Gà - Phố Hàng Gà - đất thôn cũ Tân Lập và Tân Khai (P. th. Rue Tien Tsin - Phố Thiên Tân).
    Phố gần Cửa Đông thành cũ, có nhiều nhà buôn gà vịt cung cấp cho nhà binh Pháp trong thành. Thông thường người ta gọi là Hàng Gà Cửa Đông để phân biệt với Hàng Gà Chợ Hôm.
    Đoạn đầu phố giáp Nhà Hoả, còn có tên là Phố ThuốcNam vì đoạn phố đó có nhiều cửa hàng bán các vị thuốc nam.
    Hàng Gai - Phố Hàng Gai, đất thuộc phường Đông Hà và phường Cổ Vũ (P.th: Rue du Chanvrre).
    Từ lâu trong phố có mấy nhà bán dây gai thừng võng. Hàng Gai chủ yếu có nghề in sách mộc bản và khắc bản in gỗ. Tháng 8 có bán đồ chơi Tết Trung Thu.
    Hàng Giấy - Phố Hàng Giấy, đất thôn cũ Hoè Nhai và Huyền Thiên (P. th. Rue du Papier). Một thời trong phố có những hàng bán giấy bản bày bán ở lề đường, những ngày phiên chợ. Những năm cuối thế kỷ 19- đầu 20, trong phố có một số ít nhà mở nhà hát ả đào.
    Hàng Giày - Phố Hàng Giày, đất cũ phường Hà Khẩu và Dũng Thọ (P. th. gồm 2 phố gắn: Rue Lataste + Rue Nguyễn Duy Hàn).
    Có nghề đóng giày dép của người gốc ba làng Chắm Hải Dương (Phong Lâm - Văn Lâm -Trúc Lâm).
    Hàng Giò - Phố Hàng Giò, tên gọi thông thường của đoạn đầu phía bắc phố Bà Triệu bây giờ (thời Pháp thuộc đặt tên là Boulevard Gia Longt). Di tích của một số nhà trong phố có nghề làm và bán giò chả nem thịt lợn.
    Hàng Hài - Tên gọi thông thường của đoạn đầu phía đông phố Hàng Bông, giáp Hàng Gai - Hàng Trống; trong phố bán hài, nón, đồ thờ điện bằng giấy.
    Hàng Hành - Phố Hàng Hành, đất cũ thôn Báo Khánh và Khánh Thuỵ Tả (P.th: Ruelle des Oignons).
    Không rõ nguyên do đâu mà có tên Hàng Hành; trước kia trong ngõ là chỗ trú ngụ của thợ khắc và tiện gỗ, người làng Nhị Khê và Liễu Chàng.
    Hàng Hòm H - Phố Hàng Hòm, đất thôn cũ Yên Thái và Thuận Mỹ (P.th: Rue des Caisses).
    Trong phố có nhiều nhàlàm và bán đồ gỗ sơn, hòm gỗ, gốc làng Hà Vĩ (Thường Tín - Hà Đông).
    Hàng Hương - Ngõ Hàng Hương: đất thôn cũ Nhân Nội (chính là đất cũ chân tường thành Hà Nội). Phố nhỏ, nhiều người gốc làng Đông Lỗ (Kim Động) có nghề làm hương thẻ, hương sạ. (Thời Pháp gọi lá Cité Maréchal Joffre).
    Phố Hàng Hương, một tên khác của phố Hàng Cháo, vì ở đây có nghề làm hương đen.
    Hàng Kèn H - Dốc Hàng Kèn, tên thông thường của một đoạn phố Jauréguiberry, nay là phố Quang Trung.
    Hàng Khay - Phố Hàng Khay, đất thôn cũ Tả Vọng và Vũ Thạch (P.th. một đoạn của Rue Paul Bert)s.
    Trong phố có nhiều cửa hàng bán hàng đồ khảm xà cừ: tủ, sập, khay, tráp..
    Hàng Khoá - Phố Hàng Khoá, tên cũ một đoàn phố Thuốc Bắc, gần Hàng Đồng.
    Hàng Khoai - Phố Hàng Khoai, đất thôn cũ Huyền Thiên. Phố ở cạnh chợ Đồng Xuân, tập trung nhiều hàng rong bán khoai và các thứ củ (P.th. Rue des Tubercules).
    Hàng Lam -Tên cũ phố Hàng Ngang (xem Hàng Ngang).
    Hàng Lọng - Tên cũ đoạn phố Nam Bộ về cuối thế kỷ 19m nơi làm và bán lọng cho các quan và đình chùa.
    Hàng Lược - Phố Hàng Lược, thuộc đất thôn Phủ Từ, thôn Vĩnh Trù. Thời Pháp gọi là Rue Sông Tô Lịch vì chỗ này là một đoạn của con sông đó sau khi bị lấp và còn lại cái cống thoát nước, nên ta gọi là Cống Chéo Hàng Lược.
    Phố có những nhà buôn và bán lược chải đầu.
    Hàng Mã - Phố Hàng Mã, đất thôn cũ Yên Phú. Tên cũ thời Pháp thuộc là Rue du Cuive, vì phố này đoạn phía tây bán đồ đồng và đoạn phía đông gần chợ Đồng Xuân có nghề làm hàng mã, thứ hàng mã nhỏ như đèn, giấy, hoa giấy, tiền giấy, áo mũ giấy để cúng Thổ công; còn đồ mã lớn như nhà tầng, voi, ngựa hình nhân cho các đám tang, đám cúng mã, cúng cầu mát thì làm ở Hàng Mã, một đoạn của phố Mã Mây.
     
  13. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Hàng Mắm - Phố Hàng Mắm, đất thôn Trừng Thanh; trước kia chỗ đó là cửa ô Ưu nghĩa (P.the: Rue de la Saumure). Trong phố có những cửa hàng chuyên bán nước mắm, mắm tôm, tôm cá khô và các thứ thuỷ sản khác. Sau thêm một số cửa hàng bán bia đá, cối đá, mộ chí.
    Hàng Màn - Phố Hàng Màn, tên thường gọi đoạn đầu phố Hàng Giày, giáp với Hàng Chiếu. Đoạn phố này có những hàng rong bày bán các loại màn vải thưa to nhỏ.
    Hàng Mành - Phố Hàng Mành, đất thôn Yên Thái và phường Kim Cổ (P. th. Rue Stores).
    Người làng Giới Tế (Yên Phong Y - Bắc Ninh) ngụ ở phố này chuyên làm và các đồ làm bằng mây.
    Hàng Mụn - Tên phố Hàng Bút bây giờ (Xem hàng Bút).
    Hàng Muối - Phố Hàng Muối, đất thôn cũ Ưu nghĩa (P. th. Rue du Sel).
    Phố nhỏ, có những kho muối của mấy nhà buôn muối có cửa hàng ở nơi khác.
    Hàng Nâu - Tên gọi thông thường của một đoạn phố Trần Nhật Duật, giáp với ? Quan Chưởng; chỗ các thuyền buôn đậu chỗ hàng lâm sản, nâu chứa trong mấy nhà phố Thanh Hà (bản đồ cũ của Pháp ghi phố Thanh Hà là Ruelle Củ Nâu).
    Hàng Ngang -Phố Hàng Ngang, trên đất phường cũ Diên Hưng.
    ? thế kỷ 18 gọi là Hàng Lam, phố bán đồ tơ lụa màu xanh lam (cũng như Hàng Đào bán đồ tơ lụa màu hồng, cánh sen....); đến thế kỷ 19 có tên là phố Việt Đông, phố những người Hoa Kiều Quảng Đông, cho nên đến thời Pháp thuộc dịch là Rue des Cntonnais.
    Còn tên Hàng Ngang thì hiện nay chưa rõ nguồn gốc.
    Hàng Nón - Phố Hàng Nón, đất thôn Yên Nội và phường Cổ Vũ (Ph. th. Rue des Chapeaux).
    Phố Hàng Nón gồm hai phố cũ: Hàng Nón đoạn phía nam, bán các loại nón đội đầu (nón lá, nón dứa, nón lông) và phố Mã Vĩ: đoạn phía bắc, có những cửa hàng bán đồ hiệu, thao và đạo cụ hát bội (râu tóc giả, mũ mãng cân đai, quần áo tuồng ...)
    Hàng Phèn - Phố Hàng Phèn, đất thôn cũ Đông Thành Thị; một đường phố ở bên cạnh chợ Đông Thành cũ nên thời Pháp thuộc người ta đặt tên là Rue Vieuax Marché (phố Chợ cũ).
    Trong phố có những cửa hàng tạp hoá bán các loại phèn, phèn chua, phèn đen.
    Hàng Quạt - Phố Hàng Quạt, đất thôn cũ Tô Lịch và Xuân Yên. Trước thời Pháp thuộc là hai phố: phố Hàng Quạt (bán quạt) nay là một đoạn của phố Lương Văn Can, và phố Hàng Đàn nay là phố Hàng Quạt, có những cửa hàng làm đồ gỗ nhỏ gia dụng (Ph. th Rue des Eventailles).
    Hàng Rươi - Phố Hàng Rươi, đất thôn cũ Vĩnh Trù và An Phú (Ph. th . Rue des Vers Blancs)s.
    Tên Hàng Rươi có phải làdo hàng năm tại đây về mùa rươi, người ta buôn từ địa phương về bán ở đây không?
    Hàng Sắt - Tên gọi thông thường của đoạn đầu phố Thuốc Bắc giáp Hàng Mã (trước là Hàng Đồng) có những cửa hàng buôn khoá, buôn sắt và vật liệu xây dựng.
    Hàng SơnH - Tên cu thời thuộc Pháp của phố Chả Cá, (Rue de la Laque).
    Hàng Than - Phố Hàng Than, đất thôn cũ Hoè Nhai và Yên Thuận (Ph. th. Rue du Charbon).
    Làng Thạch Khối xưa có nghề nung vôi - sau trong phố thêm một số nhà bán than gỗ dùng cho hoả lò.
    Hàng Thiếc - Phố Hàng Thiếc, đất thôn cũ Yên Nội và Đông Thành.
    Trước kia phố này sản xuất và bán những đồ dùng thiếc đúc như cây đèn, ấm, chóp nón; sau không có bao chè cũ bằng thiếc thì người ta gò đồ sắt tây của thùng đầu hoả cũ, nên người Pháp gọi là Rue des Feblantiers (phố thợ làm sắt tây), rồi thêm nguyên liệu tôn kẽm làm thùng, chậu, ấm ...
    Hàng Thùng H - Phố Hàng Thùng, đất thôn cũ Nam Phố. Thời thuộc Pháp đó là hai phố Rue Randong và Rue des Seaux.
    Trong phố có nghề làm thùng gánh nước ghép bằng tre nứa gắn sơn ta.
    Hàng Tre - Phố Hàng Tre, đất thôn Trừng Thanh Tả giáp, Bảo Linh, Trừng Thanh Trung Nghĩa hầu, Thanh Yên (Ph. th. Rue des Bambous).
    Chỗ này giáp bờ sông gần chỗ đỗ của bè tre nứa có những nhà buôn bán lâm sản ở đó.
    Hàng Trống - Phố Hàng Trống, đất cũ thôn Tư Pháp. Trong phố có mấy nghề truyền thống to nhỏ của người làng Liêu Thượng (Hưng Yên) - nghề làm lọng của người làng Đào Xá (Thường Tín) - nghề thêu của người làng Quất Động (Thường Tín) - nghề làm tranh thờ nổi tiếng của người làng Tư Pháp.
    Thời Pháp thuộc có tên là Rue Jules Ferry, từ đầu Hàng Gai đến Hàng Khay.
    Hàng Trứng - Tên gọi thông thường của hai nơi: - chỗ đầu phía đông phố Hàng Mắm, tức là bên ngoài cửa ô Mỹ Lộc, trước kia trứng đưa bằng thuyền từ Nam Định - Thái Bình lên, được bán buôn ở đây, nên có tên là phố Hàng Trứng;
    - Ngõ Hàng Trứng là một tên gọi khác của phố Đông Thái cạnh Chợ Gạo.
    Hàng vải - Phố Hàng Vải, đất thôn cũ Đông Thành Thị (P.th. Rue des?toffes ).
    Trong phố có cửa hàng bán vải tấm nhuộm nâu non và nhuộm thâm lá sòi và bùn. Và để khỏi lẫn với Hàng Vải là một đoạn của phố Thuốc Bắc bây giờs cũng bán vải, nên người ta còn gọi là Hàng Vải Thâm.
    Hàng Vôi - Phố Hàng Vôi, đất thôn cũ Kiếm Hồ và Tây Luông. Thời thuộc Pháp: Rue de la Chaux gồm cả phố Hàng Vôi và phố Tông Đản.
    Trong phố trước kia có nhiều cửa hàng bán vôi sống bốc từ các thuyền buôn lên.
    Harmand - Rue Harmand, tên cũ thời thuộc Pháp của phố Trần Xuân Soạn. Jules Harmand (1854 - 19..) - Bác sĩ y khoa và là nhà dân tộc học và ngoại giao Đến Nam Kỳ năm 1865; ra Bắc năm 1873, làm đại diện của Pháp ký hoà ước với triều đình Huế. Về Paris tổ chức khu Đông Dương của Hội chợ Quốc tế 1878
    Hautefeuille - Rue Hautefeuille , tên cũ thời thuộc Pháp của Đỗ Hành.
    Paul Hautefeuille (1852 - ?...) Phó thuỷ sư đô đốc, tham gia cuộc xâm lược Bắc Kỳ năm 1873.
    Hậu Khuông - Ngõ Giếng Hậu Khuông, ở phố Bạch Mai, cạnh số nhà 312.
    Hậu Quân Chất - Rue Hậu Quân Chất, tên cũ thời thuộc Pháp của phố Mai Xuân Thưởng.
    Lê Chất một tướng công thần của Nguyễn ánh, đã được cử làm Tổng trấn Bắc Thành thời Gia Long và bị Nguyễn Thế Tổ làm tội.
    Hébrard - Square Hébrard, tên cũ thời thuộc Pháp của Vườn hoa Kính Thiên.
    Hébrard: một kiến trúc sư đã vạch chương trình quy hoạch khu vực Cửa Tây thành Hà Nội.
    Hérel de Brisis - Rue Hérel de Brisis, tên cũ thời thuộc Pháp phố Thi Sách.
    Henri d' O rléans - B d Henri d' O rléans, tên cũ thời thuộc Pháp phố Phùng Hưng.
    Henri d' O rléans: Xem chữ Orléans.
    Hillaret - Rue Hillaret, tên cũ thời thuộc Pháp ngõ Nguyễn Hữu Huân (thời tạm chiếm là ngõ Bạch Thái Bưởi).
    Hoà Bình -Tên mới của nhiều ngõ: ở phố Khâm Thiên, cạnh số nhà 214.
    -? phố Minh Khai, có 5 ngõ Hoà Bình 1-2-3-4-5 đều ở phía sau Chợ Mơ mới.
    Hoà Mã - Phố Hoà Mã, đất thôn cũ Đổi Mã (hoặc Thụ Mãh) sau đổi là Hoà Mã . Thời Pháp là Rue Amiral Sénès.
    Đổi Mã có nghĩa là "thay áo"; chùa Hoà Mã là nơi vua Lê mỗi năm tế Nam Giao, lại dừng ở đây để thay áo.
    Hoả Lò - Phố Hoả Lò, đất cũ thôn Phụ Khánh - tên Pháp là Rue de la Prison (Phố Nhà Ngục).
    Làng Phụ Khánh có nghề đắp hoả lò bằng đất nung bán trong các chợ; đất làng bị sung công xây nhà ngục, tên làng còn lại.
    Hoàn Kiếm - Phố Hoàn Kiếm, phố ngắn thông phố Cầu Gỗ với bờ hồ Hoàn Kiếm, thuộc thôn Tả Vọng. Tên cũ thời Pháp là Rue de la Philhar - monique (Phố Hội Hoà Nhạc). Ngày xưa tên nôm thông thường là phố Hàng Chè.
    Hoàng An - Ngõ Hoàng An, một ngõ ở phố Kim Liên, đi thông vào trong làng Trung Phụng (còn gọi là ngõ 60).
    Hoàng Cao Khải - Route Hoàng Cao Khải, tên thời Pháp của phố Lê Đại Hành (con đường đất từ bến ô tô Kim Liên đi xuyên xuống thôn Vân Hồ).
    Hoàng Cao Khải (1850-1933), tay sai đắc lực của thực dân Pháp, làm Kinh lược Bắc Kỳ thời kỳ Pháp đàn áp nghĩa quân Bãi Sậy. Lập ấp Thái Hà.
    Hoàng Diệu -Phố Hoàng Diệu, một đường phố trong thành nội cũ đi từ Cửa Bắc đến Nguyễn Thái Học. Thời Pháp gọi là Bd Pierre Paspuier.
    Hoàng Diệu H (1829-1882), người xã Xuân Đài (Quảng Nam), đỗ cử nhân dân 1848, phó bảng năm 1853. Tổng đốc Hà Nội năm 1880 và
    Hồng Phúc - Phố Hồng Phúc, đất cũ phường Hoè Nhai. Trong phố có chùa Hồng Phúc.
    Hôpital Chinois - Rue de I' Hôpital chinois, tên chữ Pháp của phố NhàThương Khách, tức Phố Hoè Nhai bây giờ.
    Huế - Phố Huế, đất các thôn cũ Phục Cổ - Giáo Phường - Đông Hạ - Yên Nhất ( P. th. Route de Hue ).
    Phố này nguyên là đoạn đầu của con đường cái quan có đặt trạm dịch đi từ Hà Nội vào Huế.
    Thời tạm chiếm đã có tên là phố Duy Tân.
    Hugo - Rue Victor Huygo, tên cũ thời thuộc Pháp của phố Hoàng Diệu; năm 1932 lại thay bằng tên khác là Avenue Pierre Pasquier.
    Hùng Vương - Phố Hùng Vương, đất trong nội thành dọc tường thành phía tây.
    Thời thuộc Pháp là Avenue Brière de I' Isle .
    Hùng Vương là tên gọi các vua họ Hồng Bàng, dòng vua đầu tiên của nước ta.
    Huy Văn - Ngõ Huy Văn, đất cũ thôn Huy Văn; ngõ ở phố Hàng Bột cạnh số nhà 147, bên trong có đền Huy Văn, thờ hai mẹ con vua Lê Thánh Tông.
    Huyền Trân Công Chúa - Phố Huyền Trân Công chuá, thời thuộc Pháp là phố Duvigneau; thời tạm chiếm đổi là phố Huyền Trân Công Chúa, năm 1964 lại đổi là phố Bùi Thị Xuân.
    Huyền Trân là con gái vua Trần Nhân Tông, lấy vua Chiêm Thành là Chế Mân, vua Chiêm đem hai Châu Ô và Lý làm lễ cưới. Ô và Lý nay là hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên.
    Hưng Ký - Ngõ chùa Hưng Ký, ở phố Minh Khai, cạnh số nhà 228 đi vào làng Hoàng Mai.
    Hưng Long - Ngõ Hưng Long, ở phố Nam Đồng, cạnh số nhà 221.
    Hương Miến - Ngõ Hương Miến - ở phố Hàng Bột, cạnh số nhà 35; còn có tên là phố 215. Hương Miến là tên thôn cũ.
    Hương Tuyết - Ngõ chùa Hương Tuyết, ở phố Bạch Mai, cạnh số nhà 205; bên trong có chùa Hương Tuyết.
     
  14. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    I - J


    Identité - Impasse de I' Identité, tên cũ thời Pháp thuộc của ngõ Lý Thường Kiệt.
    Indentité nghĩa là căn cước. Trong ngõ trước kia chỉ có gia đình nhân viên Sở mật Thám Pháp ở.
    Incrusteurs - Rue des Incrusteurs: Phố chợ Khảm - Tên cũ phố Tràng Tiền thời kỳ đầu Pháp thuộc.
    Jabonille - Rue Jabonille , tên cũ thời Pháp thuộc phố Hồ Xuân Hương.
    Jabonille, tên một viên quan cai trị người Pháp, có thời kỳ làm Thống sứ Bắc Kỳ.
    Jacquin - Rue Jacguin, tên cũ thời Pháp phố Ngô Thì Nhiệm.
    Jambert - Rue Jambert, tên cũ thời Pháp phố Nguyễn Trường Tộ.
    Jardin Botanique - Tên chữ Pháp vườn Bách Thảo.
    Jauréguiberry - Boulevard Jauréguiberry, tên cũ thời thuộc Pháp phố Quang Trung.
    Cité Maréchal Joffre: tên cũ xóm Hà Hồi.
    Jaur éguiberry Jean (1815-1887) Đô đốc Hải quân của Pháp, làm Bộ trưởng Hải quân thời kỳ Pháp chinh phục Bắc Kỳ 1883.
    Joffre - Rue Maréchal, tên cũ phố Lý Nam Đế..
    Cité Maréchal Joffre: tên cũ Ngõ Hàng Hương.
    Joseph Joffre (1852-1931): Tướng Pháp được phong hàm Thống chế vì có công trong Chiến tranh thế giới 1914-1918 (năm 1887 đã đóng ở Hà Nội với hàm đại uý)
    Jouhaux - Rue Jouhaux , tên cũ thời Pháp phố Ngô Văn Sở.
     
  15. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    K


    Khang An - Cité Khang An, tên cũ ngõ Lê Văn Hưu II.
    Khâm Đức - Ngõ Khâm Đức, ở phố Chợ Khâm Thiên, cạnh số nhà 60; đất làng Khâm Đức.
    Khâm Thiên - Phố Khâm Thiên, đất các thôn cũ Tương Thuận - Trung Tiền - Trung Tả - Tô Hiền - Lệnh Cư - Thổ quan. Đầu phố có Núi Gò tức Thiên Đài, di chỉ toà Khâm Thiên Giám của các triều đại cũ.
    Khúc Hạo - Phố Khúc Hạo, đất cũ trong nội thành; thời thuộc Pháp gọi là Rue Charles Coulier.
    Khúc Hạo, người Hồng Châu (Hải Dương), con Khúc Thừa Dụ, thay cha làm Tiết độ sứ, đặt nền móng cho thời kỳ đầu tự trị của nước ta (907-917).
    Kim Liên - Phố Kim Liên, thuộc đất làng Kim Liên, cạnh bờ hồ BảyMẫu. Đầu phố phía bắc là bến ô tô Kim Liên.
    Kim Mã - Phố Kim Mã, đất làng Kim Mã, Vạn Phúc, Giảng Võ, Ngọc Khánh. Chỗ đầu phố, xưa kia là cửa ô Thanh Bảo, có bến ô tô Kim Mã.
    KimNgưu - Phố Kim Ngưu, tên phố mới đặt năm 1986 cho con đường đắp dọc sông Kim Ngưu sau khi được cải tạo, nối phố Lò Đúc với phố Minh Khai.
    Krug - Cité Krug, tên cũ thời Pháp ngõ Phan Chu Trinh.
    Krug tên một đại biểu Hội đồng Thành phố Hà Nội vào năm 1920.
    Kỳ Đồng - Phố Kỳ Đồng, tên cũ phố Tống Duy Tân, đặt từ năm 1948 đến năm 1964.
    Kỳ Đồng là tên thường gọi của Nguyễn Văn Cẩm, người Nam Định, sinh năm 1876, rất thông minh (nên được gọi là Kỳ Đồng); người Pháp đưa sang Alger dạy d?, đỗ tú tài năm 1896. Về nước, ông lên Yên Thế làm ruộng, liên lạc với Đề Thám, bị Pháp bắt đày đi Guyane năm 1897.
     
  16. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    L


    La Thành - Đê La Thành, tên gọi đoạn lũy đất cũ còn sót lại từ ngã ba Giảng Võ qua? Chờ Dừa đến cửa ô Kim Liên. Chỉ mới có đoạn đầu phía đông mới được cải tạot thành đường cái cho xe cộ đi lại, đoạn phía tây vẫn chỉ là một con đê đã bị xói mòn.
    Labrousse - Rue Capitaine Labrrousse: tên cũ thời thuộc Pháp của Phố Lý Đạo Thành.
    Labrousse: sĩ quan pháp bị chết trong vụ Nghĩa Hoà Đoàn tấn công sứ quán Pháp ở Bắc Kinh năm 1901.
    Lac - Rue du Lac: tên cũ thời Pháp phố Hàng Dầu. (Lac đây là Hồ Hoàn KiếmL).
    Lạc Chính - Phố Lạc Chính: đất thôn cũ Lạc Chính trên bán đảo Hồ Trúc Bạch.
    Lạc Long Quân - Phố Lạc Long Quân, tên mới đặt năm 1986 cho đoạn đường phía tây Hồ Tây, từ ngã ba Nhật Tân đến Chợ Bưởi.
    Lạc Long Quân một vị vua theo truyền thuyết là tổ tiên các vua Hùng.
    Lagisquet - Rue Lambert: tên cũ thời Pháp thuộc phố Dã Tượng.
    Lamblot - Rue Lamblot, tên cũ thời Pháp thuộc phố Lý Quốc Sư.
    Lan Bá- Ngõ Lan Bá ở phố Chợ Khâm Thiên.
    Landais - Impasse Landais - Ngõ thuộc phốNhà Chung.
    Landais: tên một cố đạo Pháp, linh mục tại Nhà thờ Lớn Hà Nội.
    Laque - Rue de la Laque: tên chữ Pháp phố Hàng Sơn, nay là phố Nguyễn Công Trứ.
    Lataste - Rue lataste, tên cũ thời Pháp phố Hàng Giày.
    (De) Lattre de Tassigny - Rue de Latttre de Tassigny, tên cũ đặt cho phố Nam Bộ trong thời tạm chiếm từ 1952-1954.
    Jean de Lattre de Tassigny (1889-1952), sĩ quan cấp tướng của Pháp, có công trong Chiến tranh thế giới thứ II được phong hàm Thống chế; cầm quân ở Đông Dương năm 1951 - 1952 bị thua, về Pháp rồi chết.
    Laubarède L- Rue Laubarède, tên cũ thời Pháp phố Đặng Thái Thân.
    Laveran - Rue Laveran, tên cũ thời Pháp phố Lê Văn Hưu.
    Leblanc - Rue Leblanc, tên cũ thời Pháp phố Gầm Cầu.
    Lebois - Rue Général Leclanger, tên cũ thời Pháp phố Lê Phụng Hiểu.
    Leclanger: sĩ quan công binh Pháp, sang Bắc Kỳ thời kỳ đầu cuộc xâm lược.
    Tác giả mấy tập bản đồ Hà Nội.
    Lecornu - Rue Lecornu, tên cũ thời Pháp phố? u Triệu.
    Lecornu, tên một cố đạo Pháp làm linh mục lâu năm ở Nhà thờ Lớn Hà Nội.
    Leger - Rue Marcel Leger, tên cũ thời Pháp thuộc phố Lê Quý Đôn.
    Lepage - Rue Lepage, tên cũ thời Pháp phố Nguyễn Thiện Thuật.
    Lê Bình - Phố Lê Bình, tên đặt cho một phố của thời Pháp năm đầu Cách mạng 1945.
    Lê Bình: chiến sĩ công an Gò Công, đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống quân Pháp xâm lược thời kỳ đầu Nam Bộ kháng chiến.
    Lê Chân - Phố Lê Chân, tên đặt thay cho Rue Simoni. Phố này sau thành mộ chung chôn những chiến sĩ và dân thường bị chết trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp tháng 12-1946. Năm 1982, nghĩa trang được di đi nơi khác và đường phố mang tên mới là phố Tháng 12-1946.
    Lê Chân: một nữ tướng của cuộc Khởi Nghĩa Hai Bà Trưng, quê ở An Biên, có đền thờ ở Hải Phòng gọi là Đề Nghè.
    Lê Đại Hành -Phố Lê Đại Hành, đất cũ thôn Long Hồ và Vân Hồ. Tên cũ thời thuộc Pháp là phố Hoàng Cao Khải.
    Ngõ Lê Đại Hành, thông phố Lê Đại Hành với phố Thái Phiên.
    Lê Đại Hành, tên là Lê Hoàn, làm vua nước Đại Cồ Việt từ 980 đến 1005; ông có công phá quân Tống ở Chi Lăng giữ vững nền độc lập cho đất nước.
    Lê Hồng Phong - Phố Lê Hồng Phong, đất trong nội thành cũ; thời Pháp là Boulevard Giovaninelly; thời tạm chiếm là phố Tôn Thất Thuyết.
    Lê Hồng Phong (1902-1942) người Nghệ An, xuất dương năm 1923, về nước năm 1936, hoạt động cách mạng trong Đảng Cộng sản Đông Dương, bị bắt năm 1938 và đầy ra Côn Đảo năm 1940, chết năm 1942.
    Lê Lai - Phố Lê Lai - đất cũ thôn Cựu Lâu; thời Pháp thuộc gọi là Rue Bonhour.
    Lê Lai tướng của Lê Lợi, tham gia nghĩa quân từ buổi đầu, tình nguyện tự hy sinh để cứu Lê Lợi khi bị địch bao vây ở Chí Linh năm 1419.? ng là người làng Dạng T?, Lương Giang, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá.
    Lê Lợi - Rue Lê Lợi, tên cũ thời Pháp thuộc của phố Bà Triệu (đoạn phía nam).
    Lê Lợi (xem chữ Lê Thái Tổ).
    Lê Ngọc Hân - Phố Lê Hân, đất thôn cũ Phương Viên; tên đặt trong thời thuộc Pháp là Rue Luro, thời tạm chíêm đổi là phố Lữ Gia; năm 1980 lại đổi là phố Lê Ngọc Hân.
    Lê Ngọc Hân (1770-1799) con gái vua Lê Hiển Tông gả con Nguyễn Huệ khi ông đem quân ra Bắc lần thứ nhất 1786. Tác giả Ai tư vãn.
    Lê Như Hổ - Phố Lê Như Hổ, đất cũ thôn Cổ Thành, con đường ở cạnh Sân vận động Hàng Đãy, thời Pháp thuộc đánh số Voie 203.
    Lê Phụng Hiểu - Phố Lê Phụng Hiểu, đất thôn cũ Vọng Hà và thôn Cổ Tân; thời Pháp gọi là Rue Leclanger.
    Lê Phụng Hiểu người làng Băng Sơn (huyện Hoằng Hoá - Thanh Hoá) một danh tướng thời Lý Thái Tổ, có công dẹp loạn Tam Vương, phù Lý Thái Tông lên ngôi năm 1028.
    Lê Quý Đôn - Phố Lê Quý Đôn, đất thôn cũ Yên Xá; thời thuộc Pháp gọi là Rue Marcel Leger.
    Rue Lê Quý Đôn, tên cũ phố Lương Văn Can trước năm 1945.
    Lê Quý Đôn (1726-1783) người làng Diên Hà (Thái Bình) đậu tiến sĩ năm 1752, thông minh, học rộng nổi tiếng, biên soạn nhiều sách về các loại; tác giả Lê triều thông sử - Quế Đường thi văn tập - Quần thư khảo biện - Vân Đài loại ngữ - Kiến Văn tiểu lục...
    Lê Thạch - Phố Lê Thạch, đất thôn cũ Cựu Lâu; thời Pháp gọi là Avenue Chavassieux.
    Lê Thạch, người Lam Sơn, theo nghĩa quân Lê Lợi từ buổi đầu, tử trận ở Lỗi Giang năm 1421.
    Lê Thái Tổ - Phố Lê Thái Tổ, đất các thôn cũ Khánh Thuỵ Tả và Hữu - Tự Tháp - Phúc Phố - Tô Mộc; con đường dọc theo bờ phía tây Hồ Gươm.
    Lê Thái Tổ, tên là Lê Lợi (1385-1433) người Lam Sơn (Thanh Hoá) dựng c khởi nghĩa chống ách đô hộ nhà Minh (1418) chiến đấu gian khổ trong mười năm giải phóng đất nước; ông làm vua từ 1428 đến 1433.
    Lê Thánh Tông - Phố Lê Thánh Tông, đất thôn cũ Hậu Lâu - Hữu Vọng và Tây Luông; tên cũ thời Pháp thuộc là Boulevard Bobillot.
    Lê Thánh Tông, tên là Tư Thành (1442-1497), lê ngôi năm 1460, niên hiệu là Hồng Đức. Thời Hồng Đức là thời thịnh trị nhất của chế độ phong kiến Hậu Lê: Thánh Tông là một vị vua có nhiều võ công hiển hách, đồng thời là một nhà chính trị có tài (luật Hồng Đức); ông còn là một nhà thơ nôm đặc sắc.
    Lê Trực - Phố Lê Trực, đất thôn cũ Thanh Minh, chỗ nền đồn Hữu quân cũ; tên Pháp là Rue Lebois.
    Lê Trực, người làng Thanh Thuỷ (h. Tuyên Hoá - Quảng Bình), giữ chức Đề đốc Hà Nội khi quân Pháp xâm lược Bắc Kỳ; ông hưởng ứng hịch Cần Vương, tham gia phong trào chống Pháp; sau khi Hàm Nghi bị bắt, ông lui về quê.
    Lê Văn Hưu L -Phố Lê Văn Hưu, đất các thôn cũ Hành Môn - Tràng Khánh; tên cũ thời Pháp là Rue Lveran.
    Ngõ Lê Văn Hưu I: tên cũ là Cité Bảo Hưng.
    Ngõ Lê Văn Hưu II: tên cũ là Cité Khang An.
    Ngõ Lê Văn Hưu III: tên cũ là Cité Tràng Khánh.
     
  17. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Lê Văn Hưu (1230-1322) người làng Phủ Lý trung (huyện Thiệu Hoá - Thanh Hoá), đỗ bảng nhãn năm 1247. Tác giả cuốn sử đầu tiên do người Việt soạn: Đại Việt sử ký.
    Lê Văn Linh - Phố Lê Văn Linh, đất nội thành ở góc đông bắc. Tên Pháp là Rue Gðnéral Noguès.
    Lê Văn Linh (1377 - 1448) Một danh tướng của Lê Lợi người làng Hải Lịch (Thọ Xương - Thanh Hoá), tham gia nghĩa quân ngay từ buổi đầu.
    Lệnh Cư - Ngõ Lệnh Cư, ở phố Khâm Thiên, đất thôn Quan Trạm xã Thổ Quan.
    Liên Hoa - Ngõ Liên Hoa, ở trong thôn Linh Quang, trong phố có chùa Liên Hoa; lối đi vào ở cạnh số nhà 142.
    Liên Trì - Phố Liên Trì, đất cũ thôn Liên Trì, thời Pháp thuộc gọi là phố Trạng Trình.
    Llonde - Rue Llonde, tên cũ thời Pháp của phố Cấm Chỉ (nay là ngõ Hàng Bông Lờ).
    Logerot - Rue Alfred Logerot, tên cũ thời Pháp phố Phùng Khắc Khoan.
    Logerot, tên một viên Đốc lý Hà Nội tại chức khoảng những năm 1906-1914.
    Lò Đúc - Phố Lò Đúc, đất thôn cũ Phương Viên - Cảm Hội và Lương Yên. Thời Pháp thuộc là Avenue Armand Rousseau. Đoạn dưới có tên là phố Đông Mác.
    Đời Hậu Lê, đoạn đầu phố có đúc đồng và gang, và có chùa Tổ Ong thờ Minh Không là tổ sư nghề đúc đồng.
    Lò Lợn - Ngõ Lò Lợn, ở cuối phố Bạch Mai, sát chợ Mơ, cạnh số nhà 459. Nơi đây năm 1942 có lò mổ lợn.
    Lò Rèn - Phố Lò Rèn, đất cũ thôn Tân Lập (Ph. th. Rue des Forgerons) - còn gọi là phố Hàng bừa (hay Hàng Cuốc)
    Lò Sũ - Phố Lò Sũ, đất thôn Trang Lâu. Thời thuộc Pháp gọi là Rue Pouyanne.
    Trong phố có nhiều cửa hàng đóng đồ gỗ và chuyên sản xuất quan tài.
    Luro - Rue Luro, tên cũ thời Pháp thuộc của phố Lê Ngọc Hân.
    Luro, công chức thời Pháp làm việc ở Nam Kỳ, tác giả nhiều cuốn sách nghiên cứu về xã hội Việt Nam.
    Lữ Gia - Phố Lữ Gia, tên cũ phố Lê Ngọc Hân từ 1948 đến 1979; tên thời Pháp thuộc là Rue Luro.
    Lữ Gia - Tể tướng đời vua Triệu, ông đã kịch liệt chống lại âm mưu triều Tây Hán thôn tính nước Nam Việt, và đã bị sát hại năm 111 trước công nguyên.
    Lương Ngọc Quyến - Phố Lương Ngọc Quyến, đất cũ phường Ngư Võng, thôn Hàng Chai. Thời thuộc Pháp là hai phố: Rue Galet và Rue Nguyễn Khuyến.
    Lương Ngọc Quyến (1885-1917) là con Lương Văn Can, sinh ở Hà Nội, tham gia phong trào Đông Du; về nước bị bắt và kết án đày đi Thái Nguyên; ông đã giác ngộ được đội lính khố xanh và phát động cuộc binh biến do trung sĩ Trịnh Văn Cấn cầm đầu, năm1917 nghĩa quân chiếm lấy tỉnh lỵ rồi rút vào rừng tiếp tục chiến đấu. Lương Ngọc Quyến đã bị hy sinh.
    Lương Sử - Tên ba ngõ ở phố Quốc Tử Giám đi vào thôn Lương Sử: Lương Sử A, B, C.
    Lương Thế Vinh - Phố Lương Thế Vinh là tên mới đặt năm 1986 cho con đường từ đường Nguyễn Trãi vào khu Đài phát thanh Mễ Trì.
    Lương Thế Vinh (1442 - ?) người làng Cao Hương (h. Vụ Bản - Nam Định) thi hội khoa 1462 (Quang Thuận 4) đỗ Trạng Nguyên, làm quan thời Lê Thánh Tông. Ông học rộng, viết sách Đại thành toán pháp và làm nhiều thơ văn.
    Lương Văn Can - Phố Lương Văn Can, đất hai thôn cũ Tố Tịch và Báo Khánh. Thời thuộc Pháp là Rue Lê Quý Đôn.
    Lương Văn Can (1854 - 1927) người làng Nhị Khê, ngụ ở Hàng Đào (Hà Nội) đỗ cử nhân, là một trong số những người sáng lập ra Đông Kinh Nghĩa Thục.
    Lương Yên - Phố Lương Yên, đất cũ thôn Lương Yên (thời thuộc Pháp, con đường đánh số Voice 159).
    Lyautey - Route Maréchal Lyautey, tên đặt cho đường Cổ Ngư về thời thuộc Pháp, nay đổi là đường Thanh Niên.
    Louis Lyautey (1854-1934), tướng Pháp đã tham gia nhiều cuộc viễn chinh tại Châu Phi và Đông Dương, được phong làm Thống chế.
    Lý Đạo Thành - Phố Lý Đạo Thành, đất các thôn cũ Cựu Lâu - Hạ Hà. Tên cũ thời Pháp là Rue Capitaine Labrousse.
    Lý Đạo Thành, người Cổ Pháp (Kinh Bắc), làm tể tướng thời Lý Thánh Tông, nổi tiếng là cương trực; có công xây dựng đất nước vững mạnh.Mất năm 1080.
    Lý Nam Đế - Phố Lý Nam Đế, đất trong nội thành, đường phố đi dọc theo tường thành cũ phía đông. Thời thuộc Pháp gọi là Rue Maréchal Joffre.
    Lý Nam Đế, tên là Lý Bôn (hay Lý Bí), người thôn Thái Bình (Tử Đường, h. Thuỵ Anh, Thái Bình), khởi nghĩa năm 542 đánh đuổi quân đô hộ nhà Lương, lên làm vua nhà Tiền Lý, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Mất năm 548.
    Lý Quốc Sư - Phố Lý Quốc Sư, đất thôn cũ Tiên Thị - thời Pháp thuộc gọi là Rue Lamblot.
    Lý Quốc Sư, tên là Nguyễn Chí Thành, đi tu hiệu là Khổng Minh Không (thường gọi là Thánh Không Lộ), người làng Đàm Xá (h.Gia Viễn - Ninh Bình) có công chữa khỏi bệnh cho vua Lý Thần Tông, được phong Quốc sư. Ông còn được coi là tổ sư nghề đúc đồng. Tại Hà Nội có đền (vừa là chùa) thờ ông ở chùa Tổ Ong (Lò Đúc), ở đình Ngũ Xã (Trúc Bạch) và đền Lý Quốc Sư (ở cạnh Nhà thờ Lớn).
    Lý Thường Kiệt - Phố Lý Thường Kiệt, đất các thôn cũ Hồi Thuần - Nguyên Khánh - Vũ Thạch - Phụ Khánh. Thời thuộc Pháp gọi là Boulevard Carreau.
    Rue Lý Thường Kiệt, tên cũ thời Pháp của phố Ngô Sĩ Liên.
    Lý Thường Kiệt (1036-1105), tên thuở nhỏ là Ngô Tuấn, người phường Thái Hoà (Đại Yên - Tổng Nội - h. Vĩnh Thuận), danh tướng đời Lý có nhiều chiến công phá Tống (1075-1076), bình Chiêm Thành (1069 và 1104).
    Lý Văn Phức - Phố Lý Văn Phức, đất thôn cũ Cổ Giám - Yên Trạch (Ph.th Voie 204).
    Lý Văn Phức (1785-1849) người làng Hồ Khẩu (Kẻ Bưởi) đỗ cử nhân năm 1819. Tác giả: Nhị thập tứ hiếu - Ngọc Kiều Lê.
    Lénine - Công viên Lénine, tên mới đặt nămg 1982 cho công viên Thống Nhất, tức Công viên Bảy Mộu.
    Lê Cảnh Tuân - Phố Lê Cảnh Tuân, tên đặt thay cho phố Badens năm 1945-1946, sau đặt tên lại là Tôn Thất Thiệp.
    Lê Cảnh Tuân, người làng Mộ Trạch (h.Bình Giang - Hải Dương), đỗ Thái học sinh đời Hồ; giặc Minh chiếm nước ta, ông viết bản Vạn ngôn thư để cảnh tỉnh bọn nhà nho theo giặc Minh; bị bắt về Trung Quốc và chết ở trong ngục.
    Lê Hữu Cảnh - Phố Lê Hữu Cảnh, tên phố Phan Huy Ích đặt năm 1945-1946.
    Lê Hữu Cảnh là đảng viên Việt Nam Quốc Dân đảng, sau thất bại Khởi nghĩa Yên Bái, định cải tổ và phục hưng lại đảng, năm 1931 bị mật thám bao vây cơ sở Thanh Giám, ông cùng mấy đồng chí bắn nhau với địch, tất cả đều bị hy sinh.
     
  18. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    M


    Mã Mây - Phố Mã Mây, đất của giáp Hương Tượng phường Hà Khẩu. Trước đây là hai phố: Hàng Mây (đoạn giáp Hàng Buồm) và Hàng Mã (đoạn giáp Hàng Bạc). Thời thuộc Pháp có tên là Rue des Pavillons Noirs (phố Quân Cờ Đen) vì năm 1883 có một đơn vị quân Cờ Đen đóng ở phố này.
    Mã Vĩ - Phố Mã Vĩ, tên cũ thường gọi của một đoạn phố Hàng Nón bây giờ. Phố Mã Vĩ trước đây chuyên bán các loại hàng thêu, thao, các đồ đạo cụ cho sân khấu tuồng chèo như áo bào, mũ mãng, râu tóc giả, làm bằng lông đuôi ngựa (mã vĩ), và áo mũ triều phục cho các quan lại.
    Mạc Đĩnh Chi - Phố Mạc Đĩnh Chi, đất thôn Năm Tràng trong bán đảo Ngũ Xã.
    (Tên Mạc Đĩnh Chi đã được đặt cho mấy phố sau lại có sự thay đổi: 1946 phố Mạc Đĩnh Chi là phố Trịnh Hoài Đức bây giờ.
    Mạc Đĩnh Chi (thế kỷ 14), người làng Lũng Đông (h.Chi Linh - Hải Dương), đỗ trạng nguyên năm 1304 đời Trần, là một nhà văn và một nhà ngoại giao giỏi.
    Mai Hắc Đế - phố Mai Hắc Đế, đất các thôn cũ Giáo Phường - Phúc Lâm Tiểu. Pháp thuộc gọi là Rue Charron (năm 1946 phố Mai Hắc Đế là đoạn đầu phía Bắc phố Bà Triệu trên).
    Mai Hắc Đế, tên là Mai Thúc Loan, người làng Mai Phụ (h. Thạch Hà - Hà Tĩnh), khởi nghĩa chống chính quyền đô hộ nhà Đường năm 722, xưng làm Đế ở trên núi Vệ Sơn (thuộc huyện Nam Đàn, Nghệ An).
    Mai Hương - Tên ngõ ở phố Bạch Mai; có hai ngõ Mai Hương:
    - Ngõ Mai Hương (cũ) ở cạnh số nhà 335 Bạch Mai, lối đi vào qua một cổng xây nên còn gọi là Ngõ Cổng Gạch hay Ngõ Gạch.
    - Ngõ Mai Hương (mới) ở cạnh số nhà 419 Bạch Mai, còn gọi là Ngõ Bãi Bóng vì bên trong có bãi đá bóng, tại đó đã xây một khu nhà tập thể lao động.
    Mai Xuân Thưởng - Phố Mai Xuân Thưởng, đất phường cũ Thuỵ Chương. Thời Pháp có tên là Rue Hậu Quân Chất.
    Mai Xuân Thưởng, người Phú Lạc (h.Tuy Viễn - Bình Định) khởi nghĩa chống quân xâm lược Pháp năm 1885 trong phong trào Cần Vương; bị bắt và xử tử năm 1887.
    Mangin - Rue Géneral Mangin, tên cũ thời Pháp phố Ông Ích Khiêm.
    Charle Mangin (1866-1925) tướng Pháp chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Bắc Kỳ và Maroc (1900-1912), lập nhiều công trong Chiến tranh thế giới I.
    Mathis- Rue Constant Mathis, tên cũ thời Pháp phố Nguyễn Huy Tự.
    Mê Linh - Vườn Mê Linh, đất thôn Bích Lưu (đằng sau Hoả Lò).
    Mê Linh là kinh đô của Trưng Vương sau ngày khởi nghĩa thành công, ở làng Hạ Lôi.
    Miếu Chợ - ngõ Miếu Chợ ở phố chợ Khâm Thiên, cạnh chợ có ngôi miếu thờ, lối đi vào cạnh nhà số 10.
    Minh Khai - Phố Minh Khai, đất các thôn Hoàng Mai, Quỳnh Lôi và Mai Động. Đầu cách mạng gọi tên là phố Bùi Thị Xuân. Thời tạm chiếm là phố Hưng Ký và phố Mai Động.
    Minh Khai (1910-1941) tên là Nguyễn Thị Vinh, sinh ở Vinh. Xuất dương sang Liên Xô; về nước hoạt động cách mạng trong Đảng cộng sản Đông Dương (1930); bị bắt và bị xử tử năm 1940.
    Miribel - Rue Resident Miribel, tên cũ thời Pháp của phố Trần Nhân Tông. De Miribel, công chức Pháp, có thời làm Thống sứ Bắc Kỳ (1907-1910).
    Monceau - Rue Capitaine Monceau, tên cũ thời Pháp.
    Montgrand - Rue Montgrand, tên cũ thời Pháp phố Nguyễn Thượng Hiền.
    Montgrand, sĩ quan Pháp bị chết trong vụ ném bom vào khách sạn Hà Nội năm 1915, người ném bom là Nguyễn Khắc Cần, một đảng viên của Quang Phục Hội.
    Monpezgat - Rue Henri de Monpezgat, tên cũ con đường dự kiến mở ở Ngọc Hà.
    Henri de Monpezgat, tên một công chức Pháp, sau khi ra kinh doanh mở đồn điền, chủ ngựa thi, chủ bút báo La Valonté Indochinoise (chống nhau với Albert Sarraut).
    Morel - Rue Rðsident Morel, tên cũ thời Pháp phố Bà Huyện Thanh Quan.
    Louis Joseph Morel (1853-1911), công chức Pháp, Đốc Lý Hà Nội trong những năm 1894-1895, Thống sứ Bắc Kỳ 1907.
    Mỹ Ký - Ngõ Mỹ Ký, ở phố Bạch Mai, cạnh số nhà 403. Mỹ Ký là tên chủ đất có nhà cho thuê ở trong ngõ.
    Mỹ Quốc - Phố Mỹ Quốc, tên đặt cho phố Tràng Thi trong thời tạm chiếm (cùng thời kỳ với phố Pháp Quốc, phố Anh Quốc).
     
  19. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    N


    Nam Bộ - Đường Nam Bộ, đất các thôn Vĩnh Xương, Nam Môn Hoa Ngư - Yên Tập. Đoạn đầu giáp Cửa Nam có tên thông thường là phố Hàng Lọng; đoạn qua cửa ga Hoả xa có tên là Hàng Cỏ.
    Thời thuộc Pháp dịch là Route Mandarine, nghĩa là Đường Cái Quan, đường Thiên Lý từ Hà Nội vào Nam. Thời tạm chiếm có tên là Rue de Lattre de Tassigny (năm 1986, gọi là Đường Lê Duẩn).
    Nam Đồng - Phố Nam Đồng, từ Ô Chợ Dừa đến Gò Đống Đa, đi ngang qua đất thôn Nam Đồng đoạn phía Bắc của phố Tây Sơn.
    Nam Hoa - Ngõ Nam Hoa, ở phố Hàng Bột, cạnh số nhà 221.
    Nam Ký - Ngõ Nam Ký ở phố Lý Nam Đế (Ph.th. Cité Nam Ký).
    Nam Lai - Ngõ Nam Lai, ở phố Chợ Khâm Thiên, cạnh số nhà 100. Nam Lai là tên chủ đất có nhà cho thuê trong ngõ.
    Nam Nghĩa - Khu Nam Nghĩa, tên đặt cho Ngõ Tràng An (phố Huế) hồi đầu cách mạng 1945-1946.
    Nam Ngư - Phố Nam Ngư, đất thôn cũ Nam Môn Hoa Ngư.
    Nam Thái - Ngõ Nam Thái, ở phố Khâm Thiên, cạnh số nhà 350, sau đổi là Ngõ Kiến Thiết.
    Năm Tràng - Phố Năm Tràng, ở trong bán đảo Ngũ Xã hồ Trúc Bạch. Năm Tràng là năm lò đúc đồng, tên chữ là Ngũ Xã.
    Nðgrier - Place Nðgrier, tên cũ thời thuộc Pháp của quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
    Francois de Nðgrier (1831-1913) tướng Pháp chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Bắc Kỳ những năm 1883-1884.
    Neyret - Rue Neyret, tên cũ thời Pháp của phố Cửa Nam.
    Place Neyret, tên cũ Vườn hoa Cửa Nam (người ta thường gọi là Vườn hoa Bà Đầm Xoè, vì có tượng thần Tự do). Nay là Vườn Bách Việt.
    Noguès - Rue Ge'néral Noguès, tên cũ thời Pháp phố Lê Văn Linh.
    Noguès: sĩ quan cấp tướng của Pháp đã từng làm việc ở Bắc Kỳ trong những năm mười của thế kỷ.
    Nội Miếu - Ngõ Nội Miếu, đất phường Đông Tác; ngõ thông ra Hàng Bạc và Hàng Giày.
    Nolly - Rue Emile Nolly, tên cũ thời thuộc Pháp của phố Phạm Hồng Thái.
    Emile Nolly, bút danh của đại uý Detanger (1880-1914) công chức người Pháp kiêm viết báo Việt văn.
    Tác giả cuốn La barque annamite.
     
  20. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    NG - NH


    Ngã Tư Sở - Đường Ngã Tư Sở, tên cũ của đoạn đầu đường Nguyễn Trãi.
    Khu vực Ngã Tư Sở là đầu mối các phố Tây Sơn - Nguyễn Trãi - Đường Láng - Đại La. Ngã tư nằm trên địa phận Thịnh Quang Sở.
    Nghè Bô - Ngõ Nghè Bô, ở phố Bạch Mai, cạnh số nhà 237. Trong ngõ có di chỉ Nghè các bô lão làng Bạch Mai.
    Nghi Tàm - Phố Nghi Tàm, tên mới đặt năm 1986 cho con đường Yên Phụ cũ. Tên Yên Phụ được đặt cho con đường đê bên ngoài.
    Nghĩa Dũng - Phố Nghĩa Dũng, con đường chính từ đê xuống bãi Nghĩa Dũng.
    Nghĩa Địa Tây - Tên cũ gọi phố Nguyễn Công Trứ thời thuộc Pháp trước khi có tên chính thức Rue Sergent Larrivée (Phố Nghĩa Địa Tây: Route de La Cimetière).
    Nghĩa Lộ - Khu Nghĩa Lộ, tên đặt cho Ngõ Hàm Long I năm 1946.
    Nghĩa Lộ là tên một trại giam tù chính trị những năm 1939-1945, đặt ở thị trấn Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái.
    Nghĩa Lợi - Cité Nghĩa Lợi, tên cũ một ngõ ở phố Thi Sách.
    Ngõ Bò -? phố Nam Đồng, cạnh số nhà 90 (đất trong ngõ trước kia là một bãi rộng chăn bò).
    Ngõ Chợ - Tên cũ ở phố Chợ Khâm Thiên (trước kia chỉ là một ngõ nhỏ đi vào các xóm làng).
    Ngõ Chùa -? phố Nam Đồng, cạnh số nhà 64, bên trong có chùa.
    Ngõ Đất - Một ngõ ở bên trong Ngõ Huế, lối vào là con đường đất; gọi thế để phân biệt với Ngõ Sỏi cũng ở gần đó, lối vào trải sỏi.
    Ngõ Đình -? phố Nam Đồng, cạnh số nhà 71, lối đi vào đình Nam Đồng.
    Ngõ Đồng -? phố Nam Đồng, con đường đi ra cánh đồng làng sau thành khu cư dân, ngõ ở cạnh số nhà 233.
    Ngõ Gạch - Phố Ngõ Gạch, đất thôn cũ Hương Bài - Cổ Lương - Hương Nghĩa - Dũng Thọ; thời thuộc Pháp gọi là Rue des Briques.
    Trong phố có nhiều nhà bán vật liệu xây dựng: gạch ngói vôi xi măng...
    Ngõ Giếng -? phố Nam Đồng, cạnh số nhà 40, đi vào chỗ có giếng nước ăn cũ của làng.
    Ngõ Hàng Thịt - Ngõ ở đầu phố Hai Bà Trưng, giáp vơí đầu phố Hàng Lọng (Nam Bộ), bên trong là gia đình những người bán thịt rong cho các phố.
    Ngõ Huế - Đất thôn Đông Hạ; thời Pháp thuộc có tên là Ruelle Sergent Giác.
    Ngõ Huyện - Phố Ngõ Huyện, đất thôn cũ Tiên Thị. Nơi đây xưa là địa điểm huyện lỵ Thọ Xương.
    Ngõ Nền Than -? phố Nam Đồng, nguyên là đất hồ cũ trũng, chủ đất cho xe xỉ than san bằng làm nhà cho thuê (còn có tên là Ngõ Liên Việt).
    Ngõ Ngang - Ruelle Ngõ Ngang, tên cũ thời Pháp thuộc của phố Hàng Chai.
    Ngõ Nhà Giáo -? phố Nam Đồng, cạnh số nhà 139. Còn gọi là Ngõ 85, tức số nhà 85 cũ Nam Đồng. Trong ngõ có ngôi nhà giảng giáo lý cho dân sở tại của Nhà thờ Nam Đồng.
    Ngõ Phổ Giác -? phố Ngô Sĩ Liên, cạnh chùa Phổ Giác.
    Ngõ Quỳnh - Vẫn giữa tên gọi trước kia của con đường nhỏ từ phố Bạch Mai, cạnh số nhà 153, đi vào làng Quỳnh Lôi. Ngõ nay đã kín nhà hai bên đường và thành một đường phố sầm uất.
    Ngõ Sỏi -Một ngõ nhỏ trong Ngõ Huế, lối vào trải sỏi.
    Ngõ Trạm - Phố Ngõ Trạm, đất cũ của thôn Yên Trung Thượng; thời thuộc Pháp gọi là Rue Bourret.
    Nơi đây có di tích cũ của trạm dịch Hà Trung.
    Ngọc Hà - Phố Ngọc Hà: đây là một con đường cũ đi ở phía bên ngoài các xóm của làng Ngọc Hà, sớm có nhà cửa và thành một đường phố (Ph.th. Route de Ngọc Hà).
    Ngọc Lâm - Phố Ngọc Lâm, thuộc thị trấn Gia Lâm.
    Ngô Quyền -Phố Ngô Quyền, đất các thôn cũ Đông Thọ - Hạ Hà - Hậu Lâu - Hàm Khánh. Thời thuộc Pháp có tên là Boulevard Henri Rivière.
    Ngô Quyền, người làng Đường Lâm (Cam Lâm - Sơn Tây) người đã đánh tan quân lược nhà Tống trên sông Bạch Đằng năm 938. Lên làm vua, đóng đô ở Cổ Loa, mở đầu cho thời kỳ độc lập của nước Việt Nam ta sau mười thế kỷ Bắc thuộc.
    Ngô Sĩ Liên - Phố Ngô Sĩ Liên, đất thôn cũ Hậu Bà Ngô; thời thuộc Pháp được đặt tên là Rue Lý Thường Kiệt.
    Ngõ Ngô Sĩ Liên, tên cũ là Voie 288.
    Ngô Sĩ Liên, người làng Chúc Lý (h.Chương Mỹ - Hà Đông) đỗ tiến sĩ năm 1442; nhà sử học đại tài, tác giả Đại Việt sử ký toàn thư.
    Ngô Thì Nhiệm - Phố Ngô Thì Nhiệm, đất thôn cũ Hành Môn - Giáo Phường - Hoà Mã - Cấm Chỉ. Tên cũ thời Pháp là Rue Jacquin.
    Ngô Thì Nhiệm (1746-1803), người Tả Thanh Oai (Hà Đông) đỗ tiến sĩ năm 1775, làm quan triều Hậu Lê. Theo Tây Sơn, có công trong chiến dịch phá quân Thanh năm 1789, và coi việc giấy tờ bang giao với triều đình nhà Thanh, Tây Sơn thua, ông bị bắt và vì có tư thù với Đặng Trần Thường, bị giải vào Văn Miếu và bị đánh chết. Tác giả: Hi Doãn Thi văn tập - Bang giao tập - Xuân Thu quản kiến - Trúc Lâm tôn chỉ nguyên thanh.
    Ngô Văn Sở - Phố Ngô Văn Sở, đất phường Phúc Lâm cũ, thời Pháp thuộc gọi là Rue Jouhaux.
    Ngô Văn Sở, người làng Trảo Nha (Can Lộc - Hà Tĩnh), danh tướng của Tây Sơn, thống lĩnh đội Bắc Hà cùng với Ngô Thì Nhiệm đối phó với quân xâm lược nhà Thanh năm 1788.
    Ngũ Xã- Phố Ngũ Xã trong bán đảo Ngũ Xã (hồ Trúc Bạch). Thời thuộc Pháp có tên là phố Trần Hưng Đạo.
    Ngũ Xã tên nôm là Năm Tràng, dân trong bán đảo gốc ở năm làng thuộc tổng Đề Cầu (h.Thuận Thành - Bắc Ninh) có nghề cổ truyền đúc đồng.
    Nguyễn Biểu - Phố Nguyễn Biểu, đất thôn cũ Tân Yên; thời thuộc Pháp gọi là Rue des Frères Schneider.
    Nguyễn Biểu, người Nội Diễn (Đức Thọ - Nghệ An), đỗ tiến sĩ đời Trần, làm chức ngự sử; năm 1413, ông cùng vua Trần Trùng Quang chống nhau với quân xâm lược Minh ở Nghệ An, ông đến trại giặc để thương thuyết, bị chúng ám hại.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm - Phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, đất thôn Thiền Quang, Thế Giao và Long Hồ. Thời thuộc Pháp gọi là Rue Daurelle.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) người làng Trung Am (Cổ Am - Vĩnh Bảo - Hải Dương), đỗ trạng nguyên năm 1535, làm quan với nhà Mạc. Ông cáo quan về làng dạy học, đào tạo được nhiều nhân tài.
    Tác giả: Bạch Vân am thi văn tập.
    Nguyễn Cảnh Chân - Phố Nguyễn Cảnh Chân, đất cũ nội thành Hà Nội ở khu vực Tây Bắc. Thời Pháp là Rue Destenay.
    Nguyễn Cảnh Chân, người làng Ngọc Sơn (Nam Đàn - Nghệ An) làm quan với nhà Hồ. Giặc Minh sang xâm lược, ông theo nghĩa quân Trần Giản Định kháng chiến; vì nội bộ mâu thuẫn ông bị ám hại năm 1408.
    Nguyễn Cao - Phố Nguyễn Cao, đất thôn cũ Cơ Xá Hạ. Con đường về thời thuộc Pháp được đánh số là Voie 163; năm 1946 gọi là phố Nguyễn Thị Bình; đến năm 1946, gọi là phố Chu Minh Trinh; tên phố Nguyễn Cao có từ 1964.
    Nguyễn Cao (1828-1887) người làng Cách Bì (h.Quê Dương - Bắc Ninh), đỗ giải nguyên năm 1867; tham gia phong trào Cần Vương ở Hưng Yên - Bắc Ninh; bị Pháp bắt và đem xử tử ở Hà Nội.
    Nguyễn Chế Nghĩa - Phố Nguyễn Chế Nghĩa, đất thôn cũ Hàm Châu, thời thuộc Pháp là Rue de Beau.
    Nguyễn Chế Nghĩa, người Hội Xuyên (h. Gia Lộc - Hải Hưng) danh tướng đời Trần, lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (1287-1288).
    Nguyễn Công Trứ - Phố Nguyễn Công Trứ, đất thôn Cảm? ng. Thời thuộc Pháp gọi là Rue Sergent Larrivée.
    Rue Nguyễn Công Trứ: tên cũ phố Châu Long thời thuộc Pháp.
    Phố Nguyễn Công Trứ: tên cũ phố Yên Thế năm 1946.
    Nguyễn Công Trứ (1778-1858) người làng Uy Viễn (h.Nghi Xuân - Hà Tĩnh), đỗ giải nguyên năm 1819 làm quan nhà Nguyễn, nhiều phen thăng trầm. Có tài quân sự, kinh tế và văn học. Tác giả Thiên nam quốc âm ca khúc.
    Nguyễn Du - Phố Nguyễn Du, đất phường Phục Cổ, thôn Liên Trì, thôn Cung Tiên.
    Thời thuộc Pháp phố Nguyễn Du gồm ba phố Rue Riquier - Rue Halais- Rue Dufoureq.
    Ruelle Nguyễn Du, tên cũ thời thuộc Pháp đoạn phố Gia Ngư giáp Hàng Đào.
    Nguyễn Du (1765-1820) quê làng Tiên Điền (h.Nghi Xuân - Hà Tĩnh) sinh và lớn lên ở Thăng Long. Là một văn hào lớn của nước ta, tác giả Truyện Kiều và Bắc hành thi tập - Nam trung tạm ngâm.
    Nguyễn Duy Hàn - Phố Nguyễn Duy Hàn, tên đặt cho đoạn phía nam phố Hàng Giày trong thời thuộc Pháp.
    Nguyễn Duy Hàn, tuần Phủ Thái Bình, tên đặt cho đoạn phía nam phố Hàng Giày trong thời thuộc Pháp.
    Nguyễn Duy Hàn, tuần phủ Thái Bình, bị đảng viên Phục quốc bắn chết về tội làm tay sai cho thực dân phá hoại cách mạng (1917).
    Nguyễn Đình Chiểu - Phố Nguyễn Đình Chiều, đất thôn cũ Thể Giao - Long Hồ.
    Thời thuộc Pháp là Voie D; tạm chiếm là Voie 296.
    Phố Nguyễn Đình Chiểu là tên đặt cho phố Phủ Doãn năm 1945-1946; và cũng là tên đặt cho phố Nam Tràng từ 1946 đến 1948.
    Nguyễn Đình Chiểu (1821-1888) người Gia Định (làng Tân Thới, h.Bình Dương), nhà nho mắc bệnh mù, có tinh thần yêu nước cao. Tác giả: Lục Vân Tiên - Dương từ hà mậu - Ngư tiều vấn đáp.
    Nguyễn Gia Thiều - Phố Nguyễn Gia Thiều, đất thôn cũ Liên Trì; tên thời thuộc Pháp là Rue Bonifacy. Hồi đầu cách mạng 1945-1946, đổi là phố Ôn Như Hầu sau sửa là Nguyễn Gia Thiều.
    Nguyễn Gia Thiều (1741-1798) người Liễu Ngạn (h.Xiêu Loại - Bắc Ninh), tước Ôn Như Hầu. Tác giả Cung oán ngâm khúc.
    Nguyễn Hữu Huân - Phố Nguyễn Hữu Huân, đất thôn cũ Mỹ Lộc và Đông Yên.
    Bản đồ xưa ghi là phố Bè Thượng (người Pháp chép là Rue de la Digue); thời thuộc Pháp được đặt tên là Rue Bắc Ninh, sau lại đổi là Rue Maréchal Pétain (1940); thời tạm chiếm 1948-1954 gọi là phố Phan Thanh Giản; năm 1954 gọi tên như hiện nay.
    Nguyễn Hữu Huân người Tịnh Hà (h.Kiến Hưng, tỉnh Định Tường), đỗ thủ khoa năm 1852. Khởi nghĩa chống Pháp, bị bắt và đày sang đảo Réunion; được thả về ông lại khởi binh, lại bị bắt và tự tử năm 1875.
    Nguyễn Huy Tự - Phố Nguyễn Huy Tự, đất thôn Yên Hội; thời Pháp gọi là Rue Constant Mathis; năm 1945-1946 đổi tên là phố Nguyễn Thị Kim, thời tạm chiếm là phố Nguyễn Lai Thạch, sau sửa lại theo tên bây giờ.
    Phố Nguyễn Huy Tự, tên đặt cho phố Liên Trì năm 1945-1946 và tên đặt cho phố Gầm Cầu những năm 1948-1954.
    Nguyễn Huy Tự (1743-1790), người Trường Lưu (tổng Lai Thạch - Hà Tĩnh), đỗ hương cống. Tác giả Truyện Hoa Tiên.
    Nguyễn Khắc Cần - Phố Nguyễn Khắc Cần, đất thôn Cựu Lâu, Hậu Lâu và Cục Bảo Toàn. Thời thuộc Pháp là Rue Dutreuil des Rhins; sau đổi là phố Nguyễn Khuyến từ 1945 đến 1964.
    Nguyễn Khắc Cần (1875-1913) người Yên Viên (h.Từ Sơn - Bắc Ninh), nhà nho dạy học, đảng viên Quang Phục Hội; năm 1913 ông ném bom vào khách sạn Hà Nội, giết chết mấy sĩ quan Pháp; bị bắt và kết án xử tử.
     

Ủng hộ diễn đàn