Tên các đường phố, làng xã Hà Nội thế kỷ XIX – XX qua những lần thay đổi

Chủ đề thuộc danh mục 'Tư liệu ngoài sưu tập tiền' được đăng bởi youngboss1vn, 3/9/10.

  1. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Nguyễn Khắc Hiếu - Phố Nguyễn Khắc Hiếu, ở trong bán đẩo Ngũ Xã hồ Trúc Bạch; thời Pháp là Voie 103.
    Nguyễn Khắc Hiếu (1888-1993) tên tự là Tản Đà, người làng Khê Thượng (h.Bất Bạt - Sơn Tây), sống về viết sách và viết báo. Nhà thơ lãng mạn lớp đầu của văn học hiện đại. Tác giả Khối tình con - Giấc mộng con.
    Nguyễn Khắc Nhu - Phố Nguyễn Khắc Nhu, đất thôn cũ Yên Ninh Thượng; thời Pháp gọi là Rue Tiền Quân Thành; năm 1946 đổi là Phố Xứ Nhu sau sửa lại như bây giờ.
    Nguyễn Khắc Nhu, người Song Khê (h.Lạng Giang - Bắc Giang) đỗ đầu xứ nên có tên là Xứ Nhu. Đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng, chỉ huy nghĩa quân đánh Lâm Thao (năm 1930), bị tử trận.
    Nguyễn Khoái - đường Nguyễn Khoái, đất cũ thôn Hộ Yên và Trung Chí; là con đê mới đắp nên người Pháp gọi là Digue Nouvelle, sau gọi là Quai Rheinart.
    Nguyễn Khoái, một danh tướng đời Trần, lập được nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống Quân Nguyên, đặc biệt là trận thắng đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi ở trên sông Bạch Đằng 1288.
    Nguyễn Khuyến - Phố Nguyễn Khuyến, đất thôn cũ Nam Hưng - Huyền Ngô - Ngọc Hà; tên đặt thay cho tên phố Sinh Từ có từ thời Pháp thuộc.
    Phố Nguyễn Khuyến, tên cũ thời thuộc Pháp gọi một đoạn của phố Lương Ngọc Quyến trong năm 1945-1946.
    - Thời kỳ tạm chiếm 1948-1954 là tên gọi phố Nguyễn Khắc Cần.
    Nguyễn Khuyến (1835-1090) người làng Yên Đổ (h.Bình Lục - Hà Nam), ba lần đỗ đầu các khoa thi Hương, thi Hội và thi Đình, tiến sĩ năm 1871. Một nhà thơ lớn, tác giả Quế Sơn thi văn tập.
    Nguyễn Lai Thạch - Tên cũ của phố Nguyễn Huy Tự (sửa lại vì Lai Thạch chỉ là tên quê hương của Nguyễn Huy Tự).
    Nguyễn Lâm - Phố Nguyễn Lâm, đất trong nội thành cũ. Thời Pháp gọi là Avenue Paul Doumer.
    Nguyễn Lâm, con trai Nguyễn Tri Phương (người Phong Điền - Thừa Thiên), lấy con gái vua Nguyễn; ông ra Hà Nội thăm cha gặp khi giặc Pháp tấn công thành trì, ông cùng tướng sĩ chiến đấu và đã bị tử trận (1873).
    Nguyễn Mậu Kiến - Phố Nguyễn Mậu Kiến, tên cũ phố Nguyễn Thiếp đặt hồi đấu cách mạng 1945-1946.
    Nguyễn Mậu Kiến (1819-1879), người Đông Trung (h.Kiến Xương - Thái Bình), làm quan nhỏ, bỏ theo nghĩa quân chống Pháp ở Nam Định và Hưng Hoá, mất ở chiến khu. Tác giả Kinh Đài tạp vịnh - Minh sử luận đoán khảo biện.
    Nguyễn Phạm Tuân -Phố Nguyễn Phạm Tuân, đất cũ nội thành gần Cửa Tây. Thời Pháp là Voie 143.
    Nguyễn Phạm Tuân, người Bắc Cứ (tỉnh Quảng Bình) đỗ cử nhân năm 1873; ông bỏ quan tham gia phong trào Cần Vương chống quân xâm lược Pháp là Rue Phạm Phú Thứ.
    Nguyễn Quang Bích (1832-1890), người làng Trình Phố (h.Kiến Xương - Thái Bình), đỗ đình nguyên Hoàng giáp năm 1869; khi đang làm quan ở Hưng Hoá, quân Pháp đánh lên 1884, ông rút vào vùng núi tổ chức kháng chiến, và mất chỗ quân thứ (1890). Tác giả Ngư phong thi văn tập.
    Nguyễn Quyền - Phố Nguyễn Quyền, đất thôn cũ Tiên Mỹ; thời thuộc Pháp con đường được đánh số Voie 170b.
    Nguyễn Quyền (1870-1942), người làng Thượng Trì (huyện Thuận Thành - Bắc Ninh), làm Huấn đạo nên có tên là Huấn Quyền; ông là một trong những người sáng lập ra Đông Kinh Nghĩa Thục; năm 1909 ông bị đày ra Côn Đảo; năm 1913 đưa về an trí ở Bến Tre (Nam Bộ). Ông mất tại đó năm 1942.
    Nguyễn Văn Siêu hay Nguyễn Siêu - phố Nguyễn Văn Siêu, đất thôn cũ Cổ Lương giáp Giang Nguyên.
    Thời thuộc Pháp, gọi là Phố Án Sát Siêu; năm 1945 gọi là Phô Phương Định, sau sửa lại là phố Nguyễn Siêu.
    Nguyễn Văn Siêu (1795-1872) người gốc Kim Lư (h.Thanh Trì) sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, làng Cổ Lương phường Dũng Thọ. Đỗ phó bảng năm 1838.
    Cáo quan về nhà dạy học, có tiếng là hay chữ. Ông đã đứng lên sửa chữa lại đền Ngọc Sơn. Tác giả Phương Đình địa dư chí - Phương Đình thi tập - Văn tập - Tuỳ bút...
    Nguyễn Thái Học - Phố Nguyễn Thái Học, đất các thôn cũ Nam Hưng - Vĩnh Xương - Cổ Thành. Tên thường gọi là phố Hàng Đãy; thời Pháp là Rue Duvillier; năm 1945 đổi là phố Phan Chu Trinh; 1948 có tên như hiện nay.
    Nguyễn Thái Học (1908-1930) người làng Thổ Tang (h.Vĩnh Tường - Vĩnh Yên) người sáng lập và là lãnh tụ Việt Nam Quốc dân Đảng; khởi nghĩa Yên Bái thất bại ông bị bắt và bị thực dân xử tử.
    Nguyễn Thành Hiên - Phố Nguyễn Thành Hiên, tên cũ phố Lý Đạo Thành đặt năm 1945-1946.
    Nguyễn Thị Bình - phố Nguyễn Thị Bình, tên cũ phố Nguyễn Cao đặt năm 1945-1946.
    Nguyễn Thị Kim - Phố Nguyễn Thị Kim, tên cũ phố Nguyễn Huy Tự đặt năm 1945-1946.
    Nguyễn Thị Kim, vợ vua Chiêu Thống, vua Lê chạy theo quân Thanh sang Tàu và chết ở bên đó, bà không đi, ẩn náu ở trong nhà dân; khi đưa hài cốt Chiêu Thống về nước, bà đã tự tử, được người đương thời khen là nghĩa liệt.
     
  2. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Nguyễn Thiện Thuật - Phố Nguyễn Thiện Thuật, đất phường Đông Hà và thôn Hương Trai. Thời Pháp gọi là Rue Lepage.
    Nguyễn Thiên Thuật (1844-1926) người Xuân Dục (h.Mỹ Hào - Hưng Yên), giữ chức Tân lương quân vụ nên còn gọi là Tán Thuật. Khởi nghĩa chống Pháp ở Bãi Sậy (huyện Khoái Châu - Hưng Yên), trong những năm 1885-1888. Bị thua, lưu vong sang Trung Quốc và mất ở Nam Ninh.
    Nguyễn Thiếp - Phố Nguyễn Thiếp, đất cũ thôn Phúc Lâm. Thời Pháp gọi là Rue Duranton; năm đầu Cách mạng 1945 gọi là phố Nguyễn Mậu Kiến.
    Nguyễn Thiếp (1723-1804), được tôn là La Sơn phu tử, người làng Nguyệt Áo (huyện La Sơn - Hà Tĩnh) đỗ Hương cống (1744), không làm quan, mở trường dạy học. Vua Tây Sơn Quang Trung mời ra làm mưu sĩ, giúp việc tổ chức giáo dục. Tác giả La Sơn thi tập - Lạp Phóng văn cảo.
    Nguyễn Thượng Hiền - Phố Nguyễn Thượng Hiền, đất thôn cũ Tiên Mỹ. Thời Pháp gọi là Rue Mongrand.
    Nguyễn Thượng Hiền (1868-1925) người Liên Bạt (huyện? ng Hoà - Hà Đông), đỗ Hoàng giáp năm 1892. Xuất ngoại 1908, tham gia phong trào Đông Du chống Pháp. Mất ở Hàng Châu (Trung Quốc).
    Nguyễn Trãi - Đường Nguyễn Trãi, tên mới có từ năm 1980, đặt cho đoạn đường quốc lộ từ Ngã Tư Sở vào Hà Đông, qua các xã Nhân Mục, Phùng Khoang, Triều Khúc...
    Rue Nguyễn Trãi, tên cũ thời Pháp thuộc của phố Nguyễn Văn Tố.
    Nguyễn Trãi (1380-1442), người làng Chi Ngại (huyện Chí Linh - Hải Dương), đỗ Thái học sinh đời Trần 1400. Tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, lập công lớn về sách lược, về ngoại giao. Bị ám hại và chu di cả gia đình. Tác giả Bình Ngô đại cáo - Lam Sơn thực lực -?c Trai thi văn tập - Quân trung từ mệnh tập.
    Nguyễn Tri Phương - Phố Nguyễn Tri Phương, đất trong nội thành cũ, con đường từ Cửa Bắc đi xuống theo hướng Nam. Thời Pháp gọi là Route Porte du Sud.
    Nguyễn Tri Phương (1800-1873), người làng Chi Long (huyện Phong Điền - Thừa Thiên), từ chức thơ lại nhỏ được phong dần đến chức vụ cao nhất trong triều. Có tài thao lược, nhiều lần xung chức thống đốc quân vụ ở Nam Kỳ, ba lần chống nhau với quân xâm lược Pháp ở Đà Nẵng (1858), ở Gia Định (1860) và ở Hà Nội (1873). Hà Nội thất thủ, ông bị thương nặng và bị địch bắt, ông đã nhịn ăn mà chết.
    Nguyễn Trọng Hợp - Phố Nguyễn Trọng Hợp, đất cũ thôn Gia Ngư, tên cũ thời thuộc Pháp của Ngõ Cầu Gỗ; thời tạm chiến gọi là phố Cao Bá Nhạ.
    Nguyễn Trọng Hợp (1834-1902), người Hạ Đình (huyện Thanh Trì) đỗ Tiến sĩ năm 1865; đã từng làm Kinh lược sứ Bắc Kỳ thay mặt triều đình Huế giao thiệp với Pháp những năm 1886-1887.
    Nguyễn Trung Ngạn - Phố Nguyễn Trung Ngạn, đất thôn Cảm? ng và Cảm Hội; thời Pháp là Voie 172.
    Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370) người Thổ Hoàng (huyện Ân Thi - Hưng Yên) đỗ Hoàng giáp năm 1306 (16 tuổi), có thời giữ chức Kinh doãn Thăng Long. Tác giả Giới Hiên thi tập - Hoàng triều đại điển Hình luật thư.
    Nguyễn Trung Trực - Phố Nguyễn Trung Trực, đất thôn Cận Hàn và Yên Thuật; thời Pháp là Rue Trippenbach.
    Nguyễn Trung Trực (1838-1868) người Tân An (Gò Công - Định Tường), khởi nghĩa chống Pháp từ 1861 đến 1868l; bị địch bắt và kết án xử tử.
    Nguyễn Trường Tộ - phố Nguyễn Trường Tộ, đất thôn cũ Yên Ninh và Yên Thành. Tên thời Pháp là Rue Jambert.
    Nguyễn Trường Tộ (1828-1871), người Bùi Chu (huyện Hưng Nguyên - Nghệ An), có dịp ra nước ngoài nhiều lần (đi học và công tác), ông viết tập "Điều trần" gửi triều đình nhà Nguyễn đòi cải cách duy tân, không được triều thần, đa số bảo thủ, hưởng ứng.
    Nguyễn Văn Tố - Phố Nguyễn Văn Tố, đất thôn cũ Yên Trung Thượng thời Pháp gọi là Rue Nguyễn Trãi.
    Nguyễn Văn Tố, (1889-1947), sinh ở Hà Nội, công tác ở Viện Bác cổ Viễn Đông, có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử và văn hoá Việt Nam. Ông sáng lập và là Hội trưởng Hội truyền bá quốc ngữ (1938). Hội đặt trụ sở ở số 44 Nguyễn Trãi (Nguyễn Văn Tố bây giờ).
    Nguyễn Văn Trạch - Phố Nguyễn Văn Trạch, tên đặt cho phố Hoè Nhai hồi đầu Cách mạng 1945-1946.
    Nguyễn Văn Trạch, còn gọi là Sư Trạch, đảng viên Việt nam Quốc dân Đảng, bị bắt cùng với Nguyễn Thái Học năm 1930 trên đường hoạt động.
    Nguyễn Xí - phố Nguyễn Xí, đất thôn Cựu Lâu, Hậu Lâu. Thời Pháp gọi là Rue Boissière.
    Nguyễn Xí (1396-1445), người láng Thượng Phúc (huyện Ngi Lộc - Nghệ An), một danh tướng của phong trào nghĩa quân Lam Sơn, có nhiều chiến công tiêu diệt quân đô hộ nhà Minh.
    Nhà Chung - Phố Nhà Chung, đất thôn cũ Báo Thiên tự; thời thuộc Pháp gọi là Rue de la Mission.
    La Mission nghĩa là Hội truyền giáo (còn có tên là Hội Thừa Sai) một tổ chức tôn giáo của Công giáo Gia Tô, một tổ chức tôn giáo nhưng kiêm cả kinh doanh ruộng đất ở nông thôn, nhà cửa ở thành phố, nhưng cơ sở sản xuất thủ công và ấn loát, làm kinh tế cho Giáo hội.
    Khu Nhà Chung ở Hà Nội gồm toàn bộ đất thôn Báo Thiên Tự bị cắt cho Giáo hội do áp lực của bọn cha cố với quan lại tỉnh Hà Nội.
    Nhà Dầu - Ngõ ở phố Khâm Thiên cạnh nhà số 1, nơi đó là khu đất cũ của Công ty dầu hoả Shell, làm kho chứa dầu.
    Nhà Hát Lớn - Vườn hoa Nhà Hát Lớn, đất cũ thôn Thạch Tân và Tây Luông; thời Pháp gọi là Square Maréchal Foch.
    Nhà Hát Lớn xây dựng năm 1901 (năm 1911 mới hoàn thành) làm nơi biểu diễn của các đoàn kịch của người Pháp. Quảng trường trước mặt Nhà hát là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện trọng đại trong những ngày sôi nổi của Cách mạng Tháng 8 và năm đầu của nước Cộng hoà Dân chủ Việt Nam.
    Nhà Giáo - Ngõ Nhà Giáo ở phố Nam Đồng, cạnh số nhà 139, bên trong có ngôi nhà giảng giáo lý của Nhà thờ Nam Đồng.
    Nhà Hoả - Phố Nhà Hoả, đất cũ thôn Yên Nội; thời Pháp thuộc có tên là Rue Feitshamel.
    Nhà Hoả là ngôi đền thờ Thần Hoả của thôn Yên Nội; (đền nay là nhà số 30 phố Hàng Điếu).
    Nhà Thương Khách - Phố Nhà Thương Khách, tên cũ của phố Hờ Nhai thời thuộc Pháp. Trong phố có bệnh viện Đông y của Hoa kiều lập ra cho người đồng bang của họ. Tiếng Pháp dịch là Rue de l'Hôpital Chinois.
     
  3. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    O


    Ô Quan Chưởng - Phố Ô Quan Chưởng, đất thôn cũ Thanh Hà. Thời Pháp được đặt tên là Rue des Nattes en jonc (nghĩa là phố Hàng Chiếu Cói).
    Ô quan Chưởng là tên gọi thông thường (không rõ nguồn gốc) của cửa ô Đông Hà, xây lại năm 1804, một cổng xây còn sót lại trong số mười sáu cổgn cửa ô của Hà Nội cũ.
    O'dendhal - Rue d'O' dendhal, tên cũ thời Pháp của phố Đinh Liệt.
    O'dendhal, một công chức Pháp, đi công tác khảo cổ ở Tây Nguyên, bị mộ tù trưởng giết chết (1904).
    Ollovier - Rue Ollovier, tên cũ thời Pháp của phố Tôn Thất Đạm.
    Ôn Như Hầu - Phố Ôn Như Hầu, tên của phố Nguyễn Gia Thiều đặt từ năm 1945-1946, sau được sửa lại như bây giờ.
    Ôn Như Hầu là tước phong của Nguyễn Gia Thiều.
    Ông ích Khiêm - Phố Ông Ích Khiêm, đất cũ trong nội thành sát với Cửa Tây.
    Tên cũ thời Pháp là Rue Mangin.
    Ông Ích Khiêm (1829-1884) người Diên Phước (tỉnh Quảng Nam), đỗ cử nhân năm 1847, chuyển sang nghề võ, làm Tiểu phủ sứ, thuộc phe chủ chiến trong triều đình Huế thời Tự Đức, bị hạ ngục và chết trong đó.
    Orléans - Boulevard Henri d' Orléans, tên cũ phố Phùng Hưng.
    Henri d' Orléans, Prince de - Hoàng thân, dòng dõi chính thống của vua nước Pháp, thích du lịch, qua Đông Dương (1887) và chết ở Sài Gòn (1901). Tác giả sách viết về Việt Nam: L' Indochine.
     
  4. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    P


    Paris - Vườn Paris (Vườn Ba Lê), tên đặt trong thời tạm chiếm của Vườn hoa Nhà Hát Lớn. Vườn Paris ở cuối phố Pháp Quốc.
    Parreau - DigueParreau, tên cũ thời Pháp của Đường Hoàng Hoa Thám.
    Ensèbe Irènée Parreau (1842-19...) sĩ quan cấp tá Pháp, là Đốc lý đầu tiên của Hà Nội (1883), làm Thống sứ Bắc Kỳ năm 1888.
    Pasquier - Avenue Pierre Pasquier, tên cũ thời Pháp phố Hoàng Diệu.
    Impasse Pasquier, tên cũ Ngõ Hoàng Diệu.
    Pierre Pasquier (1877-1931), viên quan cai trị Pháp đã làm Đốc lý Hà Nội (1918-1919), Toàn quyền Đông Dương (1930). Tác giả L'Annam d'autrefois.
    Pasteur - Vườn hoa Pasteur, đất thôn cũ Cơ Xá Hạ và Hữu Vọng (có tượng Pasteur, đặt ở trước Viện Pasteur, Viện Vi trùng học của Hà Nội).
    Louis Pasteur (1822-1895), nhà bác học Pháp, nổi tiếng về khám phá ra vi khuẩn, chế tạo ra thuốc phòng chống bệnh dại.
    Pavie - Rue Pavie, tên cũ thời thuộc Pháp của phố Hàn Thuyên.
    Auguste Pavie (1847-1825) nhân viên Bưu điện, thám hiểm dòng sông Mêkông, góp phần thu phục triều đình Lào nhận quyền đô hộ của Pháp (1879).
    Pavillons Noirs - Rue des Pavillon Noirs, tên cũ thời thuộc Pháp của phố Mã Mây.
    Pavillon Noirs là quân Cờ Đen; năm 1883 một đơn vị quân Cờ Đen bao vây quân Pháp ở trong thành phố đã đóng trong phố này.
    Pépinières - Route des Pépinières (Đường Vườn ươm cây), tên cũ thời Pháp của con đường nối đường Thuỵ Khuê với đường Hoàng Hoa Thám, qua Vườn ươm cây.
    Pescadores - Rue Pescadores, tên cũ thời Pháp phố Phù Đổng Thiên vương.
    Pescadores là quần dảo Bành Hồ ở Biển Đông gần Đài Loan; năm 1885 hải quân Pháp tấn công đảo này làm áp lực bắt Trung Quốc phải công nhận chế độ bảo hộ của Pháp ở Việt Nam.
    Petain - Rue Maréchal Pétain, tên cũ phố Nguyễn Hữu Huân từ 1940 đến 1945.
    Philippe Pétain (1856-1951) tướng Pháp được phong hàm Thống chế vì có công trong chiến tranh thế giới I. Làm quốc trưởng nước Pháp trong thời gian bị Đức chiếm đóng (1940-1945). Bị kết án phản quốc, tù chung thân.
    Phạm Đình Hổ - Phạm Đình Hổ, đất thôn Cảm Hội - Hữu Vọng. Thời Pháp thuộc gọi là Rue Cléon.
    Phạm Đình Hổ (1768-1839) người làng Đan Loan (h.Bình Giang - Hải Dương) ngụ ở phường Thái Cực (Hàng Đào). Tác giả Vũ trung tuỳ bút - Tang thương ngẫu lục...và nhiều sách nghiên cứu khác (Quần thư tham khảo, Lê triều hội điển...)
    Phạm Hồng Thái - Phố Phạm Hồng Thái, đất thôn Yên Định; thời Pháp là Rue Emile Nolly.
    Phạm Hồng Thái (1884-1924) tên thật là Phạm Thành Tích, người Do Nha (h.Hưng Nguyên - Nghệ An), làm người thợ máy ở Bến Thuỷ, sang Trung Quốc (1923) tham gia hoạt động cách mạng. Mưu sát Toàn quyền Đông dương là Merlin khi y đi qua Quảng Châu (1924) và bị hy sinh, tiếng bom Phạm Hồng Thái đã làm chấn động tinh thần quốc gia ở trong nước.
    Phạm Ngũ Lão - Phố Phạm Ngũ Lão, đất thôn cũ Tây Luông và đồn Thuỷ Quân (sau là khu Đồn Thuỷ).
    Thời thuộc Pháp có tên Rue de la Concession (phố Nhượng địa).
    Phạm Ngũ Lão (1255-1320) người làng Phù?ng (h.Mỹ Hào - Hưng Yên), danh tướng đời Trần, lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (1286-1288).
    Phạm Phú Thứ - Rue Phạm Phú Thứ, tên cũ thời Pháp thuộc của phố Nguyễn Quang Bích (cộng cả phố Hội Tin Lành).
    Phạm Phú Thứ (1820-1880) người Đông Dư (h.Tiên Phước - Quảng Nam), đỗ tiến sĩ năm 1843, nhiều lần phụ trách ngoại thương, một lần đi sứ sang Pháp với Phan Thanh Giản. Tác giả Tây hành nhật ký - Trúc Đường thi văn tập.
    Phạm Sư Mạnh - Phố Phạm Sư Mạnh, đất cũ trong Cục Bảo Toàn. Thời Pháp thuộc là Rue de la Sapèquerie.
    Phạm Sư Mạnh, người làng Hiệp Thạch (Kinh Môn - Hải Dương), đỗ Thái học sinh năm 1323, làm quan đời Trần đến chức nhập nội hành khiển (tể tướng). Tác giả Hiệp Thạch tập.
    Phan Bội Châu - Phố Phan Bội Châu, đất thôn cũ Nam Hưng, Yên Tập. Thời Pháp là Rue Colomb (khi chưa thành đường phố thì con đường này người ta gọi là Phố Nhi).
    Phan Bội Châu (1867-1941) người làng Đan Nhiễm (h.Nam Đàn -Nghệ An), đỗ giải nguyên trường Nghệ năm 1900. Sáng lập ra phong trào Đông Du và Đảng Việt Nam Quang Phục hội. Bị bắt cóc đưa về nước, vụ án đã làm chấn động dư luận cả nước; ông bị giam lỏng ở Huế (từ 1926 đến 1941).
    Phan Chu Trinh- Phố Phan Chu Trinh, đất Cục Bảo Toàn và các thôn Hàm Châu - Hữu Vọng, Thời thuộc Pháp gọi là Rue Rialan.
    Phố Phan Chu Trinh (1872-1926) người làng Tây Lộc (h.Tam Kỳ - Quảng Nam) đỗ phó bảng năm 1901. Hoạt động cách mạng bị đày ra Côn Đảo (1908), rồi bị đưa sang Pháp (1910-1925). Về nước và mất ở Sài Gòn, đám tang ông đã gây thành phong trào yêu nước 1926 trong giới thanh niên.
    Phan Đình Phùng - Phố Phan Đình Phùng, phố mở trên con hào cũ bị lấp dọc tường Cửa Bắc. Tên cũ thời Pháp là Boulevard Carnot.
    Phan Đình Phùng (1847-1895) người Đông Thái (h.La Sơn - Hà Tĩnh), đỗ Đình nguyên tiến sĩ năm 1877. Lãnh tụ phong trào Cần Vương Hương Sơn từ 1887 đến 1895. Mất ở chiến khu. Ông có để lại một số thơ văn đầy tinh thần yêu nước và tập sách Việt sử địa dư vựng sách.
    Phan Huy Chú - Phố Phan Huy Chú, đất thôn cũ Nhân Chiêu và Tây Luông Thời Pháp là Rue Général Raffenel.
    Ngõ Phan Huy Chú, tên cũ là Impasse Verdun.
    Phan Huy Chú (1782-1840) người ấp Yên Sơn, xã Thuỵ Khuê (Sài Sơn - Sơn Tây), đỗ thấp làm quan nhỏ, ông cáo quan về dạy học và viết sách. Tác giả bộ Lịch triều Hiến chương loại chí.
    Phan Huy Ích- Phố Phan Huy Ích, đất thôn cũ Yên Ninh Thượng. Thời thuộc Pháp có tên là Rue Monseigneur Deydier; thời đầu cách mạng 1945-1946, gọi là phố Lê Hữu Cảnh; từ 1947 đến 1964, có tên là phố Bùi Viện.
    Phan Huy Ích (1750-1822) người làng Thu Hoạch (h.Can Lộc - Hà Tĩnh) ngụ ở Sài Sơn (Thuỵ Khuê - Sơn Tây), đỗ tiến sĩ năm 1775; làm quan với triều Lê và triều Tây Sơn, có nhiều thành tích về bang giao với nhà Thanh. Tác giả Dụ Am ngâm lục - Dụ Am văn tập - Bang giao tập.
    Phan Phu Tiên - Phố Phan Phu Tiên, đất thôn Cổ Giám - Yên Trạch. Thời Pháp thuộc là Voie 206.
    Phan Phu Tiên, người làng Đông Ngạc (Từ Liêm - Hà Đông) đỗ Thái học sinh năm 1396, bác sĩ trường Quốc Tử Giám rồi sang Quốc sử viên. Tác giả Việt âm thi tập - Việt sử (chép tiếp bộ sử của Lê Văn Hưu)
    Phan Thanh- Phố Phan Thanh, tên cũ phố Nguyễn Văn Tố trong những năm 1945-1946.
    Phan Thanh, người dạy học, viết báo, đóng góp nhiều cho phong trào truyền bá quốc ngữ.
    Phan Thanh Giản - Phố Phan Thanh Giản, tên cũ phố Nguyễn Hữu Huân từ 1946 đến 1964.
    Phan Thanh Giản (1796-1867) người làng Bảo Thanh (Vĩnh Long) đỗ tiến sĩ năm 1826; thay mặt triều đình Huế bang giao với Chính phủ Pháp về vấn đề Nam Kỳ. Khi quân Pháp đánh úp ba tỉnh miền Tây, ông tự tử theo thành Vĩnh Long. Tác giả Mộng Khê thi văn tập.
    Phan Văn Trị - Phố Phan Văn Trị, đất phường cũ Thịnh Hào. Thời thuộc Pháp là Voie 221; thời kỳ 1945-1946 gọi là phố Trương Vĩnh Ký; năm 1964 đổi lại tên như bây giờ.
    Phan Văn Trị (1830-1910) người Gia Định, đỗ cử nhân 1849 không ra làm quan, ở nhà dạy học. Tác giả nhiều bài thơ yêu nước thời kỳ đầu thuộc Pháp.
    Pháp Quốc - Phố Pháp Quốc, tên cũ đoạn đầu phía đông phố Tràng Tiền (thời thuộc Pháp đã có tên là Rue de France) đặt trong thời tạm chiếm 1948-1954 cùng với hai phố Anh Quốc và Mỹ Quốc.
    Phay Ninh - Ngõ Phay Ninh, ngõ số 58 đường Giảng Võ, ngõ đi vào Xưởng cơ khí Phay Ninh.
    Phất Lộc - Ngõ Phất Lộc, đất phường cũ Hà Khẩu, giáp Tiên Hạ (thời Pháp cũng gọi là Ruelle Phất Lộc).
    Phất Lộc tên làng gốc của họ Bùi người huyện Đông Quan Thái Bình; họ Bùi có người ra lập nghiệp ở Thăng Long từ thế kỷ 18 thời Hậu Lê, họ hàng theo ra đông ở tập trung thành xóm cư dân riêng.
    Philharmonique - Rue de la Philharmonique (phố Hội Hoà Nhạc) tên cũ thời thuộc Pháp của phố Hồ Hoàn Kiếm. Phố này trước kia có phòng hoà nhạc và diễn kịch của người Pháp là Philharmonique.
    Phó Đức Chính - Phố Phó Đức Chính, đất các thôn cũ Trúc Bạch - Yên Ninh - Yên Canh. Thời Pháp gọi là Rue Blockhaus Nord. Năm 1945 gọi tên mới là phố Nguyễn Thái Học.
    Phó Đức Chính, tên đặt cho phố Châu Long năm đầu cách mạng 1945-1946.
    Phó Đức Chính (1908-1930) người làng Đa Ngưu (h.Văn Giang - Hưng Yên), sinh viên, nhân vật trọng yếu của Việt Nam Quốc Dân đảng, chỉ huy đánh Sơn Tây năm 1930. Bị bắt và kết án xử tử.
    Phố Mới - Tên gọi thông thường của phố Hàng Chiếu; thời thuộc Pháp, thực dân đặt tên phố đó là Rue Jean Dupuis, người Hà Nội không dùng mà chỉ gọi là Phố Mới.
    Phố Nhị - Tên thường gọi của đoạn phía đông phố Colomb (sau là phố Phan Bội Châu) thời kỳ đầu thuộc Pháp.
    Phố Tám - tên thường gọi của đoạn Quốc lộ 1 đi qua địa phận làng Tám (Giáp Bát).
    Phố Vọng - Tên thường gọi của đoạn quốc lộ 1, đi từ Ngã Tư Vọng đến Làng Tám.
     
  5. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Phố còn đánh số

    Phố 203


    Phố 204


    Phố 214


    Phố 215

    ở thôn Văn Chương
    Phố 221


    Phố 222


    Phố 224

    ở thôn Ngự Sử
    Phố 225

    ở thôn Tiên Nữ
    Phố 226

    ở thôn Thanh Miến
    Phố 251 tên cũ Voie 249

    ở thôn Văn Chương
    Phố 296 tên cũ Voie D

    ở thôn Thể Giao
    Phố 325 tên cũ Voie E1

    ở thôn Vân Hồ
    Phố 332 tên cũ Voie 234

    ở thôn Thịnh Yên
    Phố 335 tên cũ Voie 223

    ở thôn Lương Sử
    Phố 336 tên cũ Voie 261

    đất cũ thôn Thọ Lão
    Phố 337 tên cũ Voie 262

    đất cũ thôn Thọ Lão
    Phố 339 tên cũ Voie 229

    đất cũ thôn Thịnh Yên
    Phố 356



    Phổ Giác - Ngõ Phổ Giác, ở phố Ngô Sĩ Liên, lối vào cạnh chùa Phổ Giác, nhà số 11.
    Phủ Doãn - Phố Phủ Doãn, đất thôn cũ Chân Cầm, Kim Cổ, thời Pháp gọi là Rue Julien Blanc.
    Phủ Doãn là dinh quan Kinh doãn, chức quan cai trị đứng đầu kinh thành Thăng Long.
    Phù Đổng Thiên Vương - Phố Phù Đổng Thiên Vương, đất thôn cũ Hương Viên; thời Pháp gọi là Rue Pescadores.
    Thiên Vương làng Phù Đổng, nhân vật truyền thuyết đời Hùng, có tên gọi là thông thường là Thánh Gióng, có công phá giặc Ân ngoại xâm.
    Phúc Kiến - Phố Phúc Kiến, tên cũ thời thuộc Pháp của phố Lãn Ông. Trong phố có nhiều Hoa kiều gốc người Phúc Kiến và có Hội quán hàng Bang Phúc Kiến.
    Phúc Tân - Phố Phúc Tân, con đường đi dọc bãi cát bờ sông, bãi Phúc Tân (có từ sau 1954). Tên cũ thời Pháp bãi cát sông gọi chung là Banc de Sable.
    Phúc Thắng - Ngõ Phúc Thắng ở phố Khâm Thiên, cạnh số nhà 241. Phúc Thắng là chủ Rạp hát có nhà cho thuê trong ngõ.
    Phúc Xá- Phố Phúc Xá, con đường đi dọc bãi cát Phúc Xá, có nhiều phố ngang nhỏ.
    Phùng Hưng - Phố Phùng Hưng, phố mở trên con hào và tường thành Cửa Đông cũ sau khi phá thành lấp hào. Tên cũ thời Pháp là Boulevard Henri d'Orléans.
    Phùng Hưng (761- 802) người làng Đường Lâm (h. Phúc Thọ - Sơn Tây), khởi nghĩa chống quân đô hộ nhà Đường, chiếm Phủ đô hộ (Đại La) xưng làm vua; nhân dân tôn là Bố Cái đại vương.
    Phùng Khắc Khoan - Phố Phùng Khắc Khoan, đất thôn Phương Viên. Thời Pháp gọi là Rue Logerot.
    Phùng Khắc Khoan (1528-1613) người làng Phùng Xá (h. Thạch Thất - Sơn Tây) đỗ Trạng nguyên năm 1580, làm quan triều Lê, có công cải cách tiến nghề dệt lụa phổ biến cho người làng (lụa Bùng). Tác giả Nghị Trai thi tập - Mai Lĩnh sứ Hoa tùng vịnh.
    Phương Đình - Phố Phương Đình, tên cũ phố Nguyễn Văn Siêu đặt năm 1945 - 4946, sau sửa như bây giờ.
    Phương Đình là tên trường học của Nguyễn Văn Siêu mở ở thôn Cổ Lương (số nhà 14-16 phố Nguyễn Văn Siêu).
    Portu du Sud - Rue Porte du Sud, tên cũ thời Pháp cổ Nguyễn Tri Phương (ở trong thành, khu quân sự).
    Pottier - Rue Potter, tên cũ thời Pháp phố Báo Khánh.
    Potter Edouard (1838-1903) Phó thuỷ sư Đô đốc Pháp, có tham gia xâm lược Nam Kỳ (1826).
    Pouligo - Boulevard Capitaine Pouligo, tên cũ thời Pháp phố Trầnh Thánh Tông.
    Pouyanne -Rue Pouyanne, tên cũ thời Pháp phố Lò Sũ.
    Pouyanne, kỹ sư Công chính Pháp, được giao cho thiết kế công trình trị thuỷ ở Bắc Kỳ những năm mười đầu thế kỷ.
    Puginier - Avenue Puginer, tên cũ thời thuộc Pháp Đường Cột Cờ (Điện Biên phủ bây giờ).
    Rond point Puginier, tên cũ Quảng trường Ba Đình.
    Square Puginier tên cũ Vườn Bãi Sởy (Vườn Canh Nông).
    Paul Francis Puginier (1835-1892), cố đạo người Pháp, âm mưu giúp F.Garnier và H. Riviere hai lần đánh Hà Nội và chiếm đồng bằng Bắc Kỳ, mộ nguỵ quân người công giáo đánh phá quân khởi nghĩa Cần Vương.
     
  6. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Q


    Quan Thánh - Phố Quán Thánh, đất các thôn cũ Châu Yên, Yên Quang, Yên Ninh. Thời Pháp gọi là Avenue Grand Bouddha (đại lộ Ông Phật lớn).
    Trấn Vũ Quán, đền thờ thánh Trấn Vũ, phía sau là đền thờ Quang Công (có phải do vậy mà có tên Quan Thánh không?)
    Quan Thổ - Ngõ Quan Thổ ở phố Hàng Bột đi vào thôn Quan Thổ. Có ba ngõ Quan Thổ: Quan Thổ 1, cạnh số nhà 242; Quan Thổ 2, cạnh nhà số 256 và Quan Thổ 3, cạnh số nhà 264.
    Quan Trạm - Ngõ của làng Quan Trạm thông ra phố Hàng Bột.
    Quang Trung - Phố Quang Trung, đất các thôn cũ Liên Thủy, Tiên Thị. Thời Pháp thuộc gọi là Rue Jauréguiberry.
    Ngõ Quang Trung ở phố Bạch Mai cạnh số nhà 105.
    Quang Trung là niên hiệu vua Tây Sơn Nguyễn Huệ (1753-1792) người anh hùng diệt các tập đoàn phong kiến Nguyễn và Trịnh, đại phá quân xâm lược Xiêm (1786) và Thanh (1789). Ông làm vua được ba năm.
    Quảng Lạc - Ngõ Quản Lạc, tên cũ đoạn phía bắc phố Tạ Hiện; đường phố hẹp đi ngang qua cửa rạp hát Quảng Lạc, trước kia chuyên diễn tuồng.
    Quán Sứ - Phố Quán Sứ, đất các thôn Hội Vũ, Yên Lập. Thời Pháp gọi là Rue Richaud.
    Trong phố này có chùa Quán Sứ dựng từ đơì Hậu Lê (thế kỷ 15), chùa ở cạnh nhà công quán, chỗ ngụ của các đoàn sứ giả Chiêm Thành, Chân Lạp, Qua Oa sang công cán nước ta.
    Quần Ngựa - Phố Quần Ngựa, con đường từ trên đê Hoàng Hoa Thám xuống, đi ngang qua cổng Bãi Quần Ngựa cũ, nối với phố Đội Cấn. Năm 1980 gọi là phố Quần Ngựa; năm 1986 đổi là phố Đốc Ngữ.
    Quốc Tử Giám - Phố Quốc Tử Giám, đất các thôn cũ Hữu Giám - Lương Sử. Thời Pháp con đường đánh số 238.
    Quốc Tử Giám là tên gọi khu Văn Miếu vừa là nơi thờ KhổngTử vừa là một trường học cao cấp của Nhà nước qua các triều Lý - Trần - Lê (còn gọi là nhà Quốc học), trường đại học lâu đơì của nước Việt Nam (có từ thế kỷ 11)
     
  7. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    R


    Raffenel - Rue Raffenel, tên cũ thời thuộc Pháp của phố Phan Huy Chú.
    Reinach - Rue Reinach, tên cũ thời thuộc Pháp của phố Trần Quốc Toản.
    Lucien Joseph Reinach (Baron de) (1864 - 1909) quan cai trị đến Bắc Kỳ năm 1893, tổ chức các đạo lính địa phương, trông coi việc làm đường hoả xa Bắc Lệ.
    République - Avenue de la Ré publique (Đại lộ Cộng hoà) tên cũ thời thuộc Pháp của phố Hoàng Văn Thụ.
    Réverony - Ru Réverony, tên cũ thời thuộc Pháp của một đoạn phố Tăng Bạt Hổ.
    Réverony, tên một đại biểu Hội đồng Thành phố Hà Nội trong những năm 1920.
    Rheinart - Quai Rheinart , tên cũ thời Pháp đường Trần Khánh Dư.
    Rue Rheinart, tên cũ phố Nguyễn Khoái.
    Pierre Pau; Pheinart (1840-1902) - Đến Nam Kỳ 1865; ra Huế làm lãnh sự (1874), phụ trách giao thiệp giữa hai nước ta và Pháp, y đã chuẩn bị cho Pháp đem quân ra Bắc Kỳ 1882.
    Rhodes - Rue Alexandre de Rhodes, tên cũ thời Pháp phố Đặng Trần Côn.
    Alexandre de Rhodes (1591-1660) giáo sĩ người Pháp, nhiều năm lưu trú ở Việt Nam. Đã góp phần xây dựng ra chữ quốc ngữ. Tác giả cuốn tự vị tiếng Việt đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ. Mất ở Ba Tư.
    Rilan - Boulevard Rialan, tên cũ thời Pháp phố Phan Chu Trinh.
    Rivière - Boulevard Henri Rivière, tên cũ thời Pháp phố Quán Sứ.
    Etienne Richaud - quan cai trị người Pháp, làmTổng sứ Trung Bắc Kỳ năm1887. Toàn quyền Đông Dương 1888-1898.
    Riquier - Rue Riquier, tên cũ thời Pháp đoạn đầu phía đông phố Nguyễn Du.
    Rivière - Boulevard Henri Rivière, tên cũ thời Pháp phố Ngô Quyền.
    Henri Rivière (1827-1883) sĩ quan hải quân Pháp; đem quân ra đánh thành Hà Nội năm 1882; bị giết ở trận Cầu Giấy.
    Riz - Rue du Riz (Phố Hàng Gạo), tên cũ thời Pháp phố Chợ Đồng Xuân. Nơi tập trung các hàng trong buôn bán gạo.
    Robert - Rue Robert, tên cũ thời Pháp phố Trương Hán Siêu.
    Robin - Square Robin, tên cũ thời Pháp vườn hoa Chi Lăng.
    Hopital René Robin, tên cũ Bệnh viện Bạch Mai.
    René Robin - Quan cai trị Pháp; làm Thống sứ Bắc Kỳ 1929-1930 rồi Toàn quyền Đông Dương (1940-1941).
    Rodier - Rue Rodier, tên cũ thời Pháp phố Triệu Quốc Đạt.
    Rodier Francois ( + 1913), nhiều lần làm quền Toàn quyền Đông Dương (năm 1894 n- 1895 và năm 1913).
    Rollandes - Boulevard Rollandes, tên cũ thời Pháp phố Hai Bà Trưng.
    Rondony - Rue Rondony, tên cũ thời Pháp một đoạn phố Hàng Thùng (đầu phía đông).
    Rousses - Boulevard Armands Rousseau, tên cũ thời Pháp phố Lò Đúc.
    Armand Rousseau (1835-1896), Toàn quyền Đông Dương năm 1895-1896; chết ở Hà Nội.
    Route Mandarine (nghĩa là Đường cái quan), tên cũ phố Nam Bộ thời thuộc Pháp.
    Route Circulaire (đường vòng phía ngoài thành phố), tên cũ thời Pháp đuờng Đại La.
    Route du Village du Papier (đường đi làng làm giấy®), tên cũ thời Pháp đường Thuỵ Khuê.
    Rue Nouvelle (phố mới mở) tên khúc đầu phía bắc phố Jacquin (nay là Ngô Thì Nhiệm) khi chưa có tên chính thức (năm 1920).
     
  8. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    S


    Sapèquerie - Rue de la Sapèquerie, tên cũ Ngõ Tràng Tiền.
    Saqèquerie, là Xưởng đúc tiền kẽm, tức là Cục Bảo toàn Bắc Thành đơì Nguyễn.
    Sầm Công - Ruelle Sầm Công, tên cũ ngõ Đào Duy Từ, trong ngõ Hoa Kiều lập đề thờ Sầm Nghi Đống; thời tạm chiếm gọi là phố Tôn Thất Yên.
    Schneider - Rue des Frères Schneider, tên cũ thời Phá phố Nguyễn Biểu.
    Schneider hai anh em, một người thành lập nhà in đầu tiên ở Hà Nội, in sách báo cho Chính phủ; nghiên cứu làm bột giấy. Nhà máy in ở đầu đường Thuỵ Khuê (sau là Trường Bưởi).
    Sénès - Rue Amiral Sénès, tên cũ thời Pháp phố Hoà Mã.
    Viecent Sénès. (1830 - 1892): Đô đốc hải quân Pháp, giúp Jean Dupuis gây sự ở Bắc Kỳ năm 1873.
    Sergent Giác - Tên cũ thời Pháp ngõ Huế (xem chữ Giác).
    Sĩ Nhiếp - Phố Sĩ Nhiếp, tên cũ phố Văn Miếu những năm 1945-1946.
    Sĩ Nhiếp, thái thú quận Giao Chỉ thời Bắc thuộc đời Ngô Tấn (thế kỷ thứ 3), mang việc học chữ Hán và truyền bá Khổng giáo sang nước ta.
    Simoni - Rue Simoni, tên cũ thời thuộc Pháp của một phố nhỏ ở cạnh Toà án; năm 1945 - 1946, đổi là phố Lê Chân. Chiến sự 1946-1947 nổ ra ở Hà Nội, nơi đó thành mồ chôn tập thể của nạn nhân chết trong khu vực Hàng Bông - Cửa Nam. Năm 1986, di cốt nạn chiến tranh được chuyển đi nơi khác và tên phố mới đặt là Phố 19 tháng 12 chỗ đó là nơi họp chợ và người ta gọi là Chợ Âm Phủ.
    Squere Simoni, tên cũ Vườn hoa Tây Sơn.
    Simoni, tên một viên quan cai trị, đã có thời kỳ giữ chức Thống sứ Bắc Kỳ (những năm 1909-1912) .
    Sinh Từ - Phố Sinh Từ, tên cũ phố Nguyễn Khuyến. Gọi là phố Sinh Từ fì bên trong mặt phố, trong ngõ Hàng Đũa, trước kia có ngôi đền thờ sống Nguyễn Hữu Độ (đền đã bị phá) .
    Soler - Rue Jean Soler, tên cũ thời Pháp một đoạn (phía đông) của phố Thợ Nhuộm.
    Sơn Nam - Ngõ Sơn Nam, ở phố Khâm Thiên, cạnh số nhà 132. Sơn Nam là tên chủ đất có nhà cho thuê bên trong ngõ.
    Sơn Tây - Phố Sơn Tây, đất thôn Xuân Biểu Vạn Phúc; con đường cũ từ ô Thanh Bảo đi Sơn Tây qua Cầu Giấy. (Thời thuộc Pháp cũng gọi là Route Sơn Tây).
    Sông Tô Lịch - Rue Sông Tô Lịch, tên cũ thời thuộc Pháp của phố Hàng Lược. Phố này nguyên là dòng sông Tô Lịch cũ đã bị lấp, còn cái cống lớn bắc qua phố, sau cũng bị bỏ nốt.
     
  9. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    T


    Tạ Hiện - Phố Tạ Hiện, đất phường cũ Đông Hà. Thời Pháp gọi là Rue Géraud.
    Tạ Hiện, người làng Quang Lang (h. Thuỵ Anh - Thái Bình) dẹp giặc khách Cờ Vàng, làm Đề đốc, giặc Pháp đánh Bắc Kỳ, ông bỏ quan, khởi nghĩa chống Pháp ở Thái Bình trong những năm 1883-1887; bị giặc bắt và bị giết (1887).
    Takou - Rue Takou, tên cũ thời Pháp phố Hàng Cót, Takou là một thị trấn ở Hoa Bắc, bị quân Pháp tấn công ép triều đình Mãn Thanh ký hiệp ước thừa nhận quyền lợi của họ.
    Tam Đa - Dốc Tam Đa, con đường dốc nối phố Hoàng Hoa Thám với đường Thuỵ Khuê ở đầu phía tây làng này.
    Tam Đa thành tên là do ở cuối dốc có nhà nấu dầu cù là hay bày ở trước sân ba pho tượng sành Tam Đa.
    Tám Mái - Phố Tám Mái là tên thường gọi của đoạn phố Kim Mã từ bến ô tô Kim Mã đến ngã ba chùa Kim Sơn.
    Tên Tám Mái nguồn gốc ở chiếc cổng xây lớn có tám mái chồng lên nhau, ở lối vào xí nghiệp Năm Giệm.
    Tạm Thương - Ngõ Tạm Thương, đất thôn Yên Thái. Khu vực xưa có kho chứa tạm thóc thuế để kiểm tra trước khi giao nộp.
    Tán Thuật - Phố Tán Thuật, tên cũ của phố.
    Tán Thuật là tên thường gọi của Nguyễn Thiện Thuật, giữ chức Tán tương quân vụ.
    Tao Đàn - Vườn Tao Đàn, đất thôn Hậu Lâu. Thời Pháp gọi là Square de I' Université (Vườn hoa Đại học).
    Phố Tao Đàn, tên cũ phố Năm Tràng năm đầu cách mạng 1945-1946.
    Tao Đàn là một hội thơ văn do vua Lê Thánh Tông sáng lập, có hai mươi tám hội viên (nhị thập bát tú), để cùng các văn thần ngâm vịnh. Thơ văn chép lại thành mấy tập: Quỳnh uyển cửu ca - Minh lương cẩm tú.
    Tăng Bạt Hổ - Phố Tăng Bạt Hổ, đất thôn cũ Tây Luông và Hữu Vọng; thời Pháp gọi là Rue Rðvérony.
    Tăng Bạt Hổ (1959-1907), người tỉnh Bình Định, đã từng tham gia phong trào Cần Vương (1886-1887) ở Nam Trung Bộ; sau đó ông ra nước ngoài; rồi về nước cùng Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông Du (1905); bị bệnh mất ở Huế trong khi trốn tránh địch trong một chiếc thuyền trên sông Hương.
    Tân?p - Đường Tân ẤP, con đường từ trên đê Yên Phụ đi xuống bãi Nghĩa Dũng, vào xóm Tân?p.
    Tân Hưng - Cité Tân Hưng, tên cũ ngõ Tức Mặc thời thuộc Pháp. Tân Hưng là tên chủ đất có nhà cho thuê ở bên trong.
    Tân Lạc - Ngõ Tân Lạc, ở phố Đại La. Trong ngõ có nhà thờ Công giáo Tân Lạc.
    Tân Mai - Ngõ Tân Thịnh, ở phố Đại La.
    Tây Hồ - Vườn Tây Hồ, đất thôn Quan Quang, ở đầu đường Quan Thánh. Tên cũ thời Pháp là Square Eckert.
    Tây Kết -Phố Tây Kết, đất thôn cũ Cơ Xá Hạ, con đường từ trên đê đi xuống bãi sông Hồng.
    Tây Kết, địa danh ở tả ngạn sông Hồng, thuộc địa phận Khoái Châu; tại đó năm 1285 đã diễn ra trận đánh do Nguyễn Khoái và Trần Quốc.
    Tô Tiền - Ngõ Tô Tiền, ở phố Khâm Thiên, cạnh nhà số 57; bên trong thuộc đất thôn Tô Tiền.
    Tố Tịch - Phố Tố Tịch, đất thôn cũ Tố Tịch (Ph. th. Rue Tố Tịch). Trong phố tập trung nhiều gia đình làm nghề thợ tiện đồ gỗ, gốc làng Nhị Khê và Liễu Chàng.
    Tôn Thất Đạm - Phố Tôn Thất Đạm, đất cũ trong thành Hà Nội khu vực phía tây. Thời Pháp gọi là Rue Ollivier.
    Tôn Thất Đạm (1864-1888) con Tôn Thất Thuyết, sinh ở Huế. Ông cùng cha và em phò vua Hàm Nghi ra Quảng Bình xuống chiếu Cần Vương chống Pháp, ra Hương Sơn phối hợp với nghĩa quân Phan Đình Phùng. Hàm Nghi bị bắt, ông đã tự sát.
    Tôn Thất Thiệp - Phố Tôn Thất Thiệp, đất cũ trong thành Hà Nội, ở khu góc thành đông nam. Tên cũ thời Pháp là Rue Général Badens; năm 1945-1946 là phố Lê Cảnh Tuân.
    Tôn Thất Thiệp (1870-1888), con Tôn Thất Thuyết, em Tôn Thất Đạm, sinh ở Huế.? ng ở nhiệm vụ bảo vệ vua Hàm Nghi ở Sơn Phòng Quảng Bình; Hàm Nghi bị quân phản bội dẫn Pháp vào vây bắt, ông chống cự lại cho đến khi bị tử trận.
    Tôn Thất Thuyết - Phố Tôn Thất Thuyết, tên cũ phố Trần Phú năm 1945 - 1946, và tên cũ phố Lê Hồng Phong từ 1946 đến 1954.
    Tôn Thất Thuyết: Ông nhiều lần cầm quân tiễu phỉ ở Bắc Kỳ; cầm đầu phái chủ chiến ở triều đình Huế mặc dù đã có hoà ước bảo hộ. Cuộc khởi nghĩa ở Huế 1884 thất bại, ông đưa vua Hàm Nghi ra chiến khu Quảng Bình tiếp túc kháng chiến. Thất bại, lưu vong sang Trung Quốc và chết ở bên đó.
    Tôn Thất Yên - Phố Tôn Đản, đất thôn Trung Nghĩa và Vọng Hà. Thời Pháp thuộc là đoạn phía nam của Rue de la Chaux (Hàng Vôi).
    Tông Đản, danh tướng triều Lý; năm 1075 ông theo Lý Thường Kiệt đem quân sang đánh nhà Tống, đạo quân của ông vây hãm và chiếm được thành Ung Châu.
    Tống Duy Tân - Phố Tống Duy Tân, đất cũ chỗ góc đông nam Thanh Trì Hà Nội, trên con hào cũ đã bị lấp. Thời Pháp thuộc có tên là Rue Capitaine Bruisseaux; năm đầu Cách mạng 1945-1946, gọi là phố Kỳ Đồng, đến 1946 đổi lại như bây giờ.
    Tống Duy Tân (1837-1829) người làng Đông Biện (h. Vĩnh Lộc - Thanh Hoá), đỗ tiến sĩ năm 1875, đốc học Thanh Hoá. Ông bỏ quan, tham gia phong trào Cần Vương chiến đấu ở Thanh Hoá; ông bị một tên phản bội dẫn quân Pháp đến bắt, và bị xử tử.
    Tuệ Tĩnh - Phố Tuệ Tĩnh, đất thôn cũ Đông Hạ và Thể Giao. Thời Pháp thuộc, có tên thông thường là phố Chợ Đuổi, còn tên chính thức là Rue Goussard.Năm đầu cách mạng 1945-1946 đổi tên là phố Thái Phiên; thời tạm chiếm, trở lại gọi tên cũ phố Chợ Đuổi trước khi là phố Tuệ Tĩnh (1946).
    Tuệ Tĩnh, tên là Nguyễn Bá Tĩnh, sinh năm 1341 (Tuệ Tĩnh là đạo hiệu sau khi ông xuất gia), người làng Nghĩa Phú (Văn Trai - Hải Dương), đỗ Hoàng Giáp năm 1375, giỏi về nghề làm thuốc bằng vị thuốc nam; vua Trần Dụ Tông cử ông sang Trung Quốc chữa bệnh cho hoàng hậu, ông bị lưu lại và mất ở bên đó. Tác giả nhiều sách viết về phương pháp chữa bệnh và thuốc nam: Nam dược thần hiệu.
    Tuyên Quang - Rue Tuyên Quang, tên cũ thời thuộc Pháp của phố Cao Bá Quát. Người Pháp gọi thế để ghi lại chiến công của họ năm 1884 cố thủ thành Tuyên Quang trước những trận tấn công của quân Cờ Đen.
    Tức Mạc - Ngõ Tức Mạc, đất thôn Nam Ngư. Thời Pháp có tên là Cité Tân Hưng, lối đi vào ở cạnh nhà 101 phố Trần Hưng Đạo.
    Tức Mạc là quê hương các vua nhà Trần, còn gọi là phủ Thiên Trường, nay đất Mỹ Lộc, ngoại thành Nam Định.
    Tương Thuận - Ngõ Tương Thuận ở phố Khâm Thiên cạnh số nhà 30, bên trong có đình của Thôn Tương Thuận.
     
  10. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    TH


    Thái Hà - Phố Thái Hà, tên gọi của đoạn đường đi ngang bên cạnh dinh cơ và lăng của Hoàng Cao Khải; nối phố Tây Sơn và phố Láng Hạ.
    Thái Lợi - Phố Thái Lợi ở phố Bạch Mai, cạnh nhà số 307. Thái Lợi là tên chủ đất có nhà cho thuê ở trong ngõ.
    Thái Phiên - Phố Thái Phiên, đất thôn cũ Yên Bài và Hậu Phong Vân.
    Thời thuộc Pháp gọi là Rue Chapuis; năm 1945 - 1946 đổi là Đội Cung, và sau 1948 là Thái Phiên.
    Thái Phiên (1882-1916), người Nghi An (huyện Hoà Vang - Quảng Nam), tham gia Duy Tân hội (1905), và cùng Trần Cao Vân vận động vua Duy Tân, tổ chức cuộc khởi nghĩa đánh Pháp ở Huế (năm 1916). Thất bại, ông bị bắn và bị xử tử.
    Thanh Hà - Phố Thành Hà, đất thôn Đông Hà. Tên thông thường là Ngõ Hàng Nâu (bản đồ của Pháp năm 1890 cũng ghi Rue Củ Nâu, sau đặt tên là Ruelle Thanh Hà).
    Thanh Miến - Phố Thanh Miến, đất thôn cũ Hương Miến và Thục Miến, sau đổi là thôn Tả Biên Giám (Ph. th. Ruelle Thanh Miến).
    Thanh Nhàn - Phố Thanh Nhàn, mới được mở mang năm 1986 nối phố Bạch Mai chỗ Trại Găng đi vào, với phố Kim Ngưu cũng mới mở, qua cổng bệnh viện Thanh Nhàn.
    Thanh Niên - Đường Thanh Niên, tên mới đặt cho đường Cổ Ngư sau khi được cải tạo và mở rộng năm 1960.
    Thi Sách - Phố Thi Sách, đất thôn cũ Hương Viên và Hoà Mã. Thời Pháps gọi là Rue Hérel de Brisis; năm 1945-1946, đổi gọi là phố Lạc Long Quân.
    Phố Thi Sách là tên cũ năm 1945-1946 của phố Triệu Quốc Đạt bây giờ.
    Thi SáchT: Lạc tướng đất Chu Diên (vùng Sơn Tây) chồng của Trưng Trắc; mưu khởi nghĩa chống chính quyền đô hộ nhà Hán (thế kỷ 1), bị sát hại.
    Thiên Hùng - Ngõ Thiên Hùng, đất thôn cũ Mỹ Đức; lối đi vào ở cạnh nhà số 2 phố Khâm Thiên.
    Thiền Quang - Phố Thiền Quang, đất thôn cũ Tiên Mỹ; thời thuộc Pháp là Rue Cðvost; năm 1945 -1946 gọi là phố Trần Quý Cáp.
    Phố không dài, tại đầu phố, bên phía đông có cụm chùa Thiền Quang - Quang Hoa ở trên bờ hồ cùng tên.
    Thịnh Đức - Cité Thịnh Đức, tên cũ Ngõ Vạn Kiếp thời Pháp thuộc.
    Thịnh Đức là tên chủ đất có nhà cho thuê trong ngõ.
    Thịnh Hào - Ngõ Thịnh Hào; có 3 ngõ Thịnh Hào thuộc phố Hàng Bột: Thịnh Hào 1 (cạnh nhà số 162) -Thịnh Hào (cạnh nhà số 192)- Thịnh Hào 3 (cạnh nhà số 202). Ba ngõ đi từ Hàng Bột vào các xóm làng Thịnh Hào.
    Thịnh Yên - Phố Thịnh Yên, đất thôn Thịnh Yên. Thời Pháp có tên là Rue Dounoutier ; thời Tạm chiếm 1948 - 1954 gọi là phố Chùa Vua.
    Ngõ Thịnh Yên tên thay cho Voie 233 b thời thuộc Pháp, trong ngõ có đình làng Thịnh Yên.
    Thọ Lão - Phố Thọ Lão, đất Thọ Lão; thời Pháp con đường dốc đó được đánh số là Voie 262.
    Thọ Xương - Phố Thọ Xương, đất cũ tên Tiên Trì: thời Pháp gọi là Ruelle Pere Dronet. Nơi đây là khu huyện lỵ Thọ Xương xưa.
    Tholance - Rue Tholance , tên thời Pháp thuộc của phố Đoàn Thị Điểm.
    Auguste Tholance, viên quan cai trị Pháp đã từng làm Thống sứ Bắc Kỳ vào những năm 1930.
    Thợ Nhuộm - Phố Thợ Nhuộm, đất các thôn cũ Anh Mỹ -Phụ Khánh - Nam Phụ. Thời Pháp thuộc là hai phố: Rue des Teinturiers (đoạn phía tây) và Rue Jean Soler (đoạn phía đông).
    Về đầu thế kỷ 20, đầu phía tây giáp Hàng Bông và Cửa Nam có nhiều gia đình người Huê Cầu và Liêu Xá chuyên làm nghề nhuộm thâm.
    Thổ Quan - Ngõ Thổ Quan, ở phố Khâm Thiên, cạnh nhà số 215 đi vào làng Thổ Quan; tên cũ là Ngõ Trại Khách.
    Thông Phong - Ngõ Thông Phong, ở phố Hàng Bột cạnh nhà số 61-63; trong ngõ có xưởng làm thông phong đèn.
    Thống Nhất - Tên đặt cho Công viên Bảy Mẫu từ năm 1960 đến 1980, sau đổi là Công Viên Lénine.
    Thuận Đức - Ngõ Thuận Đức, nay là Ngõ Hàm LongI, cạnh nhà số 13 - Thuận Đức là tên chủ đất có nhà cho thuê trong ngõ.
    Thuận Lợi - Ngõ Thuận Lợi.
    Thuận Thành - Ngõ Thuận Thành, ở phố Bạch Mai, cạnh nhà số 329; Thuận Thành là tên chủ đất có nhà cho thuê bên trong.
    Thuốc Bắc - Phố Thuốc Bắc, đất các thông Đông Hoa Môn, đuôi phố đi cạnh chợ Đông Môn xưa, gồm nhiều đoạn phố nhỏ: Hàng Bút - Hàng Vải - Hàng Áo cũ - Thuốc Bắc - Hàng Khoá... sau gộp lại gọi chung là phố Thuốc Bắc, tên chữ Pháp là Rue des Mðdicaments.
    Thuốc Nam - Phố Thuốc Nam, tên gọi thông thường trước kia của đoạn đầu phía bắc phố Hàng Gà, giáp với đầu phố Cửa Đông, nơi đây có nhiều cửa hàng bán các vị thuốc, chủ yếu là thuốc nam.
    Thuý Ái - Phố Thuý Ái.
    Thuỵ Khuê - Đường Thuỵ Khuê, con đường từ cửa ô Thụy Chương cũ (Vườn hoa Tây Hồ) đi Chợ Bưởi, qua đất làng Thuỵ Khuê, Hồ Khẩu và Yên Thái, thời thuộc Pháp được gọi là Rue du Village du Papier (đường đi làng làm giấy). Phố Thuỵ Khuê là con đường đi từ Vườn Tây Hồ đến đầu dốc Tam Đa, qua các xóm của làng Thuỵ Khuê, khu vườn ươm cây của thành phố và Trường Bưởi.
     
  11. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    TR


    Trại Cá - Ngõ Trại Cá, ở phố Trương Định, lối vào ở cạnh nhà số 118; trong ngõ có nghề nuôi cá bột.
    Trại Công Giáo - Tên cũ của Ngõ Quan Trạm, phố Khâm Thiên.
    Trại Găng - Ngõ Trại Găng, ở phố Bạch Mai, cạnh nhà số 237, năm 1986 được mở rộng thành phố Thanh Nhàn.
    Trại Khách - Ngõ Trại Khách, tên cũ của Ngõ Thổ Quan Phố Khâm Thiên (cạnh nhà số 215), bên trong trước kia là một khu trại của Hoa Kiều.
    Trại Ngựa - Ngõ Trại Ngựa, tên cũ của Ngõ Quan Thổ 2 phố Hàng Bột (cạnh nhà số 256), trong ngõ xưa có một trại nuôi ngựa thi của Ung Châu Phù.
    Tràng An - Ngõ Tràng An, đất thôn cũ Giáo Phường, ngõ thông ra hai phố Triệu Việt Vương và phố Huế. Trong ngõ có chùa Tràng An. Năm 1945 - 1946, có tên Khu Nam Nghĩa.
    Tràng Duệ - Ngõ Tràng Duệ, ở phố Khâm Thiên, cạnh nhà số 232, trong ngõ có chùa Tràng Duệ.
    Tràng Khánh - Cité Tràng Khánh, tên cũ Ngõ Lê Văn Hưu III.
    Tràng Thi - Phố Tràng Thi, đất thôn cũ Vũ Thạch, Nam Hưng, thơì Pháp gọi là Rue Borgiss Desbordes; thời tạm chiếm đặt tên là phố Mỹ Quốc.
    Đường phố đi qua khu vực Trường thi Hương cũ của nhà Nguyễn.
    Tràng Tiền - Phố Tràng Tiền, đất cũ thôn Cựu Lâu và Hậu Lâu. Thời kỳ đầu thuộc Pháp , gọi là Rue des Inserupteurs (phố thợ Khảm, sau được đặt tên là Rue Paul Bert). Thời tạm chíêm gọi là phố Pháp Quốc.
    Gọi là phố Tràng Tiền vì đường phố đi ngang trước cổng Cục Bảo toàn cũ; Bảo Toàn là xưởng đúc tiền kẽm của nhà Nguyễn.
    Trạng Bùng - Phố Trạng Bùng.
    Trạng Bùng tức là Phùng Khắc Khoan, quê ở làng Phù Xá (tục gọi là làng Bùng) đỗ Trạng nguyên dưới triều Lê Trung Hưng (1580).
    Trạng Trình - Ngõ Trạng Trình, tên cũ thời thuộc Pháp của phố Liên Trì.
    Trạng Trìnhs tức Nguyễn Bỉnh Khiêm, quê ở làng Trung Am (Vĩnh Bảo - Hải Phòng), đỗ Trạng nguyên duới triều Mạc (1535), làm quan tước Trình Quốc Công nên có tên là Trạng Trình.
    Trần Bình Trọng - Phố Trần Bình Trọng, đất thôn Liên Trì và Quang Hoa.
    Thời Pháp là Rue Delorme.
    Trần Bình Trọng, tước Bảo Nghĩa vương, danh tướng đời Trần, bị giặc Nguyên bắt, dụ hàng, ông khảng khái chịu chế chứ không theo giặc (1285).
    Trần Cao Vân - Phố Trần Cao Vân, đất thôn Sài Tân và Thống Nhất, tên cũ thời Pháp là Voie 230.
    Ngõ Trần Cao Vân, tên gọi ngõ của phố Cầu Gỗ năm 1945 - 1946.
    Trần Cao Vân (1866- 1916) người làng Từ Phú (h.Điện Bàn - Quảng Nam) tham gia phong trào Văn Thân ở Bình Định, bị bắt đi đày; được thả về, ông lại hoạt động và tổ chức cuộc khởi nghĩa ở Huế năm 1916, tôn vua Duy Tân làm minh chủ; thất bại, ông bị giặc bắt và xử tử.
    Trần Hưng Đạo - Phố Trần Hưng Đạo, đất các thôn Nhân Chiêu - Hàng Bài - Vũ Thạch Hạ - Yên Tập; thời Pháp thuộc gọi là Boulevard Gambetta.
    Hưng Đạo Vương là tước phong của Trần Quốc Tuấn (1226-1300) người chỉ huy hai cuộc cuộc kháng chiến đánh tan quân xâm lược nhà Nguyên (1285 và 1288). Tácgiả Binh thư yếu lược.
    Trần Khánh Dư - Phố Trần Khánh Dư, đất thôn Cơ Xá Hạ. Thời Pháp gọi là Quai Rheinart.
    Trần Khánh Dư, danh tướng đời Trần, có tài chỉ huy thuỷ quân, là người đã chỉ huy đánh bắt được toàn bộ đoàn thuyền chở quân khu lương thực của địch ở Vân Đồn (tháng 1-1288) làm cho đại quân của chúng lâm vào thế bí, phải tính chuyện rút về nước.? ng mất năm 1339.
    Trần Khát Chân - Đường Trần Khát Chân, tức là đoạn đê Bình Lao, trên đất Lãng Yên - Lạc Trung. Thơì Pháp là con đường đánh số Voie 222.
    Trần Khát Chân, người làng Hà Lãng (h. Vĩnh Lộc - Thanh Hoá), thần phả làng Hoàng Mai thì chép là người làng Nhuế Dương (h. Kim Động - Hưng Yên); xuất thân quan võ cấp thấp, có công bắn chết được vua Chiêm là Chế Bồng Nga và đuổi được địch ở Hải Triều khi chúng đem quân ra cướp phá Thăng Long (1389), được phong tước và thực ấp ở vùng Kẻ Mơ phía nam kinh thành. Năm 1399 vì chống lại âm mưu cướp ngôi họ Trần của Hồ Quý Ly, ông đã bị sát hại cùng với những người thân tín.
    Trần Nguyên Hãn - Phố Trần Nguyên Hãn, đất thôn Trừng Thanh Hạ. Thời Pháp gọi à Rue Balny.
    Trần Nguyên Hãn, người Sơn Động (h. Lập Thạch - Vĩnh Yên) tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, lập nhiều chiến công; làm quan triều Lê, ông bị ngờ oan, đã tự tử (1429).
    Trần Nhân Tông - Phố Trần Nhân Tông, đất các thôn Giáo Phường, Thể Giao, Quang Hoa, Liên Thuỷ . Thời Pháp gọi là Rue Rðsident Miribel.
    Trần Nhân Tông (1258 - 1308), làm vua năm 1279, mất ở Yên Tử; ông lãnh đạo quân và dân Đại Việt hai lần đánh tan quân xâm lược nhà Nguyên (12885 và 1288); nhường ngôi và đi tu, ông là Phật tổ phái Trúc Lâm. Tác giả Trung hưng thực lục, Thi tập....
    Trần Nhật Duật - Phố Trần Nhật Duật, đất thôn cũ Nguyên Khiết; thời thuộc Pháp gọi là Quai Clémen ceau.
    Trần Nhật Duật (1254 - 1330), tước Chiêu Văn Vương, danh tướng đời Trần, giỏi đánh thuỷ chiến, đã đánh thắng đạo quân Nguyên ở trận Hàm Tử Quan; ông biết nói nhiều thứ tiếng, giao thiệp với người nước ngoài có uy tín.
    Trần Phú - Phố Trần Phú, đất cũ trong thành Hà Nội ở khu vực đông nam và tây nam. Thời Pháp là hai phố; Felix Faure (phía tây) và J. Galliéni (Phía đông), năm 1945-1946 là phố Tôn Thất Thuyết; năm 1948-1954 gọi là phố Hàm Nghi.
    Trần Phú ( 1904 - 1931) người làng Tủng?nh (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), làm giáo viên, tham gia đảng Tân Việt, rồi gia nhập Thanh niên cách mạng, được đưa sang Liên Xô học. Về nước hoạt động (1930), thảo bản Luận cương chính trị. Làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, năm 1931 bị bắt và chết ở trong tù.
    Trần Quang Khải - Phố Trần Quang Khải, đất các thôn Trung Liệt, Bến Đá và Cơ Xá. Thời Pháp gọi là Quai Guillemoto.
    Trần Quang Khải (1241-1293), trước Chiêu Minh Vương, danh tướng đời Trần, có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, đã chỉ huy thắng giặc ở trận Chương Dương Độ. Ông giỏi thơ văn, tác giả Lạc Đạo tập.
    Trần Quốc Toản - Phố Trần Quốc Toản, đất phường Phục Cổ, thôn Liên Thuỷ. Thời Pháp gọi là Rue Reinach.
    Trần Quốc Toản, tướng nhà Trần, nổi tiếng là mười sáu tuổi đã tự động đem gia binh tham gia chống quân xâm lược Nguyên, lập nhiều chiến công và tử trận năm 1285 trên sông Như Nguyệt.
    Trần Quý Cáp - Phố Trần Quý Cáp, đất thôn Yên Hoà. Thời thuộc Pháp có tên là phố Đinh Tiên Hoàng.
    Phố Trần Quý Cáp, tên cũ phố Thiền Quang đặt năm 1945-1946.
    Trần Quý Cáp, (1870 -1908); người làng Bất Nhị (huyện Diên Phước - Quảng Nam) thi đỗ làm giáo thụ Ninh Hoà, tham gia phong trào Duy Tân; bị bắt trong phong trào "Xin xâu" (1908) và bị kết án xử tử.
    Trần Tế Xương - Phố Trần Tế Xương, ở trong bán đảo Ngũ Xã. Thời thuộc Pháp là Voie 108; năm1945 gọi là phố Tú Xương.
    Trần Tế Xương (1870-1907) người làng Vị Xuyên (huyện Mỹ Lộc - Nam Định) đỗ Tú tài năm 1894 nên có tên là Tú Xương; ông là nhà thơ trào phúng nổi tiếng, tác giả Vị Xuyên thi văn tập.
    Trần Thánh Tông - Phố Trần Thánh Tông, đất thôn Hữu Vọng và CơXá Hạ. Thời Pháp gọi là Boulevard Capitaine Pouligo; năm 1945 gọi là phố Hồng Đức.
    Phố Trần Thánh Tông, tên cũ phố Trần Xuân Soạn năm 1945-1946.
     
  12. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Trần Thánh Tông (1240-1290) làm vua năm 1258, nhường ngôi cho con năm 1278; ông lãnh đạo quân dân Đại Việt hai lần đại thắng quân xâm lược Nguyên.
    Tác giả nhiều vài thơ trong Toàn Việt thi lục và 2 tập sách Cơ cửu lục, Di hậu lục.
    Trần Xuân Soạn - Phố Trần Xuân Soạn, đất thôn cũ Đức Viên; thời Pháp gọi là Rue Harmand; năm 1945 là phố Trần Thánh Tông.
    Ngõ Trần Xuân Soạn (1849-1923) người làng Thọ Hạc (h. Đông Sơn - Thanh Hoá), võ tướng triều Nguyễn, chức Đề Đốc; tham gia kháng chiến chống Pháp ở căn cứ Ba Đình (1888); thất bại, ông lưu vong sang Trung Quốc và mất ở Triều Thiều Châu.
    Trích Sài - Phố Trích Sài, tên một đoạn ở phía nam con đường từ ngã ba Nhật Tân đến Chợ Bưởi qua địa phận làng Trích Sài, Yên Thái và Bái ÂN, có nhà ở hai bên đường (con đường dọc phía tây Hồ Tây nay được đặt tên là đường Lạc Long Quân).
    Triệu Quang Phục - Phố Triệu Quang Phục, tên phố Hàng Bài những năm 1945-1946.
    Triệu Quang Phục người quận Chu Diên (Sơn Tây) giúp Lý Nam Đế chống quân đô hộ nhà Lương, rồi thay vua Lý lên ngôi tiếp tục cuộc kháng chiến, làm vua hai mươi hai năm, mất năm 517, sử cũ gọi là Triệu Việt Vương.
    Triệu Quốc Đạt - Phố Triệu Quốc Đạt, đất thôn Lưu Truyền, thời Pháp gọi là Rue Rodier.
    Triệu Quốc Đạt là vương hiệu của Triệu Quang Thục khi ông ở ngôi thay Lý Nam Đế.
    Trịnh Hoài Đức - Phố Trịnh Hoài Đức, đất thôn Cổ Thành. Thời Pháp gọi là Voie 214.
    Trịnh Hoài Đức (1765-1825) người Trấn Biên (Biên Hoà) đỗ khoa thi Hương đầu tiên ở Nam Kỳ 1788, làm quan triều Nguyễn. Tác giả Cấn Trai thi tập - Gia Định thống chí.
    Trippenbach - Rue Trippenbach, tên cũ thời Pháp phố Nguyễn Trung Trực.
    Trippenbach, tên một tên Cẩm người Pháp đóng ở bốt Cảnh sát Hàng Đậu, nhiều năm phụ trách trật tự trị an khu vực Bến Nứa - Chợ ĐồngXuân khá phức tạp.
    Trúc Bạch - Phố Trúc Bạch trên bờ hồ Trúc Bạch, đất thôn cũ Trúc Yên. Thời thuộc Pháp, phố Trúc Bạch gồm hai phố: Rue des Deux Soeur Trưng (Phố Hai Bà Trưng) và Voie 95 + Voie96.
    Trúc Lạc - Phố Trúc Lạc, đất thôn Trúc Yên, thời Pháp cũng gọi là Ruelle Trúc Lạc.
    Trung Phụng - Ngõ Trung Phụng, ở phố Chợ Khâm Thiên, cạnh nhà số 141 đi vào; bên trong là đất làng Trung Phụng; ngõ này thông với Ngõ Hoàng An đi ra phố Kim Liên.
    Trung Tả - Ngõ Trung Tả, ở phố Khâm Thiên, cạnh nhà số 264, bên trong là đất thôn Trung Tả.
    Trung Hiền - Ngõ Trung Hiền, ở phố Khâm Thiên cạnh nhà số 56, bên trong là đất thôn Trung Tiền.
    Trung Tự - Phố Trung Tự, đường phố đi vào khu tập thể Trung Tự, trên đất thôn Trung Tự.
    Trung Yên - Phố Trung Yên, đất thôn cũ Trung Yên. Thời Pháp viết là Ruelle Chung Yên.
    Trương Định - Phố Trương Định, phố mới mở mang sau 1964, theo con đường thiên lý cũ từ trạm Hà Mai của làng Hoàng Mai đến Đuôi Cá, qua Tương Mai,, Giáp Nhất (làng Sét).
    Phố Trương Công Định, tên cũ phố Cổ Tân, từ 1945-1946.
    Trương Định (1821-1864) người Bình Sơn (Quảng Nghãi), gia đình ngụ ở Gia Định; võ quan triều Tự Đức không chịu theo lệnh triều đình hoà với giặc Pháp sau khi chúng chiếm Gia Định; ông tiếp tục chiến đấu đến khi bị thương và tự sát không chịu để sa vào tay địch.
    Trương Hán Siêu - Phố Trương Hán Siêu, đất phường Phúc Lâm và thôn Thiền Quang. Tên cũ thời thuộc Pháp là Rue Robert.
    Trương Hán Siêu, người làng Phúc An (h. Yên Khánhh, Ninh Bình), xuất thân làm mạc khách (giúp văn thư) của Trần Hưng Đạo, được tiến cử làm quan triều Trần đến chức tể tướng. Tác giả Hoàng triều đại điển, Hình thư (cùng với Nguyễn Trung Ngạnc); ông làm bài phú: Bạch Đằng Giang.
    Trương Vĩnh Ký - Phố Trương Vĩnh Ký, tên cũ phố Phan Văn Trị từ năm 1940 - 1964 (thời Pháp là Voie 221).
    Trương Vĩnh Ký, (1837 - 1894) người thôn Cái Mọng (h. Tân Minh - Vĩnh Long), biết nhiều thứ tiếng nước ngoài, cộng tác với Pháp khi chúng mới chiếm Nam Kỳ. Tác giả nhiều sách nhằm phổ biến chữ quốc ngữ ở thời kỳ đầu Pháp thuộc.
     
  13. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    U - V


    Université - Square Université, tên cũ Vườn hoa Tao Đàn (Squaer Université là vườn hoa Trường Đại học) .
    Van Vollenhoven - Avenue Van Vollenhoven , tên cũ thời Pháp phố Chu Văn An.
    Van Vollenhoven Joseph, làm Phó Toàn quyền Đông Dương những năm 1913-1915; bị động viên về Pháp phục vụ cuộc chiến tranh thế giới I đã bị tử trận.
    Vạn Anh - Ngõ Vạn Anh, ở phố Khâm Thiên, cạnh nhà số 362; Vạn Anh là tên chủ đất có nhà ở trong ngõ.
    Vạn Hoàng - Ngõ Vạn Hoàng, ở đầu phố Bạch Mai phía bên trái đi vào một xóm cư dân hình thành sau 1954.
    Vạn Kiếp - Ngõ Vạn Kiếp, đất thôn Tứ Mỹ; ngõ ở đầu phía tây phố Trần Hưng Đạo, tên cũ là Cité Thịnh Đức.
    Phố Vạn Kiếp, đất thôn Cơ Xá; con đường nối phố Trần Khánh Dư với phố Bạch Đằng.
    Vạn Kiếp: địa danh thuộc huyện Chí Linh (Hải Dương), chỗ Trần Hưng Đạo hội quân chống giặc Nguyên và cũng là nơi ông lui về ở sau khi trí sĩ; dinh cũ của ông nay là Đền Kiếp Bạc.
    Vạn Lợi - Ngõ Vạn Lợi, tên cũ ngõ 276 phố Khâm Thiên; Vạn Lợi là tên chủ đất có nhà cho thuê trong ngõ.
    Vạn Thái - Ngõ Vạn Thái, tên cũ ngõ 357 phố Bạch Mai; Vạn Thái là tên chủ đất có nhà cho thuê trong ngõ.
    Vạn?ng - Ngõ Vạn?ng, ở phố chợ Khâm Thiên, cạnh nhà số 79, đất cũ thôn Khâm Đức vàMỹ Đức; trong có đền Vạn?ng.
    Vạn Xuân - Vườn Vạn Xuân, đất thôn cũ Hoe Nhai, ở đầu đường Quán Thánh; thời thuộc Pháp là Square Carnot, tên thông thường là Vườn hoa Hàng Đậu.
    Văn Chỉ - Ngõ Văn Chỉ, ở phố Bạch Mai, cạnh nhà số 222; bên trong là Văn Chỉ cũ phường Bạch Mai.
    Văn Chương - Ngõ Văn Chương, ngõ thông ra hai mặt phố, một đầu ở phố Khâm Thiên cạnh nhà số 120; một đầu ở phố Hàng Bột, cạnh nhà số 121. Đất thôn cũ Văn Chương.
    Văn Lan - Ngõ Văn Lan, ở đầu phố Đại La cũ (nay là phố Giảng Võ), lối đi vào bên trong nhà máy Gạch Đại La. Văn Lan làtên chủ khu traị trồng cây bên trong, gia đình Năm Giệm.
    Văn Miếu - Phố Văn Miếu, đất thôn Tả Biên Giám, ở cạnh phía tây Văn Miếu. Tên cũ thời Pháp l à Rue Cao ĐắcMinh.
    Văn Tân - Cité Văn Tân, là tên cũ ngõ Yên Thế; chỗ này là đất cũ thôn Văn Tân.
    Văn Thân - Phố Văn Thân, tên cũ ngõ Hàm Long II năm 1945-1946. Văn Thân là phong trào chống âm mưu xâm lược của đế quốc Pháp ở khắp Trung Bắc Kỳ những năm bảy mươi và tám mươi thế kỷ 19 do các Văn Thân lãnh đạo.
    Vân Đồn - Phố Vân Đồn, đất thôn Cơ Xá Hạ.
    Vân Đồn một trấn có từ đời Lý (1149) lập ra để bảo vệ miền duyên hải đông bắc Đại Việt, đồng thời là một trung tâm buôn bán với nước ngoài. Trận thắng đoàn thuyền chiến và tải lương của quân Nguyên năm 1288, do Trần Khánh Dư chỉ huy đã diễn ra ở đây.
    Vân Hồ - Phố Vân Hồ, con đường chưa mở mang hoàn chỉnh đi qua các xóm cư dân của thôn Vân Hồ.
    Verdun - Impasse Verdun, tên cũ thời Pháp của ngõ Phan Huy Chú. Verdun là tên một pháo đài của nước Pháp gần biên giới nước Đức, nổi tiếng về những trận đánh ác liệt và đẫm máu trong chiến tranh thế giới 1914-1918.
    Vieille des Tasses -Rue Vieille des Tasses (phố cũ Hàng Chén) tên cũ thời Pháp của phố Bát Đàn.
    Vieux Marché - Rue du Vieux Marché (phố Chợ Cũ), tên cũ thời Pháp của phố Hàng Phèn, trước là một cạnh của chợ Đông Thành.
    Village du Papier- Route du Village du Papier (đường đi đến làng làm giấy), tên cũ thời Pháp của phố Thuỵ Khuê.
    Vĩnh Hồ - Phố Vĩnh Hồ, tên một đoạn của con đường từ Ô chợ Dừa đi Ngã tư Sở (nay là phố Tây Sơn), qua đất phường Thịnh Quang.
    Vĩnh Khánh - Ngõ Vĩnh Khánh ở phố Khâm Thiên cạnh nhà số 216; Vĩnh Khánh là tên chủ đất có nhà cho thuê bên trong.
    Vĩnh Thái - Cité Vĩnh Thái, tên cũ ngõ Hàm Long III; VĩnhThái là tên chủ đất có nhà cho thuê bên trong.
    Vọng - Phố Vọng, một đoạn của Quốc lộ I, từ Ngã tư Vọng đến địa phận làng Tám (Giáp Bát).
    Vọng Đức - Phố Vọng Đức, đất thôn cũ Vọng Đức.
    Vụ Hữu Lợi - Phố Vũ Hữu Lợi (hay Vũ Lợi), đất thôn Tiên Mỹ. Thời thuộc Pháp là phố Hà Văn Ký.
    Vũ Hữu Lợi, người làng Giao Cù (h. Nam Trực - Nam Định) đỗ Tiến sĩ 1875, làm đốc học Nam Định; âm mưu với một số đồng chí của ông tổ chức chống Pháp, bị tố cáo, bị bắt và thực dân Pháp xử tử năm 1883.
    Vũ Phạm Hàm - Phố Vũ Phạm Hàm, tên cũ phố Lạc Chính từ 1945-1964. Thời Pháp gọi là Voie 104.
    Vũ Phạm Hàm (1684- ?) người làng Đôn Thư (h.Thanh Oai - Hà Đông), đỗ Thám Hoa năm 1829, làm đốc học Hà Nội. Một nhà thơ lãng mạn. Tác giả Thám Hoa văn tập - Kinh sử thi tập.
    Vụ Quang - Vườn Vụ Quang, tên của Vườn hoa Berthe de Vilers (đầu phố Trần Hưng Đạo) đặt sau Cách mạng 1945-1946.
    Vụ Quang là chiến khu trên vùng núi Hà Tĩnh của nghĩa quân Phan Đình Phùng chống nhau với thực dân Pháp (1890-1895).
    Vườn ươm - Phố Vườn ươm, thời Pháp là Rue de la Pðpinière đi qua khu vực vườn Uơm cây đầu đường Thuỵ Khuê
    Wiélé - Rue Wiélé - Rue Wiélé, tên cũ thời thuộc Pháp của Phố Tô Hiến Thành.
     

Ủng hộ diễn đàn