Từ thầy thuốc trở thành 'vua' sưu tầm đồ cổ

Chủ đề thuộc danh mục 'Diễn đàn cổ vật' được đăng bởi chihung, 4/3/14.

  1. chihung

    chihung New Member

    Vì niềm đam mê đồ cổ, đến nay ông Lâm Dũ Xênh đã sưu tập và sở hữu được rất nhiều đồ vật. Số tiền mà ông đã bỏ ra để mua và tìm phải tính bằng đơn vị tỉ đồng.

    Sự tình cờ "định mệnh"

    Căn nhà 3 tầng của ông Lâm Dũ Xênh (sinh 1960), ở thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi nằm ngay mặt đường phía đông QL 1A, vốn rộng rãi là thế, vậy mà giờ đây trừ khoảng 20m2 phía trước của tầng trệt dùng làm nơi kê đơn bốc thuốc, gần như toàn bộ diện tích trống còn lại từ phòng khách đến cầu thang và ra tận mái hiên nhà phía sau... đều được ông Xênh dùng làm nơi để những đồ vật đã tìm, sưu tập.
    Được sinh ra và lớn lên trên đất Quảng, thời tóc còn để chỏm ngoài việc đi học chữ quốc ngữ ở trường với chúng bạn cùng trang lứa, Lâm Dũ Xênh đã được cha truyền nghề bốc thuốc bắc và dạy tiếng Trung.
    [TABLE="class: picture"]
    [TR]
    [TD="class: pic"][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="class: caption"]Lâm Dũ Xênh với bộ sưu tập tiền cổ
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Đến năm 1965, cha Xênh đã đưa cả gia đình từ xã Bình Mỹ về cư ngụ tại thị trấn Châu Ổ. Có lẽ Lâm Dũ Xênh sẽ yên ổn với nghề bốc thuốc nếu như không vì một sự tò mò.
    Thong thả nhấp ngụm trà, ông Xênh chậm rãi kể, cách đây khoảng 15 năm, một ông khách ở xã Bình Thuận khi đến tiệm bốc thuốc đã kể rằng có người ở quê đào được 2 hũ tiền xưa không biết làm từ thời nào, nhưng được làm bằng kẽm và đồng, nặng khoảng 15kg/hũ.
    Thông tin đó thật sự đã gây tò mò vì thế sau khi hỏi địa chỉ cụ thể, ông Xênh liền thuê xe ôm đi xuống tận nơi. Với vốn tiếng Hán và chút ít kiến thức về đồ cổ nên khi nhìn thấy những đồng tiền được làm từ nhiều đời vua, với đủ niên đại khác nhau, ông đã mê mẩn. Vì vậy ông Xênh đã quyết định bỏ ra 2 chỉ vàng mua lại toàn bộ số tiền kia đem về nhà tiếp tục tìm hiểu.
    Những điều mới mẻ khám phá được qua số đồng tiền tưởng bỏ đi đó đã dần đưa ông Xênh bước vào con đường sưu tập đồ cổ.
    Bỏ tiền tấn để mua..."đồng nát"
    Ông Xênh nói về việc sưu tầm đồ cổ của mình như vậy. Có thể đó chỉ là lời bông đùa, nhưng nhìn số chum, choé làm bằng sành, sứ với các hoạ tiết, hoa văn mang hình chim, thú, cây cỏ; những đồ vật bằng đồng đã han rỉ, cái đã sứt đuôi, gãy gọng được gọi là cổ vật thì với những người bình thường chỉ đáng giá vài que kem, nhưng được nhiều người tranh mua với giá tiền triệu... Trong mắt những người như ông Xênh thì sự xấu xí, hư hỏng chỉ là bên ngoài, ẩn chứa bên trong là bao sự kì diệu về cuộc sống cách đây hàng trăm năm, hơn nữa là cả một giai đoạn lịch sử của con người.
    [TABLE="class: picture"]
    [TR]
    [TD="class: pic"][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="class: caption"]Dĩa, chén, tách uống trà
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Chỉ về phía những chùm lục lạc tròn đủ kích cỡ khác nhau được xâu thành từng chuỗi treo lủng lẳng sát bờ tường, ông Xênh giảng giải: Chúng đơn giản và mang hình dáng giống nhau, thế nhưng công dụng của từng loại rất khác nhau. Ngày xưa vào các triều đại phong kiến lục lạc dùng treo trên cổ xe ngựa, có loại thì được chôn theo để người chết rung vui, treo trong nhà để trừ tà ma; nhưng có loại dùng làm nhạc cụ...Và để có số lục lạc gần 3.000 cái lớn nhỏ này, bản thân ông phải mất gần cả 8 năm trời đi các vùng ở miền trung mới sưu tầm được, với giá rẻ thì 10-15.000 đồng/cái, nhưng không ít giá từ 50-200.000 đồng/cái.
    Tính bình quân khoảng 15.000 đồng/cái thì tiền mua lục lạc bèo nhất cũng không dưới 45 triệu đồng. Đắt tiền nhất có lẽ là những chiếc choé, trong đó có cái làm từ đời Khang Hi mà hiện giá lên đến 200 triệu đồng/cái. Không gì choé, lục lạc mà ở 3 tầng của căn nhà của ông Xênh đâu đâu cũng thấy cổ vật, với đủ chủng loại: Chén, dĩa, bình, ly, lu, cối, kiếm, dao... có nguồn gốc xuất xứ từ nhiều triều đại khác nhau: Lê, Trịnh, Nguyễn...của Việt Nam; Tống, Khang Hi, Càn Long...của Trung Quốc. Chỉ riêng số tiền cổ sưu tập của ông Xênh hiện nặng hơn 1,3 tấn.
    [TABLE="class: picture"]
    [TR]
    [TD="class: pic"][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="class: caption"]Bàn nghiền Champa ra đời từ thế kỉ 12-13
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Tuy nhiên độc đáo và được ông Xênh quý nhất là bộ sưu tập đồ đồng Đông Sơn ở xã Bình Thuận. Theo lời ông Xênh thì giá trị kinh tế của nó không bằng những thứ khác, thế nhưng cái chính là ý nghĩa văn hoá. Phần lớn những loại cổ vật vùng này thường hay do người nơi khác sưu tầm, hiếm khi người dân sở tại có được nó với số lượng tương lớn. Mặt khác qua các cổ vật này có thể thấy cách đây trên 2.000 năm, người Việt cổ đã từng sinh sống Bình Thuận.
    Đã sưu tập và sở hữu được bao nhiêu đồ vật, ông Xênh cũng không nhớ chính xác, chỉ biết rằng riêng số tiền mà ông đã bỏ ra để mua, tìm phải tính bằng đơn vị tỉ đồng.
    Điều ước của ông “Vua”
    Đã mang danh là người chơi, sưu tầm đồ cổ mà không biết chia sẻ và chỉ bo bo cất kín trong nhà thì đâu có gì gọi là thú; hay chơi đồ cổ nhưng chỉ nghĩ đến tiền thì thà mở cửa hiệu kinh doanh cho rồi, ông Xênh tâm sự.
    Có thể nói 16 năm tuy chẳng là gì so với công việc sưu tầm đồ cổ, thế nhưng cũng đủ cho ông Xênh phải nếm trải bao nỗi niềm. Để sở hữu được một đồ vật "độc", yêu thích thì nhiều khi có tiền chưa chắc đã mua được nếu người chơi, sưu tầm không có "máu liều" và cả một chút "mánh khoé", ông Xênh không giấu giếm.
    [TABLE="class: picture"]
    [TR]
    [TD="class: pic"][​IMG] Bộ sưu tập Đồ đồng Đông Sơn Bình Thuận, Bình Sơn[​IMG]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="class: caption"]Hũ tiền kẽm triều Nguyễn (bên phải) và tiền đời Tống (bên trái), một trong số những cổ vật độc đáo của ông Xênh.
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Cách đây khoảng 3 năm, khi nghe tin một người dân ở Trà Bồng tìm thấy một chiếc choé hiếm nên ông đã vội vã đến nơi. Sau khi xem xét và ngã giá, người chủ đồng ý bán nó 11 triệu đồng. Do không mang theo đủ tiền nên sau khi đặt cọc một ít ông liền quay xe về lấy. Thế nhưng ngay 11h đêm hôm đó khi trở lại thi người bán đã đổi ý không bán. Sợ tuột mất đồ vật quí nên cả ngày hôm đó ông nhờ một số người xung quanh đến dò và nâng dần giá lên 13 triệu đồng nhưng vẫn chưa mua được. Mãi ngày thứ 3, qua trung gian của một người quen với chủ ở TP Quảng Ngãi, ông mới mua với giá 16 triệu đồng.
    Tuy nhiên không phải lúc nào việc mua cũng thuận lợi và gặp đồ thật. Chuyện người sưu tầm đồ cổ dày dạn kinh nghiệm bị lừa không phải là ít. Vào một buổi tối cách đây khoảng 4 năm, ông Xênh cho biết, khi nghe một người đào phế liệu ở Tư Nghĩa tìm thấy một đầu thần Chămpa bằng đồng nên đã đến nơi xem. Săm xoi một lúc ông đồng ý mua với giá 2 triệu đồng.
    [TABLE="class: picture"]
    [TR]
    [TD="class: pic"][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="class: caption"]Bộ sưu tập cối đá và đồ vật bằng đất nung
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Vừa bước ra khỏi nhà hơn chục bước, linh tính cảm thấy chuyện chẳng lành nên ông đi đến dưới trụ điện cao áp gần đó xem lại thì phát hiện ra là đồ giả. Dù trong bụng tức anh ách nhưng cũng không có cách nào khác là quay lại vứt nó ngay xuống ao của người chủ nọ cho bớt giận.
    Theo ông Xênh sở dĩ không dám đem trả lại cho chủ bởi lẽ: Đối với những người sưu tầm đồ cổ thì một trong những điều cấm kị nhất là mất uy tín. Hơn nữa làm như vậy thì mai mốt nếu tìm thấy đồ vật nữa người ta sẽ không gọi cho mình. Vì vậy nhiều người chơi, sưu tầm đồ cổ khi gặp rủi ro đành "ngậm bồ hòn làm ngọt".
    Mặt khác người chơi đồ cổ ở tỉnh lẻ luôn chịu thiệt thòi hơn so với đồng nghiệp ở các tỉnh thành lớn, ông Xênh tâm sự, nhiều khi muốn san sẻ hay muốn trao đổi điều gì cũng không biết đi đâu, tìm ai, mà kiến thức về đồ cổ thì rộng lớn và không phải thứ nào mình cũng rành.
    Với số cổ vật đã sưu tầm, tháng 10/2006, ông Lâm Dũ Xênh là người đầu tiên ở Quảng Ngãi đã được CLB Unesco nghiên cứu sưu tầm cổ vật Việt Nam chứng nhận là hội viên.



    (Theo Bưu Điện Việt Nam)
     

Ủng hộ diễn đàn