Tiền Đông Dương

Chủ đề thuộc danh mục 'Tiền việt nam qua các thời kỳ' được đăng bởi youngboss1vn, 30/1/10.

  1. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    Đồng Đông Dương (tiếng Pháp: piastre)

    là đơn vị đếm cơ bản của đơn vị tiền tệ mà người Pháp phát hành và cho lưu thông[1] tại Đông Dương thuộc Pháp trong thời gian từ năm 1885 đến năm 1952.
    Đơn vị đếm và tên gọi của chúng
    Tiền Đông Dương có các đơn vị đếm là piastre, cent và sapèque. Một piastre bằng 100 cent. Một cent lại bằng 5 sapèque. Mặt trước của các tờ tiền giấy hoặc tiền kim loại ghi bằng tiếng Pháp. Mặt sau ghi bằng chữ Hán, chữ quốc ngữ, chữ Lào và chữ Khmer, song cũng có lúc ghi chỉ chữ Pháp. Piastre phiên sang chữ Hán thành 元 (nguyên), phiên sang chữ quốc ngữ thành đồng, hoặc đồng bạc hay thậm chí ngắn gọn là bạc (khi tiền Đông Dương còn theo chế độ bản vị bạc cho đến trước tháng 5/1930), hoặc đồng vàng (khi tiền Đông Dương theo chế độ bản vị vàng từ tháng 5/1930). Cent khi phiên sang chữ quốc ngữ thành xu. Người Việt Nam còn có thói quen gọi các tiền mệnh giá hàng chục xu trở lên là cắc (gọi chệch từ âm giác của chữ Hán 角). Về sau, người Pháp viết chính thức bằng chữ quốc ngữ là hào và bằng chữ Hán là 毛.


    Lịch sử

    Đồng bạc Đông Dương được phát hành để tăng tính ổn định về tiền tệ tại các thuộc địa của Pháp. Ban đầu, nó được lấy giá trị tương đương với đồng bạc hoa xòe (peso Mexico) khi đó đang được lưu hành rộng rãi trong khu vực. Đồng tiền này thay thế cho đồng franc tại Campuchia, baht Thái tại Lào, và quan (???? ) tại Việt Nam. Ban đầu, nó lấy bạc làm bản vị, 1 đồng bạc Đông Dương = 24,4935 gram bạc nguyên chất. Năm 1895, con số này giảm xuống còn 24,3.

    Giấy bạc Đông Dương đã được lưu hành đầu tiên ở Việt Nam, từ Nam kỳ lục tỉnh. Sau khi chiếm xong Nam kỳ lục tỉnh, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh ra ngày 5 tháng 7 năm 1881 bắt buộc phải dùng đơn vị tiền tệ là đồng bạc Đông Dương trong việc lập ngân sách, kể từ niên khóa 1882, mọi việc thu chi đều phải dùng đơn vị tiền tệ do Ngân hàng Đông Dương phát hành. [2]

    Ngày 25 tháng 8 năm 1883, Pháp buộc triều đình Huế của Việt Nam phải cho lưu dụng khắp Trung kỳ và Bắc kỳ loại tiền do Ngân hàng Đông Dương phát hành. Trong phạm vi cả nước, 3 loại tiền cùng tồn tại và lưu hành: Tiền Việt Nam (tiền, quan tiền - tiền đồng, tiền kẽm), đồng bạc Mexico (tức đồng bạc hoa xòe), và giấy bạc Đông Dương.[3]
    Đồng bạc Đông Dương giữ bản vị bạc cho đến năm 1920, khi nó bị ràng buộc với đồng Franc Pháp theo một tỷ giá thay đổi do giá bạc tăng cao. Bản vị bạc lại được phục hồi vào năm 1921 và giữ đến tháng 5 năm 1930, khi nó bị ràng buộc với đồng Franc Pháp theo tỷ giá 1 đồng = 10 franc. Từ tháng 5 năm 1930 đến năm 1939, nó theo bản vị vàng. Trong thời kì Nhật chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2, tỷ giá với đồng yen Nhật là 0,976 đồng = 1 yen. Sau chiến tranh, tỷ giá với đồng franc Pháp lại được khôi phục. Tuy nhiên, tháng 12 năm 1945, để tránh sự mất giá của đồng franc, tỷ giá hối đoái đã bị thay đổi thành 1 đồng = 17 franc.

    Năm 1946, tiền cụ Hồ được phát hành và được sử dụng song song với đồng bạc Đông Dương. Trong các năm 1952,1953, các đồng kip của Lào (1952), riel của Campuchia (1953), và đồng Việt Nam Cộng hòa (1953) được phát hành và sử dụng song song với đồng bạc cũ. Tỷ giá 1 đồng = 10 franc được khôi phục vào năm 1953. Các tờ tiền ghi 2 mệnh giá được lưu hành cho đến năm 1955 tại Việt Nam Cộng hòa và Campuchia, và đến năm 1957 tại Lào.


    Tiền kim loại
    French Indochina Piastre 1885


    Năm 1885, tiền đồng trị giá 1 xu, tiền bằng bạc trị giá 10, 20, 50 xu, và 1 đồng được phát hành. Tiếp theo là các đồng trinh bằng đồng đục lỗ phát hành năm 1887. Năm 1895, các đồng xu bằng bạc bị giảm khối lượng, do giảm tỉ lệ tiền so với bạc. Từ năm 1896, đồng 1 xu cũng có lỗ. Năm 1923, phát hành đồng 5 xu bằng hợp kim cupro-nickel đục lỗ, tiếp theo là đồng nửa xu đục lỗ bằng đồng vào năm 1935.

    Năm 1939, đồng nửa xu bằng kẽm và các loại đồng 10 và 20 xu bằng nickel và cupro-nickel được phát hành. Các đồng xu Etat Française được phát hành trong thời gian 1942 và 1944 với các mệnh giá ¼, 1 và 5 xu. Cả 3 loại này đều có lỗ, đồng ¼ xu bằng kẽm, hai đồng kia bằng nhôm. Năm 1945, các đồng 10 và 20 xu bằng nhôm được phát hành, theo sau là các đồng 5 xu và 1 đồng bằng nhôm không đục lỗ. Những đồng tiền kim loại cuối cùng được phát hành dưới tên "Liên bang Đông Dương" (Indochinese Federation).

    Những đồng tiền kim loại kip đầu tiên của Lào ra đời năm 1952, trong khi các đồng Việt Nam Cộng hòa và đồng riel Campuchia ra đời năm 1953.



    Tiền giấy


    Năm 1892, Ngân hàng Đông Dương phát hành các tờ 1 đồng, năm sau là các tờ tiền 5, 20, và 100 đồng. Giữa các năm 1920 và 1922, các tờ bạc 10, 20, và 50 xu cũng được phát hành. Năm 1939, tờ 500 đồng mới được phát hành. Cùng năm, Chính phủ toàn quyền Đông Dương (Gouvernement General de l'Indochine) phát hành các tờ bạc 10, 20, và 50 xu, tiếp theo là tờ 5 xu vào năm 1942. Năm 1945, Ngân hàng Đông Dương phát hành tờ 50 đồng, năm 1947 phát hành tờ 1947.

    Năm 1953, Institut d'Emission des Etats du Cambodge, du Laos et du Vietnam (???) đảm nhận việc phát hành tiền giấy. Năm đó, tờ bạc 1 đồng đã được phát hành với danh nghĩa của cả 3 nước. Thêm nữa, trong các năm 1952-1954, các tờ bạc được phát hành với mệnh giá đồng thời bằng đồng Đông Dương và đơn vị tiền tệ mới của nước sở tại, riel Campuchia, kip Lào, và đồng Việt Nam Cộng hòa. Tại Campuchia, các tờ bạc có mệnh giá 1, 5, 10, 100, và 200 đồng/riel được phát hành. Tại Lào là các tờ bạc 1, 5, 10 và 100 đồng/kip. Còn ở Nam Việt Nam là các tờ bạc 1, 5, 10, 100 và 200 đồng/đồng Việt Nam.

    (Sưu Tầm tin tức)
     
    Last edited: 28/4/10

Ủng hộ diễn đàn