Vài tư liệu về giấy bạc cụ hồ

Chủ đề thuộc danh mục 'Tư liệu tham khảo' được đăng bởi youngboss1vn, 4/4/10.

  1. youngboss1vn

    youngboss1vn Admin Staff Member

    (Sưu Tầm tin tức)
    Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, ngày 31/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Nghị định phát hành tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 31/11/1946, lần đầu tiên giấy bạc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát hành. Một mặt có chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (chữ Quốc ngữ và chữ Hán), có hình Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một mặt có hình Nông Công binh. Các loại giấy bạc đều có ghi chữ số Á Rập, chữ Quốc Ngữ, chữ Hán, Lào, Campuchia chỉ mệnh giá. Các loại giấy bạc này có ký tên Bộ trưởng Bộ Tài chính (Phạm Văn Đồng hoặc Lê Văn Hiến) và Giám đốc Ngân khố trung ương, do đó ngoài tên gọi là giấy bạc cụ Hồ, dân gian còn gọi là bạc Tài Chính.

    [​IMG]

    Ngày 5 / 6 / 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Nghị định thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và phát hành giấy bạc mới, gọi là giấy bạc ngân hàng. Giấy bạc ngân hàng đổi lấy giấy bạc Tài chính, cứ 1 đồng ngân hàng đổi 10 đồng Tài chính. Giấy bạc ngân hàng có loại 1 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng và 5.000 đồng.

    Điểm đặc biệt những tờ giấy bạc này là: một mặt có chữ Việt Nam dân chủ Cộng hòa (chữ Hán và chữ Quốc Ngữ) và hình Chủ tịch Hồ Chí Minh, một mặt in hình Công nông binh, hình bộ độ ở chiến trường. Trên tờ giấy bạc có số hiệu, mệnh giá ghi bằng số Á Rập, chữ Quốc Ngữ và chữ Hán.

    Các loại giấy bạc Ngân hàng in ở nước ngoài nên rất sắc sảo, tính mỹ thuật cao.

    [​IMG]

    Sau ngày toàn quốc kháng chiến, việc liên lạc giữa địa phương và trung ương có nhiều khó khăn nên chính quyền trung ương cho phép Trung bộ và Nam bộ phát hành tiền Cụ Hồ riêng của vùng mình. Tiền này có mệnh giá 1 đồng, 5 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng. Hình ảnh trang trí cũng tương tự như giấy bạc Cụ Hồ do trung ương phát hành, duy có điểm khác là trên giấy bạc có hai chữ ký: chủ tịch UBKC Nam bộ (Phạm Văn Bạch) - đại diện Bộ trưởng Tài chính và Giám đốc Ngân khố Nam bộ - đại diện Tổng giám đốc Ngân khố Quốc gia.

    Các tỉnh Hà Tiên, Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Bến Tre, Thủ Biên (tức Biên Hòa - Thủ Dầu Một), Vĩnh Trà (Vĩnh Long - Trà Vinh) được phát hành tín phiếu, phiếu đổi chác, phiếu tiếp tế....

    Các tỉnh Cần Thơ, Rạch Giá, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Châu Hà (Long Xuyên Châu Đốc Hà Tiên); các tỉnh Vĩnh Trà (Vĩnh Long - Trà Vinh) và Bến Tre; tỉnh Mỹ Tho có loại giấy bạc Cụ Hồ chỉ lưu hành trong tỉnh.

    Giấy bạc Cụ Hồ lưu hành trong tỉnh Mỹ Tho phát hành năm 1948 chỉ có mệnh giá 5 đồng và 10 đồng (riêng loại 10 đồng có thể lưu hành trong tỉnh Long Châu Sa). Các loại giấy bạc này đều có chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (chữ Quốc Ngữ và chữ Hán), có ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hình ảnh Công nông binh, ảnh trận Giồng Dứa. Trên tờ giấy bạc còn có chữ số Á Rập, chữ Quốc Ngữ, chữ Hán chỉ mệnh giá. Đặc biệt là hai chữ ký: chủ tịch UBKC hành chính, đại diện Bộ Tài chính và Giám đốc Ngân khố Nam bộ, đại diện Tổng giám đốc Ngân khố quốc gia.

    Thời đó, ở Nam bộ nền kinh tế chia ra hai vùng, sử dụng hai loại tiền khác nhau. Thực dân Pháp khi gặp tiền Cụ Hồ thì tiêu huỷ, do đó người dân phải cất giấu rất kỹ. Đến giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, vì loại giấy bạc có hình Bác Hồ nên ít ai dám để trong nhà, có gia đình phải đem giấu kỹ trong những bức tường gạch, lâu ngày nên bị huỷ hoại. Vì vậy loại tiền này hiện nay trở nên hiếm đối với những người sưu tập tiền.

    Bên cạnh đó, từ sau ngày toàn quốc kháng chiến, mặc dù Chính phủ trung ương có phát hành tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng do phương tiện giao thông còn khó khăn, các loại tiền này không lưu hành đến Nam bộ. Cho nên tại miền Nam, sau Cách mạng tháng Tám 1945, đồng bào vẫn sử dụng các loại tiền giấy, tiền đồng của chế độ Thực dân phát hành. Được trên cho phép, các địa phương cấp tỉnh, cấp huyện hoặc xã có thể sử dụng con dấu Uỷ ban hành chánh kháng chiến và các con dấu khẩu hiệu: Đả đảo thực dân Pháp, Ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh đóng lên những tờ tiền giấy của thực dân Pháp để lưu hành như tiền Việt Minh. Tất nhiên các loại tiền này chỉ có giá trị sử dụng ở vùng do cách mạng kiểm soát.
     
    Last edited: 28/4/10

Ủng hộ diễn đàn